Hôm nay,  

Tái Sinh Từ Gầm Cầu

29/07/200600:00:00(Xem: 188151)

Người viết: BEN NGUYEN

Bài số 1067-1676-389-vb5270706

Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc một gia đình HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân  Arkansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện một gia đình Việt tại Mỹ vợ làm Nail, chồng cắt cỏ. Bài viết thứ hai của ông lần này là  chuyện tình người, tình yêu tái sinh dưới gầm cầu.

*

Không biết tại số phận hẩm hiu hay tại không có duyên nợ,  hơn cả nửa đời người hắn vẫn không có được một mảnh tình vắt vai.

Sang Mỹ vào cái thuở nam thừa nữ thiếu, đốt đuốc tìm hết cái thành phố lạnh ngắt lạnh ngơ này cũng chỉ có vài ba cô gái Việt nam đếm được trên đầu ngón tay, muốn với tới các cô ấy  hắn có nằm mơ cùng không thấy. Cứ như cái cô Ngà đi nhà thờ thường gặp, người đã lùn mà còn đen, răng hô tóc quắn thế mà cũng có ông đốc tờ mang về làm vợ. Người ta học hành bằng cấp mấy cái lận lưng mới mong có cơ hội lấy được vợ, còn hắn"  Tuốt tuồn tuột chả có cái nào, ngay cái bằng lái xe cũng bị rớt lên rớt xuống mấy bận mới được.

Những gì xảy ra trong đơi hắn toàn là những chuyện đâu đâu tréo ngoe với ý muốn của hắn, cứ như Tạo Hóa đang cố tình đùa dai vậy. Chưa bao giờ và chẳng bao giờ hắn có ý định đi Mỹ, chả phải hắn là Việt cộng, thân cộng hay yêu nước gì ráo. Chỉ có cái định mệnh trời ơi đất hỡi đưa đẩy hắn đến đây.

Tối hôm đó, đêm tháng mười chưa cười  trời đã tối mờ tối mịt, nhà hết dầu hắn cầm cái đèn hột vịt bị gãy chân đựng trong lon sữa bò lò mò  sang hàng xóm mượn đỡ. Lúc về ngang qua mé sông hắn bỗng nghe có tiếng ngươi nói xì xào, tiếng lội bì bõm của ai đó đang đi về phía mình.  Tưởng  có ai bị bệnh cần giúp hắn liền bật thùng quẹt đốt đèn lên cho sáng, vừa đưa cái đèn hột vịt leo lét cháy lên cao hắn bổng thấy choáng váng dụi đầu xuống đất cái rầm. Khi tỉnh lại mới biết là mình đang ở trên tàu vượt biên. Thì ra, toán lên tầu vượt biên ở mé sông thấy hắn xuất hiện không đúng lúc, sợ lộ, đã cho hắn một đập rồi kéo luôn hắn lên tàu, ra khơi.

Hiểu cảnh trớ trên này, đã mấy lần  hắn định nhảy xuống biển bơi vào bờ nhưng đều bị người ta cản lại. Gần qua khỏi hải phận rồi, bơi vô có mà chết chắc.

Ngôi thu lu trong một góc tàu hắn nghĩ về người đàn bà đã cưu mang hắn trong những ngày tháng đau thương và cô đơn nhất  cuộc đời, nước mắt hắn tự nhiên cứ chảy dài xuống hai gò má xương xẩu.

*

Hồi đó cả cái tỉnh này ai mà không biết cậu Út con trai ông tỉnh trưởng, cái cậu bé con trắng trẻo khôi ngô, đi đâu cũng được ông tỉnh ẳm trên tay, rồi đây tương lai của nó sẽ sáng sủa, hổng ông thông cũng thầy phán. Có ai ngờ đâu trong đôi mắt sáng long lanh kia là cả một tiền đồ mịt mù ba chìm bảy nỗi tám chín cái lênh đênh. 

Năm 75 là năm mà tai ương ách nạn đổ không ngớt xuống toàn miền Nam, gia đình ông tỉnh cũng không ngoại lệ. Việt cộng vừa vô tới thì ông tỉnh cũng đã tự vẫn theo mệnh nước. Chôn cất chưa xong người ta đem đếm một chiếc xe tải cũ kỹ lùa hết gia đình đi kinh tế mới, bảo rằng cách mạng cần trưng dụng nhà này cho cán bộ cấp tỉnh làm việc. Họ chở cả gia đình một trai bốn gái cùng một bà mẹ trẻ chưa hoàn hồn sau cái tang của chồng mình đến một nơi đồng không mông quạnh, cả vùng chỉ toàn sỏi với sỏi, đây đó lơ phơ vài cây so đũa gầy còm ủ rủ trong nắng chiều tàn.

Căn "nhà mới" được “cách mạng” cấp theo diện nhân đạo là một cái chòi lá làm vội, hở trước hở sau, mái tranh lẫn cỏ không che nỗi nắng nói chi đến mưa. Nền nhà là khoảng đất lởm chởm đất và đá, không có giường, cũng không có bếp. Phương tiện sống là bốn cái cuốc và hai con dao rựa cùng 17 ký gạo phân phối đã được trộn bobo. Sáu mẹ con ôm nhau khóc ròng giữa cái chòi lá trơ trọi, tiếng khóc ai oán của họ lọt thỏm trong bóng đêm hoang dã. Chẳng  còn ai nghe thấu được cái đau đớn thảm cùng  đang nhồm nhoàm táp lấy từng niềm mơ ước nhỏ nhoi, được sống, được tồn tại.

Một buổi sáng sương mờ mờ mặt đất, mấy người dân địa phương vào rừng lấy măng tình cờ thấy sáu cái xác nằm vất vưởng bên lề đường lộ, mắt trợn ngược, miệng xùi bọt trắng như xà phòng. Tất cả đều bất động, chỉ có cái xác con trai còn cựa quậy. Cũng may, người ta cũng còn chút từ tâm nên mang mấy cái xác ấy đưa vào nhà thương tỉnh. 

Ông bác sĩ trực ban người miền bắc đứng nhìn một hồi những cái xác bất động nằm chèo queo trên một manh chiếu cáu bẩn đặt trên nền xi măng, cũng không sạch hơn manh chiếu kia bao nhiêu, rồi phê vào hồ sơ bệnh án:"Chết trước khi nhập viện, ngộ độc sắn". Thế là người ta lại khiêng cái thây ấy ra nhà xác để dành chỗ cho người bịnh khác. 

Như thường lệ đúng 5 giờ 30 sáng ông gác cổng mắt nhắm mắt mở ra đánh một hồi kẻng báo giờ đi làm. Cũng như mọi hôm ông đi một lèo từ cái trạm gác vừa là nhà ở của ông ra cái kẻng làm bằng vỏ của cái ống đựng khí đá treo tòn teng gần cổng ra bệnh viện. Đang đi bỗng đạp vào cái gì mềm mềm dưới đất, quay lại, ông thấy một xác người còn cựa quậy, tay quờ quạng phía trước như muốn cầu cứu điều gì, sợ qúa ông gọi ngay bác sỹ trực ban. Ông bác sĩ cách mạng ngạc nhiên: "Đã chết rồi kia mà, khiêng vào nhà xác chờ giải quyết". Sẵn có bà lượm ve chai kéo cái xe "cải tiến"  đi qua, người ta nhờ kéo cái xác vào lại chỗ cũ. Người đàn bà lượm ve chai nhận cái xác bỏ lên xe cải tiến, chẳng nói chẳng rằng kéo một lèo ra cổng sau về cái mái che của mình dưới gầm cầu, vội vàng nấu cháo đổ vào miệng cái xác đang ngáp ngáp…

Nhờ mấy hợp cháo tình nghĩa gầm cầu ấy mà hắn sống. Vậy mà giờ này hắn ngồi đây, trên cái tầu vượt biên, dương cặp mắt vô hồn nhìn những lớp sóng nhấp nhô như những con rắn khổng lồ uốn mình dươi ánh sáng loang loáng bạc. Bao nhiêu toan tính mà hắn sắp sẵn trong đầu giờ đã tan thành mây khói. Càng nghĩ hắn càng giận cho mình. Lẽ ra mượn dầu về hắn sẽ cùng người đàn bà ấy ngồi rọc cho hết mớ lá chuối dang dở để mai còn đem ra chợ bán đong gạo.  Ai ngờ số phận trớ trêu đưa đẩy hắn đến nơi hắn không muốn đến, ở đó chẳng biết người ta có nhận ra hắn là con người không"

Cứ mỗi lần hắn tính làm cái gì thì mọi sự lại xảy ra ngược lại.

*

Hì hục xúc hết đống tuyết trước cửa garage sang hai bên, hắn chống cái xẻng đứng thở phì phò nhìn hai đống tuyết lù lù cao gần bằng hắn.

Mỉm cười bằng lòng với khả năng dọn dẹp của mình, hắn thu dọn đồ đạc cất vào nhà kho. Giờ này Lynn chắc chưa dậy đâu, còn hơn tiếng đồng hồ nữa mới tới giờ đi làm kia mà. Hắn nhẹ nhàng đi vào nhà bếp pha cà phê, cố gắng không gây ra một tiếng động nào.

Ánh nắng ban mai chạy xuyên qua những cành cây bọc một lớp đá đông từ tối hôm qua hắc ánh vàng rực rở vào khung cửa sổ đổ một vệt nắng dài óng ánh xuống nền gạch bông.  Hắn cầm tách cà phê đang bốc khói nghi ngút đứng tựa vào islander trong bếp ngắm nhìn những tia sáng le lói tinh nghịch chiếu thẳng vào mắt. Hắn nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng ấy không chớp mắt, như muốn đọ sức xem ai là kẻ thắng cuộc trong cái trò chơi con nít này.  Hắn thích cái khoảnh khắc yên tĩnh một mình giữa cái lạnh buốt của buổi sáng mùa đông để mặc cho ánh nắng mơn trớn vuốt ve từng thớ thịt rắn chắc và hơi rám nắng của mình. Hắn chợt rùng mình nhớ lại cái cảm giác tương tự đã xảy ra tối hôm qua, cái cảm giác mà chưa bao giờ hắn biết là nó đã từng hiện diện trong người hắn, ẩn kín một nơi nào đó chờ cơ hội là bùng nổ dữ dội

Những ngày mới đến thành phố này, hắn khóc thật nhiều, khóc vì cô đơn, vì thương nhớ cái mái che dưới gầm cầu mà hắn đã từng sống những ngày tháng vô cùng vất vả nhưng hạnh phúc vơi người đàn bà đã cứu vớt hắn trong cơn thập tử nhất sinh. Khóc cho số phận đen bạc, khóc cho cái định mệnh trớ trêu cứ đeo bám dai dẳng, hắn đã làm nên tội tình gì chứ" 

Hắn đâu có mơ ước gì cao xa, chỉ hài lòng và an phận với những gì mình đang có.  Mà cái hắn đang có bỏ ra cù lăn cù lóc cũng chẳng ai đủ can đảm ngó tới chứ nói chi đến dành giựt mang về. 

Hắn thường lang thang tìm những gầm cầu chui vào đó ngồi nhìn ngẩn nhìn ngơ vào khoảng không lạ hoắc lạ huơ, có lúc hắn ngủ luôn dưới đó không về. Người ta ái ngại cho rằng hắn bị bệnh tâm thần, hoặc vừa mới trải qua một cú shock kinh hồn nào đó. Không, hắn rất tỉnh táo, hắn đâu có bệnh tật gì, chất độc trong khoai mì còn chưa giết nổi hắn và sự khắc nghiệt đến man rợ của xã hội bên nhà cũng không nghiến nát nổi cái xác đói rách tả tơi của hắn kia mà.

Hắn đã ngoi lên, đã sống dậy được từ chín tầng địa ngục thì không còn gì có thể dập tắt được sức sống của hắn. Có chăng là hắn đã bị mất mát qúa nhiều, tâm hồn hắn khô cằn tưởng chừng như mảnh đất kinh tế mới mà hắn từng sống sót sau cơn ngộ độc ác nghiệt. Trên mảnh đất ấy chẳng có gì mọc nổi, mà có mọc được thì cùng toàn là độc dược giết người. Có ngờ đâu chỉ một giọt nước nhỏ nhoi tình người giữa cái nắng hạn thảm khốc đã làm cho mảnh đất ấy hồi sinh, đâm chồi nẩy lộc, cây trái xum xuê đến nỗi hắn đã lạc mất lối ra.

Lynn bước vào căn bếp xinh xắn, tươi cười nhìn hắn. Hôm nay cô trông trẻ trung hơn mọi ngày nhờ lối phục  trang gọn ghẽ. Chiếc skirt màu xanh dương đậm ngắn trên gối một chút làm nổi bật chiếc sơ mi vàng nhạt hở cổ. Mớ tóc vàng óng ả được  bới cao để lộ cái cổ trắng ngần. Lynn rót một ly cà phê, nhấp một miếng, lim dim đôi mắt  thưởng thức cái mùi vị quyến rũ của nó. Lynn nói nhỏ vài câu gì đó làm hắn mỉm cười bối rối.

Làm sao có thể hình dung được tình yêu hắn có được với  người phụ nữ tóc vàng xinh đẹp này bắt đầu từ một gầm cầu"

*

Nơi trú ngụ đầu tiên của hắn khi đặt chân lên đất Mỹ không phải là gầm cầu mà là nhà của ông bà bảo trợ: một gia đình Việt nam sang từ năm 1975.

Cả nhà có hai gái một trai cùng với hai ông bà bảo trợ là năm người. Cô con gái lớn, hình như nhỏ hơn hắn vài tuổi, có mái tóc dài đen mượt, vóc dáng thon gọn, và hơi gầy. Cô kế, tuy là em nhưng to và cao hơn cô chị nhiều, tóc cắt ngắn, và hình như có màu hung hung chứ không phải màu đen như ngươi Việt nam. Cậu út trông có vẻ già trước tuổi, tóc dựng tua tủa, tai có đeo một cái khoen. Hắn nghĩ chắc cậu út khó nuôi nên ông bà bảo trợ mới đeo như vậy. 

Khi hắn bước vô nhà, cả ba cô cậu đang coi tivi quay sang trố mắt nhìn hắn từ đầu đến cuối cứ như là hắn mới rớt cái bịch từ trên trời xuống vậy.  Nhìn hắn một lúc cô em gái nói xí xô xí là với nhau cả ba phá lên cười. Hắn cuối đầu chào cả ba rồi lủi thủi theo ông chủ nhà đi xuống phòng của hắn ở dưới basement.

Căn phòng của hắn là nơi chứa đồ đạc cũ, xung quanh bày la liệt quần áo, tủ, quạt, với rất nhiều thùng giấy… Muốn xuống được căn phòng này phải theo mấy bậc tam cấp từ garage, len theo lối đi nhỏ chất đầy đồ đạc lĩnh kỉnh, lách mình qua cái kệ cũng chứa đầy sách báo và giày dép cũ. Trong góc là một chiếc giường cá nhân đã được trải tấm ra hơi úa màu nhưng sạch sẽ, bên cạnh kê một chiếc bàn nhỏ trên để một cái đèn có chao và một cái đồng hồ điện có số màu đỏ. Tuy có hơi âm u ngột ngạt nhưng chỗ này còn tốt hơn gấp vạn lần cái mái che dưới gầm cầu.

Những ngày đầu ông bà chủ đưa hắn đi khám bịnh, làm giấy tờ. Người ta đưa cho hắn một tập gồm nhiều tờ giấy nói dùng để mua thức ăn, và cái bì thư có tấm giấy tiền trợ cấp. Bà chủ bảo để bả lo hết hắn không phải bận tâm gì cả, hắn đưa hết giấy tờ các thứ cho bà chủ, còn cảm ơn rối rít nữa.

 Đi học tiếng Anh ba tháng thì tìm được việc làm, tuần nào hắn cũng đưa hết cho bà chủ tấm giấy người ta phát, mỗi lần đưa bà chủ vui vẻ và nói chuyện với hắn ngọt ngào lắm. Bà chủ bảo trừ hết tiền nhà, tiền ăn uống còn lại bả giữ giùm cho. Thật sự hắn đâu cần những thứ gì khác, có chỗ đi về ngã lưng là đủ lắm rồi.

Không còn lam lũ ngày đói ngày no, suốt buổi quần quật ngoài nắng chang chang mà chẳng đủ mua nổi tấm áo che thân như lúc còn ở quê nhà.  Đã nhiều lần hắn cố gởi chút tiền về ngươi đàn bà cưu mang hắn ngày trước nhưng bà ta có nhà có cửa có địa chỉ đâu mà gởi. Thư  từ gởi đi nhưng đều bị trả lại, chắc ngươi ấy đã dời đi nơi khác, có chồng hoặc đã chết cũng không chừng.

Sáng nào cũng vậy hắn dậy từ sáu giờ ra đón chuyến xe bus đầu tiên, đổi chuyến ba lần nữa mới đến chỗ làm. Đi không đã mất gần hai tiếng đồng hồ về hai tiếng nữa là bốn tiếng. Một hôm khi đổi chuyến gặp thời tiết xấu, xe không đến được đành phải đi bộ dưới mưa tuyết về nhà.

Giờ này cả nhà không còn ai, mọi người đã đi làm hoặc đi học hết. Hắn bực bội liệng túi đựng cơm lên bàn rồi đi xuống basement. Có tiếng nhạc vẳng lên từ dươi lên làm hắn ngạc nhiên" Hắn nhớ là trước khi đi làm hắn đâu có mở nhạc, sao giờ lại có" Cũng có thể hắn mở rồi quên tắt chăng" Bối rối vài giây, hắn nhẹ nhàng len lõi qua lối đi hẹp, nép người qua cái kệ…

Chợt  hắn há hốc mồm, cảnh tượng trước mắt làm hắn ú ớ không nói ra lời, chỉ biết đứng đó như trời trồng … Cô ba, cô ba, cái cô cao to cắt tóc ngắn nhuộm màu hung hung đó, đang nằm trên giường của hắn với một cậu trai cũng cao to và lực lưỡng, cả hai trần như nhộng đang hì hục ân ái với nhau. Có lẽ tiếng nhạc hơi to nên cả hai không ai biết có sự hiện diện của người thứ ba là hắn. Tiếng rên ư ử của cô ba, tiếng thở phì phò của cậu trai, tiếng nhạc, làm trái tim hắn dộng theo thình thịch liên hồi. Hắn muốn quay ra, muốn chạy đi nhưng không nhấc nổi chân, không hiểu tại sao có một sức mạnh nào đó trì kéo hắn lại, trong khi hắn cố bứt ra, chạy trốn cái cảnh chẳng đặng đừng này. Hắn quờ quạng đưa tay giữ lấy cái kệ, rớt mấy cuốn sách xuống đất. Cả hai giật mình nhìn ra. Cô Ba hoảng hốt rú lên, lui vào góc tường, sờ soạng tìm quần áo nhưng chẳng có cái nào gần đó cả, ngay tấm ra cũng bị tuột xuống nằm một đống cuối giường. Không tìm được gì che thân cô đành co chân ngồi thu lu lại, hai tay ôm lấy vú, nét mặt lộ vẽ sợ hãi và xấu hổ.

Hắn hoàn hồn, giật mình bước ra ngoài.

*

Đang làm ca ngày, hắn bị đổi xuống ca đêm, như vậy hắn phải ở nhà cả ngày cùng với bà chủ vừa mới bị layoff.

Sáng nay, sau khi cắt cỏ, dọn dẹp quanh quẩn trong vườn xong, hắn đi tắm. Vừa ra, đã thấy bà chủ đã đứng đó tự bao giờ ngoắc hắn vào phòng khách. Chắc là có chuyện gì đây"

Hắn vừa đi vừa suy đoán, có thể bà chủ đánh hơi biết việc cô Ba dẫn trai về nhà" Việc này tuy cô Ba không nói ra nhưng hắn tuyệt đối không tiết lộ cho bất cứ ai, nếu cô Ba hiểu lầm hắn nhiều chuyện thì không gì đau khổ bằng. Hay là bà chủ không muốn cho hắn ở đây nữa" Cũng không phải, hắn trả cho bà chủ tiền trọ còn nhiều hơn gấp đôi kia mà! Làm được bao nhiêu hắn cũng đưa hết, chỉ xin lại một ít xài lặt vặt thôi, mà hắn đâu có xài gì nhiều cho cam, tiền xe bus với vài thứ linh tinh khác chẳng là bao so với tấm check hắn nộp cho bà chủ hàng tuần.  Chuyện trai đơn gái chiếc với hai cô con gái nhà bà chăng" Chuyện này lại càng không thể xảy ra vì các con của bà có vẻ khinh thường hắn, có bao giờ nói chuyện với hắn đâu, mà vương vấn với tơ tình" 

Bà chủ ngồi ở ghế sofa chờ đợi, trước mặt là hai ly rượu màu đỏ được rót sẵn. Hắn hơi ngạc nhiên khi thấy bà chủ nhoẻn miệng cười thật tươi với hắn. Không biết vô tình hay cố ý, hôm nay bà chủ mặc cái áo ngủ hơi mỏng trể xuống để hở cả hai bầu vú trắng hếu. Khi bước tới, sợ bị hiểu lầm, hắn dừng lại thoáng bối rối trên mặt,  không biết nên bước tới hay quay lại. Thấy hắn ngập ngừng bà chủ liền lên tiếng trấn an:

-Lại đây cậu, lại ngồi xuống đây chơi!

Hắn dạ nhỏ nhẹ, và ngoan ngoãn ngồi bên mép chiếc ghế đối diện, tránh không nhìn thẳng bà chủ.

-Cần tui có chuyện gì vậy cô"

-Ồ, không, không có chuyện gì quan trọng đâu. Bà chủ khoát tay.

Hắn bỗng giật mình khi thấy nguyên bầu vú của bà chủ bị ánh sáng từ cửa sổ phía sau lưng làm nền soi rõ mồn một.

Bà chủ tuy đã có ba đứa con, và đứa nào cũng lớn hết nhưng trông bà hãy còn trẻ lắm.  Có lẽ nhờ sự trắng trẻo và vóc dáng thon thả nên trông bà không già hơn con gái mình bao nhiêu. Bà ngồi đó hơi khom ngườI nhìn chằm chằm vào hắn như cố tình phơi bày cái mà đàn ông con trai không ai không muốn nhìn.

Biết hắn ngại ngùng bà chủ cười tươi rói:

-Cậu mệt rồi phải không" Nè uống chút rượu cho giãn gân giãn cốt, thanh niên như các cậu vật ba con trâu vẫn con dư sức nữa kia mà. Trông thấy cậu vai u thịt bắp, khỏe mạnh cường tráng mà thèm. - Bà thoáng buồn, rồi tiếp- Nhìn lại ông nhà tôi thấy mà chán, hồi trước ổng cũng phong độ như cậu nhưng mấy năm gần đây chả đâu vào đâu cả, tôi chán cái cảnh này lắm rồi.

-Ủa cô chán cái cảnh gì, tui thấy cô và ông có bao giờ cãi nhau đâu - Hắn ngây thơ hỏi - mà tui thấy ông chủ có đau ốm lần nào đâu, sao cô lại nói ông không đâu vào đâu là sao"

-Uống thêm ly nữa đi cậu rồi tôi nói cho mà nghe - Bà chủ rót đầy ly rượu rồi cầm đưa qua cho hắn. Lần nào cũng vậy, mỗi khi bà giơ tay lên là cứ như mọi sự nó phơi bày sạch sành sanh như ban ngày làm hắn vô cùng ngượng ngùng, không muốn nhìn nhưng nó vẫn ngang nhiên đập vào mắt chan chát, nó nhởn nhơ hững hờ, nó chơi trò cút bắt lúc ẩn lúc hiện làm người ta càng tò mò thêm thôi.

Chút rượu nồng nồng cộng thêm với cảnh tượng không đâu vào đâu làm tim hắn đập loạn xạ, hơi thở có lúc như nghẽn ở đâu trong cổ họng, muốn thở hắt ra mà thở không noiI.  Đã mấy lần hắn nhìn ra ngoài xem ai vô cứu hắn không" Hoặc có người đâu đây để hắn lấy cớ đi chỗ khác. Nhưng mong muốn của hắn hoàn toàn vô vọng, căn nhà chỉ có hai người, bà chủ và hắn, ngoài ra chả còn ai.  Giờ này thường ngày chẳng có ai ở nhà, chỉ có cô Ba là ngoại lệ hôm đó thôi. Hắn chợt nhớ đến cô Ba, lỡ ai về nhà giờ này chắc người ta sẽ nghi ngờ ngay hắn có tư tình với bà chủ, không chối vào đâu được. Hắn bỗng chột dạ! Phải tìm đường tháo lui, càng sớm càng tốt, nếu không tai nạn khó lường.

-Cậu sang bên này ngồi, tôi cho cậu coi hình nhà tôi hồi còn trẻ nè.

Bà chủ chồm tới nắm lấy tay hắn kéo qua chiếc sofa bà đang ngồi. Vô thế kẹt, hắn đành đứng dậy sang ngồi bên cạnh bà chủ. Bà cuối xuống dưới bàn lôi ra một cuốn album. Mùi nước hoa thoang thoảng từ thân hình nõn nà của bà vây lấy hắn, lượn lờ, ve vãn từ mắt, mũi rồi nhẹ nhàng ôm lấy tấm thân lực lưỡng của hắn, bám vào, thấm vào như muốn trói chặt toàn thân hắn. Cảm giác bất lực trỗi lên từ trong đầu, càng vẫy vùng thoát ra hắn càng bị trói chặt, sức lực trai trẻ bỗng nhiên bị bị xì vèo vèo như có ai chọt lủng một lỗ trên người của hắn vậy. Hắn thấy khó thở, người nóng rần như một lò lửa rực cháy bên trong. Hắn  lúng túng, tay chân thừa thải không biết để đâu cho phải phép. Bà chủ xê người ngồi sát bên hắn chừng như không thể sát hơn được nữa. Cái cảm giác mềm mại, nhồn nhột, và mát lạnh làm hắn lâng lâng bềnh bồng, người nhẹ hẫng.

-Nè, cậu thấy không, ổng hồi trẻ đẹp trai và phong độ lắm chớ.

Bà chủ để cuốn album phía bên kia đùi mình nên hắn phải cố ghé mắt sang để nhìn, nhưng có thấy gì đâu, ngoài chính đùi bà chủ.

-Dà, ông chủ đẹp trai lắm - Hắn đáp cho qua chuyện.

Bà chủ ngước lên nhìn hắn mấy giây rồi nói thẳng:

-Cậu có thể thay thế ông chủ bù đắp những gì tôi thiếu thốn không"

-Dạ, dạ - Hắn lắp bắp - Nhưng bù đắp cái gì mới được chớ"

-Trời sao cậu ngây thơ qúa vậy" Tôi tưởng cở tuổi cậu là biết hết mọi sự rồi chớ"

-Dạ thiệt tình tui chưa hiểu ý của cô, cô có thể nói rõ được không" Hắn thành thật.

-Nói rõ hén - bà chủ mỉm cườI lém lỉnh - là cái này nè! - Bà chủ vừa cười vừa thình lình dang tay ra ôm choàng ngang hông hắn.

Bị bất ngờ, hắn vội cầm tay bà chủ bỏ ra, mặt  đỏ gấc:

-Cô à, làm dzậy ông chủ biết được là chết tui á! Chắc tui hổng bù đắp đuợc đâu!

-Có gì mà hổng được cưng! Dễ ẹt hà, để cô bày cho nha. Ông chủ đâu có ở nhà mà cưng sợ. 

Vừa nói bà chủ vừa day day mũi hắn rồi xô hắn xuống. Bị mất thăng bằng hắn ngã đổ ngửa ra ghế sofa, bà chủ nằm đè lên trên. Bà biết chỉ cần khơi được cái ngọn lửa bản năng trong ngườI hắn là lập tức nó sẽ bùng cháy không gì dập tắt nổi, lúc đó bà muốn gì chẳng được, đàn ông trên đời này, bà biết quá mà. 

Bà chủ tràn lên như một cơn lốc, hôn lên mắt, lên môi hắn, trên ngực hắn… Làm sao hắn có thể cưỡng nổi. Thình lình, chẳng biết có sức mạnh nào thúc dục, hắn bật dậy như một cái lò xo. Trong một giây, bà chủ bị hất tung xuống đất. Hắn vùng chạy ra ngoài.

Suốt mấy tuần sau đó, không đêm nào hắn chợp mắt được. Hình ảnh bà chủ nhà cứ lẫn quẩn trong đầu làm hắn lo lắng như vừa phạm một tội tày trời sắp bị cả nhà người ta đem ra hạch hỏi. Hắn cố tình tránh né bà chủ, nhưng càng tránh hắn lại càng gặp thường xuyên. Có đêm chờ đến một giờ sáng hắn mới lò mò đi kiếm cơm ăn, giờ này mọi người đã ngủ hắn không lo bắt gặp ánh mắt hằn hộc của bà chủ nữa. Mở tủ lạnh lấy vội mấy thứ, hắn không bỏ vô microwave hâm nóng như mọi lần, sợ tiếng kêu đánh thức mọi người. Hắn cố làm thật nhanh rồi xuống basement ngay. Nhưng vừa quay lại dợm bước đi hắn đã thấy bà chủ ngồi thù lù nơi bàn ăn từ lúc nào, bà vẫn mặc cái áo ngủ hở vú bữa trước, tay khoanh truớc ngực nhìn hắn không nói một lời.

Lưng bỗng lạnh toát, hắn lúng búng:

-Cô chưa ngủ à!

Chỉ nói được câu ấy, hắn biến mất.

*

Sau những ngày khổ sở, hắn biết đã tới lúc phải quyết định. Đợi cho ông bà chủ đi chợ về, cất đồ đâu vào đấy, hắn sẽ ra nói mấy lời mà hắn đã sắp xếp trong đầu cả tuần nay. Sau cái cú hất bà chủ lọt xuống đất, linh tính thấy mọi chuyện chẳng lành sẽ kéo đến với mình, chi bằng dọn ra sớm để tránh mang tiếng.

-Thưa cho con được phép nói chuyện với cô chú - Hắn nói to và rõ từng tiếng

Ông chủ bỏ tờ báo đang đọc xuống nhìn hắn chờ đợi. Không để ông có cơ hội phản ứng, bà chủ giằng mạnh tách cà phê đang uống xuống bàn, làm sánh ra ngoài mấy giọt chạy dài theo mặt bàn bằng kiếng. Phớt lờ những điều ấy, hắn vội vàng nói ngay:

-Con cảm ơn cô chú đã giúp đỡ con rất nhiều trong thời gian qua, ơn nghĩa này con không bao giờ quên. Bây giờ con có thể tự lập được rồi. Xin phép cô chú con dọn ra ngoài - Hắn quay lại bà chủ nói như cầu khẩn - Xin cô cho lại con ít tiền cô giữ giùm để còn có thể trang trải chi phí ban đầu…

Hắn chưa dứt lời, bà chủ đã trợn mắt hét to lên:

-Ý cậu muốn nói là gia đình tôi bạc đãi cậu nên cậu mới dọn ra phải không" Cậu nên nhớ không có gia đình tôi thì cậu không có ngày hôm nay đâu, đừng có dở cái trò ăn cháo đá bát, khỏi vòng cong đuôi nha.

-Bà chủ nói vậy oan cho tui quá" Tui nào tới giờ vẫn mang ơn ông bà….

-Cậu đó nha, đừng có mà nói lung tung, có muốn đi thì đi ngay bây giờ đi, đi ngay khỏi nhà tôi. Coi như không nợ nần gi hết, tui không nợ gì cậu hết, cậu không gởi tôi, mà tôi cũng không giữ của ai một cắc bạc nào hết, đi đi đi ngay...

Bà chủ đứng dậy vung tay chỉ ra ngoàii

Quá uất ức, hắn bước thẳng ra ngoài, cắm đầu cắm cổ đi như ma đuổi, hắn đi mà chẳng biết đi đâu, chỉ biết đi càng xa càng tốt.

*

Không biết hắn đã ngồi ở đây bao lâu rồi, và tại sao hắn lại ngồi ở đây, dưới gầm cầu này.  Đã mấy lần hắn tự hỏi nhưng vẫn không thể tìm ra câu trả lời. Có lẽ từ trong tiềm thức của những ngày xa xưa ấy, khi  cái xác của hắn được lượm bỏ lên xe cải tiến và tái sinh dưới một gầm cầu, đối với hắn, chỉ có cái gầm cầu  là nơi an toàn nhất.

Ngồi một mình dưới gầm cầu ở nước Mỹ, hắn nhớ cái gầm cầu nghèo khổ nơi vùng kinh tế mới quê nhà. Ngày ấy,  cháo rau còn không đủ ăn, áo quần không đủ che tấm thân gầy còm, sống với người đàn bà dưới cái mái che tạm bợ bằng giấy carton, bằng bao nilon thế mà hắn lại cảm thấy mãn nguyện bằng lòng vơi những gì mình đang có.

Ở đó, hắn đã tìm thấy một tấm chân tình rất người, không so đo, không tính toán, chỉ có tình yêu thương tưới không ngớt  lên tâm hồn khô khốc, cằn cỗi của hắn.  

Đó là những chuỗi ngày êm ả nhất của cuộc đời hắn. Được ngụp lặn, vẫy vùng trong hạnh phúc, cái hạnh phúc tuy đơn sơ đến tầm thường nhưng hắn vô cùng trân trọng, nâng niu như những báu vật qúi giá nhất mà ngườI ta từng mơ ước để có được. Bởi hắn đã tìm được nơi người đàn bà rách nát nghèo nàn kia một sự đồng cảm tuyệt vời. Chỉ có người ấy mới hiểu và thấm thía hết những vết thương tóe máu, đau đến cùng cực từ trong cõi thâm sâu của hắn. 

Hắn ngồi đó bất động nhìn những chiếc lá vàng run rẩy cố bám vào nhánh cây khẳng khiu đung đưa trước cơn gió hung hãn cố đánh bật nơi bấu víu cuối cùng, bứt nó ra khỏi thân cây, cuốn bay đi, mất hút trong cơn lốc đang nhảy múa nói cười nhăn nhở. Ký ức như khúc phim nhạt nhòa lại hiện về trước mắt hắn, chiếc mái che ẩm mốc, mùi ngai ngái quen thuộc xông lên từ dòng sông đen ngòm dơ bẩn, tiếng gío rít như những con sói man dại rú lên từng cơn trong những đêm mưa gió tơi bời, mùi mồ hôi nồng nồng thật dễ chịu từ người đàn bà bên cạnh hắn …. tất cả những hình ảnh ấy cứ vụt qua, xoay tròn, cuộn lên trong lòng hắn một nỗi nhớ khắc khoải khôn nguôi. Hắn gục đầu khóc nấc …

- Are you Ok, sir"

Tiếng ai đó thoảng qua bên tai. Hắn không nhận biết. Hắn ngồi đó nhưng không hiện diện trong không gian thực tại mà đang lửng lơ trong vùng qúa khứ đã ố màu thời gian.

- Are you Ok" -

Có ai đó lắc mạnh vai. Hắn choàng tỉnh nhìn lên ngơ ngác. Trước mặt hắn là một người đàn bà da trắng còn trẻ,  đang  tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông ôm mặt khóc dưới cái gầm cầu vắng vẻ này.  Hắn xấu hổ lau vội những giọt nước mắt còn đọng trên khóe mắt. Tại sao người đàn bà này ở đây nhỉ, hắn nghĩ, chỉ có hắn hay những người vô gia cư mạt hạng mới hay lai vãng nơi này thôi chứ.

-Cảm ơn, tôi không có gì"-Hắn trả lời.

-Tại sao anh lại ở đây" Hình như anh vừa khóc" Anh có chuyện buồn"

Người đàn bà hỏi tới như muốn giúp đỡ hắn điều gì.

Nàng sà xuống ngồi bên cạnh hắn chẳng để ý tới đất rác sẽ làm bẩn bộ đồ đắt tiền đang mặc, cứ như họ đã quen biết tự bao giờ.

Không cần hắn hỏi, nàng nhẹ nhàng kể cho hắn nghe tại sao lại có mặt nơi đây, lúc này. Nàng chỉ cho hắn xem đằng kia dưới chân cột ximăng, có một lùm hoa. Nơi đó người chồng của nàng đã qua đời trong một tai nạn. Nàng hay đến đây để hồi tưởng lại những chuỗi ngày hạnh phúc cùng người chồng dấu yêu. Anh đã bỏ nàng ra đi không lời giã từ, đột ngột như cơn gió thoảng mênh mang. Hạnh phúc đến hạnh phúc đi, đời người sao quá ngắn ngủi. 

Hình như trong đời hắn, chỉ có dưới gầm cầu mới là nơi hắn tìm thấy tình người, để có thể nghe, có thể kể. Vốn tiếng Anh của hắn đã khá đủ để có thể chia sẻ câu chuyện đời hắn. Và nàng theo hắn trở về những tháng ngày đau thương cùng cực nơi hắn sinh ra và lớn lên, quê hương của hắn không phải là những chùm khế ngọt, mà là những gai nhọn, những trái đắng, những nhọc nhằn oằn vai, vượt khỏi sức chịu đựng của một con người bình thưòng. Nàng ngạc nhiên thảng thốt cứ như đang xem một khúc phim kinh dị viễn vông, chuyện như vậy lại có thể xảy ra được sao" Nàng trố mắt nhìn hắn, sờ xem có phải hắn được đúc bằng đồng, bằng sắt, bằng bạch kim. Khi lời thì thầm của hắn vừa xao xác tan biến trong gió chiều heo hút, nàng gục đầu vào vai hắn khóc ngon lành như một đứa bé vừa tìm gặp được mẹ mình sau bao ngày tháng lưu lạc. Hắn để nàng khóc, không nói, không vỗ về.

Những chuỗi phản ứng bất tận của đau thương, uất hận, của chà đạp, xỉ vả, của mất mát và hụt hẩng đã kết tủa trong tâm hồn hắn tạo nên những vết nứt nẻ, như những nhát chém chằng chịt.  Hắn thoi thóp chờ chết thì nàng xuất hiện như nàng tiên trong truyện cổ tích, cầm chiếc đũa thần mỉm cười vút qua. Lạ thay!  Những mảng khô cằn kia bỗng liền lại, hoa thơm nhú chồi nở rộ.

-Bây giờ anh đi đâu" Nàng thì thầm hỏi.

-Tôi cũng không biết nữa - Hắn trả lời.

-Hãy về nhà tôi - Nàng ngước lên nhìn hắn.

-Nhưng cô không biết tôi là ai, xấu hay tốt, chắc gì những lời kể của tôi là thật - hắn đáp

-Giác quan của một người đàn bà cho tôi biết anh là người tốt - Nàng khẳng định

-Nhưng … Hắn ngập ngừng

-Không nhưng gì cả, chúng ta đi - Nàng kéo tay hắn đi về phía chiếc xe đằng xa.

*

Vậy là như một giấc mơ, từ gầm cầu ấy, hắn về căn nhà xinh xắn này.

Như đã thỏa thuận trước, hắn làm công việc của hắn, Lynn làm việc của Lyn. Mặc dầu đã nhiều lần Lynn năn nỉ hắn ra giúp công ty của Lynn, nhưng hắn một mực từ chối. Có lẽ đã quen với sống gíó dãi dầu, hắn thích công việc hiện tại của mình, tuy cực nhọc nhưng tự do, không gò bó, không phải chịu sự giám hộ của ai cả. 

Từ ngày hắn về, căn nhà xinh xắn của Lynn như có sức sống, cái không khí ảm đạm buồn tẻ rủ nhau chạy trốn nơi nào mất, đón về là tiếng nói cười xôn xao, tiếng dương cầm nắn nót ngập ngừng bên khung cửa… Những cánh hồng, thược dược, cẩm chướng  quanh lối đi dường như cũng tươi hơn, sắc màu rực rỡ hơn.

Tuy ít gặp nhau hàng ngày nhưng Lynn vui lắm, nàng xuất hiện rạng rỡ hồn nhiên như nàng tiên kiều diễm, nụ cười thấp thoáng trên môi làm hắn cũng vui lây.

Chiều nay đi làm về, hắn ghé thùng thư lấy mớ thư trong ngày rồi mới chạy xe vào trong garage. Chia thư ra làm hai, phần của Lynn để riêng. Bực mình vì thư báo điểm của semester này vẫn chưa về, hắn vò nát lá thư quảng cáo màu đen với tay ném thẳng vào thùng rác trong phòng tắm rồi đi vào phòng của hắn. 

Đang thiu thiu ngủ, bỗng nghe có tiếng hét thật to của Lynn ngoài kia, hắn chồm dậy hoảng hốt chạy ra chụp đại cái đèn để trên chiếc bàn cạnh ghế sofa. Lynn đang ở trong phòng tắm. Phải làm sao đây" Không còn thì giờ suy nghĩ nữa, hắn tông mạnh cửa phòng nhảy vô. Lynn đang đứng trên mép  zacuzzi,  mình không một mảnh vải, mặt lộ sự sợ hãi tột cùng. Hắn ngơ ngác nhìn quanh. Có con chuột đen đen phía dưới theo hướng chỉ của Lynn.  Hắn giơ cái đèn giáng cho nó một cú nhưng chợt dừng lại. Đó là mảnh giấy quảng cáo hắn liệng vào sọt rác nhưng trật rớt ra ngoài, nằm chơ vơ trông giống một con chuột. Hắn phì cười, cầm tờ giấy lên. Lynn trố mắt nhìn theo cả hai phá lên cười. Cầm chiếc khăn choàng lên mình nàng, nhưng lúng túng vụng về hắn lại làm rớt xuống, lần nữa cũng bị rớt. Hắn đưa tay cho nàng vịn bước xuống, nàng ngã nhào trong lòng hắn.

Và hắn chợt rùng mình, cái cảm giác thân quen quá!  Đúng rồi đó là cái cảm đầu tiên khi nằm bên cạnh người đàn bà dưới gầm cầu ngày trước. Nụ hôn nồng nàn quá,  hơi thở gấp gáp qúa… Hắn chợt tan biến đi trong không gian ngất ngây.

*

Và bây giờ, buổi sáng ngày hôm sau. Một ngày mới mẻ trong đời hắn.  Ngoài kia nắng trải khắp nơi tấm lụa vàng réo rắt, ngày mới đến thật dễ chịu.

Trong khi Lynn thưởng thức ly cà phê, hắn nghĩ tới cái gầm cầu. Cuối tuần này, chắc hắn sẽ rủ Lynn trở lại thăm cái gầm cầu cũ. Lynn phải có thêm một bó hoa cho ngôi mộ  ông chồng cũ. Phần hắn, hắn nhớ cái hầm cầu quê nhà nơi vùng kinh tế mới, nhớ người đàn bà lượm ve chai... Làm sao hắn có thể trở lại. Làm sao hắn có thể tìm lại"

Đã tới giờ đi làm. Chiếc xe của Lynn nổ giòn, vọt đi, để lại một làn khói trắng lượn lờ, chao đảo tan dần trong hơi lạnh mùa đông. Hắn đứng đó nhìn theo...

BEN NGUYEN

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
05/01/201923:36:36
Khách
như truyện cổ tích thôi
28/02/201816:58:52
Khách
bài viết rất hay .Cảm ơn tác giả
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến