Hôm nay,  

Cảm Xúc: Đêm Đầu Trên Đất Mỹ

05/04/200600:00:00(Xem: 112423)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả tên thật là Nguyễn thượng Văn Trung, mới qua Mỹ được hơn một năm. Hiện đang là machine operator cho một hãng tiện. Thư kèm bài viết đầu tiên gửi giải thưởng Việt Báo, tác giả viết nguyên văn như sau:

“Cả nhà tôi rất thích đọc những bài viết về nước Mỹ và tôi đã dành dụm tiền mua đủ bộ sách Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 đến 2005.

Đối với tôi, tôi rất biết ơn Việt Báo đã tổ chức cuộc thi và những tác giả đã viết bài dự thi. Nhờ đọc những bài này mà tôi học được biết bao bài học bổ ích và tự nhiên thu thập được nhiều kinh nghiệm quí báu cho cuộc sống ban đầu ở đất nước xa lạ này.

Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình của những người đi trước đã viết cho tôi đọc.

Xin Việt Báo nhận nó như là một lời cám ơn chân thành của tôi đối với tất cả mọi người.”

Giải thưởng Việt Báo chào mừng tác giả TiViTi - Nguyễn thượng Văn Trung. Kính chúc ông và gia đình an vui, tiến tới.

*

Đã quá lâu cho một sự đợi chờ! Nước Mỹ và tôi như đôi tình nhân quen nhau qua tờ rao kết bạn. Biết về nhau qua những bức thư tình. Cố hiểu về nhau qua những thông tin lượm lặt nhưng chưa từng diện kiến dung nhan.

Tôi đã từng cố tưởng tượng, cố hình dung một mảnh đất, một khung trời với đầy đủ vẻ quyến rũ, nhưng không tài nào có được một bức tranh đầy đủ và thỏa ý. Nước Mỹ trong tôi sao mà vừa thân thương vừa xa lạ. Thân thương vì lòng mình cứ mãi mơ về chốn ấy. Khắc khoải nhớ mong như ngóng chờ hình bóng của người yêu. Xa lạ vì người trong mộng ấy chưa một lần được nắm lấy bàn tay, chưa một lần được nhìn vào đôi mắt, chưa một lần được nhận biết mùi hương.

Ngày nhận được giấy báo tin cho một lần hội ngộ, tôi thấp thỏm đếm từng ngày và quay quắt cả trong mơ. Ngày thức giấc tôi mong đêm về thật sớm. Đêm mơ màng tôi ngóng ánh bình minh. Nhiều khi tự trách mình sao bạc tình đến vậy. Quê mình đây bao tháng ngày mình sống, sao bây giờ hửng hờ quay mặt tìm Mỹ nhân. Đành biết thế chứ làm sao phân giải. Nỗi lòng mình chỉ mình biết, thế thôi.

Rồi ngày ấy, dù lâu bao nhiêu cũng tới. Tôi bồi hồi xao xuyến như kẻ mới được yêu.

Trên máy bay vút lên trời xanh thẳm, tôi nghe như mình vỗ cánh thoát lồng chim. Mười mấy tiếng đồng hồ trôi qua nhanh chóng, có xá gì đâu so với mấy mươi năm đợi chờ. Mắt cay xè nhưng chẳng hề chợp mắt. Cay vì mất ngủ hay cay vì nước mắt ứa bờ mi" Lạ thật nhỉ! Mình da vàng mũi tẹt, sao lại bồi hồi mong gặp kẻ tận trời Tây" Nơi mà chưa một lần mình bước tới. Chưa một lần cúi xuống đặt môi hôn.

Phút hội ngộ sao mà xao xuyến thế! Những nụ cười những ánh mắt thân thương. Tôi choáng ngợp trước hình hài đẹp đẽ. Dù có bao lần tưởng tượng cũng không ra. Từ phi cảng đến ngoài đường phố xá, người xứ gì mà vẻ mặt hồn nhiên. Chắc chẳng bao giờ mất tự do nên họ cười đôn hậu, gặp thì chào như thể đã thân quen. Trên freeway dòng xe như thác lũ, xuôi một chiều chạy mãi tận về đâu. Đường về nơi ngụ xuôi theo dòng lũ ấy, tôi thu mình ngây ngất ngắm trời mây. Thoáng một chút buồn chợt nhớ về quê xa. Mới hôm qua rời xa nơi cắt rún, nơi vẫn còn những giọt lệ đau thương. Bao năm chinh chiến đến đọa đày, chẳng còn nổi một nụ cười vô tư lự. Trái tim tôi vừa rạng rỡ với nơi hằng mong đợi, lại u sầu vì so sánh với quê hương. Nơi tôi đã lớn lên mà sao thành xa lạ, như tha hương trên chính tổ quốc mình. Thầm niệm một lời cầu cho tổ quốc của tôi.

Đêm đầu tiên tôi lang thang, không ngủ. Đã chín giờ trời vẫn sáng, lạ chưa"! Như níu kéo ngày đầu tiên gặp gỡ. Gió lạnh lùa vẫn thấy ấm con tim. Tôi cứ đi tận hưởng mùi hương mới, của đất trời của thảm cỏ cây xanh. Vùng đất này từ nay sẽ gắn bó phần đường đời còn lại của tôi ư"

Dù sao nữa, đã một lần lựa chọn, phải hòa mình sống cuộc sống tự do. Tôi vẫn biết đoạn đường dài phía trước, cả một trời thử thách bước chân tôi. Tôi vẫn biết đêm đầu đời cô dâu chú rể, hạnh phúc nào bằng nhưng là hạnh phúc chung thân. Chẳng còn đâu những ngày yêu nhau trong mộng tưởng. Chẳng còn phập phồng mong đợi những cánh thư. Kể từ nay cuộc đời là thực tiễn. Cả hai người phải bước những bước chung. Phải hiểu nhau, phải một lòng tiến bước. Dù đường đời muôn vạn những chông gai.

Từ ngày mai tôi khởi đầu cuộc sống mới. Nhất định mình sẽ làm lại từ tay không. Dù có biết cuộc đời không dễ dãi. Nhưng bền lòng hạnh phúc vẫn tầm tay.

TiViTi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,982,264
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến