Hôm nay,  

Từ Mũi Kennedy, Viết Về Discovery

18/07/200600:00:00(Xem: 131335)

Người viết: BÙI THANH LIÊM

Bài không dự thi, vb3180706

Hình trên: Chuyến bay thứ 32 của tàu con thoi Discovery khi được phóng đi, mang theo phi hành đoàn 7 người: Lindsey, Kelly, Fossum, Nowak, Wilson, Sellers, Reiter. Khi về, còn 6, vì  để lại nhà phi hành gia người Đức Thomas Reiter trên Trạm vũ trụ quốc tế làm việc trong sáu tháng. Phi thuyền đã hạ cánh an toàn, chạm đất ở mũi Kennedy lúc 9:15 phút sáng giờ miền đông Hoa kỳ (13h14 giờ GMT). Đây là chuyến bay  thứ 18 tới Trạm vũ trụ quốc tế.  Sáng Thứ Hai, 17-7, khi phi thuyền Discovery trở về,  từ mũi Kennedy, tác giả Bùi Thanh Liêm  ghi nhanh cho Việt Báo.

Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu, một khoa học gia gốc Việt trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ. Trong năm 2002, ông đã được vinh danh về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ.

Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả bài viết “Mùa Hè Năm Ấy”, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 và đã được trao tặng giải danh dự.

Ông tên thật là Vũ Thành Long, sinh năm 1962 tại Vũng Tàu,  tốt nghiệp tiến sĩ tại Mississippi State University, Starkville, với luận án “The Use of Non-Uniform Rational B-Splines (NURBS) in Overset Grid Generation”, tạm dịch “Ứng dụng chốt trục Bezier hữu tỷ bất đồng trong thuật chia lưới đảo lộn”. Từ 2002 tới nay, ngoài công việc giảng dạy tại đại học, ông là khoa học gia hệ thống phóng (launch systems), NASA Kennedy, Florida, trách nhiệm nghiên cứu về phương pháp giảm chấn động và cường độ âm thanh khi phóng phi thuyền; thí nghiệm và dự đoán hiện tượng cát trượt do ảnh hưởng lực đẩy của hỏa tiễn; tính toán ảnh hưởng áp suất gió quanh nhà chứa phi thuyền và trên bệ phóng; lập trình tính toán sự phát triển âm thanh ở tần số thấp.

*

Sáng nay vừa bước vào phòng làm việc thì David, người bạn Mỹ đồng nghiệp hỏi tôi:

- Bruce, mày có muốn đi xem phi thuyền Discovery đáp không"

Theo chương trình, hôm nay Discovery sẽ trở về sau một sứ mệnh được NASA đánh giá là gần như hoàn hảo (near-perfect mission). Hèn gì lúc nãy ở bãi đậu xe tôi thấy rất nhiều người đi ngược hướng với tôi. Tôi trả lời David:

- Cám ơn, nhưng chắc tao xem TV trong này được rồi.

- Tùy mày đấy, khoảng 9:10AM Discovery sẽ hạ cánh, tức là còn gần nửa tiếng, nếu mày đổi ý thì nhập bọn, xe bọn tao còn dư 2 chỗ.

Giờ này không khí quanh đây thật yên tĩnh, hầu hết mọi người đã lái xe đi coi Discovery đáp. Thật ra thì điểm gần nhất mà họ có thể đến cũng cách đường phi đạo dến vài dặm, chỉ có một số may mắn được cho vé xem hồi tuần trước là có thể đứng dọc theo đường phi đạo mà thôi.

Sau khi rót một tách cà-phê, tôi vào phòng thư viện của nhóm, mở TV lên xem. Hôm nay trời thật nhiều mây, tuy nhiên theo cơ quan điều khiển đường bay ở Johnson thì thời tiết rất tốt để đáp.

Bây giờ là 9:10 sáng, còn 5 phút nữa Discovery sẽ đáp. Trên màn ảnh TV là những gì phi hành gia nhìn thấy được từ buồng lái, do một máy camera đặt ở mũi phi thuyền nên người xem nhìn thấy rất rõ, nhưng những gì chúng tôi có thể nhìn thấy được toàn là những đám mây mù.

Phóng viên đài truyền hình nhấn mạnh là thông thường thì không có mây mù như vậy, tuy nhiên các phi hành đoàn có thể điều khiển phi thuyền không cần phải nhìn phía trước, họ có thể lèo lái con tàu bằng trợ lực của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) gắn trên phi thuyền và dưới sự hướng dẫn của không lưu dưới đất liền. Một phút sau đó (9:11AM), 2 tiếng nổ "bùm bùm" vang lên khi Discovery phá vỡ bức tường âm thanh. Các cửa sổ của building tôi đang ngồi rung lên một phát. Lần cuối nghe được tiếng bùm báo hiệu phi thuyền trở về là tháng 12 năm 2002, khi Endeavour đáp xuống đây sau khi hoàn thành sứ mệnh STS-113. Sau đó là thảm họa Columbia vào tháng 2, 2003 trước khi hoàn tất phi vụ STS-107. Năm ngoái, khi Discovery trở về sau khi hoàn tất sứ mệnh STS-114 vì thời tiết xấu nên phải đáp ở California, như vậy là gần 4 năm rồi dân chúng Florida mới nghe lại được tiếng "sonic boom".

9:15 sáng, giờ miền đông Hoa ky, Discovery chạm đất, chấm dứt một hành trình dài hơn 5 triệu dặm.

BÙI THANH LIÊM

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,346,675
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.