Hôm nay,  

Thu Hát Cho Người

04/04/200600:00:00(Xem: 256921)

Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Virginia. Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Ông đã góp cho Viết Về Nước Mỹ 4 bài viết: Buổi Chiều Rất Ngắn, Bình Hoa Tan Vỡ, Chân Dung Của Núi và Đôi Bạn Chân Tình. Mỗi bài một đề tài tiêu biểu: đồng tính, ngoại tình, tình dục, tình bạn. Bài viết thứ năm của ông lần này là truyện về đôi tình nhân Việt trên đất Mỹ thời hiện đại, đẹp như khúc tụng ca tình yêu và cuộc sống.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

*

Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt

Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa

Hoàng hạc bay bay mãi bỏ trời mơ

Về đồi sim ta nhớ người vô bờ ...

(Thu Hát Cho Người - Vũ Đức Sao Biển)

Từ mùa thu năm ấy, đến nay cũng đã nhiều năm. Tôi một mình trở lại Shenandoah, vùng đồi núi yên tĩnh của tình yêu. Tôi bước đi, hát nhỏ cho tôi, và cho anh nghe bài hát ấy, bài hát mà Duy đã hát những ngày chúng tôi lang thang với nhau trên vùng đồi núi này. Bây giờ, một mình tôi bước đi.

Tôi yêu Duy ngay từ những ngày đầu tiên bước vào ngưỡng cửa đại học. Anh học năm cuối, và học rất giỏi. Một năm sau Duy đã xác định tình yêu của chúng tôi bằng một nụ hôn nồng nàn, ấm áp trong một góc vắng của quán cafeteria trong trường. Anh là con một của cha mẹ anh, và là niềm vui duy nhất của mẹ anh, khi cha anh qua đời lúc anh còn rất nhỏ. Bà yêu anh đến nỗi có lần tôi đã nghĩ rằng bà ghét tôi, ghen với tôi, và sau này chắc là tôi sẽ phải gặp khó khăn nhiều lắm để trở thành con dâu của bà. Thật sự thì ngày đầu tiên khi Duy dẫn tôi đến nhà giới thiệu, bà đã lịch sự chào tôi với một vẻ mặt nghiêm nghị, không cười.

Sự thu hút của Duy nằm trong đôi mắt, đôi mắt đen, sâu thẳm và như biết nói, khi anh nhìn tôi. Lớn hơn tôi chỉ 4 tuổi, nhưng Duy có cái vẻ điềm tĩnh và xử sự như một người lớn chững chạc, trái với tánh tình hơi bồng bột và lãng mạn của tôi. Duy yêu thích cảnh thiên nhiên rừng núi và đặc biệt là Shenandoah, một tặng phẩm của trời đất ban cho Virginia, thung lũng núi đồi với rừng cây bạt ngàn bát ngát khi vào thu, những con đường ngoằn ngoèo xuyên qua rừng cây rực rỡ sắc mầu, đẹp như một bức tranh, anh nói vậy. Chúng tôi thường lái xe chạy vào vùng rừng núi này những ngày nghỉ học hay những ngày lễ, vì nhà của chúng tôi chỉ cách nơi đây khoảng hơn 1 giờ đồng hồ.

Có một lần nghỉ học Duy chở tôi đến Shenandoah. Hôm ấy Duy mặc quần short xám và áo T shirt Polo màu vàng nhạt, đeo mắt kính đen vì trời nắng, khi bước lên xe anh tôi đã cảm giác một cái gì đó rất lạ trong lòng tôi. Tôi có cảm giác Duy đã là của tôi, chỉ một mình tôi, và trong giây phút tôi có ý muốn chiếm đoạt anh cho riêng mình, tôi không thể nào rời mắt nhìn anh và tay tôi trên cánh tay trần rám nắng của anh. Duy không tỏ ra một thái độ gì khác. Tôi cố ý nhẩn nha chỗ này chỗ kia cho tới chiều, càng gần buổi chiều lòng tôi càng xúc động. Tôi thì có tà ý, còn Duy thì trong sáng, sự trong sáng hấp dẫn như một trái cấm. Tôi ôm anh trong rừng thu vàng úa và gió lộng, tôi nhắm mắt lại, thì thầm:

- Duy ơi, em yêu anh.

Duy hôn lên tóc tôi:

- Anh yêu em, bé con.

Nhưng tôi không chịu ngừng ở đó. Bóng chiều đã dần tàn phai trong khu rừng vắng, người qua lại cũng vắng vẻ, và chúng tôi đang ở giữa một khoảng rừng dày, tôi nhìn xuống tấm đệm chúng tôi mang theo để trải ngồi. Tôi vít đầu Duy xuống và hôn lên môi anh, đôi môi Duy ấm và ngọt như một quả táo, hơn thế nữa, tôi kéo anh ngã xuống tấm đệm. Duy ngã theo tôi, anh ôm tôi trong vòng tay rắn chắc, nhưng khi bàn tay tôi mò mẫm kéo chiếc áo T shirt của anh ra, thì anh nắm tay tôi lại:

- Như Ý, đừng em, phải giữ...

Tôi vừa giận vừa xấu hổ, tôi khóc:

- Em yêu anh, em không muốn giữ gìn với anh, có gì là tội lỗi đâu, rồi mình cũng cưới nhau mà.

Duy kéo tôi nằm ngửa ra trên tấm đệm, thì thầm vào tai tôi:

- Mình nằm chơi thế này là được rồi, đừng khóc.

Anh xoay người lại, quàng tay ngang người tôi, hôn tôi. Tôi cảm thấy miệng mình đắng, tôi hờn giận quay mặt đi tránh cái hôn của anh. Duy điềm tĩnh nằm ngửa mặt nhìn lên bầu trời chiều, những con chim thinh lặng của núi rừng đang chập choạng gọi nhau về tổ. Khi anh gọi tôi đi về, tôi im lặng đi bên cạnh anh không nói một lời, trong lòng ngổn ngang những suy nghĩ. Hai ngày sau đó tôi không gọi, mà anh cũng chẳng gọi, đến ngày thứ ba chịu không nổi, tôi gọi:

- Em muốn nói với anh là em không cố ý hôm đó, em không phải như vậy.

Duy cười trong điện thoại:

- Anh hiểu mà, anh không nghĩ em vậy đâu.

Tôi hiểu Duy từ đó, và không dám có ý định tái diễn lại điều đó một lần nữa. Nhưng Duy cũng rất tế nhị, anh không rủ tôi đi đâu vào những khung cảnh vắng vẻ trong những thời gian tăm tối. Những khi cần anh chỉ giúp thêm về toán, tôi lại nhà anh, tôi và anh ngồi trong căn phòng nhỏ dưới lầu, mở cửa. Và tôi cẩn thận, ý tứ vì biết là đâu đó, trong nhà, đôi mắt của mẹ anh vẫn âm thầm theo dõi tôi. Nhưng tôi yêu và kính phục Duy hơn. Tình yêu của chúng tôi lớn dần theo ngày tháng, tôi cũng dần lớn lên, cũng bớt dần những tính khí ngông cuồng, bồng bột của tuổi trẻ.

Thời gian qua, tôi ra trường, và đi làm. Có nhiều ngày tôi nhận thấy Duy có những sự thay đổi. Anh có vẻ mệt mỏi, ngơ ngác, im lặng nhiều hơn, không hoạt bát như mọi khi, anh gầy đi. Anh không đi cùng tôi đến những phòng tập thể dục nữa. Ngồi bên tôi, đôi khi anh chìm vào những suy nghĩ miên man rất lâu. Tôi lo lắng, tôi hỏi:

- Anh có bệnh gì không"

- Thường nhức đầu, cảm thấy mất sức. Duy trả lời. Có lẽ anh hơi bị pressure vì công việc bề bộn và khó khăn ở sở thôi.

Tôi cũng không chú ý nhiều lắm. Có một ngày, tôi không nghe anh gọi. Duy có thói quen gọi cho tôi sau khi đi làm về. Thường anh muốn gặp tôi một chút ở quán cà phê trước khi về nhà. Nhưng hôm đó tôi chờ cho đến tối. Đến tối thì tôi gọi anh, cell phone của anh off. Tôi gọi số nhà. Khá lâu tôi nghe tiếng người ở đầu giây bên kia, mẹ của anh:

- Duy nó đi làm về và bị mệt, bác đang nấu cháo cho nó, cháu có thể đến chơi.

Khi tôi đến thì Duy đang ngồi trên chiếc ghế rộng vành ở phòng khách. Khuôn mặt anh hơi xanh nhưng bình thường. Tôi hỏi:

- Anh bị bệnh sao vậy"

- Khi lái xe về gần nhà anh tự nhiên thấy choáng váng phải lấy qua lane emergency ngồi nghỉ mệt một lát. Vừa thấy đỡ anh vội lái về nhà nhưng vừa về đến nhà lại bị choáng lần nữa, bây giờ thì đỡ rồi.

Tôi nắm tay anh như để chia xẻ. Anh cũng siết chặt tay tôi. Chúng tôi ngồi cạnh nhau. Thấy anh có vẻ mệt tôi khuyên anh vào phòng nghỉ và từ giã. Tôi đi vào phòng anh, kéo mền đắp lên ngưòi anh, hôn lên trán anh, nói nhỏ:

- I love you, sweetheart.

Duy chỉ mỉm cười và nhắm mắt lại.

Ngày hôm sau anh nghỉ làm một ngày đi bác sĩ, và trong khi chờ đợi kết quả thử máu anh đi làm lại. Tôi nghĩ là anh bị mệt bình thường. Một tuần lễ sau ngày đó, mẹ anh gọi tôi, tôi hơi ngạc nhiên vì bà rất hiếm khi làm điều này:

- Như Ý, bác muốn gặp riêng cháu, hơi gấp. Bác có chuyện muốn nói với cháu.

Bà hẹn gặp tôi ở nhà, hôm ấy bà nghỉ làm. Tôi phải xin phép nghỉ làm để đến gặp bà. Bà là một người phụ nữ mà tôi kính mến, mặc dù thời gian đầu yêu Duy tôi đã có một cái nhìn không thiện cảm về bà. Bà lịch sự rót nước mời tôi, và khi bà quay lại trên ghế, tôi nhìn thấy vẻ bất an trên khuôn mặt bà:

- Gần đây Duy nó có nói chuyện gì với cháu không"

- Thưa không, tôi đáp. Đó là chuyện gì vậy bác"

Bà nhìn thẳng vào mắt tôi:

- Nó có bao giờ nói với cháu về chuyện cưới hỏi hay là bệnh tật ...

Tôi cũng nhìn thẳng vào bà:

- Thưa có, cách đây khoảng 3 tháng Duy có nói ý định đó với cháu và cháu đồng ý, nhưng ảnh còn một môn cuối để xong cái Master, và hẹn sau khi ảnh thi xong sẽ bàn chi tiết hơn ... Còn bệnh thì ảnh nói không có gì, chỉ pressure thôi ...

Bà đứng dậy, đi chậm trong phòng, như cố dằn những xúc cảm mà tôi có thể nhìn thấy, đang biến chuyển trên khuôn mặt bà. Tôi cảm thấy sợ hãi một cách mơ hồ:

- Thưa bác, có chuyện gì vậy"

Bà nhìn chăm chăm vào mặt tôi, hỏi từng chữ rời:

- Cháu có biết nó bệnh gì không"

- Thưa không. Sự sợ hãi trong lòng tôi tăng dần.

Bà bước tới, nắm tay tôi. Tôi biết có chuyện chẳng lành. Tôi đứng dậy, nắm tay bà:

- Sáng hôm nay văn phòng bác sĩ gọi lại cho bác, nói về kết quả thử máu của Duy. -Bà ngừng lại mấy giây, cố nén xúc động.- Bác rất thân với bác sĩ, ông ta nói với bác trước khi báo cho Duy biết. Nó có những triệu chứng của bệnh ... ung thư máu.

- Trời ơi. Tôi kêu lên, cảm thấy khó thở.

- Bác đã nghi ngờ, và sợ hãi, nhưng sự thật vẫn là sự thật.

Bà khóc, những giọt nước mắt lặng lẽ chảy xuống má. Tôi đứng chết lặng, trong giây lát không biết mình phải làm gì, hầu như tê điếng... Mãi một lúc sau, tôi mới cất tiếng được, nhưng vừa mở miệng là nước mắt tôi chảy ra, tôi nghẹn ngào:

- Duy có biết kết quả thử nghiệm chưa bác"

- Chưa cháu à, và đó là lý do mà bác muốn gặp... con trước.

Bà thay đổi cách gọi tôi, và tôi đủ thông minh để biết rằng bà cần nơi tôi một sự giúp đỡ:

- Bác cần con làm gì cho Duy không" Con sẵn sàng làm, con yêu anh ấy.

Chỉ cần nói đến đó là tôi bật ra khóc nức nở. Bà mẹ cũng òa lên khóc. Chúng tôi ôm nhau khóc, tuyệt vọng, không biết mình phải làm gì. Khi cơn xúc động vơi bớt, chúng tôi ngồi xuống và nói chuyện với nhau.

Chiều hôm sau đó, tôi gọi cho Duy và nói rằng sẽ đến nhà thăm anh. Anh có vẻ vui vẻ hơn:

- Very good. Mẹ anh đi thăm dì Tâm ở Richmond đến chiều mai mới về. Anh đang ở nhà một mình cô đơn đây. Anh sẽ nấu cái gì cho em ăn.

Tôi cảm thấy muốn khóc:

- Anh có khỏe chưa mà bày đặt nấu ăn" Để em ghé tiệm mua đồ đem đến ăn luôn.

Duy vui vẻ:

- Không sao, hôm nay anh thấy khỏe hơn. Đồ ăn chuẩn bị hết rồi, em đến là có ăn ngay.

Khi tôi đến, Duy đã chuẩn bị sẵn. Trên cái bàn ăn nhỏ thường ngày của hai mẹ con hôm nay có thêm hai cây nến mầu tím và bình hoa với hai đóa hồng vàng đơn giản. Đứng trong bếp, Duy nháy mắt:

- Sao, romantic không" Phụ anh mang đồ ăn ra bàn đi cưng.

Tôi cố gắng để giữ thái độ bình thường, tôi cũng vui vẻ:

- Nghe anh nói em cũng vội ghé chợ mua một chai champagne để uống chút chút cho romantic đây.

Bữa ăn chưa xong, tôi lấy tay nhấn nhấn vào hai bên thái dương, nói nhỏ:

- Tự nhiên em cảm thấy chóng mặt quá, có lẽ vì uống champagne không quen. Em có thể vào phòng anh nằm nghỉ mệt một chút không"

Duy hơi ngần ngừ, nhưng anh nói:

- Được, để anh vào dọn lại giường một chút. Phòng anh bê bối lắm, đừng có cười nghe.

Anh đỡ tôi vào giường, kéo mền đắp cho tôi và kéo cái ghế ngồi bên cạnh. Anh nói:

- Có cần anh giúp gì không"

Tôi nhắm mắt lại, một giọt nước mắt lăn ra:

- Nằm xuống đây với em.

Duy nhìn tôi chăm chăm:

- Sao em khóc, em có chuyện gì buồn" Có buồn gì anh không"

Tôi run rẩy:

- Nằm xuống đây, đừng hỏi gì cả.

Duy ngoan ngoãn nằm xuống bên cạnh tôi. Tôi đưa tay lên tắt ngọn đèn vàng trên cửa. Căn phòng rơi vào bóng tối mờ, chỉ còn một vệt sáng từ hành lang hắt vào. Như Ý, Duy kêu lên nho nhỏ. Tôi khóa miệng anh lại bằng đôi môi tôi đã ướt đẫm nước mắt, tôi ôm siết lấy anh, siết chặt.

Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết lý do vì sao mà hôm ấy Duy đã không từ chối. Có lẽ là định mệnh. Anh hơi chậm chạp nhưng ôm choàng tôi lại, quấn tôi lại trong vòng tay rắn chắc của anh, trườn người lên, và đôi môi anh bắt đầu di chuyển trên mặt tôi và từ từ xuống dưới cổ. Bàn tay anh cũng di chuyển trên thân thể tôi, tôi đáp ứng anh bằng tất cả tình yêu và sự mong đợi, và anh đi vào trong tôi một cách vụng về, nhưng sôi nổi, mạnh mẽ cho đến khi chúng tôi tan vào trong nhau. Trong giây phút hoan lạc ấy, nước mắt tôi tràn ra ướt đẫm cả gối. Tôi thì thào: Duy ơi, em yêu anh. Và Duy cắn chặt vành tai bên trái tôi.....

Khi nằm trở lại trên giường, Duy nắm chặt tay tôi, nói rất nhỏ:

- Anh xin lỗi...

Tôi nắm bàn tay rươm rướm mồ hôi của anh đặt lên ngực:

- Đừng xin lỗi. Chính em muốn điều này mà...

Một tuần sau, mẹ Duy gọi tôi đến. Tôi biết việc gì. Khi tôi đến, Duy đang nằm trên giường, nhìn trừng trừng lên trần phòng, khuôn mặt trắng bệch như sáp. Bà mẹ khóc, tôi khóc, và tôi thấy nước mắt Duy trào ra. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi nhìn thấy anh khóc. Bác sĩ nói là anh chỉ còn vài tháng ... Đây là chứng ung thư máu cấp tính hiếm hoi.

Ngay sau khi bác sĩ báo tin, thì sức khỏe Duy xuống thật nhanh. Anh phải vào nhà thương. Tôi xin nghỉ làm việc để chăm sóc anh. Tôi nói rõ cho ba mẹ tôi biết, ba mẹ tôi đồng ý để tôi làm việc đó. Có khi tôi, có khi mẹ anh, có khi cả hai, chúng tôi cố làm mọi thứ để Duy vui, nhưng khi anh quay đi thì chúng tôi khóc, khóc não nề, không thể kìm chế được.

Tôi thường ngồi im lặng bên anh hàng giờ khi anh mệt mỏi nhắm mắt sau những thử nghiệm, nước mắt chảy ra như không bao giờ ngưng lại được. Người ta cố gắng chạy chữa nhưng Duy như một ngọn đèn tàn dần.

Hai tháng sau anh chỉ còn là một bộ xương, điều duy nhất còn tinh anh trên khuôn mặt hốc hác là đôi mắt, đôi mắt sâu thẳm như biết nói mà không nói gì nữa. Duy nhìn tôi với ánh mắt câm lặng mà điều đó càng làm cho lòng tôi tan nát.

Buổi chiều hôm đó trước khi vào nhà thương, tôi ghé nhà để đón mẹ anh, và cũng để báo một tin cho bà. Tôi nắm bàn tay gầy xương xẩu của bà, đã ốm hơn rất nhiều từ ngày anh ngã bệnh, bà chỉ còn là một chiếc bóng:

- Mẹ, lần đầu tiên tôi gọi bà. Mẹ cho phép con gọi là mẹ. Mẹ ơi, con đang mang trong lòng giọt máu của anh Duy.

Bà ôm tôi, lặng lẽ khóc. Tôi cũng khóc lặng lẽ, đó là điều mà chúng tôi đã nói chuyện với nhau ngày ấy. Bà nói:

- Bác chỉ nói ước vọng của bác, còn thì tùy con. Con còn một đời sống, con hãy tự quyết định. Duy thì không còn thời gian nữa. Nếu như Trời thương, thì ...

Tôi đã quyết định, một phần vì bà, nhưng phần lớn là cho tôi. Vì tôi yêu Duy hơn cả cuộc sống, nếu mà tôi có thể chết thế cho anh, tôi cũng sẵn sàng, thì có điều gì không làm được. Tôi đã hồi hộp khi tháng đầu trôi qua mà không thấy gì, rồi tháng thứ hai, tôi đến bác sĩ. Ông nói với tôi: chúc mừng cô khi thấy tôi cười mà nước mắt chảy ràn rụa trên má.

Tôi hỏi bà:

- Mẹ nghĩ rằng con có nên báo cho anh Duy biết tin này không"

Bà cũng suy nghĩ:

- Để xem, rồi mẹ cũng phải qua nhà để xin lỗi ba mẹ con.

- Không sao đâu mẹ, con đã nói với ba mẹ con rồi. Ba mẹ con rất thương anh Duy. Ba mẹ con chấp nhận hết.

Những ngày cuối cùng của Duy là những ngày thật đen tối. Sự biết trước càng làm cho lòng đau đớn hơn, như người tử tội chờ đợi ngày hành quyết. Buổi sáng hôm đó, anh mở mắt ra, rất tỉnh táo, anh nắm tay tôi, nhìn vào mắt tôi, thì thào:

- Hình như em có điều gì dấu anh phải không" Hãy nói cho anh biết.

Mẹ anh cũng đang ngồi đó, bà gật đầu. Tôi run rẩy:

- Anh, em có thai, anh có một đứa con ...

Đôi mắt Duy sáng lên, từ trong hốc mắt chảy ra một giọt nước mắt, chỉ một giọt nước mắt, anh siết bàn tay tôi lúc nào cũng nằm trong lòng tay anh:

- Vợ của anh ...

Tôi cúi xuống trên ngực anh, nước mắt tôi chảy ướt chiếc áo bệnh viện anh đang mặc.

Anh dần dần rơi vào cơn hôn mê. Tôi, mẹ anh và cha mẹ tôi ngồi bên cạnh cho đến khi anh ra đi một cách thanh thản. Người y tá giữ tôi lại không cho tôi ngã nhào vào người anh. Mẹ anh thì quỵ xuống đất, mẹ tôi phải ôm bà lại, cả hai khóc thổn thức.

Tôi bình tĩnh hơn ngày đưa anh ra nghĩa trang. Tôi biết tôi có bổn phận giữ gìn giọt máu của anh. Tôi sinh cho anh một đứa con trai, và dọn vào ở chung với mẹ anh để cho bà gần gũi với cháu nội, ở ngay trong căn phòng của anh, như một người vợ không bao giờ cưới. Chúng tôi ra mộ anh hàng ngày, hàng tuần, rồi hàng năm qua...

Tôi ít khi nào dám trở lại Shenandoah, nhưng hôm nay tôi đã trở lại một mình. Mùa thu Shenandoah đẹp và buồn như một giấc mộng. Toàn khung trời nhuộm vàng bao la xa khuất.

Tôi đậu xe ở nơi trước kia Duy đã từng đậu khi chở tôi đến, tôi đi lại nơi mà có lần tôi muốn cám dỗ Duy rơi vào cơn mê tình ái. Tôi ngỡ như Duy đang đứng đâu đó, quần short, áo T shirt mầu, trẻ trung, khỏe mạnh và trong sáng như một thiên thần không có cánh. Tôi hát thầm bài hát mà anh từng hát cho tôi nghe. Tôi nhớ Duy chảy nước mắt, tôi nói với anh:

- Anh ơi, em trở lại đây, để nói với anh rằng tạm biệt anh, sáu năm đã qua rồi kể từ ngày ấy. Ngày mai em sẽ từ giã tiểu bang này để theo người chồng mới đi về một tiểu bang khác. Tiểu Duy sẽ ở lại với bà nội cho bà còn thấy anh. Rồi em sẽ trở lại đón con ngày nào đó. Tha thứ cho em vì em không thể nào sống mãi với hình ảnh anh trong lòng, em sẽ héo mòn mà chết.

Tôi quỳ xuống, thổn thức khóc. Lá vàng bay trong trời.

hoàng hạc bay

bay mãi bỏ trời mơ

về đồi sim

ta nhớ người vô bờ

...

thu hát cho người,

thu hát cho người,

người yêu ơi ...

Khi cho xe chạy trở ra, tôi nói thầm trong dòng nước mắt: Shenandoah, tôi sẽ trở lại. Shenandoah, chờ tôi ...

Trần Nguyên Đáng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến