Hôm nay,  

Thiếu Tá Ngô Giáp Và Tôi

21/05/200600:00:00(Xem: 128081)

Người viết: QUÂN NGUYỄN<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1017-1626-339-vb8210506

 

*

 

Tác giả tên thật là Quân Nguyễn, parole officer người Việt ở <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Santa Ana. Định cư ở Mỹ từ năm 87, hiện cư  ngụ tại thành phố Anaheim, CA. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông.

 

*

 

Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65!

 

Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh, và thật là buồn khi nghe về anh lần nữa, thì anh đã ra người thiên cổ! Ngày ấy, tôi mới lên 10, sống trong con xóm nhỏ đường Lê Văn Duyệt, hầu như đối diện với nhà anh. Ngày ấy, tôi nhớ ba anh là ông Sáu, và bà dì ghẻ, gọi là bà Sáu Gà, vì bà bán gà ở ngoài chợ. Bà Sáu thường xúi chồng la rầy đánh đập 2 người em của anh, năm đó họ cũng đã lớn hơn tôi vài tuổi rồi. Lúc ấy anh đang học lái máy bay ở Mỹ, và chắc không hay biết gì về chuyện đó. Một thời gian sau, anh về nước và trở thành một trong những phi công khu trục cơ Shyraider đầu tiên của miền Namhọc ở Mỹ về.

 

Tôi còn nhỏ, dưới đôi mắt của một đứa trẻ lên 10, anh thật cao lớn, đẹp trai, oai vệ trong bồ đồ bay màu da cam, đi tới đi lui trong con xóm nhỏ. Ngày ấy anh là người hùng, là thần tượng không những của tôi, thằng bé lên mười, nhưng chắc hẳn là của nhiều cô gái đương thì ở Sài Gòn. Thật vậy, trai tài gặp gái sắc, chẳng bao lâu anh cưới cô con gái xinh đẹp của ông bà T. lối xóm, rồi hai vợ chồng anh dọn về sống trong một căn nhà nhỏ gần đó.

 

Ít lâu sau, chị M. vợ anh có bầu, và sinh cho anh một đứa con gái đầu lòng, mà tôi thường thấy anh bế ẵm trong xóm những ngày về phép. Ngày ấy, anh thường chào ba tôi mội khi gặp ông, nhưng chỉ nhìn tôi như một đứa con nít "con của bác Công". Anh đâu biết rằng, thằng bé 10 tuổi đó đang mang giấc mộng sẽ trở thành "pilot" như anh, sẽ bay cao trên bầu trời xanh, sẽ nhào lộn gầm thét trên đầu quân thù trong chiếc Skyraider như anh….

 

Rồi cuộc đời trôi mau, chiến tranh càng lúc càng khốc liệt và lan rộng khắp bốn vùng chiến thuật. Tôi cũng lớn lên mau, vật lộn với sách vở hằng đêm cho mảnh bằng tú tài để đi sĩ quan như anh, và tôi không thường găp anh nữa.

 

Lần chót gặp anh tôi thấy anh mang 3 mai vàng trên bồ đồ bay mầu xám. Chẳng bao lâu sau, tự thấy mình tài kém lại trói gà không chặt, tôi chẳng dám mơ thành "pilot" như anh nữa, nhưng niềm tin vào lý tưởng quốc gia, và mối ước nguyện chiến đấu cho quê hương vẫn không suy suyển, tôi liền vạch sẵn một con đường khác cho đời tôi.

 

Tôi ước mơ đậu xong tú tài, sẽ vào trường bõ bị, hoặc ít ra cũng vào trường chiến tranh chính trị để ra sĩ quan hiện dịch Biệt Động Quân biên phòng.

 

Năm 74, đậu xong tú tài, tôi vào Biệt khu thủ đô ở trại Lê Văn Duyệt nộp đơn đi võ bị. Ngày lên danh sách, thiếu tên tôi, bố tôi giận quá, cho rằng tôi "không biết lo thân". Chú tôi, thiếu tá Ngải, khóa 13 vỏ bị, sợ tôi bị đòn, liền chở tôi vào trại Lê Văn Duyệt,  để gọi công điện lên Đà Lạt, nói chuyện trực tiếp với ông bạn cùng khóa năm xưa, hiện là sĩ quan khối học vụ ở trường võ bị, để nhờ cứu xét cho thằng cháu đáng thương đang sợ ông bố gần chết.

 

Khi biết tôi mới 18, ông bạn nói với chú tôi, "Tưởng nó 23 là hạn tuổi chót để vào trường, thì mình phải lo liền, chứ nó mới 18 thì chờ sang năm đi, khóa sổ rồi, xin xỏ khó lắm!" Trường CTCT lúc ấy không có mở khoa thi, tôi lại quá sợ cơn giận của ông bố, đành vội nộp đơn thi  vào Học viện CSQG Thủ Đức cho xong. Âu cũng là một phần số phận của đời tôi!

 

Rồi nước mất, nhà tan, đời tôi tan tác. Thoắt đó mà đã hơn 30 năm từ ngày mất miền Nam! 30 năm chìm nổi theo giòng đời, hết tù tội, nghèo túng, rồi một ngày trôi dạt đến đất khách, quê người.

 

Bận bịu, bôn ba với cơm áo, tôi đã quên anh. Chiều cuối năm ngồi ngóng giao thừa, 50 tuổi đầu, lăn lóc ở xứ người đã lắm tủi hờn, cầm tờ báo lên mới hay anh đã mất, lòng tôi đau xót quá. Tiếc rằng tôi chẳng được gặp anh một lần ở nơi đây, để nói với anh về lòng quí mến, kính phục của một người em mà anh chắc chẳng bao giờ hay biết!

 

Vì anh, tôi vẫn là tôi của 40 năm trước, vẫn tha thiết với quê hương, dân tộc, và đầy lòng hờn oán quân thù. Bây giờ góc biển chân trời, đầu đã hai thứ tóc, chỉ còn có nỗi lòng… âu cũng là số phận của quê hương, dân tộc !

 

Đời tôi, tôi kính phục  một số người, hầu hết là những người anh lớn trong chiến tranh năm xưa, như Đại úy Vinh (không quân), Đại uý Đương (Dù) Đại úy Linh (Thiết giáp), Đại úy Sơn (người Nhái), Thiếu tá Trạch, Đại tá Công (CSQG), và trung úy Kỹ (Hải Quân). Và đặc biệt là Anh, người anh hùng không quân của tôi và của miền Namnăm xưa - Thiếu Tá Ngô Giáp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến