Hôm nay,  

Ông Hội Trưởng Hội Đồng Hương

13/10/200600:00:00(Xem: 260406)

ÔNG  HỘI  TRƯỞNG  HỘI  ĐỒNG   HƯƠNG

Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI

Bài số 1121-1730-443-vb4111006

*

Tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và đã nhận giải thưởng danh dự.  Trước 1975, ông là một nhà giáo, sĩ quan QLVNCH. Hiện ông giúp việc cho hãng Sypris Data System Los Angeles.

*

Bà Kỳ Băng đang nấu ăn dưới bếp bỗng ngưng lại, quay mặt nhìn lên phòng khách, nói going oang oang lên nhà trên:

- Nè ông! Chủ nhật nầy bầu cử Hội đồng hương tỉnh mình đấy. Ông có tính ra tranh cử không"

Ông Kỳ Băng đang ngồi mãi mê xem chương trình  Bình Luận Tin Tức Thời Sự                    của Tường Thắng và Đỗ Phủ trên đài SBTN. Bữa nào bận gì xem không được, ông canh giờ họ chiếu lại ,và cố xem cho kỳ được, có khi phải thức chờ gần tới nửa đêm, ông vẫn chờ. Bà Kỳ Băng vợ ông thường nói ông "mát dây" nặng rồi, tới giờ đi nghỉ ông còn ôm cái TV, và cười nói một mình. Ông mê chương trình Bình Luận Tin Tức của đài SBTN và rất thích nghe hai ông tuổi trẻ là luật sư Đỗ Phủ và giáo sư Tường Thắng nói chuyện,. Những người trẻ họ trình bày, đối đáp, bình luận trên đài một cách tự nhiên, công bằng, phóng khoáng, không thiên vị, phe phái, hận thù, dù Cọng sản hay Quốc gia, Mỹ hay Việt tỵ nạn, đảng Cọng hòa hay đảng Dân chủ Hoa kỳ, di dân ở lậu hay di dân hợp pháp, Họ cho biết mỗi trường hợp, mỗi người có nỗi lo, nỗi khổ riêng. Người có thẩm quyền phải biết uyển chuyển tùy hoàn cảnh mà xét xử phân minh. Họ thấy ai sai, phe phái nào làm chuyện không phải, nước đục thả câu, họ phê bình xây dựng, bình luận thoải mái, vô tư, không thiên kiến, và chính xác. Thỉnh thoảng Đỗ Phủ và Tường Thắng còn có những lời nói dí dõm, pha trò làm ông nhịn cười không được; nhất là họ bình luận, nhận xét mấy ông chính trị bộ Cọng sản Việt nam đang nắm quyền sinh sát ở quê nhà. Ông nào cũng có cả tỷ đô la Mỹ mà cứ hô hào chống tham nhũng, ồn ào một thời gian rồi cuối cùng cũng ông Vũ Như Cẩn  ( Vẫn Như Cũ) hay ông U Như Kỹ  ( Y Như Cũ ) lại xuất hiện thôi. Dân ở nhà quê thì đói dài, thiếu thốn mọi thứ mà mấy ổng cứ tiếp tục hô hào "Xóa Đói Giảm Nghèo" .Cấm cản người dân đủ mọi thứ chuyện mà cứ lãi nhãi " Dân Bàn, Dân Thảo Luận, Dân Góp Ý"..Những trò hề ấy cứ diễn đi, diễn lại, năm nầy, tháng nọ như một điệp khúc của cái đờn cò sắp đứt dây. Riết rồi người dân đâm ra chán, và ít ai quan tâm đến nữa. Ông Kỳ Băng nghỉ hưu đã hơn năm nay rồi, ở nhà ra vô tồi túng, khó chịu, chỉ còn có cách ôm cái TV, xem chương trình Bình Luận Tin Tức, và đọc báo là phương tiện giải trí duy nhất của ông.

  Thường   tính tình của một số lớn người nghỉ hưu hay thay đổi bất thường, lúc trẻ dễ dãi, chín bỏ làm mười, vui vẻ, hào phóng, giờ sinh ra khó khăn hay bắt bẻ con cháu nầy nọ, và nẩy sinh ra nhiều cái mê: có kẻ mê đánh bạc; rủ nhau đi Las Vagas đều đều,  có người mê gái, mê vợ bé, mê đào non, có ông mê nhảy đầm, ghiền uống rượu , ghiền chơi cờ tướng, lại có kẻ thích trồng cây, trồng hoa, làm vườn, lại có ông mê chút chức tước, danh hảo nơi cộng đồng, và  thường hay nổ nang, khoe khoang lố bịch nơi công cộng, và không tưởng những chuyện "Đội Đá Vá Trời, Lấp Cạn Biển Đông", bỗng một sớm, một chiều tự xưng mình là ông nầy, bà nọ, cho mình là cái rốn của cộng đồng, của vũ trụ nhưng thực chất họ chỉ là con số không to tướng. Tự dưng in " business card "  tự phong mình là "president" hội nầy, sở kia. Một số người mới qua không biết nhìn thấy hoảng hồn, tưởng là gặp thứ dữ, nhưng những người qua lâu, họ ôm bụng cười.. Thật là trò hề cho đa số người Việt tỵ nạn thầm lặng ở hải ngọai nầy thôi.  Riêng ông Kỳ Băng; trước kia ông chỉ có mê xem đá banh trên đài Mễ, mặc dù tiếng Spanish ông không rành. Ông xem đường banh của cầu thủ, và đóan hiểu người ký gíã thể thao đang nói gì.  Từ khi có đài SBTN, ông mê thêm mục Bình Luận Tin Tức Thời Sự. Ông ghiền xem bình luận tin tức như người ta  ghiền thuốc phiện. Có những lúc họ bình luận hay quá trúng như ý ông nghĩ, ông vỗ tay và cười lớn  một mình. Bà vợ  ông  thường nói đùa với các con về thăm là "cha  chúng bay bị bịnh thần kinh nặng lắm rồi; phải tìm cách chửa trị cho ổng đi." Trái lại, bà Kỳ Băng lại mê chuyện khác. Bà mê danh dù là danh hảo. Nếu như bà sinh ra vào thế kỷ trước ở nước ta; thế nào bà cũng dành dụm bỏ tiền ra mua cho chồng chức Huyện hàm hay Chánh tổng hoặc Lý trưởng gì đó. Bà học chưa qua bậc trung học, nhưng rất thông minh, nhanh nhẹn, tùy cơ, ứng biến rất tài tình. Ai nói gì bà nghe thoáng qua là nhớ ngay, hiểu ngay.  Bà giao tế nhiều, bạn bè thân sơ trên dưới mấy chục người. Bà cùng chồng và các con vượt biên đến Mỹ năm 1980, và chưa môt lần nào bà được ôm sách vở đến trường học  chữ Anh nhưng nhờ mấy năm đầu làm việc trong nhà thờ, tiếp xúc nhiều với người Mỹ, và bắt buộc phải đối  đáp tiếng Anh với họ. Ban đầu bà trả lời tiếng được, tiếng mất, giơ tay, gật đầu, chuyện gì cũng " yes". Giờ đây, tiếng Anh  bà nói ào ào không vấp váp, khi trầm, khi bỗng, khi lên, khi xuống, có khi bà còn chưởi thề bằng tiếng Anh với những người Mễ làm công trong xưỡng may của bà. Bà chỉ có cái tội là  không đọc và viết được tiếng Anh thôi. Có người chê bà nói tiếng Anh bồi nhưng bà dõng dạc, đốp chác, nỗi xùng trả lời là "Bullshit!  I don t care. Tôi nói Mỹ hiểu, Mỹ nói tôi hiểu là đủ rồi. Who s know" Các người đi chỗ khác chơi đi." Người đối diện thấy bà to con, tiếng nói rỗn rãng, nét mặt hằm hằm  nên họ im lặng bỏ đi. Khi "deal" với những người  Mỹ để ký giao kèo  thầu cắt may những lô hàng, miệng bằng tay, tay  bằng miệng, bà lý luận, cải cọ sắc bén không thua gì một luật sư, cho nên phần lợi luôn luôn về phía bà. Nhưng bà khôn lắm, mỗi khi phải đặt bút ký giao kèo, bà chưa ký vội, và đem về cho cô con gái út đang học năm cuối trường Luật đọc kỹ rồi dịch ra từng chữ, từng câu cho bà thông suốt rồi mới chịu ký.

   Bà có tính đặc biệt là rất ghét những người ăn không ngồi rồi, không làm việc. Từ khi  ông Kỳ Băng  về hưu đến giờ, ông là cái gai chướng mắt của bà . Suốt ngày, bà thấy ông hết cầm tờ Việt Báo; rồi tờ Người Việt, xong tới tờ Viễn Đông, hết chuyện đọc báo, ông lại lò dò đến ngồi trước cái TV hoặc lắng tai nghe đài BBC, đài VOA v...v... Cho nên hễ có dịp là bà đẩy ông ra làm việc nầy, việc nọ. Nhiều lần bà nhờ ông ra rước mấy đứa cháu nội, cháu ngọai ở ngòai trường học, lúc đó thì giọng bà trầm xuống, ngọt ngào, nhẹ nhàng, thoang thoảng như hồi mới cưới, chỉ thay chữ đại danh từ Anh ra Ông, Em ra Tôi thôi:

- Ba con Châu đâu rồi! Con nó mới gọi điện là hôm nay lúc đi làm về phải ghé chợ, ông làm ơn ra trường rước con Tý, thằng Cu về đây; đừng để chúng chờ, rồi chốc nữa mẹ chúng ghé rước chúng về. Tôi mới xay xong ly nước trái cây để trong tủ lạnh, ông lấy uống rồi hãy đi. Nhớ lái xe rất cẩn thận đó.

Ông Kỳ Băng đang say sưa  dán mắt nơi cái TV nhưng cũng phải bóp bụng, miễn cưỡng, uể oải đứng dậy, và đi lấy  chìa khóa xe, vừa đi, vừa nói lầm bầm trong miệng cho đỡ ấm ức. Bà Kỳ Băng nhiều lần lăm le ra ứng cử chức vụ Hội trưởng Hội đồng hương tỉnh nhà, nhưng trong cộng đồng Việt ở Mỹ hiện nay chưa có bà nào ra ứng cử chức vụ nói trên nên bà nấn ná chờ thời, ai ra trước bà sẽ nối gót theo sau. Bà kiên nhẫn chờ mãi cho tới bây giờ cũng chưa có người phụ nữ Việt nào ra tranh cử chức vụ hội trưởng hội đồng hương cả. Bây giờ, cái đích của bà là đẩy ông Kỳ Băng ra ứng cử.  Bà động viên, thúc đẩy, khi nhu, khi cương, xúi bảo ông chồng tham gia tranh chức Hội  trưởng. Bà hy vọng có  cái danh với người ta. Đàng nào, bà cũng là phu nhân ông Hội trưởng. Bà lên giọng với chồng:

- Nè! Nè! Tôi nói cho ông hay. Hồi ở Việt nam ông không có chức tước gì, chỉ được cái chức gia trưởng, chưa lên nỗi chức liên gia trưởng, đừng nói gì đến chức khóm trưởng, phường trưởng, xã trưởng, quận trưởng v...v... Bây giờ là dịp cho ông nhảy lên một lúc mấy bậc, từ ông gia trưởng lên làm hội trưỡng,  danh chính ngôn thuận, đồng bào bầu bán đàng hoàng, chứ không phải là những kẻ tự xưng, tự biên, tự diễn đâu. Ông ra làm Hội trưởng đồng hương tỉnh nhà có khác gì ông làm tỉnh trưởng tỉnh mình ở hải ngọai đâu! Ông được dịp "ăn trên ngồi trốc" " Một miếng giữa làng còn hơn một sàng xó bếp". Xênh xang mũ áo với người ta. Giờ đây, ông cứ suốt ngày ôm hết cái TV đến mấy tờ báo thì còn làm nên cơm cháo gì!

Ông Kỳ Băng gân cổ cải lại:

- Bà có những tư tưởng thật là sai lầm, lố bịch, hẹp hòi, ích kỷ, và không tưởng. Bà mơ chuyện viễn vông, không thực tế. Ý tưởng thật khôi hài nếu đem so sánh chức Hội trưởng đồng hương với tỉnh trưởng trước 75 . Bà nên nhớ rằng: Hội đồng hương là nơi để mọi ngưòi cùng xứ sở, cùng làng, cùng tỉnh họp lại, gặp nhau, thăm hỏi nhau, chuyện vãn, và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp những điều khó khăn nơi đất khách quê người. Tham dự việc quan, hôn, tang, tế, và cũng là nơi mà mọi người cùng một quan điểm chính trị nghĩa là không chấp nhận chế độ Cọng sản ngự trị trên quê hương chúng ta, cùng  ngồi lại với nhau thông cảm, đoàn kết, chín bỏ làm mười, thương yêu, nâng đỡ nhau như người cùng một nhà, cùng góp công, góp sức, góp của, nhiều tay vỗ nên kêu để giúp đỡ những đồng bào đang lâm cảnh khốn cùng, những thương phế binh VNCH, những cô nhi, quả phụ đang sống vất vưỡng ở quê nhà,  và tiếp tục cùng nhau xây dựng một thế hệ Việt nam hậu duệ ở xứ người không quên cội nguồn dân tộc, và sẵn sàng trở lại quê cha, đất tổ để góp phần xây dựng  đất nước khi chế độ Cọng sản không còn nữa. Hội đồng hương không phải là nơi để hoạt động đảng phái, tôn giáo, đoàn thể, chia phe nầy, nhóm nọ hay tới đó để khoe giàu, khoe sang, con cái thành ông nầy, bà nọ, cái nhẫn hột xòan chị to, cái xe Mercedes ông đờI mới, cái mansion của tôi trên núi, cái nhà bà dưới biển v... v... Người Hội trưởng Hội đồng hương phải là người đa năng, đa hiệu, đa tài, dấn thân làm việc " Chùa ", "Ăn Cơm Nhà Vác Ngà Voi", lo cái lo trước mọi người, và vui cái vui sau mọi người. Người Hội trưởng không phải là người được cử lên, rồi ngồi đó chỉ tay năm ngón, sai bảo người nầy, người nọ, ăn trên, ngồi trốc, tự chia ra đẳng cấp, tự" proud" lấy mình. Riêng phần tôi, từ ngày hưu trí đến giờ sức khỏe ngày càng sa sút, đâu sung sức như hồi còn đi làm mà ra tranh cử, đảm nhiệm chức vụ Hội trưởng đồng hương. Hơn nữa, tôi biết sức tôi đâu đủ khả năng, trình độ gì  đảm nhiệm chức vụ đó.

Bà Kỳ Băng  liền trổ tài lý luận, thuyết phục, cố làm sao cho ông chồng theo ý bà.  Bà liền đáp:

- Ông tìm đủ mọi cách trốn tránh trách nhiệm, cải chày, cải cối, thoái thác bổn phận. Người lớn tuổi sức khỏe ai lại không sa sút. Tôi là vợ ông hơn bốn mươi năm tôi biết mà. Ông đã hơn sáu muơi mà " cái chuyện đó" ông đâu có để cho tôi yên. Ông còn nghe mấy ông lang băm quảng cáo trên báo bày uống thuốc nầy, rượu nọ cho phục hồi sinh lực.. Ông còn thuyết phục tôi để ông đi nhảy đầm đều đều cho tan mỡ, tiêu đờm. Ông hưởng thụ tối đa, còn việc nước, việc nhà, việc xã hội,  ông không màn đến.

- Trời ơi! Bà làm như tôi là lãnh tụ thật không bằng. Thôi, thôi! Bà cho tôi hai chữ "bình an" đi. Bà nói riết làm tôi điên lên thôi.

Hai vợ chồng cứ cải qua, cải lại như vậy cho tới ngày bầu cử Hội trưởng Hội đồng hương. Ông Kỳ Băng nhất định không ra ứng cử. Hôi đồng hương chỉ có mình ông La Bền ra thôi. Hội viên nghĩ lại chuyện độc diễn hồi xưa trước năm 1975 của Tổng thống Thiệu nên nhao nhao phản đối. Bà Kỳ Băng đứng dậy phát biểu:

- Thưa qúi vị đồng hương cử tri: "để tránh màn độc diễn, tôi xin đề cử ông chồng tôi là  ông Kỳ Băng ra tranh cử chức vụ hội trưởng đồng hương cùng ông La Bền."

Cả hội trường bỗng trở nên sôi nỗi, ồn ào thảo luận đến nỗi ông trưởng ban bầu cử phải hết sức lắm mới giữ được trật tự. Ông đọc những nguyên tắc căn bản về bầu cử và ứng cử, xong ông tiếp tục nói:

    -Xin qúi vị im lặng cho. Cuộc bầu cử sắp sửa bắt đầu. Chúng ta sẽ bỏ phiếu kín. Trên bảng đen có ghi tên hai vị ứng cử viên. Ông La Bền và ông Kỳ Băng. Mỗi ứng viên sẽ được mời lên trước mặt đồng hương trình bày tiểu sử và chương trình hành động của mình sau khi đắc cử.  Xong, chúng tôi sẽ cho nhân viên đến từng bàn phát phiếu bầu cử; trên phiếu có đóng dấu Hội đồng hương. Qúi vị đồng hương suy nghĩ chọn lựa, và chỉ được viết  trên phiếu của mình một tên ứng cử viên nào mình thích, và bỏ vào thùng phiếu trước bàn thờ Tổ quốc v...v...

   Cuộc bầu cử kết thúc. Ông Kỳ Băng thắng cử với số phiếu sít sao, chỉ hơn đối thủ của mình mấy phiếu. Đồng hương tỉnh N có Hội trưởng mới, và họ đang chờ đợi sự làm việc của ông tân Hội trưởng. Bà Kỳ Băng tỏ ra vui vẻ, và cảm thấy hạnh phúc lãng vãng đâu đây.

Ý kiến bạn đọc
16/08/201604:56:00
Khách
Chuyện của tác giả viết phản ảnh thật đúng những Hội Đồng Hướng ở Mỳ . Cháu thấy có nhiều người ra tranh cử, khi thất cử lại nhảy ra lập Hội thứ hai làm phân hoá đồng hương. Thật đáng trách.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến