Hôm nay,  

Đám Cưới

04/04/200600:00:00(Xem: 119826)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Huyền Thoại là bút hiệu khác của Thịnh Hương, một tác giả cư trú và làm việc tại San Jose, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài viết mới lần này của bà là truyện về phản ứng của một cô dâu với ông bố đã bỏ bê vợ con.

*

“Ông ngoại không thương con,” Thảo khóc ngất. Cô úp mặt vào nệm ghế, vai cô rung lên theo nhịp nức nở của tiếng khóc. “Ông ngoại không muốn cho con vui!”.

Cụ Thượng Nhân ngồi thụp xuống đất dưới chân đứa cháu gái 22 tuổi, tay cụ ve vuốt mái tóc đen rối bời của cô. Cổ họng nghẹn cứng, cụ xót xa nói: “Ngoại thương con, và lúc nào cũng muốn con vui mà”.

Thảo vẫn khóc, tiếng khóc uất ức như xé tim gan ông cụ 80 tuổi. Hạnh cũng khóc, nhưng nàng chỉ khóc thầm. Nàng biết con gái mình có lý, nhưng nàng cũng thương bố và muốn chiều ý ông cụ. “Không phải đám cưới của ngoại mà,” Thảo gào lên. “Đám cưới của con sao ngoại bắt con làm theo ý ngoại"”

“ Ngoại không bắt con, ngoại xin con,” ông cụ nài nỉ cô cháu. “Con đừng hắt hủi ba con như vậy, tôi nghiệp nó”.

“Tôi nghiệp ổng, vậy ổng có tội nghiệp mẹ con con không"” Thảo ngẩng lên, thái độ quyết liệt. “Ông Chấn không phải là ba con. Ba con là ông Đạt.”

“Con đừng nói vậy,” cụ Thượng Nhân nhìn Hạnh cầu cứu. “Dù sao con cũng là huyết thống của ba con”.

Hạnh cúi mặt, tránh hiện diện trong cảnh khó xử. Chấn là chồng trước của nàng, người cha huyết thống của Thảo và Thuận, đáng lẽ phải ngồi bên nàng trong lễ vu qui của con gái. Chấn đã gặp Hạnh, đã xin được đóng vai người cha vợ; Hạnh bảo anh nói chuyện đó với Thảo vì nàng sẽ chiều theo ý con. Chấn cho biết anh đã nói với Thảo nhưng Thảo khước từ.

Hạnh không nghĩ là Chấn đem chuyện này nói với mẹ anh, nhưng cụ Năm Lành – mẹ chồng ngày trước của Hạnh – đã đến gặp cụ Nhân và xin cho mẹ con bà được có mặt trong hôn lễ của cô cháu nội, dù không với tư cách cha và bà nội của cô dâu.

“Tại sao trong ngày vui của con mà lại phải có hai nhân vật mà con không thích đó"” Thảo hỏi mẹ. “Mẹ không thấy là họ sẽ làm cho niềm vui của gia đình mình không trọn vẹn ư"”

Hạnh hiểu là Thảo bênh vực Đạt, người chồng sau của nàng. Nàng cũng đồng ý với con về điểm này, nhưng không quyết liệt như thái độ của Thảo. Nàng yêu Đạt, mối tình sau 20 năm vẫn chưa biến thể thành nghĩa, và chữ “yêu” cũng không đổi thành chữ “thương” có thể sâu đậm hơn, nhưng kém nồng nàn.

Tuần trước khi biết việc vận động của gia đình Chấn, Đạt bảo nàng, “Chuyện là chuyện của con, điều anh quan tâm nhất là niềm vui của nó. Anh không buồn dù anh Chấn có ngồi bên em trong lễ cưới. Sự hiện hiện của ảnh chỉ là một hình thức tập tục.”

Rồi Đạt ôm Hạnh, say đắm hôn nàng. “Anh yêu em, anh thương con.” Hạnh nhắm mắt tận hưởng những rung động tưởng chỉ có trong những năm đầu tiên chung sống. Nàng cảm động rưng lệ. Đạt thầm thì hỏi, “Sao em khóc"”

“ Anh cần em trả lời không"”

Đạt rúc vào cổ nàng. Như mọi ngày. Sau hai chục năm, anh vẫn giữ được cái thích thú và sự đam mê như những ngày mới yêu Hạnh. Trên 50, nhưng họ yêu nhau nồng nàn không thua gì con họ.

Hạnh ngồi đó, không muốn can dự vào cuộc tranh đua ý chí của hai ông cháu. Cụ Nhân dỗ dành, “Ngoại biết ba con nó không nên, không phải, nhưng dầu sao nó cũng là ba của con.”

“Ngày đầu tiên đi học, con sợ không dám vào lớp, con ôm chân ba Đạt, chứ đâu có ôm chân ổng đâu.” Giọng Thảo nức nở, uất nghẹn.

“Ngoại biết. Ngoại chỉ xin con nghĩ tình máu mủ mà tha thứ cho ba con,” Cụ Nhân kiên nhẫn khuyên can cháu ngoại của mình.

“Chủ Nhật ba Đạt đạp theo xe của con và thằng Thuận đưa chị em con đi câu cá. Lúc đó ông Chấn ở đâu"”

“Đàn ông có lúc lạc lòng, con đừng trách ba con nữa.”

“Không có ba Đạt, chị em con làm gì những ngày nghỉ"”

“Nó nói với ngoại là nó hối hận, nó xin lỗi chi em con rồi.”

“Con cũng nói với ổng là ổng không có lỗi gì với con hết,” Thảo nói. “Con biểu ổng ba Đạt không để chị em con thiếu thứ gì”.

Hạnh cúi xuống dấu nụ cưới mỉm. Thảo nói tiếng Việt không sõi, và lại cũng không biết cách nói lễ phép cần có trong cuộc đối thoại giữa hai ông cháu, nhưng con nàng đã bầy tỏ rất rõ ràng cho ông ngoại của cô hiểu vì sao cô không chấp nhận sự hiện diện của ngưới cha ruột trong hôn lễ của cô.

Cụ Nhân thở ra. “Con không chịu, thì ngoại cũng chiều con. Thôi thì ngoại mời nó ngồi xa xa như khách quen vậy thôi. Bà nội con cũng chỉ mong được nhìn con trong ngày vu qui.”

“Ngoại đừng làm như vậy,” Giọng Thảo quyết liệt. “Sự hiện diện của họ chỉ làm ba má con và vợ chồng con khó chịu mà thôi.”

Để chấm dút cuộc tranh cãi và không để cho ông ngoại năn nỉ thêm, cô tiếp, “ Đã đến giờ con đi chụp hình, ông ngoại vô nhà nghỉ đi.”

Nói xong, cô ra xe. Hạnh nhìn cụ Thượng Nhân đang lắc đầu khổ sở nên chạnh lòng. Nàng bảo ông, “ Ba để con nói với anh Đạt xem ảnh có lay chuyển được nó hay không. Chị em nó thương và nghe lời ảnh lắm”.

*

…Mười sáu năm trước, một đêm trước ngày Holloween Hạnh đến mall mua một bộ costume cho Thảo để cô bé đi “trick or treat”. Lúc khóa xe, Hạnh sơ ý không tắt đèn. Mua xong costume cho con, Hạnh tạt ngang Macy’s mua nước hoa. Hạnh rất trung thành với nước hoa Boucheron của Pháp vì nó đã trở thành “nhãn hiệu” của nàng. Nhiều người đã thử sau khi Hạnh cho tên nước hoa này, nhưng không ai có được mùi hương như mùi hương từ thân thể nàng. Mua nước hoa xong, Hạnh gặp <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Alice, một cô bán hàng mỹ phẩm quen thuộc. Cô kéo Hạnh đến quầy của cô để giới thiệu một loại kem dưỡng da mới được tung ra thi trường. Chuyện nọ sang chuyện kia, hai giờ đồng hồ sau Hạnh mới trở ra xe. Nhưng đề mãi mà xe không nổ máy. Chán nản, Hạnh định quay vào Macy’s để xử dung phone công cộng, vì lúc đó cell phone chưa là một món hàng phổ thông như bây giờ. Thấy một người đàn ông Á châu đang đi đến chiếc xe Camry đậu kế bên, Hạnh ngập ngừng nói với ông ta bằng tiếng Anh:

“Chào ông. Ông có thể giúp tôi được không"”

Người đàn ông nhìn nàng, tia nhìn nhiều thiện cảm rồi trả lời:

“Thưa, bà cần gì"”

“Tôi nghĩ bình điện xe tôi bị hết hơi.” Hạnh đáp. “Ông có giây cáp câu điện không"”

Ông ta chạy sang xe nàng xem xét một lát rồi đáp:

“Đúng là hết hơi điện. Bà chờ đây, tôi vào trong Sears mua giây”. Rồi ông mỉm cười, hỏi: “Có phải bà người Việt"”

Hạnh thích thú: “Sao ông đoán giỏi thế"”

“Đồng hương dễ nhận ra nhau lắm”. Nói rồi ông đi vào Sears. Mười phút sau ông trở ra và giúp Hạnh cho máy nổ. Trườc khi chia tay, người đàn ông tự giới thiệu:

“ Tôi tên Nguyễn Đạt, làm ở sở Học Chánh. Bà có cần gọi ông nhà thì xin xài phone xe của tôi.”

Biết Đạt khôn khéo “điều tra gia cảnh” mình, Hạnh cừơi:

“Tôi không còn ông nhà. Chỉ cò hai con mèo con đang chờ ở nhà thôi”.

Hạnh có cảm tưởng mắt người đàn ông sáng lên. Ông ta tiếp:

“Nếu vậy thì xin gởi bà danh thiếp của tôi. Hy vọng được nói chuyện thêm với bà “ Rồi ông tiếp, sau một giây ngập ngừng, “Tôi cũng không có ai đợi”.

Hình ảnh người đàn ông với đôi mắt sáng và vẻ mặt thông mình đã chiếm ngự tâm trí Hạnh nhiều ngày sau đó. Một buổi sáng thứ bảy, không ngăn được sự thôi thúc của định mệnh, Hạnh gọi điện thoại cho Đạt. Sau ba tiếng chuông, ông lên tiếng. Một tiếng đồng hồ sau, chiếc Camry của ông đến trước nhà nàng chở ba mẹ con đi ăn sáng.

Bữa ăn sáng đó mở đầu cho nhiều bữa ăn tiếp nối, lúc ở nhà hàng, lúc tại nhà Hạnh. Thuận và Thảo càng ngày càng quyến luyến Đạt. Đạt thay Hạnh chở hai anh em đi các buổi hòa nhạc của nhà trường, đến các buổi thi đấu và các cuộc họp phụ huynh khi nàng bận rộn. Ông cũng có ba đứa con với người vợ đã ly dị, và cũng chăm sóc chúng như ông đang chăm sóc hai anh em Thuận. Ngoài công việc ở sở Học Chánh, ông chạy như con thoi giữa năm đứa nhỏ. Nhưng Đạt đang sống những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông, vì Hạnh là nguồn sống, là suối yêu thương ông ngụp lặn. Người đàn bà có bề ngoài nghiêm trang đó lại trở nên vô cùng tình tứ khi nàng ở bên ông.

Ông yêu nàng vì nàng có bản chất mạnh dạn trong một tâm hồn lãng mạn đầy thi vị. Ở bên Hạnh, ngày của ông là những giờ phút hào hứng, những việc làm không nhàm chán, mệt mỏi. Đêm của ông là những ân ái ngọt ngào . Hai đứa con Hạnh là một cái gạch nối giữa ông và nàng. Ông yêu thương chúng như yêu thương những đứa con của ông. Chính điều này đã làm Hạnh càng ngày càng gắn bó với ông hơn. Nàng đắm đuối trong tay ông vì ông là sự chở che, là sự rộng lượng nàng khao khát. Hạnh nghỉ nàng đã được đền bù sau những bất hạnh trong quá khứ. Nhiều khi Hạnh thấy mừng vì Chấn đã phụ bạc mình. Không có Chấn, nàng mới gặp được Đạt.

*

Tối hôm đó, trong căn phòng ngủ ấm cúng, Hạnh thỏ thẻ với Đạt:

“Hồi chiều ba em năn nỉ Thảo mời ba và bà nội nó đến dự đám cưới nhưng nó nhất định không chịu, dù chỉ mời họ như những khách bình thường khác thôi”.

Vùi đầu vào cổ vợ, Đạt hít ngửi mùi hương quen thuộc của nàng như để tận hưởng cái hạnh phúc dịu dàng của mình. Anh thầm thì trong những lọn tóc của nàng:

“Còn em, em có khó chịu với sự hiện diện của họ không"”

“Đối với em, họ có đó hay không chẳng thành vấn đề. Em nghĩ anh cũng biết như thế. Nhưng em muốn cho Chấn thấy là em và các con rất hạnh phúc bên anh, và gia đình mình đầm ấm. Anh thử thuyết phục Thảo để nó chiều lòng ông ngoại nó xem sao"”

“Anh chiều ý em. Lúc nào anh cũng chiều em hết”.

Đạt sung sướng nghĩ mình là kẻ có phúc nhất trên đời. Anh được các con - của Hạnh và của riêng anh – thương yêu và kình nể. Anh sẽ không phải đối phó với cái cảnh mà Chấn đang trải qua. Bất giác, Đạt cảm thấy tội nghiệp người đàn ông đã lỡ đánh mất đi một báu vật mà anh đang được ôm ấp trong tay.

Sáng hôm sau Đạt dậy sớm pha cà phê trong khi Hạnh còn nằm nướng trong giường. Nghe tiếng chân người vào bếp, anh quay lại và bất ngờ khi thấy Thảo xuất hiện trong bộ đồ Pyjamas với vẻ mặt ngái ngủ. Cô đến bên anh, tựa vào vai anh và lên tiếng:

“Good morning, ba”

“Sao hôm nay con gái ba dậy sớm thế,” Anh hỏi.

Thảo nũng nịu nói, như lúc cô còn bé:

“Con muốn kiếm ba trước khi ba đi làm. Con muốn ý kiến của ba.”

Đạt xoa tóc cô và hỏi, tuy đã đoán được những gì cô sắp nói:

“Nào, con gái ba muốn gì, cho ba biết đi”

Thảo phụng phịu:

“Ông ngoại muốn con mời ông Chấn và bà nội đến đám cưới của con. Con nói con không muốn như vậy mà ông ngoại cứ năn nỉ hoài. Ba có muốn con mời họ không"”

Đạt đưa cô đến ngồi trên ghế rồi rót cho mỗi người một tách cà phê. Sau đó, anh ngồi bên cô, âu yếm hỏi:

“Ý con nói nếu ba muốn mời họ, con sẽ chiều ý ba"”

“ Dạ.” Thảo gật đầu xác nhận. “Con thương ba và con chiều ba. Con không chiều ông ngoại đâu. Con không thương ông Chấn. Bao nhiêu năm ổng bỏ bê không dòm ngó đến chị em con trong lúc ba lo cho chị em con đủ thứ. Bây giờ ổng muốn gì mà đòi tới đám cưới của con" Có người cha như ổng là điều bất hạnh.”

Đạt vội ngắt lời con:

“Con đừng nói vậy. Ai cũng có thể làm điều lầm lỗi vào một lúc nào đó trong đời mình. Nay ba con đã lớn tuổi và đã hối hận thì con cũng nên làm lành với ổng. Hơn nữa, mẹ con cũng không quan tâm nếu con mời ba và bà nội con. Thôi, như vầy, để mọi người cùng vui trong ngày cưới của con, ba đề nghị con gởi giấy mời họ ngay hôm nay.”

Thảo đưa ngón tay trỏ lên khua khua trước mặt ông:

“Nhưng mà họ chỉ đến như hai người khách thôi. Họ không được ngồi chung bàn bên mẹ, không được đem ra giới thiệu. Hôm làm lễ cưới trong nhà thờ, ba phải walk me down the aisle như đã rehearse. Ba có hứa với con như vậy thì con mới chịu.”

“Ba hứa .”

Đạt trả lời, trong lòng vui vì đã hoàn thành cái “trọng trách” mà Hạnh giao cho anh. Nghe giọng nói tiếng Việt trọ trẹ nhưng mạch lạc của Thảo anh rất hài lòng. Thảo nghe lời anh, luôn nói tiếng Việt lúc ở nhà.

Hai tuần lễ sau, lễ cưới của Thảo được cử hành rất trang trọng, và Đạt đã đưa tay ra cho cô dâu khoác rồi dìu cô lên cung thánh, trao nàng vào tay chú rể đang đứng chờ giữa những tiếng đàn thánh thót và đèn nến lung linh. Lúc Đạt quay xuống ghế, anh thấy Chấn ngồi một mình trong hàng ghế cuối cùng.

Thảo đã cho in thiệp cưới theo ý muốn của cô. “Ông Bà Nguyễn Đạt hân hạnh báo tin lễ Thành Hôn của ái nữ Trần Hạnh Thảo”…

Thảo đã mời bà nội và cha ruột của cô đến dự đám cưới của cô đúng theo “giao kèo” giữa cô và bố Đạt.

HUYỀN THOẠI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến