Hôm nay,  

Tình Già

06/10/200600:00:00(Xem: 182475)

Bài số 1116-1725-438-vb5051006

Bài viết kể về các bạn già vui vẻ tại San Diego. Tác giả là một vị cao niên ngoài 80 tuổi. Ông cho biết tên thật là Phạm Thanh Bình,  cư ngụ ở thành phố tên là Carlsbad, tên có vẻ tiếng Đức, có đa số sắc dân Âu châu cũ, như Ý, Đức, Hòa Lan... Thị trấn kề biển có 75% dân về hưu. Tác giả ghi thêm “Chuyện dành cho quý ông cao niên. Lỡ quý cụ Bà đọc, xin đừng quở trách, già mà còn ham vui.”

*

Một buổi sáng chớm thu, trời se lạnh, đã quá 7.00 giờ rồi mà trời còn tối, ông Bình tỉnh giấc dậy, với chiếc đèn pin đầu giường ngủ dọi lên đồng hồ trên tường. Quả thật đã 7.15 giờ, con gái ông đã chỉnh tề sửa soạn đi làm và đưa con đi nhà trẻ, thằng bé chỉ kịp " Bye Ông", ông Bình cũng kịp trả lời "Bye Cu". Bye Cu là thứ thêm vào ngôn ngữ Việt  Nam, cũng như rất nhiều câu pha trộn khác trong câu nói của người hải ngoại.

Chừng quá 8.00 giờ, thì con rể cũng ra đi , thế là trong căn nhà rộng, đủ tiện nghi, ông Bình phải tự sống một mình cho đến 6.00 giờ chiều, mới có đoàn tụ, tạm chia tay ngắn trong ngày, điều này cũng làm cho ông hơi e ngại lúc đầu. Thế rồi vẫn cứ sống vui và quen đi. Ông luôn luôn yêu đời và khoẻ mạnh, dù tuổi hạc đã quá bát tuần thương thọ, ông Bình nghĩ thế, điều chính không phải là nhu cầu ăn mặc đi lại, nhưng là chỗ dựa tinh thần trong lúc trống vắng như thế này.

Ông đi qua bếp, uống ly trà nóng, xong ra đứng tập hít thở, vừa đếm mấy trăm cái, rồi nhón gót chân, ngứng lên ngồi xuống, tay vịn bàn bếp hay vịn vào bàn nướng thịt ngoài sân. Ông có nghe một ngưòi bạn trẻ hơn ông, lúc gặp ngoài chợ, nói là phải làm it nhất 300 hít thở, thật nhanh và thật mạnh, dó là bí quyết sống lâu. Ông đã làm hơi 5, hay 600 cái thở hít rồi còn nhón gót ngồi đứng cũng 100 cái. Thấy ấm người lên, sắp đổ mồ hôi, và cũng khoảng quá nửa giờ rồi,  ông Bình tự nói: "cũng còn nhiều thì giờ lắm trong ngày, sẽ tìm bạn và gặp bạn, nếu ông không đọc báo hay coi TV".

Trước hết ông nghĩ phải làm cái chuyện đi bộ trước, nhưng nhìn ra đường phố trước nhà, thì dốc hơi nhiều, không được thoải, nếu đi thì khom lưng, khó coi, hàng xóm toàn Mỹ trắng. Ông mặc quần áo chỉnh tề, khóa cửa nhà, lên xe lái ra cái trung tâm mall gần nhà, chừng 3 hay 4 miles thôi, đậu xe chỗ người già, đi vào trong coi hàng hóa bầy bán. Sàn nhà phẳng lì, bóng trơn, chẳng cần xe đẩy bằng điện làm gì, đã nói đi bộ thì cứ từ từ đi, hết tiệm này sang hàng khác, có chỗ dừng lại trước quầy magazines đọc rất lâu, vẫn đứng, cho đến khi đồng hồ tay gần 11.00 giờ, thì sửa soạn ra xe đi về. Thế là cũng gần hết được buổi sáng.

Sau khi ăn trưa ở nhà xong  thì cũng vưà 12.00 giờ. Ông cho mình ngả lưng, coi TV hay đọc báo, hay gọi điện thoại vài người bạn hỏi thăm. Có những trao đổi vui vui, những hẹn gặp sắp tới cuối tuần., có thể hội hè nữa. Rồi cũng vào net tìm e-mail các bạn, thật thú, có nhiều ông cứ gửi  nối tiếp các tài liệu sưu tầm được ở đâu, và lúc forward như thế là một chùm bạn, dài lê thê, thật dài, nếu ông muốn móc bât kỳ người nào trong dẫy bạn như thế, có thể ai cũng vẫn mở hộp thơ cho ông phóng vào.Tình bạn già thời @, ông Bình thường nói: "vui lắm các cụ ạ, mail cứ nằm đó, đọc cũng được, không cũng được, xoá cũng được, nhưng xoá làm gì, có phải trả tiền đâu, lỡ có lúc nghĩ đến thì lại có thể mở ra tìm địa chỉ."

Ông Bình đi họp cao niên, họp tiếp cộng đồng, bạn sao mà vui thế, cứ tíu tít như thuở học trò, trẻ lại yêu đời, sống thật cho mình, gánh nặng đã có nhiều người gánh dùm. Vui đủ thứ chuyện cũ mới, thời sự, gia đình, không hạn chế đề tài, nói gì cũng có người nghevà có người đáp, không ông này thì bà kia. Chả bù trong gia đình, con cái ít có thì giờ để cho cha mẹ thổ lộ sự tình. Chúng nó chỉ được cái liệng đồ là giỏi. Ông Bình nói chúng nó liệng bất cứ thứ quần áo nào, chúng đã biết size của cha mẹ rồi, bất cứ dịp nào thuận tiện, là máy móc, CD, máy computer, và xe nữa. Bỗng dưng xe mình đang ngon lành, chạy ro ro, nó đem cái xe mới về, nó nói cần an toàn hơn cho người lớn tuổi, dọc đường khỏi gọi  road assistances. "Cũng có lý, thì nhận vậy". Thế là con cái yêu thưong đấy. Tụi nó không bao giờ đứng trước mặt mình khoanh tay nói "Con thương Cha, thương Mẹ", hay nói tiếng Mỹ cũng được "I love you". Dễ quá mà sao chúng không nói ra miệng..

Vậy là chỉ còn các bạn già  là nơi ông dễ dàng bầy tỏ nỗi niềm tâm sự, hòng vơi đi mọi nỗi trầm uất trong lòng.

Ông Bình nhớ lại vào khoảng từ 2002 dến 2004, ông đã qua các BV Sharp và Mercy nằm cả tuần, thử nghiệm chán, cũng cho về với toa thuốc trị suy nhược tinh thần (depression). Ông nói các bác sỹ gà mờ, ông đang có tinh thần mạnh khoẻ, chứ có suy nhược đâu, ông vừa mắng vưà vất thuốc đi không uống, chỉ Tylenol bình thường hay giảm đau thôi..

Lần cuối nhất vào tháng 2/2005 ông Bình vào Mercy, do anh bạn già NvGiầu, 85 tuổi và 1 người trung niên chở đến, và họ đã chờ đến 4.00 giờ chiều. "Sao các anh không về đi, khi nào thử nghiệm xong tôi gọi cell các anh," Họ vẫ ngồi chờ. Ông Bình nói: "các anh làm tôi cảm đông ưá nước mắt, thôi tôi chẳng bệnh tật gì, muốn mời các anh đi ăn", nhưng các anh từ chối, cứ chở về thẳng nhà... Tình bạn già thật thắm thiết.

Ông Bi`nh nói anh bạn tên Giầu này, thật giầu lòng nhân ái, thế mà làm  cảnh sát từ thời còn Pháp, sau là Đại Úy Cảnh Sát quốc gia. Ngày nào anh cũng ra chợ Lucky Sea Food gặp tôi ôm vai. Ngày sinh nhật anh, anh đưa cho một bài thơ đề là của người tù cải tạo 85 tuổi. Anh nói dịch ra tiếng Pháp để đưa cho các con của anh ở bên Pháp. Ông Bình giữ tờ thư đó lâu rồi, mà không dịch được. Một hôm, ông Bình gọi cho ông Giầu thì  đầu dây có người trẻ là nữ, cầm máy, ông nghĩ ngay đó là con gái anh Giầu đã từ Pháp qua chơi. Cảm thấy hơi ngưọng vì đã nhận, mà chưa làm được việc dịch, ông Bình nói với cô ga’i con bạn: "Cháu nói vài câu tiếng  Pháp chú nghe coi". Con bé bắn một tràng, ông chẳng nghe được gì, đến khi nó nói: Aurevoir Mr, để con đưa cho ba con nói chuyện với  chú".

Bà vợ anh Giầu cả ngày chỉ trồng hoa lan, hai ông bà cùng ngắm, như ngắm hạnh phúc không rườm rà của hai người. Tình già như hoa lan tươi mãi!

*

Khu chợ VN của Mira Mesa này quả thật là tụ  điểm của bọn các ông già, bà già, đi chợ dược gặp nhau và bắt chuyện với nhau dễ dàng.

Hãy thử nhìn xem anh Trần Th. này lúc nào cũng trang nghiêm, cũng 78 rồi, vẫn nói chuyện chính trị cấp cao, anh Th. mời đến nhà chơi, gần tới trưa, mải nói với nhau hấp dẫn quá quên thời giờ qua mau. Bà vợ anh, người gốc áo lụa Hà Đông, vốn ý nhị, làm cơm ăn ngon tuyêt trần, bữa ăn trưa thú vị, vẫn nói không dứt lời. Hai ông bà này quấn quýt bên nhau, như đôi uyên, chẳng ở nhà con nào, vẫn dành tất cả thì giờ cho nhau, rất ít khi thấy ông đi một mình, thường có bà theo. Tình  già hạnh phúc, cũng nhiều gia đình bạn như vậy.

 Còn anh Phan B. này, chưa gặp đã thấy nụ cười, lúc nào cũng nghe tiếng anh hề hề, không vui sao được.

 Cũng ông NgTh., thì lúc nào cũng như rau muống trên cồn khô nước, vốn gốc Bùi Chu, Phát diệm, mà H.O đến nay còn thi rớt quốc tịch hoài, mời đi ăn phở thì giẫy nẩy như đỉa bôi vôi, nệ cổ, sợ trả nợ, ở Mỹ này bao lâu mà còn như thế.

Nhìn kỹ, thì Ông Bình thấy tất cả các bạn, mỗi ông một vẻ hấp dẫn khác nhau, ông gặp mỗi người trên mọi khía cạnh mà hòa đồng.

Có lần như hai thanh niên Hà Nội xưa, thời thanh niên nam nữ, gặp nhau nơi Hà Nội thế gia, đẹp và mơ, khoảng thập niên 40. Hôm nay, ở  nơi đây, cô nàng cũng 75, 76 rồi, cùng chàng nói theo "Bonjour Viet Nam", cho nhau địa chỉ e-mail,. gửi hoài vẫn chẳng trả lời, mấy năm nay rồi, vẫn "Bonjour Kim". Có lẽ cô nàng vẫn nhận những e-mail của mình như những bài ca gợi nhớ, hay là vẫn muốn nghe những lời khen tặng. Đi tìm hỏi tung tích nàng, thì biết hình như nàng ở Carmel Mountain, sống với con thôi.   Thế thôi rồi biệt vô tăm tích!

Còn anh này tên Kh.H, lúc nào cũng cười hay có nhiều câu châm biếm, chọc cười, thế mà lại là vừa nhạc sỹ, thi sỹ, văn sỹ, nhưng vốn nghề sinh sống xứ này lai chuyên về cơ khí, thường đến nhà bạn bè sửa chữa dùm. Khi anh ra chợ thường hay hùn tiền mua số cạo hay Mega. Đến chơi nhà anh, thấy bà vợ anh thật dịu dàng, chẳng hèn lúc nào anh cũng luôn viết những bài ca tặng vợ. Thât đúng Tình Ca. Ôi mê  ly tình ta!

Còn nhiều anh nưã không kể hết, trong thời gian gần 3 năm tới ở S.D. này. Vui ghê! Đất này cũng tập hợp nhiều thượng lưu trí thức và nhân tài. Có người mới gặp, đã e-mail mời dến nhà ăn cơm như anh Tr TTh. Đúng nghĩa tình thắm thiết lúc về  hưu.

Có rất nhiều bà cụ, bắt con chở ra ngồi xuống cái ghế dài màu cam trước chợ, để ngắm cảnh nhộn nhịp, đông đúc của người mình, để như tạo cho mình cảm giác vẫn sống động trong giòng đời, mắt các bà nhìn mọi người như muốn hỏi han điều gì. Ông Bình sẵn sàng, và có đủ thì giờ để tiếp chuyện các bà.

Có một bà đã nói chuyện với ông Bình một lúc lâu, về ngày xưa buôn bán làm ăn phát đạt, sang đây cững thế, nhưng Bà bây giờ trong cái cảnh là không sống với con nào lâu, kể từ khi ông chồng mất đã 7,8 năm nay. Nói chuyện được hồi lâu thì bà ngỏ ý với ông Bình chở dùm về nhà gần đó. Ông hỏi "Thế ai chở bà đến đây"". Nhìn ra thì bà cũng gần 80, ông Bình trả lời:  “Tôi chở bà về, nhưng để tôi dọn ghế trước, quá bề bộn trong xe". Đến nhà, bà mời ông Bình vào nhà chơi uống nước, ông cáo từ đi ngay về chợ, còn nhiều bạn ngồi đây chưa về hết, vẫn chưa xong câu chuyện mà!.

Thứ bẩy tuần sau ông Bình lại gặp bà đó cũng ngồi chỗ  cũ. Hai người như bạn cũ, cũng chở về và lần này có nhận lời vào nhà uống nước. Bà tự mang bình nước rót ra tách mời ông Bình rất ngọt ngào, nói vài câu về gia đình và sự thiếu cảm thông của các con trong nỗi trống vắng của người mẹ. Ông Bình nhìn thấy cặp mắt của bà có lúc trìu mến như bà muốn đến gần nắm tay ông, như thể đây là hiện thân của ông cụ đã khuất, nay trở về. Nhưng sau đó không bao giờ ông Bình gặp lại bà nữa. Có thể bà lại đi đến một địa phương khác, sống với một người con trai hay con gái nào khác, và có lẽ con đường của bà vẫn cứ tiếp diễn như thế cho đến khi bà đi theo ông. Cũng là tình cảm cuả người già. Và sót xa thế thôi! 

Có ông Cụ, mỗi tuần bắt con chở thăm mộ bà, hai lần, ngồi xuống nói chuyện hồi lâu, rồi đi quanh bà cả tiếng, các con ông có đứa không hiểu nói là: "Ông cụ bắt đầu lẩn thẩn". Sai. Vẫn xưa cũ là Nghĩa, thủy chung.

*

Nếu có người con nào mà chẳng may đọc được bài ông viết, thì hãy nên nghĩ lại cách phân phát của cải cho Cha Mẹ, mà nên phân phát tình yêu thương nhiều hơn.

Nói thế,  Ông Bình cũng tội nghiệp cho mấy đứa trẻ, thiếu gì con hiếu thảo. Nhiều đứa cũng vẫn hỏi: Ba ăn có được không, má ăn có vừa miệng không"" cũng luôn hỏi han đến tận giường nằm, cơm bưng nước rót, lo lắng đủ điều, cũng cảm động lòng Cha Mẹ lắm chứ! Thương bằng hành động mà. Tình thương con và cháu ngụt trời, chẳng kể xiết.

Ông Bình cũng nhớ thêm một trường hợp tương tự của một bà khác, mà ông đươc gặp trong cuộc họp Văn và Thơ nào đó. Ông thường có thói quen là khi ngồi xuông ghế xong thì hay chào hỏi hai bên, trái cũng như phải. Đến một lúc ngưng nhạc, Ông Bình nói với ông bạn cùng bên lời phê bình bài ca hay dở, ông kia trả lời: "hình như có nghe bài hát này trong CD Asia hay Thúy Nga gì đó", Ông Bình hỏi bạn: "Thế anh có đĩa mới nhất chưa, tôi có thể đưa anh một bản chép chuyền tay nhau, cũng chẳng phạm bản quyền ai.". Ông Bình đi ra xe lấy một CD vào đưa cho bạn..

Bất ngờ là có bà ngồi ngay trưóc mặt quay lại nói: "Nếu ông có thể cho tôi một bản,"  Ông Bình không ngờ bà đã lắng nghe câu chuyện của hai người. Nhìn kỹ thì như bà ngồi cạnh bà bạn, và hình như không có ông, lờ mờ như thế, ông Bình không quan tâm gì, nhưng khó khăn làm sao biếu bà một bản. Ông nói hay là bà cho tôi địa chỉ tôi sẽ về, chép và gửi đến.

Ông Bình làm đúng lời hẹn, khi nhìn mảnh giấy địa chỉ của bà có cả số phone. Gửi xong rồi quên đi, cũng như thường sao chép nhạc cho bạn. Có người cầm rồi về ném sọt rác.

Quên đi thật lâu, bỗng một hôm ông có ý định muốn biết mình gửi có bị thất lạc không. Vào một buổi khuya buồn, ông Bình bấm số thì đươc nghe giọng khá quen của bà gặp trong chiều văn nghệ đó. Sao tiếng nói rất trẻ, mà nhìn ngoài như gần 70, bà vui vẻ cám ơn, đã nhận được CD, và còn cho biết bà chỉ sống với con. Ông Bình cũng hơi khựng, nhưng hai ngưòi nói với nhau thân tình và chân thành. "Tình bạn hay tình mộng mà già", ông Bình tự hỏi.

Bẩy tám tháng qua đi,  ngày vẫn như mọi ngày, vẫn ăn ngủ, đi bộ. Nhưng có ngày ông Bình vui hơn, vì nhận được diện thoại Bà hẹn gặp ngày Dạ tiệc Văn nghệ Cao Niên cuối tháng mười.

Bỗng một hôm  bà gọi cho ông Bình cho thêm số cell phone, thế càng tốt, khỏi gọi nhau qua lời nhắn, nhận vơ, hội v ăn hóa hay nhóm Phật tử nào đó, để cùng không ngượng với con cháu. Nhưng mừng hụt, gọi cell thì nàng chẳng bao giờ trả lời, cứ b ấm message th ôi, ng ày nào cũng gọi và cứ message. Rồi một hôm nàng gọi chàng và trách: “Sao anh nói nhiều thế!” Ô! Mình đâu có nói nhều bao giờ. Chỉ là vì nhiều message quá. Thế đưa cho nhau so cell mới làm gì"

Ôi cuộc đời lắt léo, bấy nhiêu tuổi đầu mà vẩn ngây thơ vô số tội, dại khờ...  Xin các bà nới tay!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,254,874
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến