Hôm nay,  

Hoạ Vô Đơn Chí

19/07/200600:00:00(Xem: 298615)

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH

Bài số 1061-1670-383-vb4190706

*

Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân  Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Thật tình tôi không rành chữ nho nhưng tôi được chồng tôi giải thích cho tôi câu trên có nghĩa la  "cái xui xẻo không tới một mà nó tới nhiều lần".  Đúng là y như vậy đó bà con! 

Cách đây cỡ một tháng chồng tôi đi làm về vẻ mặt buồn buồn nói với tôi ngay khi vừa bước vào cửa:

- Mình có tin buồn em à. Anh bị lây ốp năm học tới!

Tôi nghe qua như sét đánh ngang  mày!  Đang cười bỗng miệng tôi thành méo xẹo.  Mà không méo xẹo sao được vì tôi cũng đang bị thất nghiệp cả mấy tháng nay.  Nhà hàng chỗ tôi phụ bếp ở trong mall phải đóng cửa vì tiền rent tăng cao quá không đủ lời.  Trước đó mẹ tôi bị bệnh nặng phải vào cấp cứu tôi đã phải mua vé máy bay khẩn cấp về thăm nuôi mẹ tôi cả hai tháng trời.   Sau khi qua lại thì nhà hàng bị đóng cửa.  Tôi phải chật vật lắm mới xin ăn được tiền thất nghiệp sau khi phải nộp đơn kèm theo tờ biên nhận của bệnh viện họ mới tin.  Rồi bây giờ đến phiên chồng tôi bị nữa!  Thật đúng là cái xui không  chỉ tới một lần. Ông bà ta nói hay thiệt!

Chồng tôi mất ngủ cả mấy đêm vì lo buồn. Tôi thì cũng không cách chi vui vẻ được.  Cũng may là sau đó chồng tôi lấy lại được bình tĩnh để tìm chỗ làm khác cho anh cũng như cho tôi.

Theo điều lệ ở tiểu bang của tôi thì người ăn tiền thất nghiệp mỗi tuần phải khai báo một lần và ghi vô sổ là mình có đi tìm việc làm ba nơi nhưng không đươc.  Tôi thì chỉ biết việc bếp núc nên chỉ xin việc phụ bếp và không chỗ nào mướn cả.  Nào là nộp vào các chợ Mỹ như Good Will, Wal Mart, chợ Safe Way, Top Food v.v… rồi xin vào hãng trồng nấm, trồng cây mà không nơi nào kêu cả.  Mới đây chồng tôi đọc trong báo thấy nhà thương và nhà phục vụ cho người già hưu trí cần người trong bếp, chồng tôi chở tôi đi liền để được phỏng vấn. 

Nhà hưu trí thật là sang và đẹp, phòng ăn trang hoàng mỹ thuật và sạch sẽ.  Tôi được gặp bà trưởng bếp, với tiếng Mỹ "ba xồn, bốn xực" của tôi không biết sao bả cũng nhận.  Tôi mừng hết lớn.  Hôm sau tôi đến bổ túc giấy tờ để đi làm ngày kế.

Trưa bữa đó chồng tôi chở tôi đến vào lúc gần mười một giờ.   Bà trưởng bếp kêu tôi về nhà thay quần tây màu đen không được mặc quần jeans khi làm và phải mang giày vừa vặn để đi lại cho thoải mái.  Chồng  tôi lại phải chở tôi về thay quần, thay giầy. Bà trưởng bếp còn nói với tôi phải tập nói lớn tiếng vì ở đây đông người.  Bả còn bắt tôi phải tập nói lớn cho bả nghe!  Tôi làm từ mười một giờ rưỡi tới bảy giờ tối mỗi ngày.  

Tôi tưởng là mình vào phụ bếp nhưng không phải! 

Họ bắt tôi chạy bàn bưng thức ăn từ nhà bếp ra trong giờ ăn và báo lại cho bếp các cụ muốn ăn gì!  Thử hỏi bạn là tiếng Mỹ tiếng Tây của tôi "ba trật, bốn duột" mà đi báo thức ăn thì gọi là con sò sẽ thành con tôm!  Tôi đã nhỏ con mà lại phải bưng nặng rồi buổi chiều sau khi ăn còn phải phụ rửa chén, lau chùi nhà bếp. Tôi nghĩ trong bụng chắc là đứt bóng sớm.  Mà đúng y chang.  Làm được ba ngày tôi đứt bóng vì không còn kham nổi nữa.

Tôi nhớ lại sau bửa phỏng vấn, họ nói là sẽ họp lại để quyết định rồi hôm sau sẽ cho tôi biết.  Đêm đó tôi khóc với chồng tôi vì nghĩ rằng họ không chịu mướn.   Rồi giờ đây sau khi làm được mấy ngày phải nghỉ, tôi lại khóc với chồng tôi là tôi không biết chừng nào mình mới có được việc làm vừa sức.  Mà tôi bị quá sức thật.   Sau có ba ngày mà tôi bơ phờ.  Về nhà không ăn uống gì được và lại bị căng thẳng vì luôn lo sợ tiếng Mỹ của mình kém không nghe nổi các cụ và nhà bếp muốn gì.  Thêm vào đó, thằng cha trưởng bếp rất là cộc cằn và tỏ vẻ khó chịu với tôi ngay từ hôm đầu.  Rồi con mụ bếp phụ lại thấy tôi mới làm, tiếng Mỹ ít nên dở trò "ma cũ ăn hiếp ma mới" làm tôi mất tinh thần.   Chiều ngày thứ ba tôi gọi phone về nói với chồng tôi là tôi phải nghỉ vì không kham nổi nữa.  Chồng tôi gọi phone cho bà bếp trưởng báo cho bà là ngày hôm sau tôi không đi làm nữa.  Bà nói:

- Tôi thấy chị ấy được lắm mà… nếu vậy thì... OK!  Chúc chị ấy kiếm được việc làm khác. 

Tới hôm nay thì chồng tôi vẫn chưa có việc làm mà tôi cũng vậy.  Tôi thì đêm nào cũng không ngủ được vì trăm mối lo trong đầu. Chồng tôi thì chắc là cũng vậy nhưng sao tôi thấy ảnh cứ tỉnh bơ ăn uống, đi thư viện, đi garage sale không lộ vẻ gì lo lắng cả!  Sáng nào anh cũng vào trường college gần nhà để học each xeo each xếch gì đó trên computer.  Tôi nghĩ thầm: 

- Cái thằng cha này lì thiệt! Thất nghiệp rồi mà còn ngồi học được!

Tôi nghĩ như vậy cũng đúng mà cũng không đúng.  Hay là chồng tôi ảnh đã bị tù cải tạo cả mười năm nên chắc ảnh đã "luyện" được "bất cần bí kíp" nên coi như pha mối bất hạnh trên đời chăng"  Chẳng biết đâu mà "mò" thằng cha này. Cả ngày chả lầm lì không nói một câu thì làm sao tôi đoán ra cho được phải không bà con"  Mà phải nói là những người trong cái đạo có cái tên kỳ cục: Baha'i của ảnh giúp đỡ chúng tôi thật là sốt sắng.  Họ an ủi ảnh, tìm nơi giới thiệu việc làm cho chúng tôi.   Ngoài ra bạn bè Việt Mỹ đều tỏ lòng lo ngại và tìm mọi cách giúp đỡ.  Nhờ vậy, tuy là đang ở trong cơn hoạn nạn nhưng về mặt tinh thần, chúng tôi thấy thật nhiều khích lệ.  Chồng tôi cũng nói với tôi là trong cơn hoạn nạn mình phải bình tĩnh để thấy đâu là lối thoát chứ lo lắng hoài thì không thể nào thấy được lối ra.  Tôi cũng rán nghe theo lời của ảnh chớ biết sao bây giờ.

Hồi còn ở bển thì còn có người này người kia trong gia đình lo chớ bây giờ có chồng ở bên này thì ráng mà lo với chồng mình.  Sở dĩ tôi rất lo là vì chữ nghĩa mình ít lại lâm trong cảnh "họa vô đơn chí" này không biết phải làm sao chỉ còn biết xin Ơn Trên giúp cho có việc làm và may mắn để qua được "năm xui tháng hạn" này.  Mỗi lần đọc hàng chữ chồng  viết thật to trong tập học của ảnh là "Mọi Sự Sẽ Qua", tôi tin là cái xui hiện nay của vợ chồng tôi rồi cuối cùng  sẽ chấm dứt như vậy.

TRƯƠNG TẤN THÀNH

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,848,742
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Nhạc sĩ Cung Tiến