Hôm nay,  

Con Nhà Rồng

17/07/200600:00:00(Xem: 131833)
  • Tác giả :

Người viết: NTJ

Bài số 1060-1669-382-vb2170706

 

Tác giả sống và làm việc tại San Jose, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, trong đó có bài "Lá thư tình của thằng mất gốc." Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

*

Đó là danh xưng của một anh bạn làm chung hãng với tôi, anh hãnh diện vì anh là con rồng cháu tiên, nhưng anh chỉ dùng tên "con nhà Rồng" xưng cho phái nam mà thôi. Tôi cũng hãnh diện vì tôi tuy là khác giống nhưng chung một giàn.  Bài nầy tôi muốn viết về một vài cá tánh của các vị “con nhà rồng” làm chung với tôi mà thôi.

Ngay từ thời còn nhỏ sống tại quê nhà, đàn ông lúc nào cũng được trọng vọng hơn đàn bà. Quan niệm đó vẫn còn hoài trong đầu tôi dù đã sống tại Mỹ đã hơn 20 năm, cho nên bài viết nầy hoàn toàn không có ý phê bình  ai cả, chỉ kể ra sự thật  rồi mong quí vị ở các nơi nhận xét xem các nhà rồng khác có giống như vậy không"

Con rồng thứ nhất tên Tạ Lúa. Nhìn anh có thể biết ngay anh là người miền Nam và xuất thân nghề nông. Vai u, thịt bắp, không cao ráo cho lắm, tóc hớt sát như lính. Ngạch trật của anh trong sở làm cũng cao nên anh ta oai lắm. Vợ anh, chị Mía, làm chung hãng nhưng khác việc.  Mía cũng có dáng vẻ bình dân không khác gì chồng. Nghe đâu họ ở chung một  làng nên lấy nhau, nhưng Tạ Lúa lại thường có vẻ khinh thường và chê bai vơ. Anh làm như xấu hổ khi có một người vợ như chị Mía dù rằng chị Mía cũng là một người vợ và là mẹ tốt của đàn con anh.  Đó là cặp vợ chúa chồng tôi, anh Lúa ăn nói cục mịch, hành xử với vợ ngang ngược. Có mặt mọi người anh kêu vợ ê ê như người lạ. Vợ anh có nói chuyện với anh thì anh cũng không thèm trả lời. Mà thật ra chị Mía có nói gì gọi là nhiều đâu, chỉ năm ba câu hỏi lúc vợ chồng sớt cơm ăn trưa. Chị Mía có lẽ chịu đựng đã quen cho nên chị cũng im lặng để cho anh ăn sao nói sao cũng được. Lạ một điều, anh rồng này chỉ ăn nói sỗ sàng với vợ, còn với các cô Việt Nam khác thì anh ăn nói ngọt như mía lùi, trẻ thì anh xưng anh em ngọt xớt mà lớn tuổi thì cũng chị chị em em, cái miệng móm cười duyên từ đàng xa khi thấy bóng dáng một phái đẹp Việt Nam. Khi có dịp nói chuyện với phái đẹp thì anh trổ hết ngón làm duyên cho nên các cô các bà Việt Nam làm chung đều đỏng đảnh với anh nhưng sau lưng anh bóng gió xúi vợ anh nên bỏ người chồng bất lịch sự.  Chị Mía lầm lì không nói và không ai hiểu chị suy nghỉ gì"

Con nhà rồng thứ hai là bạn thân của Tạ Lúa, anh tên Mạc Long. Hai anh có nhiều điểm giống nhau, rất là tự hào về cái tôi của mình, đều nghĩ là mình làm lương cao hơn thiên hạ, đối với họ tiền bạc là tiêu chuẩn ở đời. 

Long tuy làm việc chân tay nhưng ăn diện bóng bẩy, thích làm giờ phụ trội vậy mà thấy ai làm thì lại hay mai mỉa, ưa chưởi người cùng xứ nhưng nịnh người da trắng một cách trắng trợn sổ sàng và rồi lại chưởi ngay người ta bằng tiếng Việt. Muốn nhờ Long làm gì thì cứ nịnh là anh ta ra công sức mà làm. Vợ Long có lẽ không ăn nói ngọt ngào cho nên bị chồng ghét. Chị Mía nghe Mạc Long nói xấu vợ hoài nên ghét Long lắm, nhưng Long lại ngọt ngào với chị Mía, chẳng hiểu là hắn có âm mưu gì đây" 

Long và Lúa đều có chung một điểm  là họ ghét vợ, vô hãng Long tố vợ và gia đình bên vợ cho cả đám con nhà rồng khác nghe... Làm như cái nghề ráp nối mê ca nic cồ của Long là trên đầu thiên hạ còn vợ của Long và gia đình bên vợ làm việc hèn hạ không bằng" 

Con nhà rồng thứ ba là Võ Kỳ, bạn của Mạc Long. Trong bốn cái xấu mà người Việt Nam mình hay chê bai thì Võ Kỳ đã có đến hai. Về Việt Nam cưới vợ Võ Kỳ may mắn gặp được người vợ nhỏ hơn chồng đến gần hai chục tuổi. Cô ta đã sanh cho Võ Kỳ hai thằng con trai kháu khỉnh nên Võ Kỳ rất là sung sướng. Mỗi khi đứng cạnh vợ cao hơn anh cả cái đầu đôi mắt lé của Võ Kỳ lúc nào cũng chớp lia lịa như để khoe hạnh phúc. Lúc  chưa có vợ Võ Kỳ ngang như cua lại hay cãi bướng với đàn bà con gái. Anhthường ăn nói như củi bửa nhưng từ ngày có gia đình anh thay đổi, phần nào lịch sự nhã nhặn hơn.

Võ Kỳ có vẻ rất phục Mạc Long. Bất cứ chuyện gì Mạc Long làm dù là sai rành rành ra đó Võ Kỳ vẫn một mực khen đúng, có ai bắt bẻ thì anh nói là vì mang ơn Mạc Long dẩn dắt vô làm, mang ơn thì phải nói cho vui lòng người ơn. 

Mạc Long có tật ăn nói vô trật tự. Ngồi giữa phòng ăn trưa với đủ cả các giống dân mà Mạc Long cầm cái đầu cá ngửa mặt lên nhồm nhoàm nhai ra vẻ bất cần thiên hạ.  Mạc Long nói chuyện với Võ Kỳ thì tự xưng là cha và gọi Võ Kỳ là thằng mất dạy, vậy mà Võ Kỳ cũng cười tươi tắn, đám đàn bà ai nghe cũng bực bội.

Ngược lại với ông bạn tâm giao Tạ Lúa cứ  thấy đàn bà thì quỵ lụy, Mạc Long thì luôn luôn tỏ ra vẻ xấc xược  khiến  trong hãng ai cũng tránh hắn ta, nhưng mà đã làm chung thì có tránh cũng không được.

Con rồng thứ tư là Trần Muối, anh là một người đàn ông nhỏ con, ăn nói nhẹ nhàng, may mắn có một việc làm tương đối nhẹ nhàng mà lại có ngạch trật anh làm trong nhóm kỷ sư. Tuy không có bằng cấp  nhưng anh hay nói úp mở cũng như anh là kỹ sư vậy, cho nên có vài bà cô Việt Nam rất nể nang anh. Được dịp anh cũng trổ tài khoe về mình hơi nhiều,  làm Mạc Long và Võ Kỳ giận lắm. Họ không muốn bị Trần Muối qua mặt. Thành ra chỉ vì muốn lòe đám đàn bà nhẹ dạ mà Trần Muối chuốc vào thân bao nhiêu là kẻ thù, hễ có dịp là họ không tiếc lời hạ Trần Muối sát ván. 

Con rồng thứ năm là Lê Ngân. Vì ăn nói quá ngang nên tên anh bị đám đàn bà sửa lại là Lê Ngang, ám chỉ cái tật nói ngang. Anh ta sồn sồn, đã ly dị vợ, có lẽ anh ta bị vợ làm đơn ly dị trước nên anh rất hận đàn bà. Ngân thường bênh đàn ông và lúc nào cũng chê bai chỉ trích đàn bà, cả đám đàn bà sồn sồn làm chung với anh bị anh chê là bà nào cũng xấu.

Trong sở có Lê Tuất môt cô gái hơi lớn tuổi nhưng còn độc thân. Bị anh đè bỉu, Tuất ức lòng lắm mà không thể nói gì được. Rõ ràng cả ba chàng Tạ Lúa, Mạc Long và Trần Muối đều ái mộ cô qúa trời, vậy mà Lê Ngân dám chê cô, tuy đã gần bốn chục tuổi nhưng cô trông còn trẻ măng ăn nói dã dớt vậy mà Lê Ngân không để mắt tới...

Lê Ngân có những quan niệm ở đời rất là ngược ngạo và nhất là không có lòng thông cảm nhân hậu của một người Á Đông, ngay cả lòng tín ngưỡng Tôn Giáo anh cũng không có, thật là hiếm hoi mới có người như vậy.  Nhưng bù lại anh biết ăn nói cà rỡn với đàn bà, Tuất cứ cố gắng để lấy lòng Lê Ngân mà không được đó cũng là một điểm Lê Ngân bị thiên hạ ghét. 

Lê Ngân và Trần Muối có vẽ thân thiện hơn, còn cả ba Mạc Long, Tạ Lúa và Võ Kỳ thì về chung một phe.  Tựu trung lại tuy là chia phe nhóm nhau, ghét nhau nhưng cả đám con nhà rồng đó rất  nhiều chuyện, chuyên môn  dòm ngó lẫn nhau, từ chuyện làm tới lương bổng, từ chuyện xe cộ nhà cửa đến chuyện đi du lịch, ngay cả tới những buổi ăn trưa cũng phê bình ai ăn đồ mắc tiền, ai ăn đồ rẻ tiền...

Những chuyện tầm thường như vậy mà còn cạnh nhau từng chút sá gì những chuyện khác, ngày xưa phải chi mà sát cánh với nhau như vậy thì chắc hẳn là chúng ta không phải lưu lạc tới xứ nầy...

Cũng may, quí vị con nhà rồng nơi tôi làm việc dù sao cũng chỉ là một số rất ít mà thôi. 

Bên cạnh những nhà rồng đặc biệt này, khắp nơi, còn có biết bao người  cao thượng, họ không làm gì lớn lao, cũng bình thường nhưng biết nhìn trước nói sau, đời sống chân chỉ, nuôi dạy con nên người, không a dua phe phái, biết san sẻ cho người kém may mắn và nhất là dù bao đổi dời, vẫn giữ một lòng trung thành với chính nghĩa. 

NTJ

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,576,396
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến