Hôm nay,  

Tạ Lỗi Cùng Người

06/08/200600:00:00(Xem: 115761)

Người viết: Green Frog

Bài số 1072-1681-394-vb8060806

 

Green Frog là bút hiệu của một phụ nữ gốc Việt đã có nhiều bài viết được phổ biến trên một số website Việt ngữ. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà.

*

Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình:  mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay  sắp sửa thành "anh xui." 

Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ học chung một trường Y Khoa.  Chỉ còn vài ngày nữa tôi và Thành sẽ làm một chuyến bay từ California sang Atlanta để gặp mặt anh chị Xui tương lai bàn về chuyện cưới hỏi.  Đây là lần đầu phải lo đại sự cho nên tôi hơi bối rối, lo nghĩ phải ăn nói thế nào cho đẹp mặt khi gặp anh chị Xui.

Thế rồi việc gì đến sẽ đến, tôi và Thành đi chuyến bay tối thứ Sáu để kịp đến Atlanta sáng thứ Bảy như đã dự tính.  Sau khi máy bay đáp xuống tôi hăm hở đi lấy hành lý để gặp anh chị Xui như đã hẹn trước.  Từ đàng xa anh chị đã đứng đợi cha con tôi, thoáng nhìn "chị Xui" tương lai tôi thấy sao quen quá.  Khi đến gần, tôi như người trúng phải gió độc vì miệng lưỡi tôi cứng đơ.  Đúng vậy, chính là bà ta... chính là người vợ trước của tôi, Thùy. 

Cho dù sau bao nhiêu năm xa cách và đã nhiều thay đổi, cả hai chúng tôi đều già đi theo năm tháng, nhưng tôi vẫn không sao quên được khuôn mặt ấy...

Và kìa, sau phút giây bàng hoàng đủ để nhận ra nhau, khuôn mặt bà ta bỗng đanh lại, môi mím chặt và đôi mắt ngước lên...  Vẫn đôi mắt ấy, vẫn cái nhìn hận thù ám ảnh tôi bao năm.

*

Chuyện xảy ra đã mấy chục năm, ngày mà tôi còn là một cậu thanh niên rất trẻ.  Thủa ấy, tôi và Nga, người bạn gái đầu tiên của tôi, yêu nhau thật thắm thiết. Chúng tôi đã quyết định đi tới hôn nhân sau một thời gian dài quen biết. Gia đình tôi là một gia đình gia giáo, rất trọng lễ nghĩa và mặt mũi; gia đình Nga cũng không kém gì, vì là gốc người Huế nên những tục lệ và thể chế hôn nhân bên gia đình nàng thật khác với gia đình tôi - một gia đình Bắc chính hiệu.  Thế rồi ngày lễ hỏi đã đến, ngày mà tôi và nàng nao nức chờ đợi.   Hai họ đã tụ tập đông đủ ở phòng khách, bác Hai tôi đại diện cho nhà Trai lên tiếng,

- Hôm nay là ngày đính hôn của hai cháu, họ nhà Trai chúng tôi hân hạnh ra mắt họ nhà Gái và xin nhà gái cho cháu Nga ra chào để chúng tôi còn giới thiệu họ hàng cho cháu biết .

Theo tục lệ của nhà Nga thì hình như họ đàng trai phải trưng bày sính lễ trước rồi Nga mới được phép ra chào, vì thế đại diện họ Gái đã lên tiếng:

- Xin lỗi mọi người, cháu Nga chưa thể ra được.

Mẹ tôi cũng như cả ho nhà trai chưng hửng trước câu nói không mấy thiện cảm của họ nhà Gái, mẹ tôi cất giọng,

- Xin nhà Gái cho cháu ra chào kẻo các bác, các chú đang chờ.

Nhà Gái vẫn không thay đổi quyết định, mẹ tôi cao giọng tiếp:

- Vậy các Bác có cho cháu Nga ra chào không thì bảo"

Họ Gái vẫn giữ nguyên thái độ,

- Chúng tôi không thể, vì đây là tục lệ của cha ông.  Nếu chưa được thấy sính lễ thì Nga vẫn phải ở trong phòng.

Cả căn phòng thật ngột ngạt, Mẹ tôi cho rằng gia đình Nga quá coi trong vật chất và coi thường nhà Trai, nên đã ra lệnh:

- Đã vậy thì thôi, không hỏi cưới gì cả... tất cả đi về...

Thế là mọi sự kết thúc..., tôi và nàng, hai nạn nhân đứng giữa đành phải gạt nước mắt chia tay.  Phần tôi, vì thương mẹ một đời tần tảo thờ chồng nuôi con nên không muốn làm mẹ buồn lòng.  Tuy vậy, tôi không thể quên nàng.  Những kỷ niệm chúng tôi có với nhau đã in trong ký ức nhiều đêm ập về trong trí nhớ làm tôi phải tan nát cõi lòng!!!

Sau đó không lâu tôi đã vâng lời mẹ cưới Thùy, một người tôi không hề yêu, về làm vợ.  Còn Nga vì hận tôi nàng đã lấy một người sau này trở thành thương phế binh, nghe đâu cuộc sống của nàng thật vất vả và không mấy hạnh phúc.  Khi nghe được tin này từ người chị họ của nàng tôi lặng người đi... lòng đau như cắt.  Tôi muốn làm điều gì đó cho Nàng nhưng lại không thể!  Vì vậy bao nhiêu dằn vặt đớn đau, tôi trút lên đầu Thùy.  Tất cả mọi việc bà ta làm hầu như đều chướng mắt làm tôi bực mình.  Tôi chỉ thực sự hạnh phúc khi mỗi tối ngồi trong phòng riêng trước cuốn nhật ký, hồi tưởng thời gian quen biết với Nga:

Ngày...tháng...năm

Nga yêu của anh, giờ này em đang làm gì"  Có còn nhớ anh không"  Riêng anh luôn nghĩ về em, khao khát được xiết em trong vòng tay.  Chỉ cần nhắm mắt lại thì khuôn mặt xinh tươi của em lại hiện lên trước mặt, anh vẫn nhớ rất rõ mái tóc dài óng mượt thơm mùi bồ kết của em và bàn tay nhỏ nhắn săn sóc anh khi bị cảm.  Được ăn chén cháo từ chính bàn tay em nấu thật ngọt ngào, như một liều thuốc linh dược giúp anh mau lành bệnh... Nga! tại sao không về bên anh"  Tại sao""" và tại sao chúng mình phải xa nhau"  Nga! Em có biết anh đang cô đơn không"  Anh cô đơn giữa phố xá đông người, cô đơn ngay tại căn nhà của mình.  Mọi người nhìn vào cứ ngỡ là anh đang hạnh phúc, nhưng có lẽ em là người duy nhất hiểu anh mà thôi.  Nga ơi!  Em có nghe tiếng gọi của lòng anh" 

Tôi giật mình vì tiếng gọi của vợ,

- Anh có đi ngủ không"  Khuya rồi đấy!

Giọng bà ta nghe muốn thủng cả màng nhĩ.  Tôi trở về với thực tại, lê cái xác vào phòng ngủ để làm một người chồng đúng nghĩa. Tôi lạnh lùng như một tảng băng, có lẽ chỉ một người duy nhất có thể làm cho tảng băng này nồng nàn trở lại nhưng người ấy lại không thể!

Ngày vợ tôi cấn thai con trai đầu lòng, tức là Thành, tôi dửng dưng, lạnh lùng với bà ấy.  Đôi lúc còn cảm thấy nghi ngờ và hành hạ bà ta bằng nhiều cách khác nhau, mỗi khi vợ tôi đi đâu tôi không đi cùng và cũng không cho tài xế lái xe đưa bà ấy đi.  Chưa bao giờ tôi mua một món ăn nào cho bà trong thời kỳ thai nghén, cũng không hỏi xem bà ta mệt mỏi thế nào. Lắm lúc, tôi còn kiếm cớ gây sự bảo là cái thai có thể không phải là của tôi. 

Sanh con xong, chỉ mình bà ấy chăm sóc cho thằng nhỏ, tôi cứ lấy cớ bận ở công sở để tránh về nhà với Thùy.  Việc này mãi đến sau này tôi mới hiểu ra là tôi đã thiếu sót và đã nợ bà ấy rất nhiều.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cả nước loạn lạc, gia đình tôi cũng theo làn sóng vượt biên rời quê hương.  Tới đảo đời sống chưa ổn định, mọi thứ điều lộn xộn, không may cho tôi trong lúc lục tìm một món gì đó bà ta đã tìm thấy cuốn nhật ký. Sau khi đọc cuốn nhật ký bà ấy mới vỡ lẽ, vì lý do gì tôi luôn lạnh lùng với bà ấy.  Chính vì vậy đã làm bà ta giận bỏ đi lang thang trên đảo không lo lắng cho Thành, khi tôi trở về cái lán nhỏ dành cho gia đình tôi, thì thấy cha mẹ tôi đang lo cho Thành và ông bà phải gọn dẹp chùi rửa cho thằng bé khi nó "làm ẩu". 

Đối với tôi lúc đó chuyện này không thể chấp nhận được vì cha mẹ tôi đâu phải là người giúp việc cho bà ấy.  Không thèm tìm hiểu nguyên nhân, tôi bèn đi tìm và thấy bà ta đang ngồi một mình nhìn ra biển.

Kéo được bà ta về lều, tôi hậm hực hỏi:

- Tại sao bà không ở nhà coi con"

Bà ta nhìn tôi bằng ánh mắt coi thường, tỉnh queo trả lời,

- Không tại sao cả.

Sự ngang bướng của bà ta như đổ dầu vào lửa, tôi quất túi bụi vào lưng và cổ bà ấy:

- Tại sao"  Tại sao"  Đồ đàn bà hư.

- Ông nói ai hư" Tôi ư"

Bà ta cười khẩy, làm tôi điên tiết lên hét lớn:

- À! bà còn dám cả gan cãi lại tôi thế à!  Đúng là không ra gì, làm dâu mà dám để cha mẹ chồng hầu hạ con cái, còn bà lại đi rông thế kia, không hư thì còn gọi là gì.

Đang trong cơn nóng giận, tôi dùng hết sức mình để quất vào người bà ta cho tới khi lưng rướm máu mới thôi...

Sau bao nhiêu năm rồi nhưng tôi vẫn không quên được vẻ mặt của bà ta lúc đó hình ảnh một người mang đầy uất ức.  Bà ấy im lặng không một lời giải bày nhưng hình như tất cả nỗi hận đã dồn vào đôi mắt, một ánh mắt sắc lạnh mang đầy thù oán, pha lẫn một chút ghen tuông... 

Sau trận đòn ngày đó, bà ta đã bỏ lại tất cả và đi biệt tăm, trốn khỏi tầm mắt của tôi.  Thời gian ở trại cũng dần qua đi, gia đình chúng tôi gồm: Cha mẹ, con trai tôi và gia đình một người em đi định cư ở Hoa Kỳ, tôi hoàn toàn mất liên lạc với bà ấy. 

Tôi luôn nói với Thành là mẹ nó đã chết, vì thực sự bà ấy đã chết trong lòng tôi...

*

Giờ đây, đối diện với thực tại tôi phải nói thế nào cho Thành hiểu, để được sự thông cảm của Thành, thông cảm cho một người cha đã từng làm khổ mẹ nó và đã từng nói dối với Thành là mẹ đã chết.  Điều quan trọng nữa là phải giải thích cho Thành hiểu, cuộc hôn nhân này không thể... vì Thành và cô bạn gái là con cùng mẹ khác cha. 

Đúng là trái đất thật tròn. Tại sao con trai tôi không yêu bất cứ cô gái nào trên đời này mà lại yêu ngay con gái của bà ta!

Sau khi nhận ra nhau trong cảnh ngỡ ngàng, tôi không biết phải xử trí ra sao. Phần thì cảm thấy khó mở miệng với anh Xui, phần thì thấy có lỗi với Thành và bà ta, tôi đứng ngồi không yên. Chỉ còn cách là phải trì hoãn bằng cách cáo bệnh để xin chia tay về khách sạn rồi tính sau. 

*

Thùy, ở một nơi nào đó nếu đọc được những giòng chữ này, xin hãy coi đây như một lời tạ lỗi của tôi. Tôi nợ bà nhiều quá Thùy à!

Xin hãy dịu đi ánh mắt ngày nào bà đã nhìn tôi. Ánh mắt ấy đã ám ảnh gần suốt cuộc đời tôi.  Tôi đã có lỗi với bà, có lỗi với Thành. Nếu thời gian có thể quay ngược lại, tôi xin dùng tất cả thời gian và khả năng của mình để đem lại hạnh phúc cho bà và để cho Thành có một người mẹ và để những việc đáng tiếc đó không xảy ra.

Green Frog

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
20/08/201510:32:35
Khách
Green Frog viết chuyện nầy hơi lộn xộn...đã quên là...:
"Phần tôi, vì thương mẹ một đời tần tảo thờ chồng nuôi con nên không muốn làm mẹ buồn lòng"
lúc này bố của nhân vật chính đã chết...rồi sau đó:
"... thì thấy cha mẹ tôi đang lo cho Thành và ông bà phải gọn dẹp chùi rửa cho thằng bé ..."
thì ông ta lại được sống ngon lành
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Tôi tên là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Mùa Vu Lan đã chính thức bắt đầu, mời đọc một bài viết sống động và xúc động về Mẹ. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Là một sĩ quan VNCH từng du học Mỹ và về nước làm chiến binh, sau 1975, ông biết nhà tù cộng sản,
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalọ NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong...
Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết.
Tác giả họ Trần, trước 1975 là công chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện hưu trí tại Westminster.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ”
Nhạc sĩ Cung Tiến