Hôm nay,  

Viết Cho Tháng Tư: Áo Cũ

10/04/200600:00:00(Xem: 68883)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005- "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính”- vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể. Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản.

1. ÁO CŨ

Gửi: Đại úy Nguyễn Đắc Phú, (Hội viên ‘CLB 309.81- Người vào Tchépone 3/1971)

Gửi: CLB SinhViên Phục Hưng

Anh đi Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namvề. Anh nằm ngủ, hai tay úp trên ngực, giấc ngủ thanh thản, nét mặt phong trần! Chị ngồi cạnh anh. Chị khâu lại khuy áo. Cái áo cũ, sứt chỉ khờn bâu, anh mang về từ bên nhà, cái áo trận màu chàm!

Cái áo treillis, sau hơn 30 năm bỏ lại tại quê nhà, bây giờ chị cầm lên chị vẫn còn ngửi thấy mùi mồ hôi của anh! Chị cảm động. Chị áp áo vào lòng. Chị thổn thức. Ngoài hiên nhà, nắng vàng hanh của buổi xế chiều…

Vâng, chị đang ngồi bên cạnh anh đang ngủ! Nhưng sao chị vẫn nhớ anh! Chị nhớ anh vô hạn! Chị nhớ anh ở cuối trời xa...

Vừa tốt nghiệp quân trường, cuối năm 64, anh được ném vào thử lửa trận Bình giả. Những ngày đó, biết bao là thương xót! Chị quay quắt nhớ thương chồng, rủi ro người không về thì sao" Nhưng, là trai-thời-loạn anh vẫn hiên ngang, vượt muôn ngàn sóng gió! Vẫn, với chiếc áo trận này, anh lội suối băng ngàn, những năm tháng dài ở Đồng Tháp Muời, U minh thượng, U minh hạ, Khe sanh, A Sầu, A lưới, Tết Mậu Thân ở Huế, Mùa hè đỏ lửa tại An lộc, Đại lộ Tử thần, Cổ Thành Quảng trị, Cuôc Triệt thoái khỏi Cao nguyên tháng 3/1975!. Trong Chiến dịch Lam Sơn 719, cũng với chiếc áo trận này, anh dẫn Toán Viễn Thám vào Tchépone sớm nhất!

Chị biết rõ một nỗi lo canh cánh bên lòng của anh là chị, người vợ ở hậu phưong! Những thư anh viết cho chị từ KBC, những bức thư viết trên thùng đạn, những bức thư tràn đầy yêu thương, không có màu khói lửa chiến tranh, không có chết chóc hận thù! Đối với anh, đời chiến binh thắng bại là chuyện thường! Điều quan trong là ta có thể làm nên lịch sử"

Sau 30/4/75anh trở lại những vùng binh lửa anh đã từng đi qua, với thân phận người tù cải tạo. Những địa danh: An dưỡng, Suối máu, Kà tum, Mây Tần, Bù gia mập, Trảng lớn, Vườn đào, Phú quốc, U minh, Đồng tháp, Chí hòa…và Lý bá Sơ, Cổng trời, Bắc thái, Hoàng liên sơn, Lào kai,…những trại tập trung, những nhà tù cải tạo, khi nhắc đến, làm đau lòng những ai yêu nước, hổ thẹn với lịch sử nhân loại, làm nhơ nhớp những trang sử Dân tộc!

Hơn 10 năm trong lao tù cải tạo, những ngộ nhận, nhầm lẫn, hận thù…không ngừng đổ xuống nặng nề tàn bạo trên thân phận của muôn vàn người trai yêu nước!

Chị ôm chiếc áo, siết chặc vào lòng. Chị nức nở!...

Anh giật mình, thức giấc:

- Ồ! Em, làm gì vậy" Chiếc áo ấy cũ xưa quá! Em khâu vá lại làm gì! Thời thế đã thay đổi lâu rồi! Ai cũng lo đổi mới, củng cố hòa bình và phát triẻn kinh tế…Không còn ai muốn mặc nó nữa! Vừa rồi, trước khi anh trở lại Mỹ, Mẹ lấy chiếc áo đó, bọc thật kỹ nửa chục xoài chín mẹ độn vào palô để gửi xoài cho em đó!

Chị vẫn cúi xuống im lặng…

- Ôi kìa! Em khóc! Em nhớ thương Mẹ! Anh xin lỗi, anh vô tình nhắc đến Mẹ… em buồn!./.

*

2. TẢN MẠN GIAO THỪA: NHỚ VỀ ANH, NGƯỜI LÍNH

Thân gửi Các Anh Chị Hội Viên

CÂU LẠC BỘ 309.81

Đêm nay giao thừa, ngòai trời Chicagorét mướt như năm nào! Tôi nhớ về anh, một người lính, một người bạn và cũng là một bịnh nhân; trong những lúc khó khăn đơn lẻ, anh đã ghé lại truyện vãn hàn huyên với tôi! Anh đã gửi gấm những tấc lòng, những nuối tiếc của dĩ vãng, những bâng khuâng về tương lai, những trăn trở hiện tại.

Như anh đã nói “cuộc đời chúng ta là những mảnh vụn được ráp nối từ nhiều nơi chốn khác nhau mà chúng ta đã đi qua”! Nhưng ngoảnh mặt lại, anh không đủ can đảm khi nhìn thấy mình đi qua nhiều đất nước mà bản thân mình không có được một quê hương!

Anh thường ray rứt “cho dù quê hương không còn chúng ta! Chúng ta vẫn còn quê hương ngày ngày đến với ta trong từng bát cơm, đôi đũa; trong từng giấc ngủ chiêm bao! Quê hương của chúng ta cũng có những khó khăn như mọi nơi trên thế giới: hạt mầm phải nẻ đất mà chun ra; cây lúa đứng lên cũng phải đạp đất đội trời..”!

Đêm nay, tôi viết về anh mặc dầu tôi không hiểu anh đang ở đâu, anh có hiện hữu trong một thế giới nào đó không"

Tôi nhớ về anh, những câu nói của anh: “Chúng ta không cần đòi hỏi một điều gì cả, chúng ta chỉ mong có người nào đó thấu hiểu được sự đau khổ của chúng ta, của con người nạn nhân của chiến tranh! Chúng ta cần san sẻ nỗi cô đơn. Chúng ta muốn trút bỏ thân phận lưu đày! Ai" Ai dám tước đoạt lòng yêu nước của chúng ta" Ai dám tước đoạt quyền lợi công dân của chúng ta" Ấy thế mà vẫn có người đấy...! Tự do, Dân chủ là văn hóa của dân tộc. Nó đựơc kiện toàn trong lòng của mỗi dân tộc! Tự do dân chủ không thể nào là một thể chế áp đặt từ bên ngoài! Ấy thế mà vẫn có những kẻ đang rấp tâm”!

Anh có lần nói với tôi là trái đất hẹp quá, nhỏ quá, cằn cỗi quá không đủ đất dung thân cho những người tỵ nạn chính trị yêu nước như chúng ta! Chúng ta đang xê dịch giữa những bức tường cao khó vượt thoát và anh cảm thấy ngộp thở khi anh nhận thấy khoảng cách của những bức tường càng ngày càng thu ngắn lại! Tôi không hiểu những quan điểm của anh như vậy là nẩy sinh từ trạng thái tâm thần, Di Chứng Hậu Chiến, hay đó là những trải nghiệm của bản thân anh từ cuôc sống thực tế!

Đêm hôm ấy anh gọi tôi! Vâng, anh gọi tôi, vào lúc Giao thừa! Hình như đêm hôm ấy, ngoài trời, Chicago, tuyết đổ ngập đường và tê buốt hơn đêm nay nhiều! Anh bảo với tôi là anh buồn lắm! Anh tố cáo cái đầu của anh đang vô cùng căng thẳng nó sắp nổ tung. Anh cảm thấy đời anh vô vọng! Anh không hiểu là anh sẽ làm gì, chuyện gì sẽ xảy đến cho anh và cho cậu con trai của anh trong một vài giờ tới. Tôi hỏi anh, “anh thấy trong người như thế nào"” Anh bảo anh là “một vật đang rơi, đang rơi ngoài trọng tâm, đang rơi ngoài thế giới của Newton, nó đang rơi như chiếc F5 của anh bị trúng đạn hỏa tiển địa không rớt năm 1972..”!

Tôi hiểu ngay điều gì anh muốn nói! Tôi hỏi anh: “anh có ý định tự tử phải không"” Tôi nghe anh cười ngặt ngoẹo. Tôi nghĩ gương mặt anh lúc đó trông thật là khủng khiếp! Anh trách tôi là trong gần hai năm qua tôi không ngừng hỏi anh câu hỏi ấy! Đó là câu hỏi mà anh rất sợ! Anh đã từng bảo với tôi: “Anh sợ nhất là phải nói sự thật về những điều mình đang suy nghĩ, về những điều mình muốn làm! Ngay cả mình muốn chết mình cũng không dám nói vì người ta sẽ hỏi lại mình như Néron đã từng hỏi một xác chết: “ai cho phép hắn tự tử" Ai cho phép hắn chết"”...

Tôi nghe anh nói rất nhỏ: “Vâng, ông ạ! Tôi đang muốn tự tử đây! Tôi đang muốn chết đây! Điều khó là làm sao tôi rứt thằng con tôi ra khỏi tôi! Tôi đâu có quyền giết con tôi... Mà này nhé, nếu ông gọi 911, tôi chỉ cần nghe tiếng còi hụ của xe cứu thương hay anh đèn xanh đỏ của xe cảnh sát lập lòe dưới building tôi ở, là tôi cho nổ ngay thùng xăng trước mặt tôi”!...

Tôi hứa với anh là tôi không gọi 911. Tôi van anh, anh hiểu cho tôi! Tôi sẽ đến anh ngay, trong vòng 30 phút.

Tôi đến anh vào lúc nửa khuya, giao thừa!.

- Chào Trung Tá, năm mới tôi‘đạp đất’ nhà ông đây! Chúc ông năm mới bay cao, ngoài tầm sát hại của hỏa tiễn địa không! Sức khỏe vẹn toàn!

Anh quát vào mặt tôi:

“Thôi đừng có láo! Ông đang rơi xuống hố thẳm của đời! Đừng có vờ vĩnh. Ông đang ở bên bờ vực thẳm! Không thể nào trốn thoát được! Trên đầu là cái thòng lỏng đang trao vào cổ, dưới chân là đất đang sụp lở, đất đang chuồi! Cái chết là ông nhìn thấy chắc rồi! Không ! Không! Không! Nó không phải là ảo tưởng,! Nó không phải là hoang tưởng! Neither Illusion nor Delusion! Nó là sự thật! Chúng ta sống trong khổ đau, trong trần truồng không một tia hy vọng dù cho một hy vọng nhỏ nhoi! Đời ác độc với tôi quá!”

Rồi Anh đau đớn! Anh bảo anh không phải là thằng người ham sống, không phải là kẻ hèn! Anh chỉ vì thằng con anh còn nhỏ quá! Mới có 10 tuổi! Nó cần phải sống! Nó là những gì còn lại của anh trên trần gian này! Nó sẽ nói lại với mẹ nó, anh không dám quên ơn cưu mang của bà! Đối với tổ quốc, với đời, hiện giờ anh chỉ là con số không! Nhưng đối với vợ con, anh còn nhiều nghĩa vụ lắm!

Anh ngồi bệt xuống, tay bưng mặt khóc rưng rưng! Trong một góc tường, tôi thấy cặp mắt của con trai anh đang hướng về anh! Cháu đứng dậy, tiến đến anh. Cháu dìu anh ngồi vào ghế y như cháu là người đã lớn đã trưởng thành! Ít ra cháu cũng đã trưởng thành với những trạng huống như thế này! Có phải chăng sống trong cảnh khốn cùng nhiều lúc làm cho con người trưởng thành trứơc tuổi!

Vâng, trong một buổi sáng mùa Thu tại Chicago, anh đến gặp tôi! Lại mùa Thu! Mùa Thu là mùa của hòai niệm! Mùa của“ hình ảnh kẻ chinh phu” trở về“ trong lòng người cô phụ”! Mùa của những người tình nhớ những người tình! Nhưng đối với một Bác sĩ chuyên về Tâm thần như tôi, mùa Thu là mùa của u-hoài, trầm cảm, mùa trổi dậy của quá khứ đau thương, những vết thương lòng tưởng chừng như đã quên! Hương sắc của mùa Thu làm quay quắt tâm hồn của những người bị bịnh Tâm Thần Phân Liệt! Mùa Thu tại Chicago! Mùa trầm cảm của người Việt tỵ nạn! Anh đến gặp tôi trong khung cảnh mùa Thu như vậy đó!

Hôm ấy anh đến thăm tôi và cho tôi hay là anh mắc phải một bịnh chứng quái ác: Co thắt Động-mạch-chủ (coarctation of aorta), anh cần giải phẫu để giải phóng co thắt và thay‘van’ động mạch chủ! Hiện giờ thường xuyên huyết áp của anh lên cao, khiến anh nhức đầu, nhức đầu kinh khủng đến độ nhiều lúc anh chán nản và vô vọng! Anh ca ngợi bác sĩ của Cook County Hospital, là người chân thật, can đảm, ông nói tất cả sự thật tương lai bịnh tình của anh! Không mổ dĩ nhiên sẽ gặp nhiều tai biến vô cùng nguy hiểm. Còn mổ thì khả năng tử vong cao. Nhưng sống được thì cuộc đời vui vẻ hơn trong vài ba năm. Anh bảo anh đến gặp tôi như tìm đến ‘second opinion’, tham khảo ý kiến.

Nhưng sự thật theo tôi biết thì anh biết tất cả rồi, vì gia đình anh là gia đình y khoa nổi tiếng ở Saigòn. Anh rể và chi ruột của anh đang hành nghệ y tại Pháp. Trước 75 họ có chân trong “Corps d’Enseignement” trường Y Saigon như lời anh nói. Đúng vậy họ là những vị thầy đã dạy lâm sàng cho chúng tôi khi chúng tôi còn là sinh viên của nhà trường! Bác sĩ phẫu thuật của Cook County Hospital đã giới thiệu anh vào trong nhóm bịnh nhân ‘Selfhelp Group’ gồm có những người bị bịnh như anh. Trong bọn họ có những người chờ mổ thay van như anh, cũng có những người đã mổ rồi đã thay van trong vòng hai năm trở lại.

Anh cúí xuống anh nói rất nhỏ, hình như anh muốn nói vừa đủ cho một mình anh nghe: “không ai sống quá ba năm sau khi mổ cả...”!

Vụt anh đứng phắt dậy! Anh đấm mạnh vào tường anh tức tối: “Tôi phải chết! Tôi phải chết trong oan nghiệt thế này sao! Tôi phải chết trong cô đơn như thế này sao! Tôi chết như một kẻ vô gia đình, vô tổ quốc! Tôi chết trong thân phận lưu đày! Chiến tranh đã hủy hoại đời tôi và định mệnh đang vây bủa và vùi dập tôi! Tôi là một phi công, tôi đã từng là Pilot cũng như Copilot đưa các nhà ngoại giao, những vị nguyên thủ quốc gia, đi đến 37 quốc gia trên thế giới! Tôi sống nhiều năm ở châu Âu và Maroc, Alger, Marakech… cũng như ở Mỹ! Tôi biết cả ngàn con đĩ và đàn bà của gần hơn cả trăm quốc tịch khác nhau! Tôi lái C130 rải thuốc khai hoang màu vàng cam nữa! Như vậy đó! Như vậy đó! Tội ác của mày lớn lắm!...

Tôi kinh trọng anh vô cùng! Tôi hiểu anh như tôi đang hiểu chính bản thân tôi! Tôi cũng mong rằng anh hiểu cho tôi, tôi đang đau khổ cho anh cũng như anh đang đau khổ cho chính bản thân tôi! Tôi là bác sĩ phẫu thuật, tôi thấu hiểu cái ‘risk’ của thay van động mạch chủ trong lúc phẫu thuật cũng như sau khi phẫu thuật! Tôi thật sự đau đớn nghe những lời sám hối của anh! Thật sự anh không hề làm những gì để có thể gọi là tội ác cả. Tất cả tại chiến tranh! Chính chiến tranh mới là tội ác!!

Sau đó mấy tháng, tôi đưa anh vào bịnh viên Cook County Hospital để chuẩn bị mổ cho anh. Vì là một counselor của anh, và cũng vì anh không có một thân nhân nào trên 18 tuổi bên cạnh anh trong lúc này, nên tôi phải ‘cosign’ theo lời yêu cầu của bịnh viện, bản cam kết đồng ý chấp nhận phẩu thuật cho anh!

Khi tôi cúi xuống ký tên bên cạnh chữ ký của anh, tôi nghe anh nói: “Cám ơn bác sĩ, bác sĩ là người can đảm phi thường...”!

Không đâu anh!

Anh có biết, sau khi đưa anh qua bên trong cánh cửa phòng mổ, tôi bưng mặt khóc rưng rưng. Thú thật tôi không hiểu. Tôi khóc cho anh" Tôi khóc cho tôi" Tôi khóc cho chúng ta" Thân phận những kẻ lưu vong" Hay tôi khóc cho một cái gì đó, vừa mơ hồ vùa xác đáng, tôi khóc cho thân phận con người trong chiến tranh!

Vài tháng, sau đêm giao thừa hôm ấy, anh qua đời vì tai biến đột quị! Bây giờ tôi viết về anh. Tôi bùi ngùi không hiểu tôi sẽ nói những gì với anh" Thật khó! Khó lắm phải không anh! Mặc dầu chúng ta đã có những giờ phút san sẻ, gửi gấm, trút hết cho nhau mọi tấc lòng! Nhưng có một điều tôi chưa chia sẻ với anh là cách đây hai tháng tôi được đọc một bài thơ của Phùng Khắc Bắc.

Phùng Khắc Bắc là cựu chiến binh bên kia chiến tuyến, anh còn sống sót đến ngày 30/4/75! Anh cũng là một nhà thơ trẻ đầy nhiệt huyết với hòa bình với tổ quốc. Sau 30/4/75 đơn vị anh giải thể. Anh trở về với mẹ, với gia đình đơn côi! Anh viết bài thơ:

NGÀY HÒA BÌNH ĐẦU TIÊN

Những sợi nắng xuyên qua nhà mình

Thành những mũi tên

Thành những viên đạn

Bắn tiếp và anh không gì che chắn

Phải nhận tất cả

Van anh

Hôm qua chưa nhận được một viên đạn

Hôm nay nhận được lỗ thủng

Anh về quê không mang súng

Vũ khí lúc này là hai bàn tay...

Mẹ giục ăn cơm con

Hòa bình trong canh cua, rau mồng tơi, cà

Và mùi ổ rơm./.

Nghe rất người! Nghe rất đau! Đau lắm phải không anh! Niềm đau của cả dân tộc! Ôi chiến tranh! Ấy thế mà nhà thơ Phùng Khắc Bắc, cũng như anh, không còn nữa anh ạ! Anh ấy qua đời trước tuổi 40! Anh ấy hình như bị giết chết trong một tai nạn gỡ mìn! Chiến tranh vẫn theo đuổi anh! Anh đã chết vì chiến tranh trong những ngày hòa bình!

Tôi nghĩ rằng, cũng như anh từng mơ ước, chết không phải là hết, không phải là trở về cát bụi, là nát với cỏ cây; phải có một ‘Ai’ đó ở trong một cỏi nào đó hiểu được anh, san sẻ niềm đau của anh cũng như của của Phùng Khắc Bắc! Phải không anh"

Đó cũng là niềm hy vọng của chúng ta, để có thể tự an ủi mình khi nghĩ về thân phận con người./.

ĐÀO NHƯ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,393,888
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến