Hôm nay,  

Từ Mũi Kennedy, Viết Về Discovery

18/07/200600:00:00(Xem: 131540)

Người viết: BÙI THANH LIÊM

Bài không dự thi, vb3180706

Hình trên: Chuyến bay thứ 32 của tàu con thoi Discovery khi được phóng đi, mang theo phi hành đoàn 7 người: Lindsey, Kelly, Fossum, Nowak, Wilson, Sellers, Reiter. Khi về, còn 6, vì  để lại nhà phi hành gia người Đức Thomas Reiter trên Trạm vũ trụ quốc tế làm việc trong sáu tháng. Phi thuyền đã hạ cánh an toàn, chạm đất ở mũi Kennedy lúc 9:15 phút sáng giờ miền đông Hoa kỳ (13h14 giờ GMT). Đây là chuyến bay  thứ 18 tới Trạm vũ trụ quốc tế.  Sáng Thứ Hai, 17-7, khi phi thuyền Discovery trở về,  từ mũi Kennedy, tác giả Bùi Thanh Liêm  ghi nhanh cho Việt Báo.

Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu, một khoa học gia gốc Việt trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ. Trong năm 2002, ông đã được vinh danh về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ.

Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả bài viết “Mùa Hè Năm Ấy”, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 và đã được trao tặng giải danh dự.

Ông tên thật là Vũ Thành Long, sinh năm 1962 tại Vũng Tàu,  tốt nghiệp tiến sĩ tại Mississippi State University, Starkville, với luận án “The Use of Non-Uniform Rational B-Splines (NURBS) in Overset Grid Generation”, tạm dịch “Ứng dụng chốt trục Bezier hữu tỷ bất đồng trong thuật chia lưới đảo lộn”. Từ 2002 tới nay, ngoài công việc giảng dạy tại đại học, ông là khoa học gia hệ thống phóng (launch systems), NASA Kennedy, Florida, trách nhiệm nghiên cứu về phương pháp giảm chấn động và cường độ âm thanh khi phóng phi thuyền; thí nghiệm và dự đoán hiện tượng cát trượt do ảnh hưởng lực đẩy của hỏa tiễn; tính toán ảnh hưởng áp suất gió quanh nhà chứa phi thuyền và trên bệ phóng; lập trình tính toán sự phát triển âm thanh ở tần số thấp.

*

Sáng nay vừa bước vào phòng làm việc thì David, người bạn Mỹ đồng nghiệp hỏi tôi:

- Bruce, mày có muốn đi xem phi thuyền Discovery đáp không"

Theo chương trình, hôm nay Discovery sẽ trở về sau một sứ mệnh được NASA đánh giá là gần như hoàn hảo (near-perfect mission). Hèn gì lúc nãy ở bãi đậu xe tôi thấy rất nhiều người đi ngược hướng với tôi. Tôi trả lời David:

- Cám ơn, nhưng chắc tao xem TV trong này được rồi.

- Tùy mày đấy, khoảng 9:10AM Discovery sẽ hạ cánh, tức là còn gần nửa tiếng, nếu mày đổi ý thì nhập bọn, xe bọn tao còn dư 2 chỗ.

Giờ này không khí quanh đây thật yên tĩnh, hầu hết mọi người đã lái xe đi coi Discovery đáp. Thật ra thì điểm gần nhất mà họ có thể đến cũng cách đường phi đạo dến vài dặm, chỉ có một số may mắn được cho vé xem hồi tuần trước là có thể đứng dọc theo đường phi đạo mà thôi.

Sau khi rót một tách cà-phê, tôi vào phòng thư viện của nhóm, mở TV lên xem. Hôm nay trời thật nhiều mây, tuy nhiên theo cơ quan điều khiển đường bay ở Johnson thì thời tiết rất tốt để đáp.

Bây giờ là 9:10 sáng, còn 5 phút nữa Discovery sẽ đáp. Trên màn ảnh TV là những gì phi hành gia nhìn thấy được từ buồng lái, do một máy camera đặt ở mũi phi thuyền nên người xem nhìn thấy rất rõ, nhưng những gì chúng tôi có thể nhìn thấy được toàn là những đám mây mù.

Phóng viên đài truyền hình nhấn mạnh là thông thường thì không có mây mù như vậy, tuy nhiên các phi hành đoàn có thể điều khiển phi thuyền không cần phải nhìn phía trước, họ có thể lèo lái con tàu bằng trợ lực của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) gắn trên phi thuyền và dưới sự hướng dẫn của không lưu dưới đất liền. Một phút sau đó (9:11AM), 2 tiếng nổ "bùm bùm" vang lên khi Discovery phá vỡ bức tường âm thanh. Các cửa sổ của building tôi đang ngồi rung lên một phát. Lần cuối nghe được tiếng bùm báo hiệu phi thuyền trở về là tháng 12 năm 2002, khi Endeavour đáp xuống đây sau khi hoàn thành sứ mệnh STS-113. Sau đó là thảm họa Columbia vào tháng 2, 2003 trước khi hoàn tất phi vụ STS-107. Năm ngoái, khi Discovery trở về sau khi hoàn tất sứ mệnh STS-114 vì thời tiết xấu nên phải đáp ở California, như vậy là gần 4 năm rồi dân chúng Florida mới nghe lại được tiếng "sonic boom".

9:15 sáng, giờ miền đông Hoa ky, Discovery chạm đất, chấm dứt một hành trình dài hơn 5 triệu dặm.

BÙI THANH LIÊM

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,452,410
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.