Hôm nay,  

Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ

24/09/200600:00:00(Xem: 184261)

Người viết: TRẦN ĐÔNG THÀNH

Bài số 1107-1716-429-vb8240906

Tác giả là cư dân San Jose, trước 1975, quân nhân VNCH.  Sau 75, nhân viên thuế vụ. Theo bài viết, ông từ vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân Việt Nam, gia đình chia đôi. Ông mang 2 con lớn vượt biên, bà giữ 2 con nhỏ ở lại. Và rồi cả nhà đoàn tụ trên đất Mỹ. Tựa đề bài viết “Được  qua Mỹ, Các Con Tôi Nên Danh Phận” được đổi lại theo nội dung bài viết.

*

Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ.  

Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận.   Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân không nhà cửa, không cơm ăn áo mặc, không công ăn việc làm. 

Gia đình tôi, hai vợ chồng 4 đứa con sống còn tính từng ngày, từng giờ.  Cơm ăn bữa đói bữa no.  Tôi hình thể ốm lòi xương sườn, xương cổ nhưng mỗi ngày phải thức sớm đi bộ xa 5 cây số để “lao động xã hội chủ nghĩa” có nghĩa là lao động không lương, khiêng gạo cho cán bộ cất vào kho không có lương.  

Thằng con trai mới 15 tuổi tối ngày lặn lội ven sông nay Xóm củi mai cầu Rạch Ông, mình mẫy sình lầy, mò lon nhôm hay bịt nilon kiếm tiền mua gạo phụ giúp gia đình. 

Đứa con gái kế đi ở đợ cho gia đình cán bộ phường huyện gì đó.  Tiền công có bữa có bữa không.  Nếu ngần ngại không hở môi thì không có gì xảy ra bằng hỏi trả công sẽ được nhà cách mạng nhiếc mắng miệng lưỡi của bộ đội vượt đường mòn Hồ Chí Minh "Không biết thân phận "Ngụy quân ngụy quyền hả", AK đâu, tụi mày chưa học tập tốt, ông xả một tràng AK cho chúng chết ráo". 

Đứa trai thứ ba bán củi hay đồ đạc lượm hay chôm vách hàng rào gãy căn nhà ở góc hẻm nào đó, có khi được vài đồng tiền Hồ chí minh; có khi không được tiền còn phải chạy vắt dò lên cổ khi thấy dạng "Bò vàng" là tên tộc của công an Cộng sản. 

Theo “chính sách” những gia đình thuộc diện “nguỵ quân, nguỵ quyền”  phải di dân ra ngoài thành phố hoặc đi kinh tế mới vùng Lê Minh Xuân, hoặc là kinh tế mới Sông Bé.  Ở đó không đèn, không chợ, không xe cộ, chỉ một căn chòi lá với 4 cây cột cái bằng tre, bốn bên vách trống lỏng.  Chung quanh toàn rừng rậm và thú dữ.

Gia đình tôi có tên trong danh sách cưỡng bách hồi hương hoặc đi kinh tế mới và được  đưa đi kinh tế mới Lê Minh Xuân, một vùng đất khô cằn bao quanh 3 dãy nhà, mỗi dãy khoảng 50 căn nhà. Kể là nhà vỉ là nơi che nắng che mưa cho người ở chớ nói đúng nghĩa là một túp lều tranh.   Lều dựng trên 4 thanh tre tào xơ xác không vách, khônh cửa, không giường, không mền, không chiếu.   Khó biết phiá nào là cửa chánh.  Bốn bề vuông vức trống phộc, gió thổi đằng trước luồn ra đằng sau. 

Chúng tôi vợ chồng con cái ôm nhau ngủ lấy hơi thở sưởi ấm cho qua đêm.  Vì mệt mỏi nên ngủ ngon không hay biết gì muỗi rừng cắn u nần.  Sáng sớm hôm sau một vật gì đè nặng, cảm giác âm ấm coi lại là nóc nhà lá mía sập đè lên thân chúng tôi.  Chúng tôi lồm cồm bò dâỵ và chỉ biết cười với nhau mà thôi.  Hàng xóm cùng số phận "giãn dân thành phố" mặc dầu bà con trong xóm không quen biết nhau nhưng đều cảm thông số phận người bị đày, ân cần hỏi han và đến giúp một tay dựng lại túp lều bị tranh đổ nát qua cơn gió nhẹ của thời tiết.

Tôi mình trần trụi ra rừng đốn tre và gom bó vác về làm giường tre cho đỡ hơi đất độc.  Rừng đúng với nghĩa của rừng rú nào gồm dây leo lạ lùng với lá đài, bẹ dài và mỏng dài hàng trăm thước bò quanh theo các cây sao, cây dầu gốc già lớn.  Tre bụi to mọc đầy rừng khó lắm mới tìm được chỗ đi.  Không có đường mòn vì không có người đi, nơi đây nhiều rắn rít và cây mọc chằng chịt. Đi một buổi trưa mà tôi chặt đôi 5 con rắn lục dài 2 đến 3 thước.  Một con vật 4 chân bị động rừng chúng bỏ chạy từ đàng xa có lẽ là con nhím vì thấy nó chùn mình phóng tới đồng thời vật nhỏ bắn ra tứ phía thân nó.

Ngày hôm sau tôi và con trai lớn đi rừng đốn củi quảy về một gánh nặng xệ bờ vai.  Kiếm củi dễ nhưng đi tìm nó rất nguy hiểm vì phải băng rừng lội suối khi về nhà tôi bị gai cào rách da.  Nhiều người sáng sớm có mặt ở sâu trong rừng để kiếm củi gánh đến các tỉnh lân cận bán mua gạo về nhà nuôi gia đình.  Ban tối không ai đến nhà ai vì trời tối om giơ bàn tay lên cũng không thấy.  Một vài căn nhà có tí đèn dầu hôi cũng chỉ lập lò một chút thì bị tắt vì gió thổi ào ào.

 Qua những ngày kế tiếp vợ con tôi bị bệnh phần thiếu ăn, phần lạnh lẽo.  Gió rừng lạnh và độc.  Mấy ngày liền tôi bị mất ngủ lo sức khỏe của vợ yếu con thơ.  Chúng còn nhỏ quá không chịu nổi cảnh sơn lam chướng khí.  Khu Kinh Tế Mới không có cả nước uống,  tôi phải vô rừng xách từ sô để dành uống và giặt giũ.  Đêm nằm, suy nghĩ một mình, tôi biết mình phải tính cách khác chớ ở đây người ta xô mình vào cõi chết mà không chút thương xót. 

Và tôi thấy cách duy nhất là  phải đi gặp người bạn thủy thủ, tìm cách vượt biên.

Tôi qua Mỹ với hai đứa con lớn. Mẹ nó ở lại với hai con nhỏ.  Gia đình chia đôi. Người nơi kẻ ngả không hy vọng gì gặp lại.  Người đi xa kể như chết, kẻ ở lại lưu lạc mất danh mất tánh.

Nhờ ân đức Trời Phật phù hộ, ba cha con tôi được định cư tại Mỹ.  Mặc dù nước Mỹ giầu có, thừa mọi phương tiện, nhưng hồi mới định cư tại vùng San Jose, ba cha con tôi hoàn toàn không có gì.  Xe hơi không có, tiền không có, nhà thì ở share phòng người bạn. 

Nhờ trời cũng thương, tôi xin được job bỏ báo Mecury hàng ngày, nhờ bạn bè thương cho mượn xe mỗi lần giao báo.  Đi bỏ báo một mình, có lần tôi chạy trật đường bị manager gọi lên văn phòng đòi đuổi việc.  Năn nỉ khô nước miếng mới được tiếp tục làm việc. 

Hai đứa con xin đi hái trái cây, bò và lết từ tờ mờ sáng tới chiều tối nhà cửa thiên hạ lên đèn mới sắp sửa về.  Con về than uể cả cặp giò, đứng lên không muốn nổi, tối thức khuya học bài không kịp.   

May mà ở Mỹ nhà nước lo cho người nghèo nhiều.  Họ giúp job công ăn việc làm khả năng mình.  Giúp housing.  Trợ cấp welfare gia đình có con nhỏ.  Xe bus chạy qua các con đường trong xóm.

Sau một thời gian dài tôi tìm được chỗ bán cho một cây xăng lương kha khá.  Hai đứa con nghe và nói lỏm bỏm tiếng Anh, một đứa bán vé hát cho rạp cinema, một đứa xét vé vô cửa flea market.  Chúng tôi dành dụm được số tiền hàng tháng gửi về cho mẹ và hai con ở Việt Nam.

Sau này hai con tôi tốt nghiệp Đại học.  Một đứa làm mangager cho IBM, hãng có tầm mức lớn trên thế giới, một đứa làm chi nhánh Bank of Amerca, ngân hàng danh tiếng trên khắp toàn cầu. Tôi giữ tiền của chúng làm và mua được một căn nhà 3 phòng, 2 phòng tắm. 

Nhờ nhà nước Mỹ có lập chương trình ODP, tôi bảo lãnh vợ và hai con qua đoàn tụ.  Hai đứa sau có cơ hội học tập cũng ra trường Doctor ,cùng làm việc ở Valley Medical Heath center, bệnh viện lớn ở California.  Tôi lại mua thêm một căn apartment cho mướn.  Hai năm sau nhà cửa lên giá bây giờ value of property là 700,000 dollars. 

Gia đình, sự nghiệp tốt đẹp có được ngày hôm nay phải nói là nhờ chánh phủ Mỹ hỗ trợ và giúp cho con cái tôi hội đủ điều kiện thành công.

Bốn đứa con đi làm về đầy đủ, mỗi đứa chạy một Mecedes. Gia đình quây quần bữa cơm chiều, nhìn đồ ăn ngon lành dọn ra ê hề mà sót cho bà con quê cũ.

Con tôi kể lại câu chuyện thương tâm ở nhà thương:

- Hôm nay con trị bịnh Tuberculosis of the lungs cho 10 gia đình đồng bào mình ở Việt Nam mới qua theo chương trình ODP.

Đứa con thứ nghe kể buồn lòng bỏ đi vô phòng. Vợ tôi thở hơi ra chán nản:

- Không biết chừng nào dân mình mới bớt khổ.

Tôi ngồi nhâm nhi cốc trà xâm thơm ngon mua  ở một tiệm thuốc Bắc từ Chinese Town tận San Francisco; ấm trà bằng đá hoa cương minh họa cảnh thiên nhiên tiên phong đạo cốt ngư, tiều, canh, mục made in Japan.  

Sau   khi ăn cơm tối xong vợ xem TV đài SABN mở rộng tầm hiểu biết thế giới, tôi lấy ra vài tờ báo Việt Nam đọc tin tức hoàn cầu và tin trong nước. Tôi xem đi xem lạimấytấm hình trong báo, không tin nhưng mà có thật.  Đó là tấm hình chụp ở thành phố Hồ Chí Minh "Một bác phu xích lô ốm lòi xương cổ chở lúc nhúc một xe 12 đứa con nít đi học", "Một người đàn bà nhỏ thó cởi xe Honda ôm một lúc chở gia đình 4 người chạy trên con đường đại lộ nứt nẻ".  Tôi gọi má bầy trẻ lại gần để xem thời sự trang báo:

- Có phải cảnh tôi hồi trước không mình"

Bà xã tôi cười xoà: 

- Nếu mình còn ở lại Việt Nam, chế độ Cộng Sản là như vậy đó!

Tôi trầm ngâm nhớ lại những ngày học tập cải tạo ở Suối Máu và những ngày gia đình, những người thân yêu lăn lóc ở kinh tế mới Lê Minh Xuân mà rùng mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,779,676
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến