Hôm nay,  

Từ Mũi Kennedy, Viết Về Discovery

18/07/200600:00:00(Xem: 133020)

Người viết: BÙI THANH LIÊM

Bài không dự thi, vb3180706

Hình trên: Chuyến bay thứ 32 của tàu con thoi Discovery khi được phóng đi, mang theo phi hành đoàn 7 người: Lindsey, Kelly, Fossum, Nowak, Wilson, Sellers, Reiter. Khi về, còn 6, vì  để lại nhà phi hành gia người Đức Thomas Reiter trên Trạm vũ trụ quốc tế làm việc trong sáu tháng. Phi thuyền đã hạ cánh an toàn, chạm đất ở mũi Kennedy lúc 9:15 phút sáng giờ miền đông Hoa kỳ (13h14 giờ GMT). Đây là chuyến bay  thứ 18 tới Trạm vũ trụ quốc tế.  Sáng Thứ Hai, 17-7, khi phi thuyền Discovery trở về,  từ mũi Kennedy, tác giả Bùi Thanh Liêm  ghi nhanh cho Việt Báo.

Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu, một khoa học gia gốc Việt trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ. Trong năm 2002, ông đã được vinh danh về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ.

Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả bài viết “Mùa Hè Năm Ấy”, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 và đã được trao tặng giải danh dự.

Ông tên thật là Vũ Thành Long, sinh năm 1962 tại Vũng Tàu,  tốt nghiệp tiến sĩ tại Mississippi State University, Starkville, với luận án “The Use of Non-Uniform Rational B-Splines (NURBS) in Overset Grid Generation”, tạm dịch “Ứng dụng chốt trục Bezier hữu tỷ bất đồng trong thuật chia lưới đảo lộn”. Từ 2002 tới nay, ngoài công việc giảng dạy tại đại học, ông là khoa học gia hệ thống phóng (launch systems), NASA Kennedy, Florida, trách nhiệm nghiên cứu về phương pháp giảm chấn động và cường độ âm thanh khi phóng phi thuyền; thí nghiệm và dự đoán hiện tượng cát trượt do ảnh hưởng lực đẩy của hỏa tiễn; tính toán ảnh hưởng áp suất gió quanh nhà chứa phi thuyền và trên bệ phóng; lập trình tính toán sự phát triển âm thanh ở tần số thấp.

*

Sáng nay vừa bước vào phòng làm việc thì David, người bạn Mỹ đồng nghiệp hỏi tôi:

- Bruce, mày có muốn đi xem phi thuyền Discovery đáp không"

Theo chương trình, hôm nay Discovery sẽ trở về sau một sứ mệnh được NASA đánh giá là gần như hoàn hảo (near-perfect mission). Hèn gì lúc nãy ở bãi đậu xe tôi thấy rất nhiều người đi ngược hướng với tôi. Tôi trả lời David:

- Cám ơn, nhưng chắc tao xem TV trong này được rồi.

- Tùy mày đấy, khoảng 9:10AM Discovery sẽ hạ cánh, tức là còn gần nửa tiếng, nếu mày đổi ý thì nhập bọn, xe bọn tao còn dư 2 chỗ.

Giờ này không khí quanh đây thật yên tĩnh, hầu hết mọi người đã lái xe đi coi Discovery đáp. Thật ra thì điểm gần nhất mà họ có thể đến cũng cách đường phi đạo dến vài dặm, chỉ có một số may mắn được cho vé xem hồi tuần trước là có thể đứng dọc theo đường phi đạo mà thôi.

Sau khi rót một tách cà-phê, tôi vào phòng thư viện của nhóm, mở TV lên xem. Hôm nay trời thật nhiều mây, tuy nhiên theo cơ quan điều khiển đường bay ở Johnson thì thời tiết rất tốt để đáp.

Bây giờ là 9:10 sáng, còn 5 phút nữa Discovery sẽ đáp. Trên màn ảnh TV là những gì phi hành gia nhìn thấy được từ buồng lái, do một máy camera đặt ở mũi phi thuyền nên người xem nhìn thấy rất rõ, nhưng những gì chúng tôi có thể nhìn thấy được toàn là những đám mây mù.

Phóng viên đài truyền hình nhấn mạnh là thông thường thì không có mây mù như vậy, tuy nhiên các phi hành đoàn có thể điều khiển phi thuyền không cần phải nhìn phía trước, họ có thể lèo lái con tàu bằng trợ lực của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) gắn trên phi thuyền và dưới sự hướng dẫn của không lưu dưới đất liền. Một phút sau đó (9:11AM), 2 tiếng nổ "bùm bùm" vang lên khi Discovery phá vỡ bức tường âm thanh. Các cửa sổ của building tôi đang ngồi rung lên một phát. Lần cuối nghe được tiếng bùm báo hiệu phi thuyền trở về là tháng 12 năm 2002, khi Endeavour đáp xuống đây sau khi hoàn thành sứ mệnh STS-113. Sau đó là thảm họa Columbia vào tháng 2, 2003 trước khi hoàn tất phi vụ STS-107. Năm ngoái, khi Discovery trở về sau khi hoàn tất sứ mệnh STS-114 vì thời tiết xấu nên phải đáp ở California, như vậy là gần 4 năm rồi dân chúng Florida mới nghe lại được tiếng "sonic boom".

9:15 sáng, giờ miền đông Hoa ky, Discovery chạm đất, chấm dứt một hành trình dài hơn 5 triệu dặm.

BÙI THANH LIÊM

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến