Hôm nay,  

Bông Trắng Cho Cha, Bông Hồng Cho Mẹ

05/08/200600:00:00(Xem: 20920)

Người viết: Trương Ngọc Bảo Xuân
Bài số 1071-1680-393-vb7050806

Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi," mở đầu bằng cảnh hai chị em khiêng xác bố về nhà, sau khi ông bố bị đặc công cộng sản bắn chết tại cư xá Phú Lâm A, trong cuộc tổng công kích đợt II năm Mậu Thân. Đây không chỉ là chuyện về một người, một gia đình, mà còn là những ghi nhận sống động, sâu sắc về cả một giai đoạn lịch sử khai sinh cộng đồng Việt tại Mỹ. Cho tới nay, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California; Công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles, California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

*

Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo.  Má tôi năm nay trên tám chục tuổi rồi mà má vẫn còn khoẻ mạnh, tiếng nói còn sang sảng, tinh thần còn minh mẫn tuy rằng đi đứng đã có phần chậm chạp.
Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Ba tôi chết đã lâu, băm mấy năm rồi. Mà lạ, sống trên đất Mỹ mà sao trong đầu tôi toàn  thấy hình ảnh quê nhà,  thỉnh thoảng tôi vẫn hình dung thấy ba đang ngồi trên chiếc xe Vespa cũ kỹ, bảng số có chữ NAN, tà tà từ ngoài đường Lục Tỉnh quẹo vô cư xá Phú lâm A rồi từ  từ ngừng trước cửa.
Tôi vẫn còn thấy ba tôi cười cười dặn tôi ráng học cho đời đỡ khổ nghe con, dặn tôi làm chị phải coi chừng đám em nghe con, dặn tôi ra đời phải biết dùng chữ nhẫn nghe con, dặn tôi đừng có ngu làm kẻ lót đường cho người khôn bước lên nghe con, dặn tôi trước khi ngồi xuống ăn uống xung quanh phải dọn dẹp cho sạch sẽ nghe con, dặn tôi đừng có bước ra đường mà mặt mày xơ xác, quần áo bèo nhèo, đầu cổ chơm bơm giống như mới từ trên giường bước xuống nghe con...
Ôi! Ba dặn tôi đủ thứ...
Nghe con nghe con nghe con...
.... dạ, con nghe, Ba ơi con nghe...

Tôi nhớ những ngày Ba Má còn trẻ.
Má tôi vui vẻ, gương mặt hồng hào, tóc bới đầu kiểu như cô Ba xà bông (hình người mẫu trên cục xà bông thơm hiệu Cô Ba), đứng trước cái bếp chung cho cả năm gia đình ở trong một nhà, vừa cầm cái giá hớt bọt nồi canh bí đao nấu với tôm khô, vừa cầm cái sàng trở con cá chiên, vừa ngân nga trong miệng. Bản nhạc tôi thường nghe còn nhớ mang máng lời ca, in là...  "bà Tư bán hàng có bốn người con. Thằng Hai đã lớn ba em hãy còn. Thằng Hai lên đường theo chí người trai.  Thằng Ba đã lớn đi theo chiến trường... (tôi hổng nhớ thằng Tư thằng Năm thì làm cái gì")
Mỗi khi Má tôi ngân nga như vậy thì Ba tôi cười mím mím.
Rồi lần lượt hết đứa nầy tới đứa kia, đứa lấn đứa đẩy đứa nhường với nhau, ra đời tất cả tám đứa lũ khũ . Càng sanh con nhiều gia đình càng nghèo. Càng nghèo càng thương con. Con bầy. Má nói con bầy, tám đứa hổng đứa nào giống tánh đứa nào, mà đứa nào cũng dễ thương hết á. Tôi có em càng nhiều tôi càng thuộc lòng giọng Má ầu ơ:
- Ầu ơ... ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi
Khó đi khó đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua...
- Ầu ơ... gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay...
- Ầu ơ... gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ...
- Ầu ơ... công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con...
- Ầu ơ... mẹ già như chuối chín cây...
...

Ba tôi là một công chức, một cảnh sát chuyên môn ngành nhiếp ảnh, làm việc cho Phòng Giảo Nghiệm thuộc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia tại đường Võ Tánh, Sài Gòn.
Ba rất chìu con, thương con. Khi đứa nào đau ốm thì được uống sữa đặc có đừơng, ăn oatmeal đóng hộp nhập cảng nấu lên trộn với sữa cho có chất bổ, uống "li mô nát" cho tiêu chớ hổng có vụ ăn cháo với muối đâu. Bởi vậy đứa nào cũng khoái bị bịnh!


Hổng biết có học hay không và học hồi nào mà Ba biết chích thuốc, lại biết đủ thứ, chích gân chích thịt chích ngừa chích thuốc trụ sinh chích thuốc dầu....
Mỗi năm tới mùa nóng Ba bắt đám con nằm dài sắp lớp trên giường để Ba ra tay chích ngừa.
Tôi thích ngồi coi Ba tôi đổ nước vô cái đồ đựng bằng nhôm, để ống chích với cây kim vô nấu cho sôi sục sục bốc hơi gần hết mới lấy ra, cầm cục bông gòn thấm alcohol chùi chùi lên vai hay lên mông trước khi phóng cây kim vô. Mấy đứa nhỏ uốn éo. Sợ thấy bà. Mấy lần sau, Ba đổi cách, vã cái chách lên trước rồi cây kim vô sau, giựt mình một cái thì đã xong!
Ba tôi là một người có hoa tay. Cái gì Ba cũng lọ mọ sửa được. Từ cái đồng hồ cũ cho tới chiếc xe Vespa. Con đông, đứa nào đi học cũng cần có đồng hồ, Ba mua một lần ba bốn cái, cũ, hư, về mở ra sửa lại. Qua bàn tay khéo léo của Ba, cái nào cũng chạy cũng đúng giờ như đồng hồ mới chớ bộ!
Mỗi tháng ba thường hay bắt mấy đứa con thay phiên nhau leo lên ngồi trên yên xe cho chiếc xe trì xuống đặng ba thay cái gì gì đó trong bộ phận máy móc. Ba nói mấy vụ nầy mình làm được tội gì đem ra tiệm cho nó đập. Aaạa thì ra, lần đầu Ba đem ra tiệm cho người ta sửa Ba ngồi coi, coi rồi để ý biết cách, lần sau có hư y chang vậy thì tự mình mua đồ về nhà tự mình mò lần lần cũng sửa được, mấy chuyện lặt vặt.
Tụi nhỏ cũng như tôi, cho đó là một cực hình khổ ải bị Ba đày! Hễ đứa nào bị Ba kêu "lại đây tiếp Ba con" là ụt mặt xuống liền. Có khi cần thay bóng đèn hay sơn sửa gì đó trên cao, Ba leo lên thang bắt một đứa đứng vịn cầu thang cho đỡ rung rinh... Thay vì chạy ra đừơng chơi đánh chuyền chuyền bắn bi đá dế thì bị bắt làm phụ tá cho Ba, chán thấy mồ, hổng chù ụ sao được"
Ba tôi chết đã lâu. Bây giờ ước gì trái đất quay ngược lại một ngày, để được Ba bắt làm thợ vịn hay leo lên yên chiếc Vespa ngồi chầm dầm một đống! Và để thấy mặt Ba tỉnh bơ, cười mím chi nữa chớ...
Má tôi cực khổ lắm. Suốt cuộc đời. Từ nhỏ mất cha sớm vì năm đó cả làng bị chứng dịch tả, cứ một hơi là nghe có tiếng mõ đánh rầm lên, là có người chết. Má kể, hổng tin cũng phải tin, ông bà ngoại lớn nhỏ cách nhau sáu tuổi.
Ông Bà kỵ tuổi nhau, kỵ cho tới chết.
Ông ngoại chết năm Mẹo là năm tuổi của bà ngoại, sáu năm sau bà ngoại theo chân ông ngoại cũng mất luôn, ngay năm dậu, là tuổi của ông ngoại. Lạ vậy đó.
Má phải sống nhờ với gia đình cậu mợ.
Trước khi gặp Ba, Má với dì Tư có một vựa trầu tại chợ Cần Thơ. Khi bỏ hết công chuyện làm ăn theo Ba lên Sài Gòn thì Má ở nhà nuôi con. Thời gian đó Má cũng có vài năm hạnh phúc.
Năm  Mậu Thân 1968, Ba tôi bị Việt Cộng bắn chết, bỏ Má với bầy con tám đứa.
Nửa đường gẫy gánh. Từ đó là khổ là cực là không còn gì nữa. Má đã ốm o gầy mòn, buôn từ cái áo bán từ cái quần con nít, đội nắng phơi sương hoà chung dòng nước mắt, ngoài chợ trời, trên lề đường, nuôi đàn con dại khờ.
Người ta có "Gánh Hàng Hoa" thì Má tôi có "Túm Áo Quần"
Và Má không còn cười nữa.
Cũng hết còn ngân nga trong miệng.
Cuối tháng tư năm 1975 Má đã can đảm dắt díu đám con của Ba chen lên lấn đại nhào vô chíêc xe bus ở toà đại sứ Mỹ, nằm dưới đất trong phi trường Tân Sơn Nhứt hai ngày hai đêm để rồi được lên chuyến bay sau cùng trước khi phi trường bị pháo kích, qua Mỹ làm dân tị nạn.
Qua Mỹ, Má tôi ngồi may trong hãng cũng cả chục năm. Rồi có cháu ngoại cháu nội, má ở nhà giữ cháu cho chị em tôi đi làm.
Hết cực với con tới vương đám cháu!
...
Hơn ba chục năm, má ở vậy nuôi đàn con khôn lớn.
Tiết Hạnh Khả Phong.
Cả cuộc đời Má, Phu Xướng Phụ Tùng, Phu Tử Tùng Tử.
....
Lễ Vu Lan năm nay tám chị em chúng tôi vẫn còn may phước để trân trọng gài cái bông hồng trên áo.
Tại sao chỉ có ngày lễ Vu Lan cho Mẹ mà không có ngày lễ Vu Lan cho Cha"
Vu Lan năm nay, 2006.
Một bông trắng dâng lên hương hồn Ba.
Một bông hồng dâng lên  Má của tám chị em tôi.

Ý kiến bạn đọc
19/06/202218:10:19
Khách
persuasive essay examples for middle school students <a href="https://essaychekhere.com/ ">jmu admission essay question</a> https://essaychekhere.com/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,310,766
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.