Hôm nay,  

Mẹ, Tôi, Và Bài Học Đầu Đời

14/05/200600:00:00(Xem: 117727)

Người viết: Nguyễn Hồng Chương <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1010-1619-332-vb8140506

 

*

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, mong ông sẽ có thêm bài mới và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử , địa chỉ liên lạc.

 

 

*

 

Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!  Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi.

 

Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.  Viết không hay, nhưng phải viết vì dẫu sao viết cũng là một phương tiện để chuyển tải những ý nghĩ trong tâm hồn mình vậy.

 

Tôi còn nhớ, ngày còn bé, vắng cha vì cha phải đi "học tập cải tạo".  Mẹ ở nhà một mình, tần tảo ngược xuôi, bôn ba để kiếm sống và nhất là sợ đàn con thất học. Mẹ đã không quản ngại cốt để đàn con được NÊN NGƯỜI!

 

Suy nghĩ ấy, tiếc rằng, tôi chưa có được lúc ấy, để có thể cảm thông và chia xẻ gánh nặng với Mẹ trong những lúc nhọc nhằn.

 

Mãi đến sau này, khi lớn khôn hơn, tôi mới hiểu nhưng không khỏi ngạc nhiên, vì sao Mẹ không than vãn lời nào, mà ngược lại Mẹ vẫn vui vẻ mỗi khi anh em tôi mang những mảnh bằng khen nhỏ xíu ở trường về.  Tôi không nhớ rõ, vì đói quá hay thèm được ăn ngon, có một lần tôi dối Mẹ rằng mình bệnh không thể đến trường được.  Bàn tay ấm áp của Mẹ sờ lên trán tôi (lúc ấy hoàn toàn bình thường).  Mẹ thừa biết những gì tôi muốn! Mẹ chẳng la, chẳng rầy mà chỉ thấy chừng năm phút sau, một ổ bánh mì và một ly sữa nóng bên cạnh tôi.  Mẹ quay đi để giấu những giọt lệ chảy dài, vì vô tình để con mình thèm khát và từ đấy, Mẹ đã dạy tôi bài học về sự hổ thẹn của lương tâm đầu đời!

 

Ngày tiễn tôi ra ga vào <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Saigonthi Đại Học, Mẹ không quên dặn dò từng ly, từng tý, không phải là những bài toán nhỏ trên trang giấy trắng học trò, mà lá cách đối nhân sử thế.  Mẹ thường nói với anh em tôi rằng: "nhà mình đã nghèo, nên các con phải cố học, để sau này có thể đổi đời các con ạ!"

 

Rồi năm tháng trôi qua, tất cả anh em tôi đều lần lượt có giấy báo trúng tuyển.  Mẹ vui lắm, mừng lắm vì đã gặt được quả khi gieo.

 

Tôi háo hức xa nhà để bước vào nội trú.  Thế mà sự háo thắng và thách thức ngông cuồng của một chàng trai mới lớn, mới tập tễnh vào đời cứ tan biến dần trong màn đêm, ngay cái đêm đầu tôi sống xa Mẹ! Tôi không lạnh vì thời tiết mà chỉ thấy thấm thía  cái thiếu thốn tình cảm như khi gần bên Mẹ!  Tôi cảm thấy mình cần cái ấm áp vô hình ấy, dù chỉ một thoáng thôi để có thể chợp mắt trong đêm dài...

 

Ngày mới sang Mỹ, Mẹ và tôi dùng xe bus để đi khám bệnh.  Căn bệnh xuất hiện từ những ngày tần tảo ngược xuôi trong dĩ vãng.  Linh cảm cho tôi biết rằng mình không còn được gần Mẹ nhiều lắm vì những lúc trễ chuyến.  Chiếc xe bus cứ vô tình lao đi, hút dạng.... Giá mà lúc ấy tôi có thể cõng được Mẹ cho kịp chuyến xe!!!

 

Hơn ba năm sau khi tái định cư ở Mỹ, dầu có nhiều phương tiện và thuốc thang quý giá, nước Mỹ cũng đành bó tay.  Căn bệnh của Mẹ vẫn là đề tài của y khoa, vì theo lời bác sĩ, xác suất chỉ 1 phần triệu người mới có.

 

Mẹ nằm đó gần như bất động, suốt một tuần lễ trong phòng hồi sức, bố và anh em tôi đứng xung quanh.  Tôi cầm tay Mẹ mà chẳng nói được lời nào.  Nước mắt cứ chảy tuôn như thấu hiểu công nuôi dưỡng sinh thành.  Tôi nghẹn ngào nói lời vĩnh biệt với Mẹ, tay trong tay, lần đầu tiên tôi cảm nhận CÁI CHẾT và Sự Sống mỏng manh dường nào!

 

Thấm thoát đã gần 12 năm không còn Mẹ, Mẹ ở nơi chín suối chắc không buồn lắm vì con vẫn nhớ mãi những bài học đầu đời!

 

Con thương Mẹ lắm! Mẹ ơi!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 866,962,581
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018. Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2008.
Ông Hai nhâm nhi ly trà sâm Đại Hàn, mùi sâm thơm thơm, vị đăng đắng, hơi ngòn ngọt, màu nâu cánh dán.
Chó là một động vật rất gần gũi với con người và có ích trong nhiều lãnh vực như trông và giữ nhà, dẫn đường cho người tàn tật hay khiếm thị
Không biết từ ngữ “Ăn Tết” có từ lúc nào. Nhưng khi nói về tết với đầy đủ ý nghĩa của nó người ta dùng từ Ăn Tết.
Không biết từ khi nào tôi bận tâm về cái việc xuất hành đầu năm! Hồi còn ở quê nhà thì khỏi nói, chuyện xuất hành, hái lộc đâu phải là phần vụ của lũ con nít chúng tôi.
Tết sắp tới rồi! Một câu nói thật ngắn gọn, thật đơn giản, vậy mà sao tôi cứ nghe nao nao, cho dù tuổi đời đã gần đến cái gọi là cổ lại hy!
Vặn tay cầm, thấy không khóa, thím Sáu bèn đẩy cửa bước vô. Đèn đuốc trong nhà sáng rực, nhưng không thấy có người. Nghe tiếng động trong phòng tắm
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia. Bài mới của cô là chuyện vui gia đình và bạn đọc Viết Về Nước Mỹ cuối năm.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018, hiện đang phát hành khắp nơi. Đây là tự sự của một tôn nữ thời đổi đời: Làm tài xế Taxi tại Huế. Định cư, kết hôn với người Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến