Hôm nay,  

Bầu Cử Từ Việt Nam Qua Mỹ: Chuyện Lá Phiếu

04/04/200600:00:00(Xem: 238058)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Karen N. Nguyen , sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước My và đã được trao tặng một giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

*

Bà bí thư chi đoàn phường nói với Thu: "Sắp tới bầu cử ủy ban nhân dân cấp quận và thành phố, em có rảnh đi làm phụ tổ bầu cử ở gần nhà nghe!" Thu vừa đi chợ về thì đụng đầu bà bí thư chi đoàn, nhà ở ngay đầu ngõ, nghe xong đâu dám trẻ lời là không được đâu, em không có rảnh, không phụ được, mà đành gật đầu đồng ý một cách ngoan ngoãn. Còn chừng một năm nữa là Thu tốt nghiệp đại học, bây giờ không nghe lời bí thư chi đoàn, mai mốt rủi đi xin việc mà hồ sơ về phường để kiểm tra, bà bí thư múa bút viết cho mấy dòng phê phán là lạc hậu, không nhiệt tình nhiệt tâm đóng góp cho phong trào ở địa phương, là chết, chết...

Một phường có chừng 50 tổ dân phố, cứ 6-8 tổ dân phố thì sẽ đi bỏ phiếu ở một tổ bầu cử, tổ dân phố của Thu và mấy tổ lân cận sẽ đi bỏ phiếu ở trường mẫu giáo gần nhà Thu. Từ mấy tuần trước ngày bầu cử, loa phóng thanh của phường ra rả từ sáng đến tối đọc tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của các ứng cử viên, đọc như vậy chứ không biết có ai tập trung nghe và nhớ hay không nữa. Thu nghe loa phóng thanh phường, lỗ tai này qua lỗ tai kia ròi gởi theo gió cuốn đi đâu mất, mấy tuần mà bản thân Thu chỉ nhớ lỏm bỏm có vào tên ứng cử viên mà thôi, và cũng không nhớ rõ họ ứng cứ vào cấp gì, quân hay thành, chức vụ gì nữa.

Buổi chiều trước ngày bầu cử, trường mẫu giáo đóng cửa, tổ phụ trách bầu cử đến, mang theo một lô ván ép để dựng lên mấy cái phòng phiếu, các cửa phòng phiếu là các tấm màn vải căng lên xỏ qua mấy sợi dây thép. Mấy tấm bích chương in hình và tên các ứng cử viên được dán dọc vách phòng phiếu và dọc theo tường từ cửa vào. Mấy chậu cây cảnh trong sân trường mẫu giáo được kéo vào hội trường, đứng trang trí cho một cái bàn thờ có treo khẩu hiệu "Không có gì qúy hơn độc lập tự do", với bình hoa và cái không thể thiếu được là ảnh của "vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc". Bàn ghế của thầy cô ở trường mẫu giáo được trưng dụng, kéo ra xếp lại thành một hàng dài, Thu sẽ là một trong những người ngồi phía sau bàn, kiểm tra xem ai đến bỏ phiếu thì đối chiếu tên họ trên một danh sách, rồi gạch tên đó đi. Công việc này cũng khá nhàn nhã, Thu thầm nghĩ trong đầu.

Buổi sáng ngày bầu cử, toàn bộ nhân viên trong tổ bầu cử đến địa điểm bầu cử sớm hơn giờ bỏ phiếu. Thu đếm thử, thấy khoảng 10 người. Người tổ trưởng tổ bầu cử đứng ra nói vắn tắt những gì phải làm, ai sẽ đứng ở đâu, ngồi ở đâu, làm cái gì, Thu và 2 người khác sẽ ngồi ở bàn để đối chiếu danh sách cử tri. Bánh mì thịt và cà phê đen, cà phê sữa được đem đến cho tổ bầu cử lót dạ.

Đến giờ bỏ phiếu, lác đác có người đến. Người công an khu vực của các tổ dân phố có mặt ngay ở địa điểm bầu cử, nhẵn mặt nhẵn tên dân chúng trong vùng, chẳng ai đi bỏ phiếu dùm được cho ai cả. Trên bàn trước mặt Thu có mấy tờ giấy, ghi tổ dân số X đến tổ dân phố số Y. thu chỉ phụ trách danh sách cử tri thì bước đến phòng phiếu, có người trong tổ bầu cử đứng đấy đưa phiếu ra, mỗi người một phiếu.

Trong phòng phiếu, phòng nào cũng có vài cây viết buộc bằng sợi dây nối vào mấy cây đinh đóng trên vách phòng phiếu để cử tri dùng. Mỗi phòng bỏ phiếu chỉ được cho 1 người vào, nhưng lâu lâu có mấy cụ ông cụ bà già nhiều khi được cho vào phòng bỏ phiếu luôn.

Thu nghe loáng thoáng một bà cụ lưng còng, mặt nhăn nheo, tóc bạc phơ, hỏi đứa cháu: "Rồi vô phòng bỏ phiếu mình làm gì hả con"" và đứa cháu trả lời tỉnh rụi "Bà nội gạch bỏ tên hai người, gạch tên ai cũng được."

Gạch bỏ tên ai cũng được, nhưng theo tin hành lang truyền miệng, thì thường hai người đứng đầu danh sách và hai người đứng cuối danh sách bị gạch bỏ tên nhiều nhất, theo lời kể của một đứa bạn thân của Thu cũng đi làm ở tổ bầu cử tại địa phương nó mấy lần.

Mày nhìn xem đi, nhỏ bạn Thu nói, tên của các vị có thành tích cách mạng gồ ghề thường nằm ở giữa danh sách không hà, còn dân cóc keng hay thành tích cách mạng không đầy ba lá mít thì hay đứng đầu và đứng cuối danh sách. Gạch tên hai người thì chọn hai người đứng đầu hay đứng cuối là dễ nhất, thuận tay lắm nhỏ bạn Thu nói.

Buổi trưa dòng người đi bầu cử đông đúc hơn, nhiều khi phải đứng đợi một hồi mới vào được phòng bỏ phiếu. Rồi sau đó dòng người đi bỏ phiếu thưa dần, thưa dần. Cở hơn hai giờ chiều, người tổ trưởng tổ bầu cử hỏi Thu và hai ngừơi nữa ngồi đối chiếu danh sách, sem tổ nào có ai chưa đi bầu cử. Ông A ở tổ Z chưa đi bầu, chiếu theo danh sách là như vậy. Cô gái ngồi cạnh Thu nói với người tổ trưởng tổ bầu cử, ông A già lụm khụm rồi, nhà ở gần nhà cô, nghe nói đang đau liệt giường, không đến bỏ phiếu được đâu. Không đi bỏ phiếu được thì tổ bầu cử sẽ mang thùng phiếu đến tận nhà, người tổ trưởng bầu cử nói vậy. Anh công an khu vực lấy xe gắn máy ra, chở một anh dân phòng ôm cái thùng phiếu lưu động ngồi phía sau, chạy đến nhà ông A. Ngoài gia đình ông A, thùng phiếu lưu động sẽ ghé qua vài nhà khác nữa, nghe nói cũng có mấy ông cụ bà già lắm lắm e không đến bỏ phiếu được.

Một người tổ trưởng dân phố ghé qua, hỏi tổ trưởng tổ bầu cử xem tổ dân phố của mình đi bỏ phiếu đến đâu rồi. Anh ta nhìn qua danh sách, đọc lướt qua những cái tên chưa bị gạch đi, rồi quày quả cất bước, nói với lại là sẽ đích thân gõ cửa các nhà chưa đi bỏ phiếu để động viên họ đi bỏ phiếu cho sớm sủa. Hóa ra là có thi đua giữa các tổ bầu cử trong phường, xem tổ nào vận động 100% dân chúng đi bỏ phiếu nhanh nhất, hoàn thành chỉ tiêu sớm nhất! Người tổ trưởng bầu cử lâu lâu lại nhìn lướt qua danh sách cử tri, 7 giờ tối là sẽ khóa sổ, phải làm sao cho toàn các tổ dân phố trong tổ bầu cử đi bỏ phiếu hết cả để đạt chỉ tiêu. Cô gái ngồi kế bên Thu nói với Thu, khóa sổ sớm thi sẽ có thong thả thời gian để kiểm phiếu sau đó, khâu kiểm phiếu là mệt nhất, năm trước tồ bầu cử làm đến 2,3 giờ sáng mới xong lận. Hèn chi cà phê đen, cà phê sữa được tiếp tế đều đều cho nhân viên tổ bầu cử, Thu phát hiện, để ai nấy tỉnh táo mà làm việc khuya nay!

Chiều đến, nhìn danh sách cử tri, người tổ trưởng bầu cử phát hiện tổ Z mọi người bỏ phiếu gần hết, chỉ có and D. chưa đi bầu. Thùng phiếu di động lại theo chân người công an khu vực và anh dân phòng đến nhà anh D. and D không có ở nhà! Gõ cửa, gọi tên, chẳng ai ra mỏ cửa hết. Thằng D đạp xích lô ở ngoài chợ, bây giờ chắc đang chở khách, chờ nó hết khách rồi nó về bỏ phiếu vậy chứ làm sao, một ông trong tổ bầu cử nói với người tổ trưởng. Người tổ trưởng bầu cử thở ra, rồi lại cắm cúi nhìn xuống danh sách cử tri, sem nhà nào nhà nào chưa đi bỏ phiếu. Chỉ tiêu một trăm phần trăm cử tri đi bầu cử phải đạt bằng bất cứ giá nào, mấy tổ trưởng dân phố, công an khu vực, dân phòng ại thay nhau đến các nhà này để kêu người ta đi bỏ phiếu. Thùng phiếu di động lại theo xe honda đi khắp mấy hang cùng ngỏ hẹp của khu vực.

Năm giờ chiều, loa phóng thanh của phường bật lên, giọng người ở trên loa hân hoan báo là tổ bầu cửa số 2 của phường đã hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất, 100 phần trăm cử tri đã đi bầu. Vậy à tổ mình thua rồi, Thu nghe một người trong tổ bầu củ nói.

Trời chập choạng tối, Thu nhìn ra cửa trường mẫu giáo, thấy có một chiếc xe xích lô chạy trờ tới. Người đạp xích lô bước nhanh vào phòng phiếu: Anh D., người cử tri cuối cùng của tổ dân phố Z, và có lẽ, của cả tổ bần cử.

Tổ bầu cử của Thu cuối cùng rồi cũng đạt chỉ tiêu 100 phần trăm cử tri đi bầu. Một người trong tổ đi lên ủy ban nhân dân phường để báo cáo là cử tri trong tổ đã đi bỏ phiếu đông đủ, bầu cử hoàn tất vào giờ nào. Bây giờ mình đi ăn để có sức kiểm phiếu, cô gái ngồi cạnh Thu nói. Mọi người ăn cháo lòng, vừa thổi vừa ăn, rồi uống cà phê, ca phê sữa, cà phê đen, cà phê đá. Tổ mình xong trễ, chắc kiểm phiếu tới sáng má quá, mấy người vừa ăn vừa nói chuyện với nhau. Làm gì mà lâu dữ vậy kìa, Thu thầm nghĩ trong đầu, nhưng không dám hỏi, vì đây là lần đầu tiên Thu đi làm ở tổ bầu cử. Đến khi Thu nhìn thấy phiếu từ mấy cái thùng đổ ra, cao như núi, thì Thu mới bắt đầu thấy choáng váng.

Tổ chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm có người đọc tên ứng cử viên bị gạch bỏ đi, có ngừơi kiểm tra lại, có mấy ngừơi ngồi ghi. Ghi số lần ứng cử viên bị gạch tên là 1 nét, 2 lần là được nữa hình vuông, 3 lần thì thành 3 phần từ hình vuông, 4 l6àn thì hoàn tất hình vuông, lần thứ 5 là đường chéo của hình vuông, rồi sao đó lâu lâu mấy người ngồi ghi lại cùng đếm, xem mình ghi có khớp hay không, 1 hình vuông với đường chéo là 5 lần bị gạch tên, 5, 10, 15, 20..... Ba ngừơi ngồi ghi, hai trong số 3 ngừơi có số giống nhau là coi như đúng!

Chẳng ai có thời gian đâu mà đọc tên các ứng cử viên, người đọc tên ứng cử viên bị gạcg cứ chiếu theo thứ tự trên lá phiếu mà xướng: "số 1, số 3..", "số 4, số 5..." và những người ghi thì múa bút lên xuống một tờ giấy to thât to, vẽ hết hình vuông và đường chéo này đến hình vuông và đường chéo khác. Mắt Thu bắt đầu nổ đom đóm sau mấy chục lần vẽ hình vuông nhảy lên nhảy xuống thao danh sách. Được chừng nữa tiếng, ba người ngồi ghi cùng đếm lại số phiếu bị gạch bỏ, rồi đối chiếu vời nhau. Khớp, khớp, hay qúa, mình tiếp tụx đi, người đọc phiếu nói sau khi nhấp giọng bằng một ly cà phê đậm đặc.

Số 1, số 2, số 1, số 7, số 4, số 6, số 8..... số và số, tay Thu cầm cây viết lên xuống danh sách như cái máy, tiếp tục vẽ ra không biết bao nhiêu hình vuông. Làm quá xá mà sao cái mớ phiếu nằm trên sàn nhà vẫn còn nhiều là thế nào kìa. Thu thầm nghĩ trong đầu, đầu nặng trĩu và hai mắt bắt đầu cay xè vì buồn ngủ.

Cuối cùng thì mớ phiếu đổ ra sàn nhà để kiểm cũng vơi đi và hết hẳn. Phiếu được gom lại, bỏ vào thùng, niêm phong để chở lên ủy ban nhân dân phường cùng với kết quả kiểm phiếu. Người tổ trưởng bầu cử đứng ra cám ơn mọi người trong tổ bầu cử, ai ra về cũng được tặng một ký lô đường vàng chảy nước để gọi là cảm ơn công khó nhọc hôm ấy. Thu về tới nhà, nhìn đồng hồ, thấy qúa 5 giờ sáng, rồi lăn ra ngủ không biết trời trăng gì hết...

*

Chuyện bầu cử ở Saiigon hồi giữa những năm 80 là như vậy. Ai ứng cử, ai đắc cử, điều đó đối với Thu không quan trọng, nhìn danh sách ứng cử viên là đoán biết được ngay những ai sẽ đắc cử: những người có quá trình hoạt động cách mạng lâu dài, thành tích chống Pháp chống Mỹ kiên cường, tuổi Đảng và huy chương chiến công chồng chất. Một trăm phần trăm cư tri đi bầu cử, hay chín mươi chín chấm chín phân trăm cử tri đi bầu cửa, chọn cách nào đi nữa thì cũng vậy thôi, bởi những người ứng cử và đắc cử là những thành phần cốt cán, những đứa con trung thành của cách mạng, được Đảng tin yêu, thương mến. Thu nhìn những cuộc bầu cử ở Việt Nam như những trò hề, và Thu mất niềm tin vào lá phiếu của mình. Nếu như những người lãnh đạo đất nước đã được sắp đặc trước, thì hai chũ dân chủ đâu có nghĩa lý gì trong đất nước Việt nam xã hội chủ nghĩa, Thu nghĩ vậy...

Thu qua Mỹ định cư. Sau bao năm trời, cuối cùng rồi Thu cũng tuyên thệ để trở thành công dân Mỹ. Citizen of the United States. Nghe oai dễ sợ. Oai hơn nữa là Thu có thể đi bỏ phiếu, bỏ phiếu bầu Tổng Thống Mỹ, bầu thống đốc của tiểu bang mình ở, vv....

Thu không đi bỏ phiếu. Thu không đăng ký để được bỏ phiếu. Bao năm trời Thu có thể bỏ phiếu, Thu không làm, bởi trong óc Thu, cuộc bầu cử nào cũng chỉ là hình thức, hết Đảng Cộng Hòa cầm quyền thì đến Đảng Dân Chủ, ai lên làm tổng thống thì nước Mỹ này cũng vậy. Không có lá phiếu của Thu cũng chẳng sao, Thu sống ở đất Mỹ này như một cõi tạm để dung thân thôi.

Không có mợ thì chợ vẫn đông, Thu không đóng góp gì vào mấy chuyện bầu cử ở Mỹ thì Thu cũng chẳng phạm tội gì, vẫn sống khỏe re. Thu có xe hơi, có nhà, có paycheck kha khá mỗi tuần xài vi vút, với Thu vậy là đủ rồi, vả lại, Thu nghĩ, nói đến bầu cử là nói đến chuyện làm chính trị, mà đã làm chính trị thì đâu có ai thành thật với ai đâu kia chứ. Khi vận động tranh cử thì ai cũng nói ngon nói ngọt, hứa hẹn vẽ vời đủ thứ chuyện hay ho, rồi sau khi đắc cử thì mấy lời hứa đó được gởi gió theo mây ngàn bay đi mất hay chỉ được thực hiện cầm chừng, lấy lệ. Nói đến chuyện bầu cử là Thu thấy ê chề, ngán đến tận cổ, và Thu không muốn dính dáng gì đến chuyện bỏ phiếu cả.

Bao mùa bầu cử trôi qua, Thu không tham dự. Chẳng có công an, cảnh sát nào gõ cửa nhà Thu hỏi tại sao Thu không đăng ký để đi bỏ phiếu cả. Nhiều khi Thu nghĩ lại một điển tích xưa, chuyện Hứa Do và Sào Phủ. Hứa Do được vua triệu vào offer job ở trong triều, Hứa Do từ chối lời mời của vua, rồi chạy ra suối rửa tai, rửa quá xá cỡ vì không muuốn nhớ đến những lời chiêu dụ đường mật của vua. Sào Phủ đem trâu đến suối cho trâu uống nước, thấy Hứa Do rửa tai mãi thì hỏi lý do, sau khi nghe xong thì Sào Phủ đem con trâu của mình lên phía trên nguồn ở tít phía trên. Sào Phủ giải thích với Hứa Do ông không cho trâu của mình uống nước ở dưới nguồn vì nước đó đã bị nhiễm bẩn do Hứa Do rửa tai!

Với Thu, mọi chuyện bầu cử ở đâu đi nữa cũng chẳng tốt đẹp gì, người ta đục, một mình ta trong,Thu không đụng chạm gì đến chuyện bon chen ở đời, lương tâm Thu không cắn rứt chút nào hết.

Chuyện Thu dửng dưng đứng ngoài mọi chuyện bầu cử ở Mỹ rồi cũng có lúc kết thúc sau khi Thu quen Tân. Sau mấy năm quen nhau, Tân ngỏ lời và Thu đồng ý "theo chàng về dinh".

Làm đám cưới với Tân xong, Thu dọn qua tiểu bang Tân ở. Một trong những điều cần phải làm ngay là chuyện đổi driver's license. Trên đường chở Thu đi đổi driver's license, Tân hỏi Thu: "Hồi ở bên tiểu bang của em, em có đi bầu cử không"" Ông chồng Thu ngạc nhiên không thể tả khi nghe Thu trả lời tỉnh rụi: "Em không có đi bầu cử lần nào hết!"

Không có đi bầu cử là tại vì không có ghi danh đi bầu cử, hay có ghi danh mà quyết định không đi bầu cử, Tân hỏi Thu. Hỏi gì mà hỏi lắm thế không biết, Thu thầm nghĩ trong đầu, và phải thú thật với Tân là mình chẳng quan tâm đến chuyện bầu cử gì cả từ khi đặt chân đến đất nước cờ hoa này. Tiện thể, Thu nói cho Tân nghe những suy nghĩ của mình về politics, về bầu cử, và rồi thấy Tân lắc đầu và chặc lưỡi mấy đợt.

Không được, em phải ghi danh đi bầu cử, chút nữa vào đổi driver's license em phải ghi danh đi bầu cử, Tân dặn Thu như vậy. Em mà không ghi danh đi bầu cử là anh giận em nhiều lắm đó, Tân nói, ánh mắt và giọng nói nghiêm trang hẳn đi, làm cho Thu phải ngoan ngoãn nghe theo.

Những ngày sau đó, cuối tuần rảnh rỗi, ông chồng yêu qúi củaThu bắt đầu kiểm tra trình độ hiểu biết của Thu về American History, và rồi lại phải lắc đầu ngán ngẩm vì Thu chẳng có biết gì hơn ngoài năm sáu chục câu hỏi và câu trả lời để luyện thi quốc tịch Mỹ, mà đến giờ thì cũng rơi rụng gần hết!

Thu thú thật với chồng, lúc đi học ở college, Thu lấy mấy lớp elective, chỉ lo kiếm lớp nào dễ dễ, không phải đọc nhiều tiếng Anh, nhớ nhiều tiếng Anh, viết nhiều tiếng Anh, để mong qua cầu trót lọt. American History là lớp mà Thu tránh, cuốn sách chữ chi chít là chữ, đi học bài làm bài đâu có nhiều, chọn lớp đó cao lắm là kiếm được con C mà thôi, kéo điểm GPA vốn đã không cao lắm của Thu xuống một cái vèo, Thê thảm không thể tả, tránh xa là thượng sách theo Thu nghĩ.

Dưới sự kiện nhẫn vô bờ bến của Tân, mà Thu thấy là phải gắn mấy chục cái huy chương vàng mới diễn tả hết công khó nhọc của chồng mình, cuối cùng rồi Thu cũng có chút khái niệm về bầu cử ở Mỹ.

Hiến pháp đầu tiền của Mỹ, the original Constitution, phác thảo vào năm 1787, để cho các tiểu bang toàn quyền quyết định xem ai có đủ tư cách để đi bầu cử. Đầu tiên, chỉ có những người đàn ông da trắng có tài sản mới được phép bỏ phiếu ở đa số các tiểu bang của Mỹ. Rồi thời gian dần qua, những sửa đổi của Hiến Pháp gọi là Amendments, được thành hình, để cho người da đen và phụ nữ quyền bỏ phiếu. Nhưng quyền bỏ phiếu không phải dễ dàng mà có được đối với những người da đen và những người phụ nữ ở Mỹ.

The 15th Amandement, sửa đổi Hiến Pháp lần thứ 15, thông qua năm 1870, đảm bảo quyền bỏ phiếu cho những nam công dân người da đen. Nhưng chính quyền của một số tiểu bang thông qua những dư luật đặc biệt để không cho người da đen được bỏ phiếu. Những luật này qui định các công dân da đen muốn bỏ phiếu phải:

- Trả thuế bầu cử (poll taxes). Đa số người da đen không có tiền để đóng thuế này để được đi bầu cử.

- Thi đậu những kỳ kiểm tra để chứng tỏ là mình biết đọc. Đa số người da đen lúc đó mù chữ, chuyện biết đọc biết viết là chuyện không mơ thấy nỗi.

Mãi đến cuối những năm 50, Quốc hội Mỹ mới bắt đầu rục rịch nghĩ suy về quyền bầu cử của những công dân da đen. Từ năm 1957 đến năm 1965, Quốc Hội biểu quyết thông qua luật về quyền bầu cử (voting right laws), bảo vệ quyền đi bỏ phiếu của các nam công dân da đen.

The 24th Amendement, sửa đổi Hiến Pháp lần thứ 24, thông qua năm 1964, dẹp bỏ thuế bầu cử (poll tax) ở các cuộc bầu cử tầm cỡ quốc gia (national elections). Sau đó, poll taxes ở các cuộc bầu cử tầm vóc tiểu bang (state elections) cũng bị khai trừ.

Người nam công dân da đen Mỹ chật vật khôn cùng mới được bỏ phiếu đã đành, người phụ nữ Mỹ cũng gian nan không kém trong chuyện bầu cử. Hiến pháp Mỹ không nói là phụ nữ không được bỏ phiếu, nhưng mỗi tiểu bang có những đạo luật riêng qui định ai là người có tư cách đi bỏ phiếu mà thôi ở đa số các tiểu bang của Mỹ. Các bà cảm thấy đó là điều bất công không thể tả. Các bà viết kiến nghị. Các bà đi gặp các dân biểu, các thượng nghị sĩ để trình bày nguyện vọng được đi bỏ phiếu của mình. Các bà thành lập những tổ chức của phụ nữ để đấu tranh cho quyền được đi bỏ phiếu. Mãi đến năm 1920, sửa đổi Hiến Pháp lần thứ 19, The 19th Amendement, mới ra đời, và công bố rằng: "Quyền bầu cử của những công dân Mỹ không thể bị từ chối hay hạn chế bởi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hay bởi bất kỳ tiểu bang nào dựa trên giới tính."

("The rights of citizens of the United States to vote shallnot be denied or abridged by the United States or by any state on account of sex"). Quyền được bầu cử của nữ công dân Mỹ chỉ mới có từ năm 1920!!!!

Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu, người VN ta hay nói, để diễn tả thể lực dồi dào của lứa tuổi này, nhưng lứa tuổi 17,18 ở Mỹ vẫn được coi là nhí, minorities. Mãi về sau mới có những dự luật được thông qua để bảo vệ quyền bầu cử của các công dân trẻ tuổi (minoritie's voting rights). Quốc hội Mỹ năm 1971 thông qua sửa đổi Hiến Pháp lần thứ 26, the 26th Amendement, hạ tuổi đi bỏ phiếu xuống, cho phép các công dân Mỹ tuổi từ 18 trở lên quyền được đi bầu cử.

Ông chồng yêu quí của Thu mất bao nhiêu là thời gian và công sức, thu mới nhớ được đến chừng đó. Nhưng vẫn chưa đủ đối với Tân. Một ngày đẹp trời, Tân hỏi Thu: "Em có biết đại điểm em sẽ đi bỏ phiếu là ở chỗ nào không"" Aaaaaa, thì vấn đáp hỏi kiểu này là mình đậu cành me rồi, Thu nghĩ thầm trong đầu. Chỗ đi bỏ phiếu ở đâu, Thu thành thật nói với Tân là mình không biết. Vậy chứ mấy tuần trước, sau khi đi đổi driver's license về và có ghi tên đi bầu cử, em có nhận được giấy tờ gì gởi về từ county hay không, Tân hỏi dò. Thu nghĩ tới nghĩ lui, có giấy tờ gì không kìa, Thu nói với chồng. Em kiểm lại giấy tờ, thư từ của em đi, Tân nói, anh cam đoan em bỏ sót rồi đó. Thế nào cũng có gởi một cái thư về cho em, trong đó có cái thẻ cử tri của em, có ghi địa điểm bầu cử trên đó. Bầu cử đợt nào cũng đi đến chỗ đó hết, Tân nói.

Thu có thói quen là mớ thu từ của mình, hễ nhận được, nhìn thấy mấy cái bill quen thuộc, tiền loan hồi học ở đại học, tiền bill cell phone, là Thu để riêng ra để đọc rồi thanh toán cho đúng kỳ hạn, còn những cái thư quảng cáo, giới thiệu thẻ credit card mới, Thu xếp qua một bên, chừng nào thấy chất chồng cao như núi thì lôi ra xem, rồi hoặc đem cho vào máy cắt ra giấy vụn, hoặc đem bỏ ngay vào thùng rác. Thu chạy đến cái bàn ở góc phòng, nơi Thu để mớ thư và quảng cáo mà Thu nghĩ là không quan trọng, lật từng cái bao thư ra nhìn. Đang chăm chú tìm cho ra cái thư có cái thẻ cử tri bên trong, Thu có cảm giác là ai đang nhìn mình. Thu ngẩn lên, từ góc phòng kia, Thu thấy Tân đang ngồi cười cười nhìn Thu, ra vẻ ra đây biết có cái thư đó mà không có nói đâu, cho kiếm mệt xỉu!

A, tìm ra rồi. Thu tìm thấy cái thư khá dài, trên thư để rành rành chữ "Official Election Mail" và một hàng chữ thật to, in đậm nét: "Your New Voter Informaton Card Is Enclosed". Chữ to, đậm nét vậy mà sao mình không để ý kìa, Thu thầm nghĩ trong đầu, rồi xé cái thư ra, lấy cái thẻ cử tri bên trong ra nhìn.

Trên cái thẻ có in rành rành tên Thu, địa chỉ Thu, và địa chỉ của nơi Thu sẽ đi bỏ phiếu. Tân nói với Thu, chỗ bỏ phiếu là trường tiểu học gần nhà mình, tới weekend anh chở em đi ngang qua đó cho biết.

*

Mùa bầu cử thống đốc của tiểu bang lại đến. Bao nhiêu là giấy giới thiệu ứng cử viên này, ứng cử viên kia cùng với những thành tích họ đã làm, những hứa hẹn họ sẽ làm, bay về nằm trong thùng thư của nhà Thu hầu như mỗi ngày. Có cả những giấy viết bằng tiếng Việt gởi trực tiếp cho Thu, giới thiệu một ứng cử viên nọ, cách hành văn không khác gì cách viết của người Việt Nam, Thu nghĩ vậy khi đọc, chắc trong hệ thống tranh cử của người ứng cử viên này phải có người Việt góp phần.

Một ngày nọ, Tân hỏi Thu, em có ý kiến là sẽ bầu cho ai trong kỳ bầu cử sắp tới hay không. Để chọc Tân, Thu trả lời tỉnh rụi là Thu sẽ bầu cho người nào mặt mũi sáng sủa, đẹp trai. À, còn cái nữa, Thu nói, Thu qua Mỹ hồi ông Bush cha làm tổng thống, thành ra bây giờ ai có dính dấp gì đến ông Bush con và Đảng Cộng Hòa thì Thu sẽ bỏ phiếu cho, coi như một cách trả ơn vậy.

Thấy mặt Tân bắt đầu có vẻ "hình sự", Thu phải lật đật đính chính ngay. Không, làm gì có chuyên trông mặt mà bắt hình dong như vậy, làm gì có chuyện trả ân trả nghiã như vậy, mấy tháng nay Thu có đọc báo, có xem TV, có tìm hiểu về các ứng cử viên khá nhiều, không tin thì Tân cứ kiểm tra đi. Thu sẵn sàng cho kỳ thi vấn đáp rồi đó.

Thu nói với Tân, ông chồng yêu qúi của Thu đã mất bao công sức chỉ dẫn cho Thu vì sao Thu phải trân trọng quyền bầu cử và trân trọng lá phiếu bầu cử của Thu trên nước Mỹ tự do này, thì làm sao Thu có thể đi bỏ phiếu một cách mù quáng, thiếu suy nghĩ cho được kia chứ, và thấy khuôn mặt Tân dịu hẳn đi. Anh không bắt buộc em phải bỏ phiếu y chang như cách anh chọn, anh chỉ muốn em có suy nghĩ về các ứng cử viên trước khi vào bỏ phiếu, không phải gạch đại hai người đứng đầu hay hai người đứng cuối danh sách như ngày nào còn ở Việt Nam, Tân nói.

Lá phiếu nào ở Mỹ cũng được đếm hết. Kết qủa người thắng kẻ bại có thể chỉ chênh lệch có vài trăm lá phiếu như đợt bầu cử tổng thống hồi năm 2000, ứng cử viên thắng ở tiểu bang Florida, tiểu bang mấu chốt quyết định ai thắng cử tổng thống, chỉ hơn người kia chưa tới 600 lá phiếu mà thôi sau khi kiểm phiếu, Tân nói với Thu, và sau đó một số địa phương ở Florida phải đếm phiếu lại theo yêu cầu của ứng cử viên kém phiếu hơn, 36 ngày sau mới có quyết định chính thức ai thắng cử ở Florida!

Ngày bầu cử đến, Tân với Thu chọn đi bỏ phiếu lúc sáng sớm trước khi đi làm. Phòng phiếu mở cửa từ 6 giờ sáng đến 7 giờ tối. Hai vợ chồng Thu lái xe đến trường tiểu học, đậu xe ở parking lot. Hơn 7 giờ sáng chút xíu mà bải đậu xe đã chật hết phần nửa, Thu nhận xét chắc nhiều người cũng đi bỏ phiếu trước khi đi làm như vợ chồng mình. Ngay cổng chính của trường, đã có mấy dòng người xếp hàng. Thu định tấp vào một hàng, thi Tân ngăn lại. Để anh đi xem thử tụi mình phải đứng ở hành nào, Tân nói. Hóa ra ở địa điểm bầu cử này, tùy theo last name, người đến bỏ phiếu xếp thành 3 hàng khác nhau: Last name từ A đến G xếp thành 1 hàng, từ H đến O thành 1 hàng, từ P đến Z thành 1 hàng.

Tân ho Nguyễn, Thu họ Lê, hai vợ chồng đứng chung 1 hàng, Thu nhìn quanh, sao cái hàng A-G dài lê thê thế kia, còn P-Z ít người hơn thấy rõ vậy kìa!

Xếp hàng, nhìn dòng ngừơi phía trước, Thu thấy ngán ngẩm, biết đến bao giờ mới tới phiên mình kìa. Thu nhìn quanh, trong dòng người xếp hàng có người mang theo tờ báo đứng đọc có người cầm ly cà phê nhâm nhi, có người đẩy theo cái xe có đứa con nhỏ ngồi trong đó... Những người xung quanh Thu, đang xếp hàng để bỏ phiếu, có người da trắng, có người da đen, có người da nâu, có người da vàng, một Hợp chủng quốc thu nhỏ ở trước mắt Thu!

Vậy chứ Thu không phải xếp hàng lâu. Dòng người di chuyển khá nhanh. Cỡ 20 phút sau là Thu thấy mình và Tân ở bên trong một hội trường khá lớn. Tân hỏi Thu có đem thẻ cử tri không, và Thu trả lời có, móc cái thẻ ra đưa cho Tân coi. Thu nhìn quanh, thấy có mấy người đứng gần bên cầm driver's license để đi bỏ phiếu, thì em đâu có chịu đi kiếm cái thẻ cử tri của em, em tùy thuộc hòan toàn vào anh, không biết địa điểm bỏ phiếu của mình ở đâu nữa, vậy là đâu có được.

Thu đến trước một cái bàn dài, có mấy ông cụ bà cụ tóc bạc trắng ngồi đó với mấy cuốn sổ khá lớn. Thu đưa thẻ cử tri cho một ông cụ, ông cụ đọc tên Thu lên, giọng vang vang, cùng với địa chỉ, và một người khác dò tên Thu trong danh sách cử tri. Sau khi tên được kiểm tra tranh danh sách, Thu nhận lại cái thẻ cử tri cùng với một tấm bìa cứng nhỏ, rồi xếp vào hàng tiếp để đợi đến phiên mình bỏ phiếu.

Trong hội trường, có chừng 6 cái máy computer, có vách ngăn ngăn máy này với máy kia. Có mấy người trong tổ bầu cử trông nom mấy cái máy này.

Khi có mấy trống, đến lượt Thu, Thu đưa cái tấm bìa cứng nhỏ cho một bà trong tồ bầu cử, rồi thei bà đi đến cái máy. Thu nhận xét bà có một tấm thẻ đặc biệt cà vào máy để làm cho màn hình hoạt động, để Thu có thể bỏ phiếu bằng cách sờ vào màn hình. Touch screen voting. Tân đã giải thích với Thu như vậy lúc ở nhà, kiểu bỏ phiếu này không phải địa phương nào ở Mỹ cũng có, có những nơi vẫn dùng lá phiếu và người bỏ phiếu đục thủng một lổ ở cảnh bên tên ứng cử viên. thu nhìn màn hình, tên các ứng cử viên hiện lên rõ mồn một, Thu đưa ngón tay sờ nhẹ vào màn hình nơi tên ứng cử viên Thu muốn bầu, tên người đó sáng lên. Sau khi Thu chọn hết những ứng cử viên cho các chức vụ khác nhau, trên màn hình của máy hiện lên dòng chữ "Confirm", Thu nhấn nhẹ ngón tay vào đó để khẳng định cách lựa chọn của mình. Xong! Trước khi Thu bước ra cửa, một ông trong tổ bầu cử đứng canh cửa đưa cho Thu cái sticker nhỏ có hình quốc kỳ Mỹ và dòng chữ "I voted."

Tân chờ Thu ở phía ngoài, trên áo Tân cũng có cái sticker "I voted". Từ lúc sắp hàng đến lúc bỏ phiếu xong, Thu nhìn đồng hồ, cỡ chừng 30 phút. Em thấy không, đi bỏ phiếu đâu có lâu gì đâu, Tân nói, em mà đi bỏ phiếu buổi trưa không phải đợi lâu như hồi nãy đâu. Đâu có khó khăn gì, phải không em, Tân hỏi Thu.

Đúng, không có khó khăn gì hết, Thu công nhận. Rất là tự do, ai muốn đi bỏ phiếu, chỉ cần ghi tên vào danh sách cử tri, một lần thôi, là sau đó đợt bầu cử nào muốn đi bỏ phiếu đều được cả. Nhưng không có áp lực, không có công an cảnh sát kè kè theo sau gõ cửa bắt đi bỏ phiếu như ở Việt Nam, thành ra có nhiều người dù đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn không đi bỏ phiếu. Ngay cả Thu, nếu như Thu không quen Tân, không lấy Tân, có lẽ cả đời Thu ở nước Mỹ này, Thu cũng không đi bỏ phiếu!

Trên đường ra trạm metro để đi đến chỗ làm, Thu nhìn thấy cái sticker "I voted" trên áo của rất nhiều người. Đến sở làm, lần đầu tiên Thu để ý và nhìn thấy những cái sticker "I voted" ở county này hơi khác so với sticker "I voted" ở county khác, nhưng nói chung đều có hình ảnh lá cờ Mỹ và dòng chữ "I voted".

I voted, tôi đã đi bỏ phiếu! Bỗng nhiên Thu cảm thấy mình gần gũi hơn lên với đất Mỹ này, xứ sở đã mở rộng vòng tay đón nhận Thu vào, đã cho Thu bao điều kiện để học hành, để làm việc, để vươn lên. Thu không thể sống như một du khách ghé thăm nước Mỹ, hờ hững với mọi chuyện xảy ra chung quanh mình. Nước Mỹ bây giờ là đất nước của Thu, và một trong những đóng góp nhỏ nhoi để bắt đầu sẽ là quyền bầu cử của Thu, lá phiếu của Thu!

KAREN N. NGUYEN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,745,874
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến