Hôm nay,  

Thằng Bé "Khổng Minh Gia Cát Lượng"

16/10/200600:00:00(Xem: 255573)

THẰNG BÉ "KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG"

Người viết: QUÂN NGUYÊN

Bài số 1124-1733-446-vb8151006

 

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do,  hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA.     

*

Bẩy năm trước đây, cặp vợ chồng son hàng xóm của tôi sanh được thằng con trai đầu lòng.  Tôi thường gọi thằng bé đó là "quí tử" của anh hàng xóm bởi vì trong thâm tâm, tôi cũng thầm mơ ước, phải chi mình có được một thằng con như vậy thì hay quá!

Chẳng phải vì tôi không có con trai, hoặc vì thằng bé đó trông cực kỳ đĩnh ngộ gì hết.  Số là, bố nó, một anh thợ may lành nghề ở Irvine, một hôm nghe bà con Việt lối xóm đồn rằng, "Nghe đâu anh Quân hàng xóm nhà mình coi tử vi hay lắm!"  Nghe vậy, anh ta nhất quyết sẽ nhờ tôi coi xem thằng con quí của mình ngày sau ra sao.  Thế rồi, vợ chồng anh hàng xóm thợ may bèn nhất mực mời mọc cho được vợ chồng tôi sang dự tiêc đầy tháng và lễ rửa tội của thằng bé.  Tôi vốn trọng nhân nghĩa, tình người, và lòng tử tế, nên khi xét thấy vợ chồng anh thợ may là người chân thật, làm ăn lương thiện, biết trên dưới trong gia đình và với mọi người, lại hết lòng mời mọc, nên chẳng nỡ nào từ chối, ngay cả việc ra nhà thờ dự lễ rửa tội...

Mấy ngày sau, chị vợ mang sang biếu tôi một chai Hennessey lúc tôi đang đi làm chưa về.  Nghe bà xã nói lại là vợ chồng anh S thợ may nhờ anh xem số cho cháu coi tốt xấu ra sao.  Nghe nói, tôi không lấy gì làm hồ hởi cho lắm, phần vì công việc bận túi bụi, phần nữa là từ ngày sang Mỹ tôi có lấy số cho ai đâu, trừ hai đứa con nhỏ của tôi đẻ ở UCI! Tôi than thở với bà xã, "Sao họ không ra  Bolsa  mà nhờ, thiếu gì "thầy bà" đang ngồi ngáp dài chờ khách, chỉ vài ba chục là xong ngay, số tốt là cái chắc!"  Bà xã tôi la tôi, "Anh biết vậy mà còn xúi người ta ra "Bolsa" cho chúng dối gạt, nói vậy mà nghe cho được..."

Suy nghĩ một đêm, chẳng có cách nào từ chối được, ngày hôm sau, tôi bèn để chai rượu lên bàn thờ gọi là "cúng tổ" hay nói đúng hơn là "tạ tội" mới phải, rồi xẹt qua hỏi lại vợ chồng anh thợ may cho chính xác ngày giờ sanh của thằng bé mà  mần".  Bởi vì theo tôi, "bút sa là gà chết", không làm thì thôi, mà đã nhận làm thì phải có trách nhiệm, và làm cho "tới bến", bởi vì người ta đã đặt hết lòng tin vào mình mà.

Về nhà, tôi liền bấm đốt tay xem sơ lá số của thằng bé coi ra sao.  Ngẫm nghĩ một chút rồi giựt mình, tôi bấm đốt tay lại lần nữa, cũng vậy thôi!  Chẳng còn tin ở mình nữa, tôi phải bật cái computer lên rồi vào xudien.com, để in ra tờ lá số tử vi cho thằng bé.  Đúng như tôi đã nghĩ, đứa bé này nhờ Trời, ngẫu nhiên sanh trùng ngày giờ năm tháng với ông "quân sư quạt mo" Khổng Minh Gia cát Lượng, trong truyện dã sử "Tam Quốc Chí" viết ngàn năm trước bên Tầu!

Theo lá số tử vi của Khổng Minh, mệnh của ông ta an tại cung Mùi, vô chính diệu, được sao Thái dương ở cung Mão (Tài bạch) và sao Thái âm ở cung Hợi (Quan lộc) chiếu về, lại có sao Tả Hữu ở mệnh cộng Khoa Quyền, cho nên Tầu gọi là cách, "Nhật Nguyệt tinh minh, tá cửu trùng ư kim điện", xin dịch là, "mặt trời mặt trăng cùng chiếu sáng (về mệnh cung), (người này)  theo phò tá vua ở điện vàng."

Cứ như sách Tầu mà bàn, thì đứa bé này sau sẽ có ngày theo làm "quân sư quạt mo" cho tổng thống Mỹ, như ông cố vấn an ninh quốc gia Karl Rove bây giờ chứ chẳng chơi! Nếu quả thật nó làm được như vậy thì cái đám con cháu của cộng đồng người Việt mình ở Mỹ sau này ...ngầu quá!

Thế rồi phải mất gần một tuần ngẫm nghĩ cân nhắc, ngày lẫn đêm, tôi mới giải đoán xong lá số cho thằng bé, bởi vì sách có câu, "không phải vì một điểm mà nói rằng tốt, cũng không phải vì một điểm mà nói rằng xấu, phải biết cách cân nhắc thừa trừ gia giảm..."  Cuối cùng, một sáng Chủ nhật, vào khoảng tám giờ, tôi cầm lá số sang nhà anh hàng xóm thợ may.  Vừa bước ra khỏi cửa, chẳng biết sao tôi bị té nhào chúi nhủi về đằng trước, lác hết hai đầu gối, đau rát cả tuần!  Tôi nghĩ hoài mà chẳng hiểu tại sao mình có võ, gần hai chục năm nay sống ở Mỹ chưa bị té lần nào, mà cú này chẳng vấp váp gì hết,  làm như bị ai xô té chúi nhủi một cú thình lình quá mạnh, chẳng làm sao phản ứng kịp...

Sách có nói, "Thiên cơ bất khả lậu, khả lậu bất khả thọ" và, "Sống chết ở Trời, giàu nhèo có số".  Mấy ông "thầy bà" chuyên nói dóc kiếm ăn thì biết thiên cơ gì mà lậu, vả lại dù có biết chút chút, mà rồi phải dùng nó để kiếm ăn thì Trời nỡ nào bắt tội làm gì! Như vừa nói ở trên, tôi chẳng sợ giảm thọ hay nghèo đói (chỉ sợ vô sản ở Mỹ mà thọ quá, rồi sống với bệnh già lay lắt mà làm khổ cả chính phủ lẫn con cháu thì sợ thiệt!).  Mà tôi lại chẳng nghèo đến độ phải đi làm "thầy bà" kiếm ăn, để được miễn cái tội "khả lậu" nói trên, thôi thì té một cú quá ể vậy là ...huề rồi! (may mà biết khôn, đã cúng chai rượu để "tạ tội" rồi, mà cũng không yên, rõ là Thần Thánh chẳng "hối lộ" được!)

Ở đời, cái gì thì cũng có phải có đầu đuôi mới ra chuyện, thì đây...

Hai mươi sáu năm trước, vợ chồng một ông cán bộ Chí Linh tép riu, tên B, mời vợ chồng tôi ra chơi nhà họ ở Rạch dừa, để bàn chuyện mua ghe, giả vờ đi đánh cá rồi sau đó sẽ cùng nhau vượt biên.  Vợ chồng tôi ngày ấy còn trẻ nên ngây thơ tin người, bèn bán sạch tất cả để đưa cho họ hai cây vàng như là phần hùn để mua ghe, dầu, và la bàn, với hy vọng rằng chẳng bao lâu sau, họ sẽ cho hai vợ chồng và đứa con gái lên ba, tên Tú Y, vượt biên chung.  Rồi chờ hoài, chờ hoài chẳng thấy họ kêu, vợ chồng bèn leo xe đò ra Rạch dừa, mới hay gia đình họ đã đi mất cả tuần, sau khi lừa gạt ngay chính anh em ruột thịt trong nhà, và  lánh giềng chòm xóm, để lấy tiền mua ghe vượt biên một mình!  Căn nhà họ bỏ lại chẳng có gì đáng ngoài hai cuốn sách tử vi dầy cui, chả ai đọc được mà lấy...Cảm ơn Trời, và cũng cảm ơn họ, trong bẩy năm nghèo túng, tù tội, khốn khổ sau đó, tôi chẳng có gì nhiều để đọc, học và giải sầu ngoài nó!

Ngày xưa, khi tôi mới sanh ra, ông tôi, một nhà Nho, như thường lệ xem số cho thằng cháu mới, như ông đã từng xem cho tất cả con cháu trong họ, trừ ...con gái.  Số lấy bằng chữ Nho, nhưng ông đọc cho mẹ tôi viết xuống lời giải đoán bằng tiếngViệt.  Năm lên mười, có lần tôi vô tình đọc được bản giải nhưng chẳng hiểu gì hết!

Thế rồi, từ ngày đổi hai cây vàng lấy hai cuốn tử vi và cảnh nghèo túng khốn khổ, tôi chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ ra bẩy năm ròng rã để đọc và học cho được cách đọc bản giải đoán của ông tôi, để biết được về đời mình, và rồi để xem cho những người khác...Từ đó, ai nhờ là coi, một tuần một số, bất kể anh em, thân nhân, bè bạn, hàng xóm, những người quen biết xa gần, thầy dậy học, sĩ quan công chức đi cải tạo về, và vợ con thân nhân của họ... và dĩ nhiên là "for free".  Sau gần bẩy năm, tôi "vô sổ" được hơn 200 mạng.

Còn về phần số tôi, như ông tôi đã đoán, "năm Bính Thân tháng ba ngày 19 giờ Dậu...thằng cháu này chẳng ra quái gì cho đến hết năm 30 tuổi...mệnh không biết có sao chi mà mấy thằng lưu manh trộm cắp chỉ nhìn thấy cái mặt ngầu là...rụng rời, mà bạn nhậu thì quí hóa lắm lúc nào cũng kêu "dzô", thân thì càng già...càng  phẻ", vợ thời đẹp nhưng ngang ngạnh... như cua, đường quan lộ không "police" thì đi...bán nhà, tài bạch rủng rỉnh nhưng cá football thì...lũng, điền trạch thì nhà cửa phải..."remodel" hoài, con cái thì đứa nào cũng...hơn cha, tật ách thì lưng khòm, răng hô, mắt...loạn thị, phúc đức thì sống 78 mà chết thì không...có mả, anh em thì thằng nào cũng...mập hơn mình, nô bộc thì hàng xóm toàn...Việt kiều, tốt nhất là cung thiên di, ra ngoài nếu không bận đi "thăm thú" nhà tù Chino, hay "county jail", thì ngồi "Phở 79"...

Ông tôi đoán trúng phóc như thần! Nghĩ lại mà coi, thì thấy từ thời niên thiếu tôi đã mang chí lớn quyết đậu tú tài vào võ bị để "uýnh" VC mà không thành, ngay cái lúc nước mất nhà tan chạy vào được sứ quán Mỹ mà rồi cũng bị bỏ lại lãng nhách, bán hết tài sản để tính vượt biên thì bị lừa, sau đó được anh hàng xóm HQ thương tình cho đi ké vượt biên thì... đưa ảnh vô tù luôn (tạ lỗi cùng anh, trung úy Lý thuận K., về nước bằng tàu "Việt Nam Thương Tín", cải tạo ra, đạp xích lô, sau tìm đường đưa được người yêu vượt biên thành công, tuổi Kỷ, mệnh Tham Lang cư Tí, "Phiếm thủy đào hoa" cách, nhưng được Tả phù Văn xương đồng cung nên thành nghiệp đâu đó bên miền Đông), tù về rồi thì nghèo túng vất vả cho đến năm 31 mới tới được Mỹ! Vợ thời đẹp là cái chắc rồi... không đẹp sao có người cưới, còn ngang thì cua...cũng còn thua, parole officer chuyên la rầy, dọa nạt, bắt nhốt mấy tên tù giết người, cướp bóc, băng đảng, mà lúc nào cũng bị vợ "rầy rà" từ sáng tới...nửa đêm, thế có tức không! Thôi nói chi dài dòng thêm buồn...

Trở lại câu chuyện thằng bé Khổng Minh, mấy ông Tầu thì hay vẽ chuyện lắm! Như đã nói ở trên, "Tam Quốc Chí" là một bộ truyện dã sử viết ngàn năm trước, không có thiệt, mục đích của nó trước là mua vui, sau là để ca ngợi lòng trung hiếu, nhân nghĩa, tiết hạnh của các nhân vật trong truyện.  Thật ra, đó là một khí cụ tinh vi ghê gớm của bọn vua chúa phong kiến Tầu thời xưa, dùng để răn đe, khống chế, áp đặt trên đám dân đen từ ngàn năm trước, hết đời này sang đời nọ, bằng những "tập tục" và "lề thói" bất công, vô nhân, mà vì ngu muội, hèn nhát, họ một mực tin theo, rồi chấp nhận sống trong nghèo đói, đau khổ, bất công cả ngàn thế hệ...nhưng vẫn vui lòng mát ruột vì đươc mang tiếng... "trung quân, ái quốc". 

Thử bàn câu, "Quân Sư Phụ" xem, ngày xưa hằng năm quan địa phuơng phải bắt gái tơ đem nộp lên Quân (vua) cho đủ "quota" 3000 cung phi, để bù vô đám...hêt tơ, bệnh tật, thất sủng...Quan nào không xoay sở đủ số lượng gái phải nộp thì... bay đầu.  Phần Sư (thầy đồ) thì dậy dân đen (trò), vua làm vậy là đúng lắm, vì ngài là "Thiên tử" mà, rồi thì "trai thời trung hiếu làm đầu...tôi trung không thờ hai chúa...quân xử thần tử, thần bất tử bất trung..."  Còn Phụ (cha), thì biết con gái đi làm... đồ chơi cho vua một vài bận, rồi vào sống trong lãnh cung tới già chẳng còn dịp nào gặp lại mẹ cha, buồn chết đuợc nhưng mà làm sao, than vãn thì Sư cũng la, mà Quân thì cho lính đem...chặt liền! Thôi đành...quỳ lạy xin tạ ơn vua, an thân mà tháng tháng được...vài đấu thóc cũng đỡ vả...

Sau khi vẽ ra chuyện "dã sử" để răn dạy kềm cặp đám dân đen, bọn phong kiến, lại "phịa" ra ngày sanh tháng đẻ của những nhân vật tưởng tượng trong "Tam Quốc Chí" để coi số tử vi của họ mà bàn luận chê khen, như lá số của Tào Tháo chẳng hạn, một tên gian hùng đáng chê trách cỡ Trần thủ Độ của An Nam ta.  Rồi đến lá số của Quan Công, nổi tiếng về lòng trung nghĩa với người anh kết nghĩa là vua Lưu Bị, làm tướng giỏi nhưng chết trận và bị chặt đầu vì số có cách, "Mã đầu đới kiếm".  Kế nữa là lá tử vi của Khổng Minh, nhà chính trị gia và quân sư tuởng tượng hàng đầu của mọi thời đại bên Tầu, như đề cập ở trên.  Chưa hết, những nhân vật tưởng tượng này, có ông lại được đưa lên bàn thờ như Thánh, khói nhang nghi ngút.  Thiết tưởng, nếu mấy ông Tầu hồi xưa, ngồi "quởn" mà tìm được ngày giờ Tề Thiên... nứt trong kẽ đá ra, thì chắc tôi đã được xem lá số... Tề Thiên rồi!

Ước mong sao thằng bé "Khổng Minh" kia sau này sẽ làm rạng rỡ giống nòi Việt ở đất Mỹ này.  Và đừng như anh cố vấn tổng thống kiêm ngoại trưởng Kissinger năm xưa, xúi bẩy bán đứng quê hương miền nam thân yêu của tôi cho Tầu Cộng, để rồi đưa đến cảnh nước mất nhà tan, cả dân tộc lầm than, chưa kể đến hàng triệu cái chết vô nghĩa của chiến sĩ, đồng bào ruột thịt tôi từ đó...

Ý kiến bạn đọc
14/05/201822:55:06
Khách
hay,hay !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến