Hôm nay,  

Bên Lề Giải Thưởng

15/07/200600:00:00(Xem: 20795)

Người viết: THỊNH HƯƠNG

Bài số 1058-1667-380-vb7150706

*

Theo kết quả giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006 vừa được loan báo, Thịnh Hương là một trong 12 tác giả được bình chọn vào chung kết. Là một nữ viên chức làm việc tại miền Bắc California, bà đã góp 4 bài viết đặc biệt cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu: Hắn Và Tôi, Bắt Đầu Từ Hoàng Hôn, Thuốc Đắng Đã Tật và Người Đẹp Thương Xá. Các bài viết của bà đều linh hoạt, tươi tắn, nhiều chi tiết sống động. Chuyện vui gia đình “Bên lề giải thưởng” sau đây, theo tác giả, được viết để chia xẻ với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ, vì “có thể đây cũng là cảnh vui chung của 11 tác giả khác” cùng được bình chọn vào chung kết.

*

Tôi đi làm về đến nhà lúc năm giờ rưỡi chiều.  Mùa hè  nắng chói chang, bầu trời xanh biếc  không một gợn mây.  Tôi nhủ thầm, trời đẹp thế này mà ngồi trong nhà thì đúng là phí, nên quyết định thay quần áo, mang giầy chạy bộ rồi lái xe ra ngoài biển, đi dọc con đường walking trail.  Tôi không phải bận tâm chuyện cơm nước cho phu quân như mấy bà bạn, vì tôi chẳng còn phu quân nữa để mà sửa áo vá quần.  Vào cái tuổi ngũ tuần (nghe khiếp quá), tôi rất "an vui tự tại" với công việc làm và cuộc sống của mình. Gia đình tôi có ba người.  Tôi, con trai và con dâu.  Tôi và con trai đều đi làm, chỉ có nàng dâu là vẫn còn đang phải vác sách đến trường để "giật" cho xong cái bằng đại học.  Nhìn tôi và con dâu thân mật âu yếm, cuối tuần dẫn nhau đi shopping hoặc  cùng nhau chạy bộ, bạn bè tôi ai cũng khen gia đình tôi hạnh phúc.  Tôi yêu con dâu như con gái, mặc dù tôi chưa hề có con gái bao giờ.  Tôi chỉ có con gái đỡ đầu và con gái "nhận vơ" của bạn bè mà thôi.  Có người thấy tôi cứ vui vẻ một mình nên đề nghị:

-  Nhà ngươi phải kiếm "the other half" để còn nương tựa lúc về già, chứ cứ long nhong một mình như vậy thì mai đây sẽ buồn lắm.  Bây giờ  con cái còn ở chung, chưa thấy cái cô đơn trống trải nó dễ sợ ra sao đâu.  Tới chừng bọn nó dọn ra riêng rồi, thì lúc đó lại quá muộn.

Biết bạn thương và quan tâm cho mình tôi cảm động lắm.  Tuy nhiên tôi vẫn can cường:

-  Bây giờ cũng muộn quá đi rồi đó chứ!  Lỡ rồi thì cho nó lỡ luôn, loay hoay chi cho lắm, rủi "lợn lành ra lợn què" thì có trời mới cưú nổi.

Tôi nói thế, vì đã chắc chi tôi kiếm được người cho tôi nương tôi tựa, hay lại rước ngay về một người để người tựa vào cái tấm thân tội nghiệp của tôi"  Con người về già cũng như chiếc xe đã chạy đủ 100,000 miles có warranty.  Sau thời hạn warranty, thì mile nào chạy là mile đó nó bấp bênh, bảo trì tu bổ chỉ để kéo dài được đoạn nào hay đoạn đó.  Một bà bạn mắng tôi:

-  Tại mi già kén kẹn hom!  Lúc còn bốn bó sao không chịu nhòm chịu ngó, để bây giờ năm bó cái khó nó bó cái khôn!

Tôi thở dài:

- A, thì tại cái số ta nó như thế, thế thì phải thế, chạy trời sao cho khỏi nắng"  Lúc nhỏ con tim mình nó nhạy bén nên dễ yêu, yêu loạn cào cào bất kể mẹ cha.  Bây giờ "cao tuổi hạc", tim mình nó lại cũng muốn làm cao, nào ta có muốn kén cá chọn cơm bao giờ" 

Riết rồi bạn bè tôi chán, không thèm đả động tới chuyện "đi thêm một bước" của tôi chi cho tốn hơi tổn nước miếng.  

Cách đây vài năm, tự dưng tôi thích ở nhà nhiều hơn, thích trồng cây và chăm sóc vườn tược.  Đặc biệt là tôi lại bắt đầu ngồi dạo chơi trên mạng, lục lọi  tìm tòi các website tiếng Việt để đọc sách, đọc chuyện.  Khi khám phá ra website của tờ Việt Báo, tôi rất thích thú theo dõi mục "Viết Về Nước Mỹ", với những tác giả không chuyên nghiệp tham dự.  Tuy không phãi là những nhà văn chuyên nghiệp, nhưng họ viết rất thật, rất sống động và chan chứa cảm xúc.  Theo dõi được vài tháng, một hôm tôi tự nhủ, "Tại sao mình không thử viết một bài xem sao"  Hồi còn đi học, ai cũng khen mình làm luận văn hay nhất lớp.  Hình như hồi nhỏ mình có vài truyện ngắn đăng báo rồi thì phải"".  Hôm sau, tôi nhờ con trai gắn software tiếng Việt vào computer của tôi để tôi tập viết văn.  Viết xong bài đầu tiên, "Hắn và Tôi", tôi email đến ông Trần Dạ Từ.  Gởi email đi rồi, tôi chợt thấy e ngại và mắc cở, sợ đã khoe ra cái dở, cái ấm ớ,  cái vụng về của mình.  Rồi tôi cầu mong cho computer của ông TDT bị...trục trặc để ông không nhận được bài của tôi.  Nhưng mà đúng là cái bài viết đó của tôi cũng có số phận hẳn hoi, vì ...email của ông TDT chẳng những không bị hư hao gì, mà ông đã đọc bài của tôi, lại còn có hảo ý hồi âm, bảo tôi rằng " Đừng lo.  Nhanh, gọn và direct.  Cứ như thế mà viết".  Thế rồi bài của tôi đã được phổ biến.  Sau khi bài được đăng, tôi có thêm can đảm và hứng khởi, viết tiếp một hơi ba bốn bài nữa.  Ngoài những bài có chủ đề tiêu chuẩn gởi cho Việt Báo dưới mục Viết Về Nước Mỹ, tôi bắt đầu viết những đề tài khác dưới một bút hiệu khác rồi gởi cho vài tờ báo khác, để thử xem có ai ngoài kia đọc được văn của tôi hay không"  Tôi ngạc nhiên lẫn thích thú khi có vài tờ chịu đăng mấy "tác phẩm" của tôi, lại còn gởi cho tõi tiền nhuận bút nữa mới là "mé đìu hiu" (Nói theo kiểu nhà văn Duyên Anh).  Khi nghe tôi ríu rít cám ơn tiền nhuận bút, các ngài chủ nhiệm chắc là buồn cười lắm"

Tối nay ăn cơm xong, tôi xuống family room nghe tin tức thế giới của đài CNN .  Tôi rất thích chương trình "360" của Anderson Cooper , cái anh chàng còn trẻ tuổi nhưng có một mái tóc bạc rất ăn tiền.  Bỗng con dâu tôi chạy vào hỏi:

- Má, má đã đọc Việt Báo hôm nay chưa"

- Chưa.  Có gì lạ mà con lại hỏi má như thế"

Giọng con dâu đầy kích động: 

- Wow, mom, you ve got to see it.  Something about you.  Hurry, mom!  (Chà, má, má phải đọc ngay đi.  Có việc liên quan đến má.  Lẹ lên, má!)

 Con dâu tôi vẫn thường nói tiếng Việt, nhưng mỗi khi có việc gì cần nói lẹ thì cô xài tiếng Anh.  Tôi lật đật chạy lại mở computer.  Con dâu chỉ vào bản tin thông báo có 24 người được giải thưởng năm 2006, gồm 12 giải đặc biệt đồng hạng và 12 giải chung kết.  Nhìn tên mình trong danh sách chung kết, tôi vẫn chưa dám tin và ngớ ngẩn hỏi dâu:

- Có khi nào họ in lộn không con"

Con dâu dậm chân, chắt lưỡi:

- Má, má tin đi, tên má, tên bài rõ ràng đây, lộn sao được"  Nếu má chưa tin,  để con lên kêu anh Thanh xuống!

Nói xong, cô te te chạy lên lầu kêu chồng í ới.  Mấy phút sau hai vợ chồng rầm rầm chạy xuống.  Con trai tôi vỗ tay đôm đốp:

- Chúc mừng má, chúc mừng má!  Má trúng giải thưởng nào vậy má"

- Má chưa biết.  Họ chưa công bố kết quả.

- Uả"

- Có 12 giải đồng hạng 500 đồng một người.  Còn 12 giải chung kết đến hôm họp mặt mới tuyên bố danh sách.  Có lẽ họ muốn dành sự bất ngờ thú vị theo kiểu giải Oscar đó mà!

Con dâu vội hỏi:

- Hôm đó má cho tuị con đi theo nghen má"

- Tất nhiên rồi.

- Tối nay con bắt đầu cầu nguyện.

Tôi ngạc nhiên:

- Chớ con không cầu nguyện mỗi đêm sao"

Con dâu vội vàng cải chính:

- Dạ có chớ má!  Nhưng từ nay con sẽ thêm lời cầu cho má trúng giải nhất mười ngàn đồng!

Tôi lắc đầu quầy quậy:

- Con đùng có mơ!  Được vào chung kết là má vui rồi.  Còn cái giải nhất má không dám nghĩ tới.  Viết và san sẻ những suy nghĩ, tư tưởng của mình với bạn đọc là niềm vui, là thú tiêu khiển của má, má không có cao vọng.  Đối với má, giải thưởng nào cũng đáng tự hào.  Má thấy trong mục này có nhiều tác giả viết rất hay, không khác nào các cây bút chuyên nghiệp.

Con trai thắc mắc:

- Nhưng sao họ không được giải thưởng"

- Theo má hiểu, Việt Báo có chủ đề, người Việt Viết Về Nước Mỹ.  Những bài viết không sát chủ đề, tuy rất hay, rất xuất sắc nhưng sẽ không được tuyển chọn.

Con dâu đề nghị:

- Má, má tới sofa ngồi để con phỏng vấn má một lúc, được không má"

Con trai tôi cười, trêu vợ:

- Em đang học làm ký giả hở"  Anh tưởng major của em là business"

Vợ lườm chồng:

- Thì ký giả cùng là business.  Anh thiệt là chậm tiêu.

Nói xong, cô nắm tay tôi tới sofa.  Chờ tôi an vị, cô  ngồi bẹp dưới chân tôi và hỏi:

- Má, nếu má trúng giải 500 đồng, má sẽ làm gì"

Tôi đáp không cần suy nghĩ:

- Sau khi  trừ thuế, má còn 300.  Má sẽ bỏ ra hai trăm mua 10 cuốn sách VVNM tập mới để tặng bà con bạn bè làm kỷ niệm.

Con trai tôi chen vào:

- Còn một trăm kia"

- Má sẽ cho con tiền đổ xăng, mình lái xe xuống miền Nam tham dự buổi trao giải thưởng.

- Còn nếu...

Con dâu vội vàng phản đồi:

- Hê, that’s my line.  Em là người đang phỏng vấn mà!

Con trai:

- Hì hì, quên!

Con dâu tiếp tục:

- Còn nếu má trúng 1500 đồng"

Tôi không chần chờ:

- Sau khi trừ thuế má còn khoảng một ngàn.  Ngoài hai trăm mua sách biếu, hai trăm cho chồng con đổ xăng, má  còn 600.  Với số tiền này, ba má con mình đưa nhau đi Las Vegas mua ba vé coi Cirque Du Solei ở Bellagio.  Coi như Việt Báo đãi nhà mình một vacation tuyệt vời.

- Có lý, có lý!  Con thích cái idea này của má lắm!  Nhưng bây giờ là phần gay cấn, hấp dẫn nhất!  Má sẽ làm gì nếu má được giải mưới ngàn đồng"

Tới câu hỏi này thì tôi không làm sao trả lời nhanh chóng như hai câu hỏi trước.  Sau khi trừ thuế, tôi sẽ còn lại khoảng sáu ngàn đồng.  Chà, một số tiền khá lớn.  Với số tiền này tôi có thể làm được rất nhiều chuyện.  Cái khó là tôi sẽ ưu tiên cho chuyện nào, và lựa chọn sao cho hợp lý, hợp tình"  Ôi, sao con dâu tôi cắc cớ thế"  Tự nhiên làm mẹ chồng phải đắn đo suy nghĩ là thế nào"  Hừm...Sáu ngàn đồng...Tôi có thể upgrade cái nhà bếp mà tôi đang  dự tính.  Tôi có thể về quê thăm mẹ già.  Tôi có thể đổi xe.  Tôi có thể...Tôi có thể...

Con dâu vỗ nhẹ vào đầu gối tôi:

- Má, má chưa nghĩ ra được sẽ làm gì với số tiền đó hả má"

- Má đang nghĩ đến nhiều chuyện lắm, mà chuyện nào cũng muốn làm.  Vậy mới là khó!

Con trai tôi ngập ngừng:

- Má cho phép con góp ý kiến nghe má"

- Ù, con nói cho má nghe.  Chuyện chưa có gì mà hai con làm như thật.  Coi chừng trèo cao té nặng nghe hai đứa!

Con trai cười:

- Đâu có ai bắt mình trả tiền để mơ đâu má!  Nhưng nếu má được giải thưởng lớn đó, tuị con mong má tự thưởng cho chính mình, nghen má"

Tôi ngơ ngác, chưa hiểu con muốn nói gì.  Con dâu xen vào:

- Anh Thanh nói đúng đó má.  Tuị con mong má dùng tiền "hoạnh tài" này để đi du lịch Âu châu hay bất cứ nơi nào má ước ao.  Đã từ lâu má toàn lo cho tuị con, cho gia đình bên quê nhà.  Sometimes má phải nghĩ đến má và sống cho má, nghen má"

Nghe hai con nói tôi cảm động quá chừng quá đỗi.  Mặc dù chỉ là chuyện giả thử, nhưng tôi cũng xúc động vì cái chân tình của hai con.  Tôi cười trong sung sướng:

- Má đi du lịch nhiều nơi rồi.  Khi nào con học xong, cả nhà mình cùng đi có lẽ vui hơn.

Chiếc cell phone của tôi chợt reo kính coong, kính coong, một kiểu chuông reo chỉ dành cho một người để tiện phân biệt.  Con dâu cười khúc khích:

- Rồi, kẻ ái mộ đã lên tiếng.  Thôi, tuị con biến để má nói chuyện.

Nói xong, cô kéo tay chồng đi lên lầu.

Tôi mở phone, điệu hơn cả cô Ký Điệu:

- Em chào anh.

Anh reo vui:

- Anh vừa biết tin vui của cô.  Chúc mừng nhà văn.

- Cũng anh nữa.  Nhà văn nhà vẽ nào vậy"  Xin đừng ngạo nhau làm gì.

- Cô chẳng bao giờ chịu tin anh.  Thế nào mai mốt cô cũng nổi danh như diều.  Anh nói ít khi sai.

- Diều đứt dây hả anh"

- Dẹp cái kiểu nói móc lò của cô đi!  Sao, có mời anh đi dự buổi trao giải thưởng không"

- Không dám đâu!

- Sao không dám"  Cứ giám đi xem có chết cái thằng tây nào không"

- Dạ, tây nó không chết, mà ta chết.

- Ta có bầy con bảo kê, chết thế nào mà chết"

- Không dám đâu.

THỊNH HƯƠNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,316,177
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.