Hôm nay,  

Từ California Đến Texas

09/06/200600:00:00(Xem: 140576)

Người viết: TRẦN CHI LIÊN

Bài số 1030-1639-352-vb6090606

*

Tác giả Trần Chi Liên, cư dân Garden Grove, hiện là một công chức tiểu bang, đã tham dự và nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với bút hiệu Thiên Ân, truyện "Nửa Dòng Máu Việt". Lần này, bà góp thêm hai bài viết mới. Đề tài của bài thứ hai rất đáng để tính toán: bán nhà Cali, mua nhà Texas, trả dứt nợ nhà và hưởng nhàn.

*

Người Việt hải ngoại khắp nơi đều biết hoặc nhắc đến hai câu thơ:

Cali đi dễ khó về

Trai đi có vợ, gái về có con

Khi phổ biến hai câu thơ trên, chắc người ta chỉ có ý rằng (") Cali là đất tốt để dừng chân, sinh sống, lập nghiệp.  Không nơi nào trên đất Mỹ có khí hậu dễ chịu như ở Cali, rất thích hợp cho người lớn tuổi. 

Hơn thế nữa, Cali còn có những khu thương mại được mệnh danh là Saigon Nhỏ (như tại Quận Cam, San Jose...) vì người Việt mình ở những vùng này có cuộc sống rất an nhiên tự tại, không cần biết hoặc nói tiếng Anh vẫn cảm thấy như mình đang sống trên quê hương Việt Nam.  Thậm chí có người còn nhận định kiểu tam đoạn luận:  Đi đâu thì đi, không nước nào bằng nước Mỹ.  Đi đâu thì đi, không có tiểu bang nào bằng California. Đi đâu thì đi,  không có quận nào bằng Quận Cam; và không có thành phố nào giống Việt Nam bằng Westminster. Bởi vậy, về sống ở Westminster là nhất!

Gia đình tôi và gia đình các em sống rải rác quanh khu Saigon Nhỏ gần ba mươi năm nay.  Nói theo bạn bè ở các tiểu bang khác là "Sao mà may mắn và hạnh phúc thế!  Dân nhà giầu có khác! Ở Quận Cam mà lại còn ở ngay Westminster nữa là nhất rồi..."  vân vân và vân vân.  

Chúng tôi "được" hưởng phúc lợi đó ngay từ những năm đầu tiên khi cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam bắt đầu phát triển.  Từ một vài tiệm nho nhỏ trên đường First của thành phố Santa Ana - Hình như là tiệm phở Hòa, nhà in của anh Nam (Đông Duy), nhà Sách Quê Hương của anh Niên... - Rồi từ từ kéo dần về góc Bolsa và Busha, biến bãi rác nơi đây thành khu Mini Mall và cuối cùng là cả một khu thương mại trù phú như hiện nay với hàng ngàn cửa tiệm, văn phòng đủ loại như trăm hoa đua nở.

Có thể vì chứng kiến sự thành hình và trưởng thành của khu Saigon Nhỏ mỗi ngày trong thời gian khá dài, như nhìn từng giọt nước nhỏ giọt cho đến khi đầy tràn ly nước -  hình ảnh thật quen thuộc nên hình như tôi không thấy mình hạnh phúc như mọi người nói. 

Tuy sống ở Quận Cam, chúng tôi vẫn phải làm việc như mọi người dân địa phương trong vùng.  Vợ chồng sáng đi chiều về, con cái cũng sáng đưa chiều đón, về đến nhà bà ôm bếp, ông ôm vườn, loay hoay cũng phải đến khuya lắc khuya lơ mới chui vào "tổ ấm" ... mạnh ai nấy ngáy.  Cuối tuần chạy ào đi chợ như gió cuốn, không có thì giờ lang thang trong khu Phước Lộc Thọ hay khu đối diện có chợ Á Đông.  Đôi khi sợ cảnh xe cộ nối đuôi nhau trên đường Bolsa vào cuối tuần, tôi lại vòng xe đi chợ Alberson cho thoải mái.  Thành thử có khi cả tháng vẫn không có dịp tản bộ, nhàn du để hít thở không khí Việt Nam của Saigon Nhỏ.

Ngày qua ngày, con cái lớn dần, nhu cầu nhà cửa cũng tăng trưởng theo chiều cao của các con.  Nhà nhỏ không đủ chứa lại phải đổi qua nhà lớn.  Người Việt Nam khắp nơi cũng nghe người ta đồn rằng Quận Cam có đủ thứ đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần lẫn vật chất của người Việt nên mỗi ngày đổ về đây mua nhà ngày càng nhiều.  Giá nhà tại Quận Cam cứ thế mà tăng dần, tăng dần.  Nhà cửa ở Quận Cam giống như những quả cam chín vàng ối trên cành, nhìn thật là đẹp, nhưng khi hái xuống, làm sao biết được bao nhiêu quả ngọt bao nhiêu quả chua!!! Người Việt với ý tưởng "An Cư, Lạc Nghiệp" nên ai cũng muốn có một mái nhà riêng để ở.  Những người có nhà từ trước khả dĩ còn có cuộc sống thoải mái như được thưởng thức những quả cam ngọt ngào.  Những người trẻ sau này, tuy cả vợ lẫn chồng đều làm việc, phần lớn tiền lương đều dùng để thanh toán cho căn nhà, phần còn lại chẳng còn bao nhiêu để chi tiêu trong gia đình nói chi đến việc đi nghỉ hè. 

Chỉ cần làm một con toán đơn giản - giá tối thiểu cho một căn dưới 2,000 bộ vuông, có thể ở ngay không cần sửa chữa cũng vào khoảng sáu trăm nghìn, trả hai mươi phần trăm là trăm hai, vay ngân hàng bốn trăm tám, tiền trả ngân hàng hơn hai nghìn rưởi, thêm tiền thuế, bảo hiểm, điện nước linh tinh cũng phải đến ba nghìn rưởi mỗi tháng.  Bao nhiêu gia đình có thể đóng nổi một lần cả trăm nghìn và hàng tháng hơn ba nghìn"  Lại phải cầu cứu anh chị em, họ hàng vào sống chung đụng với nhau... hậu quả sẽ sinh ra đủ thứ vấn đề...vì một mái ấm không thể nào có hai chủ.  

Cuộc sống cứ như thế lại tạo thêm bao nhiêu điều phiền phức.  Ap lực trong sở làm hàng ngày đã đủ cho tinh thần lẫn vật chất của một người rã rời, về đến nhà không được tự do, thảnh thơi làm những gì mình muốn, hạnh phúc gia đình làm sao tìm thấy.  Bằng như cố gắng chịu đựng một mình, cuộc đời cứ phải đi làm nuôi nhà nặng hơn nuôi chính gia đình mình, cái nhà sẽ là một gánh nặng như ăn phải quả cam chua, bỏ đi thì tiếc mà ăn vào thì xót cái bao tử.

Không thể phủ nhận có một số khá đông nguời Việt - trong đó có vài người  bạn rất thân thiết của tôi - có thêm nhà, thêm tiền trong ngân hàng nhờ vào việc biết đầu tư vào thị trường địa ốc.  Số đông đó cũng chỉ là một nhóm nhỏ trong tổng số người Việt sống tại California mà thôi.  Vấn đề nhà cửa tại California thật ra chỉ ảnh hưởng đến thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai của người Việt khi con cháu thế hệ thứ nhất thành nhân, tạo dựng mái gia đình mới.  Mới ra trường - đôi khi còn phải ôm món nợ đèn sách  khá cao - với số vốn nhỏ nhoi không đủ để trả trước số tiền lớn, làm sao mua nổi căn nhà tại California để ở.   Nếu có công ăn việc làm tốt, gắng gượng mua nhà, cuộc sống cũng lại rơi vào cảnh đầu tắt mặt tối để nuôi nhà thôi.

Đại gia đình chúng tôi cũng nằm trong khối người băn khoăn đó.  Chị em chúng tôi, ai cũng có một căn nhà tương đối khang trang tại quận Cam.  Chỗ ra chỗ vào thoải mái, con cái mỗi đứa một phòng.  Bù lại, tiền nhà đã chiếm mất một đầu lương.  Đầu lương còn lại phải thanh toán cho mọi thứ bảo hiểm như xe cộ, đời sống, tiền học cho con và đủ thứ chi phí linh tinh khác.  Cuối cùng, một năm có hai tuần phép, vợ chồng con cái ngồi nhìn nhau, lôi những việc dồn cục trong nhà ra thanh toán vì ngó lại túi tiền của mình, chẳng còn khoản nào cho việc đi nghỉ hè cả. 

Năm này nối tiếp đến năm kia cho đến một ngày, chị em chúng tôi như bừng tỉnh sau một giấc mơ dài khi chứng kiến một người thân yêu của chúng tôi ra đi sau hơn hai tuần nằm trên giường bệnh.  Một người đang khoẻ mạnh, hơn nửa đời người tận tụy với công việc để lo cho gia đình có cuộc sống ổn định.  Chưa thực sự được hưởng...nhàn đã bỏ mọi sự mà đi.  Xuôi tay chẳng mang theo được gì!!! 

Cái chết đó khiến chị em chúng tôi bị khích động khá mạnh khi nghĩ đến sự vô thường của cuộc đời.  Chúa cho mình cuộc sống đó, mình không biết qúy, đến một lúc nào đó, Chúa lấy lại, có hối hận thì cũng đã muộn màng.  Thế là các em tôi rủ nhau đi tìm cuộc sống mới.  Các em làm một vòng Đông du, qua San Antonio, ghé Austin, chạy thẳng qua Houston, dừng chân ở Galveston, Palacio, chạy lên miền Tây Bắc ghé Dallas, Irving, Fort Worth, Grand Prairie và cuối cùng dừng  chân tại một thành phố đang phát triển - Mansfield.

Mansfield là một thành phố nhỏ, đang phát triển rất nhanh.  Có những khu giá nhà từ hơn một trăm nghìn lẫn chung với những khu với giá khá cao - trên năm trăm nghìn.  Thành phố có đến 80% dân da trắng.  Các trường trung, tiểu học đều mới toanh và khá lớn.  Khí hậu - dĩ nhiên là không được bằng như California, nhưng không đến nỗi khó chịu như ở Houston hoặc trên Dallas.  Sau hai tháng nghiên cứu "thị trường" nhà cửa, việc làm, tốn tiền cho mấy chuyến bay với American Airline, bay đi bay về, các em đã quyết định bán nhà bên California, trả đứt căn nhà lớn hơn, đẹp hơn ở Mansfield.  Các em và bạn bè mua bẩy căn nhà trên một con đường, nhà nọ cách nhà kia một căn.  

Sở dĩ - không có chữ TÔI vói các em vì gia đình tôi lúc bấy giờ chưa quyết định nên đi hay ở.  Vợ chồng tôi khá lớn tuổi, nhà tôi bị thất nghiệp cả hơn năm lại gần đến tuổi hưu và công việc của tôi không thể thay đổi dễ dàng.  Vả lại, tôi chỉ cần giữ công việc hiện tại thêm sáu năm nữa là có thể về hưu thoải mái.  Tôi cũng mua một căn gần các em, rồi lại rút lui vì không thể bỏ Cali cho đến khi về hưu.  Tuy nhiên, người tính không bằng Trời tính.  Ngày nhà tôi giúp các em dọn nhà, chàng đi vòng vòng quanh con đường "vào làng".  Mới chỉ có mấy tháng mà đã thay đổi quá nhiều, chàng bỗng thấy thích cái không khí hơi nhà quê với gió mát trăng thanh, không khí trong lành.  Chàng gọi về Cali sau khi biết căn nhà chúng tôi bỏ sắp xây xong và sửa soạn được đưa lên thị trường để bán.

- Em ơi, cái nhà mình bỏ, họ vẫn xây theo như ý mình chọn hồi đó mà còn bỏ thêm vào mấy thứ khác nữa.  Bây giờ nhìn lại thấy đẹp lắm, em có muốn lấy lại không"

- Anh nói chơi hay nói giỡn vậy"  Tự dưng bốc đồng lại muốn mua nhà mới.  Nhà cũ chưa tính bán mà lại hỏi muốn lấy hay không là làm sao!  Anh tính mua xong rồi anh dọn về đó ở với bà... nhỏ để bà nhỏ trả tiền nhà hả"

- Anh nói vậy thôi, tùy em quyết định!  Tại anh thấy mới có mấy tháng mà khu này phát triển kinh khủng quá, một hai năm nữa giá nhà sẽ lên cao lắm nên mới có ý định đổi nhà đó mà.  Chứ ở lại Cali, đến khi em về hưu rồi mình vẫn phải ôm nợ nhà thêm mười lăm năm nữa, làm sao mình đi giung giăng giung giẻ được"

- Nhưng anh có nghĩ đến chuyện là em vẫn còn phải làm việc thêm năm năm nữa mới có thể về hưu không"

- Thì tại vậy anh mới nói là tùy em mà!

Tưởng rằng câu chuyện sẽ kết thúc tại đó, nhưng qua ngày hôm sau, có một vài chuyện xẩy đến khiến tôi phải suy nghĩ lại chuyện nên đi hay ở.  Đi - tôi sẽ phải làm những chuyến đi, về từ Cali đến Texas và sống như người "homeless" ở Cali trong hơn năm năm - thời gian không phải là ngắn.  Ở - gia đình tôi sẽ phải đối diện với một vài khó khăn riêng - thời gian có lẽ sẽ dài hơn năm năm.  Sau một đêm dài trắng mắt, vợ chồng tôi quyết định ĐI. 

Chàng ở bên Texas lo làm thủ tục mua cái nhà mình đã từng chối bỏ.  Tôi ở bên Cali lo cho nhà mình lên thị trường, tìm người dọn bớt đồ đạc vào nhà kho để có thể làm đẹp cho căn nhà trước khi trình làng cho mọi người đến xem nhà. 

Số Trời đã định, chuyện mua nhà và bán nhà vào Escrow chỉ trong vòng năm ngày, không cần phải dọn dẹp, sơn sửa, mọi chuyện đều được xếp đặt thật thứ tự, gọn gàng, dễ dàng như có một bàn tay phù thủy nhúng vào.  Escow đóng rồi mà gia đình tôi vẫn cứ như chủ nhà cho đến cả hai tuần sau mới dọn ra, giao nhà cho chủ mới.  Người bán bên Texas và người mua ở Cali đều quá dễ dãi và dành cho chúng tôi những điều kiện "không thể tin được" trong đời sống hiện tại.  Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình Nam.  Hy vọng chúng tôi sẽ là những người bạn lâu dài cho dù việc mua bán đã xong. 

Xem ra, chuyện rời bỏ California đối với gia đnh chị em chúng tôi không khó như mọi người thường nghĩ.  Phải thú thật với lòng, rời Cali cũng có nhiều luyến tiếc.  Hai mươi tám năm - thời gian dài hơn năm tháng ấu thơ và thiếu nữ của tôi bên quê nhà.  Chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm với Cali.  Bạn bè trong sở, nhà thờ, ngòai đời đều cho chúng tôi điên vì đang ở nơi có khí hậu và đời sống tốt nhất nước Mỹ mà lại bỏ đi đến một nơi không thuận tiện bằng.  Tôi chỉ còn biết cười trừ và nói: "Rồi cũng quen thôi.  Cả bao nhiêu người ở được thì mình cũng ở được.  Biết thế nào cho vừa, miễn sao cuộc sống thỏai mái, không phải lo toan nhiều là đủ rồi."

Sau khi ăn chơi vài tháng, các em tôi - một người đi làm toàn thời gian, người còn lại đi làm nửa buổi để có giờ đưa đón con và lo cơm nước cho gia đình.  Cuối tuần gia đình chở nhau đi nhà thờ, ra ngòai ăn rồi đi chơi đây đó. 

Nơi chúng tôi ở - thành phố Mansfield - cách Dallas ba mươi ba dặm về phía Nam và cách Arlington mười bốn dặm nên khí hậu không đến nỗi ngột ngạt như ở Houston và chỉ mất mười lăm hai mươi phút là đến khu phố Việt Nam (Tầu).  Thành phố đang phát triển nên mọi sự đều mới toanh, từ trường học cho đến các khu thương mại.  Mấy đứa cháu, sau buổi học đầu tiên, về khoe với bố mẹ: "Wow!!!  Cái gì cũng automatic hết kể cả toillette.  Mình không phải leo cầu thang mà được đi thang máy." 

Dân Cali dọn đến khu gia đình tôi chọn cũng khá đông khiến dân Texas "rủa" rằng: "Dân Cali qua đây mua nhà giá nào cũng mua mà còn trả đứt luôn khiến dân Texas bị kẹt giỏ".

Đời sống của người dân Texas quả thật là "tà tà".  Người mua, kẻ bán cứ từ từ lấy hàng, tà tà tính tiền.  Đi nhà hàng cũng thế, khách đến ăn tàng tàng ngồi chơi nói chuyện rồi mới chọn thức ăn.  Bồi bàn từ từ dọn...  Dân đi shopping thì lại chẳng có gì vội cả...Thành thử những ngày đầu, chị em chúng tôi bị nhận diện ngay là dân mới nhập cư vì đứa nào cũng chạy chứ không đi.  Công việc bên đây thì quá là dư  thừa.  Nộp đơn chỗ nào là chỗ đó gọi đi phỏng vấn và nhận ngay.  Các em tôi cứ thế mà thay việc cho đến khi có công việc thích hợp và số lương cao nhất.  So với công việc ở Cali chỉ thấp hơn khoảng năm đến mười phần trăm thôi. 

Bạn bè hỏi tại sao tôi không tìm việc bên đó để được gần gia đình"  Chao ơi!  Ai mà chẳng muốn.  Tuy nhiên, tôi là công chức tiểu bang nên không có chuyện thuyên chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang kia.  Thêm vào đấy, công việc của tôi, chẳng có công ty tư nhân nào có cả.  Giở thầy, giở thợ chỉ có thể xin được công việc chỉ bằng nửa số lương hiện tại mà còn phải bắt đầu học việc lại và phúc lợi bị mất hơn phân nửa.  Hơn nữa, khi nhìn vào số tuổi gần về hưu của tôi, công ty nào có can đảm nhận làm để rồi nuôi bệnh! Thôi thì đành phải chấp nhận cảnh bay như chim chờ ngày dưỡng lão.

Hơn năm mươi năm qua, gia đình chúng tôi đã làm bao nhiêu lần viễn du - từ  miền Bắc chạy vào miền Nam, Việt Nam.  Sau hai mươi mốt năm xây dựng cuộc sống mới tại miền Nam lại phải bỏ tất cả để đến miền đông Louisiana.  Hai năm sau, tự nguyện làm lại từ đầu khi quyết định đi theo tiếng gọi của miền tây nắng ấm California đầy tình đồng hương.  Hai mươi tám năm sau mang số vốn nhỏ nhoi từ  miền tây Cali đi về miền đông Texas tìm sự bình yên cho tâm hồn và thanh thản cho thân xác đã mệt nhòai vì cơm áo trong suốt bao nhiêu năm đã qua. 

Cuộc đời con người cũng như vòng tròn, bắt đầu từ khởi điểm để rồi một ngày nào đó lại trở về điểm phát xuất.  Đi về đều đồng nghĩa như nhau.  Chúng tôi ra đi từ miền Bắc Việt Nam, đến khi nào mới được trở về từ khởi điểm - Hà Nội, Hải Phòng dấu yêu xưa"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến