Hôm nay,  

Ba Hồn Ma Dưới Bức Tường Đá Đen

26/06/200600:00:00(Xem: 122325)

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH

Bài số 1043-1652-365-vb2260606

*

Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Sau đây là bài viết mới của ông.

*

Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam.

Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale, cô đã đệ trình đồ án, sau này được trúng giải, trong cuộc thi cấp quốc gia cho Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Mỹ chết ở Việt Nam sẽ được xây tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.  Cô được đào tạo như là một nghệ sĩ và một kiến trúc sư.  Là một người Mỹ gốc Hoa xuất thân từ một gia đình có văn hóa và nghệ sĩ tính.  Cha của cô là trưởng khoa mỹ nghệ tại Đại Học Đường Ohio.  Mẹ của cô là giáo sư văn chương tại cùng đại học.  Lin đưa ra nhận xét: "Là con cái của người di dân, bạn có được cái cảm thức về nguồn gốc của mình từ đâu đến:  Quê hương của mình là ở đâu"  Và cố gắng để tạo cho mình một quê hương."  Cô lấy nguồn cảm hứng cho tác phẩm điêu khắc và kiến trúc của mình từ các nguồn văn hóa đa dạng bao gồm từ lối tạo hình theo lối cây kiểng Nhật Bản đến các kiến trúc của dân Da Đỏ Hopewell cho đến các tác phẩm tạo nên từ chất liệu bằng đất của các nghệ sĩ Mỹ của các thập niên 1960 và 70.

Công trình nổi tiếng nhất của cô là Bức Tường Tưởng Niệm Chiến Sĩ tử trận ở Việt Nam ghi lại danh tính của những tử sĩ để tự nó nói lên về ý nghĩa của cuộc chiến.   Bức Tường nối kết một thảm trạng xảy ra ở một vùng đất xa lạ với miền đất tại thủ đô xứ Mỹ nơi bức tường gắn chặt xuống đất.  Đồ án của cô được chọn trong số 1400 đồ án đệ nạp trong số đó có các đề án của các kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới.  Sự lựa chọn này lập tức làm nổi lên nhiều tranh luận, không những vì đây là một phác họa không gò bó theo khuôn thức cổ truyền mà còn vì người phác họa là một phụ nữ và lại là một người Mỹ gốc Trung Hoa.  Có người chế diễu gọi đó là "một tấm mộ bia khổng lồ."  Bức Tường Tưởng Niệm, được Lin gọi là "một vết rạn nứt trên trái đất", gồm hai bức tường bằng đá hoa cương , mỗi tấm dài 246 feet (1 foot = 0,3048 met), nằm ở góc 125 độ.  Một bức hướng về phía Đền Kỷ Niệm Tổng Thống Washington, bức kia hướng về phía Lăng Tổng Thống Lincoln.  Mỗi bức tường gồm có 70 tấm khắc tên hơn 58 ngàn người lính Mỹ tử trận.  Tên của họ được liệt ra theo thứ tự thời gian  từ năm 1959 đến 1975.

Công trình này giống như một vết cắt đã thành sẹo  trên khung cảnh của thủ đô nước Mỹ, được cắt không nương tay vào Khuôn Viên Washington nhưng lại hiện ra một cách đầy uy nghi ở cách nó rạch ra một không gian để trình bày cho công chúng niềm thống thiết và đau thương.  Tập chú vào cá nhân của từng nam và nữ quân nhân đã hy sinh trong trận chiến, đài kỷ niệm còn đáp lại đúng cảm xúc của từng cá nhân du khách.  Không có cái "nhìn đúng, sai" khi đến với Bức Tường Tử Sĩ vì nó không muốn hô hào về chính trị hay cho những lý tưởng Mỹ.  Điều nó muốn nói lên duy nhất là cái giá của chiến tranh là mạng sống của con người.

Bây giờ xin được vào câu chuyện. Nhân vật (nếu có thể gọi như vậy): Jim, hồn ma Hoa Thịnh Đốn, Bắc, hồn ma Hanoi, và Nam, hồn ma Saigon.  Cả ba đều là tử sĩ trong chiến tranh Việt Nam.

Không gian: dưới Bức Tường Tử Sĩ ở Hoa Thịnh Đốn.

Thời gian: nửa đêm về sáng Ngày Kỷ Niệm Chiến Sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ.

. . .

Jim: Chào hai anh.  Hôm nay sự "có mặt" của hai anh ở nơi tượng đài này quả  thật là đặc biệt.  

Bắc: Đúng vậy. Đối với tôi đây là một dịp hiếm có.

Nam: Tôi cũng đồng ý với hai anh đây là một dịp chúng ta có cơ hội để lắng nghe suy nghĩ của nhau về cuộc chiến mà mình đã hy sinh.

Jim: Đối với tôi, tượng đài này đã làm được một việc đem lại sự an ủi lớn lao cho các bạn đồng ngũ của tôi và gia đình của họ.  Chúng tôi đã không bị quên lãng.

Bắc: Đúng vậy.  Tuy về phần chúng tôi cũng được "Tổ Quốc Ghi Công" nhưng không có được một ý nghĩa lớn lao như việc tưởng niệm các anh.

Nam: Về phần tôi tuy Nghĩa Trang Quân Đội của chúng tôi không được lớn lao như xứ anh nhưng toàn cõi Miền Nam ai ai cũng đều thương tiếc những người đã hy sinh cho quốc gia. 

Jim: Nói cho cùng thì dù dưới danh hiệu nào thì chúng ta cũng hy sinh cho đất nước của mình.  Chúng tôi là công dân của một xứ tự do chúng tôi có thể chấp nhận  hay từ chối việc chiến đấu cho lý tưởng của mình.  Riêng tôi, tôi chấp nhận chiến đấu cho lý tưởng Tự Do và thấy việc hy sinh của mình là không vô nghĩa.  Tôi chỉ buồn là vì chính quyền đã không làm được việc giải thích cặn kẽ mục tiêu của sự chiến đấu với đồng bào tôi, vì vậy đã đem lại sự bạc đãi đối với những đồng đội sống sót và những anh em của chúng tôi đã hy sinh trong cuộc chiến không thể nào là "vô nghĩa" như đã bị thành phần phản chiến đã miệt thị đặt tên.

Bắc:  Trong một môi trường rập theo khuôn khổ.  Tôi sống ra và lớn lên trong cuộc chiến tranh "cứu nước" với không lối thoát về tư tưởng cũng như về mặt sống còn.  Tôi chỉ biết lên đường để "giải phóng miền Nam đang bị áp bức xâm lăng."

Nam: Thế hệ  chúng tôi may mắn hơn anh được sống dưới chế độ tự do.  Chúng tôi được  dành cho nhiều tự do để có thái độ về cuộc chiến.  Cũng chính vì vậy mà một số nhỏ đã không  thấy được cái tai hại khi đưa ra mặt tiêu cực của cuộc chiến làm nản lòng không ít lòng dân và làm thiệt hại đến tinh thần chiến đấu của anh em chúng tôi.

Jim: Anh Nam à, đó cũng chính là cái nguy hại đã đưa đến sự chia rẽ ở lớp thanh niên chúng tôi thời đó làm rạn nứt nội bộ, chia rẽ trong dân chúng và suy yếu tiềm năng chiến đấu rồi cuối cùng đưa đến sự thất bại chua cay.

Bắc: Này Jim à, tôi xin có nhận xét là nếu các người lãnh đạo của anh có sự đánh giá chính xác về mục đích của mình và tiềm năng, thực lực của phe chúng tôi thì các anh đã thắng từ lâu, tránh được sự chết chóc của chúng ta.

Jim: Anh nói có lý.  Bài học này cho tôi thấy dù là một nước lớn, mạnh nhưng có một nhận thức rõ ràng đường lối chiến đấu, không chuẩn bị tâm lý tại xứ mình và thu phục nhân tâm nơi xứ người, không nhất quán về đường lối chiến đấu từ đầu thì không thể nào đánh thắng được dù kẻ địch là một nước yếu kém hơn về mặt vật chất bội phần.

Nam: Anh Jim, tôi rất đồng ý về thái độ quân tử và mã thượng của các anh trong cuộc chiến Nam Bắc tại nước Mỹ trước đây.  Không có sự trả thù, nghi kỵ và đày ải người anh em của mình đã bị thất trận.  Từ đó đã đem lại được sự đoàn kết để mọi người được sống trong thanh bình và ấm no.  Tôi cảm thấy đau buồn và thất vọng vì cái nhìn đầy thù địch và thiếu tinh thần mã thượng của kẻ đã "thắng" từ người anh em của mình!

Bắc: Giờ đây ở một thế giới vô hình không còn ai làm lính, ai làm quan, không còn phe này phe nọ, tôi nhận thấy nhận xét đó của anh Nam là đúng.

Nam: Chắc các anh cũng có nghe là thay vì một tượng đài được dựng lên để tưởng niệm các chiến sĩ không phân biệt phe miền thì tượng và mộ bia của tử sĩ chúng tôi đã bị phá hủy trong khi chiêu bài " đại đoàn kết dân tộc" lại được hô hào.

Jim: (nhìn Bắc) Điều này làm cho tôi thật kinh ngạc và khó hiểu! (Bắc nhìn đi hướng khác để tránh cái nhìn đầy thắc mắc của Jim)

Jim: Thêm một thắc mắc nữa của tôi là người ta chiến đấu để thay cái cũ dở xấu bằng cái mới hay tốt hơn nhưng tôi thấy hiện trạng ở xứ các anh lại hình như trái hẳn lại.  Các anh có nhận thấy như vậy không" 

Bắc: Theo tôi thấy thì nước tôi giờ đây đã có nhiều tiến bộ.  Các đô thị nổi lên như nấm và khang trang, đời sống của dân thành thị không khác gì với các nước tân tiến.  Sự đi lại và báo chí cũng được tự do hơn.

Nam: Có lẽ anh nói đúng đó. Nhà cửa ở các đô thị đầy vẻ lộng lẫy khác hẳn với đời sống cùng cực nơi nông thôn hẻo lánh.  Giai cấp mới lên xe xuống ngựa, hưởng thụ tất cả những tiện  nghi của thế kỷ tập trung nơi các đô thị.  Người xứ ngoài được về thăm và khuyến khích đầu tư lẫn ăn chơi nhưng miễn là đừng đá động gì đến chính quyền.  Những điều này đều rất đúng!

Jim: Tôi thắc mắc không biết tại sao đã mấy chục năm từ khi có sự thay đổi mà nước các anh vẫn còn là một trong những xứ nghèo nhất thế giới và tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn còn bị xem là đáng quan ngại vậy"  Nêú nước nghèo thì mọi người đều nghèo, tại sao tôi thấy trong khi đa số phải vật lộn để kiếm ăn hằng ngày, trẻ con phải đi bán vé số trong khi có số người "không phải là dân" lại đi xe hơi, nhà lầu hai ba cái, đất đai trong tay cả chục mẫu, tiền trong tay cả triệu đô la là sao vậy"

(Bắc im lặng không trả lời)

Nam: Trước kia ở chế độ tôi cũng có tham nhũng và hối lộ có lẽ là một trong những nguyên nhân làm chúng tôi sụp đổ.  Chế độ mới với mục tiêu là thay đổi cái dở cái xấu cũ nhưng tại sao tôi thấy hiện nay việc tham nhũng và hối lộ còn gấp trăm lần khi trước.  Đó là một trong những điều mà tôi không hiểu được.  Anh Bắc có ý kiến gì không"

(Bắc im lặng không trả lời)

Nam: Hiện nay nhiều phụ nữ vì nghèo túng phải chịu lấy chồng xứ khác và bị hành hạ, bóc lột như là nô lệ, bị trăm bề nhục nhã.  Có người phụ nữ Việt nam bị rao bán trên intetnet như đồ vật hay bị trưng bày trong tủ kiếng như món hàng mà không thấy kẻ có trách nhiệm lên tiếng bênh vực gì cả, anh Bắc thấy thế naò"

Bắc: (Cúi đầu buồn bã) Thật ra tôi cũng rất lấy làm xấu hổ và đau buồn cho thân phận của phụ nữ xứ mình đó anh à!

Nam: Có điều tôi thực sự thấy vô cùng kinh sợ khi các bia tưởng niệm người chết vì vượt biển ở các đảo bị yêu cầu phải hủy chỉ vì nơi đó là chứng tích cho cuộc ra đi và hy sinh vĩ đại của dân tộc Việt để tìm Tự Do nhưng người đời vẫn nói là "Trăm năm bia đá có mòn.  Trăm năm bia miệng vẫn còn trơ trơ" phải không anh Bắc"

(Bắc không trả lời)

Nam: (quay sang Jim): Anh Jim, trong cuộc chiến vừa rồi.  Một bên là do sự lèo lái của Nga, Tàu một bên là do sự cầm cương, các lãnh đạo xứ anh với tư cách là một đồng minh.  Sao họ lại bỏ rơi chúng tôi sau khi đã âm thầm lén lút dàn xếp với đối phương để người bạn của mình chết một cách tức tưởi  làm phí đi không biết nhiêu mạng người dân và lính chiến như chúng ta là sao vậy anh"

(Jim cúi đầu buồn bã).

Nam: Nói cho cùng, chỉ có thân phận bọn tôi là chịu nhiều thiệt thòi và cay đắng nhất.  Thua trong một trận chiến gần như không có đương đầu chạm trán thật sự do sự trở mặt của bạn và sự thiếu thống nhất và sáng suốt trong chỉ huy của người phe mình, chúng tôi đã thành kẻ chiến bại.  Mồ mả không được yên, luôn bị xem như kẻ địch thù.  Không có được một bia mộ tưởng niệm tại nơi quê hương của mình phải dật dờ nơi xứ người.   Còn có nỗi đau buồn nào lớn hơn. Nhìn lại thì ba chúng ta đều có nỗi buồn riêng.  Riêng tôi, Jim, dù đã sẵn sàng hy sinh cho nước mình nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn vì đã bị phủ nhận sự hy sinh và chiến đấu đó mãi cho đến ngày Bức Tường này được  dựng nên để tỏ lòng tri ơn và tưởng niệm những chiến sĩ xấu số của thế hệ tôi.

Bắc: Còn tôi, trước sự thật phũ phàng đi ngược lại với những gì được hô hào khi còn chiến đấu, tôi thấy buồn cho thế hệ chúng tôi và cho sự đau khổ của đồng bào vẫn còn dai dẳng kéo dài. 

Nam:  Nỗi buồn của tôi có khác với hai anh. Tôi buồn vì sự hy sinh của chúng tôi đã bị phản bội bởi sự thất tín và ích kỷ của bạn bè và sự thù hằn nhỏ nhen của chính người cùng màu da, tiếng nói với mình. 

. . .

 Trời bắt đầu rạng sáng.  Ba hồn ma gục đầu nước mắt chảy dài trên má, từ từ tan theo sương khói.

Buổi sáng sớm hôm đó, người đến viếng Bức Tường đầu tiên là bà mẹ của Jim.  Khi bà đặt bó hoa dưới tên con của mình, bà bất chợt thấy sương phủ trên mặt đá lạnh đen bóng tụ thành nước chảy ràn rụa như nước mắt xuống Bức Tường ngang qua tên khắc con của mình: Jim America. 

Dòng nước rớt xuống đọng ở ba chỗ.  Bà ta còn nhận thấy một điều rất lạ là có một chỗ nằm ở hướng Nam, nước đọng nhiều hơn hai chỗ kia. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,768,368
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến