Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Gã Ăn Mày Người Việt Ở Khu Shopping Senter

04/04/200600:00:00(Xem: 118934)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả tên thật là Đái Ngọc Hòa, cư dân <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />San Jose, cho biết đang làm việc trong ngành điện tử. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một chuyện buồn trong khu Senter quen biết của người Việt tại San Jose.

*

Khu shopping Senter có quán HO tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Nhất là buổi sáng có nhiều khách uống cà phê phải kéo ghế ra hàng ba ngồi. Thường ở đây quy tụ các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, họ quây quần ở đây để uống ly cà phê “bạc xỉu” -bạch tiểu, có nghĩa nhiều sữa ít cà phê- trước khi đi làm. Họ thường không phải là employee của các hãng xưởng mà họ chỉ làm những dịch vụ service như cắt cỏ, sơn nhà, lót gạch, tow xe. Tôi cũng thường ra quán HO này lắm, ở đây làm quen bạn mới hay nghe nhiều bạn kể chuyện rất vui.

Đường Senter xe chạy hai chiều rất đông. Ở xứ Mỹ mà ít khi thấy xe người Mỹ qua lại. Chỉ có Việt Nam, Mễ, Phi, Tàu. Tôi có cảm tưởng mình đang sống ở Sài Gòn. Có một con đường nhỏ từ Senter vào khu buôn bán Việt Nam. Các gian hàng trước cửa kính có dán bích chương quảng cáo các ca sĩ, nghệ sĩ, hề qua từ Việt Nam. Cửa hàng trưng bày quần áo, tranh ảnh, bàn ghế, sản phẩm đeo hiệu made in Việt Nam (!).

Tôi nghi vấn cuộc đời:

- Người Việt Nammình, mặc ai chống đối mặc ai buôn bán. Thật là xứ freedom!

Đường con rất chật chội. Một tài xế van ịnh còi inh ỏi để khách bộ hành tránh vào lề. Hai chị đứng ở giữa đường say mê nói chuyện nghe còi xe bóp lia lịa thì bất bình, vào lề nhưng lấy một ngón tay đặt lên mũi phe phẩy có ý chê anh tài xế thiếu văn minh. Anh tài đi qua rồi ngoảnh mặt lại chửi thề.

Một chị ăn miếng trả miếng:

- Đồ dân Cầu Muối!

Chị kia mở mắt to tổ bố ăn có:

- Ở Mỹ bao lâu mà còn keep life thượng du quá!

Ngày thứ bảy cuối tuần khách dạo phố rất đông, Mọi người đều mặc quần áo bảnh bao ra đường. Đàn ông, con trai mặc ngoài chiếc áo ấm bằng len loại đắt tiền. Đàn bà, thiếu nữ mặc quần tây, sơ-mi xanh nước biển hoặc màu đỏ mặt trời rất sặc sỡ bó sát, thân thể làm nổi bật các đường cong thiên nhiên tuyệt mỹ. Vệ đường nhỏ mà có tới hai dòng người qua lại như hai lượn sóng xô đẩy các thân thể người chảy theo cuồng lưu phát nguyên từ đầu phố tiệm vàng nữ trang đến cuối chợ Senter buôn bán tạp hóa. Tôi nghe nhóm người Mễ bàn tán:

- The kind of ready-made garments will be cheaper than any store in the United States, especial in Sears.

-Surely. Good idea!

-It is better we buy any things in Vietnamese shopping more than the Thrift store. Excessive styles and strange modeles

-All of its clothes are moderns, beautiful.and suitable us..

Tôi nghĩ bật cười. Người ngoại quốc muốn mua hàng hóa Việt Nam thì thế nào chánh phủ Mỹ lại không bang giao thương mại theo kinh tế thị trường với nước CHXHCNViệt Nam"

Cũng tại khu này, tôi để ý một gã ăn mày người Việt nam đang ngồi bẹp ở trước một quán ăn. Mặc dù chưa bao giờ nói chuyện nhưng gã rất quen thuộc với tôi. Vì lần nào, ngày nào ra Senter tôi đều thấy gã gật gù trước các quán ăn. Mặt gã kém thần sắc. Có lẽ vì thiếu ăn, thiếu ngủ. Đôi mắt có tròng trắng lại đỏ au. Gã ngồi đó cầm cái nón rách đưa lên đưa xuống khi có khách đi ngang qua. Có khi gã làm thinh mặt có vẻ lơ ngơ như một gã điên. Một vết thẹo lớn như vá chỗ mổ hũng sâu vào ở má trái.

Không rõ gã đàn ông này có mấy bộ đồ chớ tôi thấy gã mặc bộ đồ này tứ mùa trong năm và năm này qua năm kia. Nói là bộ đồ chớ thật ra chỉ là cái áo rách một lỗ lớn ở vai. Tay áo cái dài cái ngắn tuột hai cánh tay xương sẩu, đầu móng tay kẹt đầy đất đen thui. Nếu lột cái áo ra ngoài con chó cũng bỏ đi vì quá tanh hôi. Manh áo mà giống như nùi giẻ người ta dùng để lau bánh xe không bằng. Còn chiếc quần dài rộng thùng thình. Vắt ra nước nhớt. Quần ka ki vàng lên nước đen, một ống cao ống thấp qua khỏi đầu gối như mặc cái quần đùi. Ló ống chân ống điếu vừa đen đúa vừa cáu bẩn che một phần các vết sẹo đen tợ như lá nắm mèo. Hai vành lổ tai lớn được tráng bằng lớp đất sìn màu nấm mối. Người gã ăn mày to lớn nhưng chân thì khẳng khiu như tài tử hát xiệc đi chân cà khiu lênh đênh. Mặt của gã đen như Bao Công trên màn ảnh. Không phải da đen mà mặt "tin" đát đen lâu ngày không rửa. Râu của gã dài và cong quặp như Bao Công trong chuyện tàu. Tóc dài loăng quăng nếu lấy kẹp tóc thì trở thành đàn bà.hai hệ. Gã luôn luôn cầm gậy chống lật bật như người tàn tật. Trước gã có một cái bị nylon lớn thồn mền và chiếu. Trên vai mang một trái bầu khô móc hết ruột như Lý Thiết Quài trong chuyện Bát tiên của quán Xuân Thu Thư Xã..

Từ hồi sáng tới giờ là 12 giờ rồi mà gã không được ai bố thí một xu nào. Tôi thấy động lòng mon men tới gần bên gã, hỏi:

-Không có ai cho ông tiền vậy ông có đói bụng không"

Hắn ngước mắt nhìn tôi mắt lờ đờ:

-Dạ, t. ô..i đói lă..m! Xin ông cho tô..i một đồng.

-Tôi sẽ mua bánh mì thịt nhiều hơn một đồng. Được không"

-Dạ đươ..c.

Tôi vào quán Thanh Hà mua ổ bánh mì thịt. Chủ quán hỏi:

-Bộ anh quen với ông ăn mày đó hả"

-Hỏi thăm chớ quen biết gì đâu.

Ông chủ tò mò:

-Tôi nhớ là hồi nãy anh mua ổ bánh mì rồi mà. Bộ còn đói hả"

Tôi cười:

-Dạ không. Tôi mua cho anh ăn xin.

Ông chủ cản ngăn:

-Đừng, đừng! Ông ấy to xác như vậy mà không kiếm việc gì làm. Ổng làm biếng đó!

-Kệ. Ông chủ cứ bán cho tôi ổ bánh mì thịt đi. Bỏ ớt đồ chua đầy đủ.

Ông chủ làm bánh mì bán cho tôi không biết vì sao ông ta lại cười xòa.

Gã ăn mày có ổ bánh mì trong tay liền nhai ngấu nghiến như từ lâu rồi hắn ta không được ăn. Cắn vài cái thì gần hết ổ bánh mì. Tôi trở lại quán Thanh Hà;

-Ông chủ bán cho tôi thêm một ổ bánh mì thịt nữa.

-An hết rồi à"

-Còn đói.

chủ không nhịn dược cười:

-Bửa nay ngày rằm tháng bảy, tên hành khất có bữa ăn ngon!

-Ừ!

An ổ bánh mì thú hai gã ăn xin có vẻ tỉnh táo. Hắn ăn chậm lại. Cách nhai không ngấu nghiến như hổ xé mồi mà điềm đạm, từ từ như người bình thường trong buổi ăn. Tôi lấy trong gói bịt nylon đựng bốn ổ bánh mì không đưa cho hắn cất giữ:

- Anh cất bánh mì nầy lúc đói thì ăn,

Hai giọt nước mắt động trong khóe mắt của gã:

-Cám ơn anh.

Cơ hội cho tôi tìm hiểu gã:

-Sao anh còn sức khõe tốt mà không xin việc làm"

Hắn nhìn tôi cười:

-Trước xin đi làm chớ. Electronic Technician. Bị laid-off.

Tôi mau mắn cướp lời:

-Thì xin chỗ làm khác. Ở Mỹ mà.

Hắn lắc đầu thất vọng:

-Không company nào nhận tôi cả. Số con rệp!.

Tôi chỉ lối cho hắn:

-Xin tạm làm ở các tiệm ăn Việt Nam như bưng bàn hay rửa chén có được không"

Hắn cười to để lộ hai hàm răng đầy bựa, nhiều cái răng rớt mất:

-Họ không mướn mà còn gay gắt nũa.

Tôi tò mò:

-Anh bị bệnh ai nuôi anh"

- Chết!

Tới giờ làm tôi phải từ giã gã ăn mày ra về. Gã nói:

- Cám ơn anh cho tôi bửa ăn ngon.

- Có gì đâu. Đồng hương mà.

-Trước 75 anh có vào quân đội không"

-Có.

-Cấp bậc gì"

-Chỉ lính thường thôi. Anh té hay sao mà mặt mày thẹo lớn lắm vậy"

-Bị miểng đạn B-40! Quân y viện gắp ra rồi.

Hắn nhìn tôi cặp mắt cảm động:

-Thôi anh về đi. Cẩn thận! Dân Mỹ chắc không ưa gì tụi tóc đen đâu.

Hôm sau tôi trở lại quán cà phê HO tìm gã ăn mày cũ. Không còn thấy gã nữa. Đi chỗ khác "làm ăn" rồi. Qua ngày sau và những ngày sau nữa tôi cũng không thấy gã có mặt ở đó. Tôi có hỏi mọi người trả lời đều không thấy gã.

Một thanh niên thố lộ:

-Tôi thấy cảnh sát đưa hắn đi rồi..

Tôi giật mình:

--Tội gì mà police bắt hắn"

-Ai biết.

Một ông già trả lời:

-Xứ văn minh như Mỹ không chấp nhận cảnh ăn xin.

Tôi về nhà lòng miên man nghĩ tới gã ăn mày vô danh. Tôi tự hỏi có phải là gã làm biếng không" Không. Gã không phải là người làm biếng. Gã có đi làm bị thất nghiệp. Gã có đơn xin job nhưng bị từ chối. Gã không nhà không cửa. Không chỗ tắm gội. Không bà con thân thuộc. Gã bí lối phải ra ăn xin. Phải chăng đó là impression người Mỹ thường nói là ảnh hưởng sự buồn chán dễ bị tâm thần" Hắn còn tỉnh mà. Cách nói chuyện của hắn tỏ ra người khiêm tốn và lịch sự. Hiện tại hắn là kẻ ăn xin và bây giờ muốn gặp hắn ở đâu"

Tháng sau có người cho tôi biết gã ăn mày đã chết rồi. Cảnh sát thả hắn. Hắn về chỗ hắn trú ngụ đó là nơi lai vãng dưới gầm cầu bên cạnh đám lá làm vách vừng che mưa nắng cho hắn. Trời mùa đông rét lạnh. Mặt nước ao đông đặc thành nước đá.Thân thể hắn không chịu đựng cơn lạnh quái ác nên đành vĩnh biệt cõi đời. Tôi tìm hiểu và biết thêm gã ăn mày tên thật là Nguyễn Văn Qu., trước 30-4-75 gã là đai úy Việt Nam Cộng hòa, từng là một đại đội trưởng thuộc bỉnh chủng Thủy Quân Lục Chiến.

Tôi nhớ tới những ngày tháng Tư 1975, khi Mỹ bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà để cho Cộng Sản chiếm trọn miền nam Viet Nam. Tôi hình dung lại cảnh tan hàng của từng đơn vị. Những trại tù Cộng Sản dành cho các sĩ quan. Và ngậm ngùi tự hỏi: Không hiểu cuộc đời đã dồn một đại đội trưởng như đai úy Qu. tới những cảnh huống bi thảm tới mức nào, đền nỗi ngay tại nước Mỹ đầy cơ hội này, ông trở thành người ăn mày chết vì đói và lạnh.

Nhiều đồng hương qua lại khu Senter chắc còn nhớ hình ảnh gã ăn mày, nhưng chắc ít ai biết ngày còn miền Nam tự do, ông ta đã từng góp công sức vào sự bảo vệ an ninh quốc gia và báo vệ an ninh cho dân thành phố được no cơm ấm áo. Tôi cũng là quân nhân nên rất thông cảm với hoàn cảnh của Đại úy Qu.

Xin cầu nguyện cho hương hồn ông.

NGỌC HOA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,925,542
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.