Hôm nay,  

60 Năm Ấn Tượng Khó Quên

07/03/200600:00:00(Xem: 136437)
Người viết: Hương Quỳ

Bài số 955-1555-279-vb2060306

*

Tác giả cho biết tên thật là Nguyễn Ngọc, sinh năm 1940 tại xã Nhơn Mỹ Angiang, từng bị tù cộng sản trên 7 năm, hiện nay là cư dân quận Cam. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.

*

Vào mùa thu năm 2003, sau khi nhận được tin nhà, tôi đã vội vã trở về quê ngoại trước khi cha già nhắm mắt.

Với tuổi thọ vưà tròn 90., cha tôi là một trong những dân quân cuối cùng của lực lượng Hòa Hảo ngày xưa.

Nhân ngày lễ tiễn đưa, tôi ngậm ngùi nhìn quanh phần mộ, cố tìm ra những chiến hữu chí cốt với ba, sau ngót 60 năm tất cả hầu như đã ra đi trước khi ba yên nghỉ.

Sau năm 75 nhiều chiến hữu già đến thăm ba, họ đã dõng dạc tuyên bố với các con cháu và bạn bè còn sống sót giữa bữa tiệc họp mặt là “Tụi bác sẽ gắng gượng sống đến ngày cộng sản sụp đổ. Theo kinh sấm của Hòa Hảo. Nhất là được nhìn thấy lại được cờ đạo Hòa Hảo màu nâu sậm, được nằm cạnh lá cờ quốc gia màu vàng ba sọc đỏ phất phơi tung bay trở lại trên mọi vùng đất của quê hương; Ước ao của các bác chỉ đơn giản như thế thôi.”

Quê nội tôi, Rạch Đồng Súc xã Nhơn Mỹ, quận Chợ Mới An Giang -với con rạch nhỏ nối liền sông Hậu vào một con kênh lớn dẫn nước từ Hậu Giang sang Tiền Giang- đã trở thành điểm nóng trong dòng chảy thăng trầm của đất nước với biết bao cảnh nhiễu nhương, đầy máu và nước mắt.

Cho tới ngày nay, vùng đất này vẫn là nơi bị chính quyền Cộng Sản canh chừng theo dõi, sát nút từng ngày một. Đây là nơi dân chúng luôn có những nhóm nhỏ vừa bí mật vừa công khai đòi hỏi tự do tôn giáo; tự do đi lại, tự do hội họp v..v..

Sau hai ngày lưu lại thăm quê cũ nhà nội, tôi quyết định đi thăm gia đình ông Hồ Hải, nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo tại rạch Đồng Súc Chợ mới An giang.

Lúc này, ông Hồ Hải còn đang bị tù giam ở Saigon. Lý do vì đã ông bạo gan cầm thỉnh nguyện thơ xin gặp tổng thống Clinton tại Saigon. Ông chưa đi đến nơi là đã bị theo dõi và bắt giam năm 2001. Kể từ đó trở đi, khu vực quanh nhà ông Hồ Hải lúc nào cũng có công an mặc thường phục, ngăn chận và kiểm soát. Ngoại trừ con cái và vợ ông ấy mới được đi lại mà thôi. Nghe việc tôi muốn đến thăm ông, bà con bên nội ai nấy đều khuyên tôi không nên đến nhà ấy vì có thể bị Công an ngăn chặn hoặc bắt bớ đánh đập. Dù được khuyên can, tôi vẫn quyết định phải tới thăm gia đình ông.

Theo sự chỉ đường của bà con, tôi tới nhà ông Hồ Hải bằng ngõ tắt đường đồng, không đi theo đường mòn trong làng. Trong mình chỉ có vài chục đô cùng với bản sao passport, tôi lội qua mấy con lạch ngập nước đến đầu gối và tìm được đến nơi. Nghe tôi giới thiệu mình là cháu nội ông hương trưởng trong làng, vừa ở ngoại quốc về thăm, mọi người trong gia đình đổ ra hỏi thăm lai lịch bà con.

Chưa kịp hàn huyên thì hai tên công an bố trí ở nhà bên cạnh chạy tới kè vào hai bên kéo ngoặt tay tôi ra phiá sau lôi ra gốc cây gần đó còng lại. Chúng lục soát khắp mình mẩy, lấy đi tất cả những gì có trong mình và điều tra lý lịch cùng sự đi lại đường đột của tôi.

Sau hai giờ thẩm vấn đầy ngoắc ngoéo, không khai thác được gì ở tôi, một người khách đi thăm bà con do tính tò mò. Chúng mới chịu thả tôi ra về.

*

Trong chuyến về thăm lại quê hương vùng châu thổ sông Cửu Long, và bạn bè cùng bà con xa gần, tôi đã có dịp sống lại với những kỷ niệm khó quên khi trở về chốn cũ.

Tôi được được sanh ra tại quê nội vào mùa hè năm 1940. Ông nội tôi là hương trưởng của làng Nhơn Mỹ. Cha tôi là một điền chủ lớn có hơn trăm mẫu đất ruộng, bề thế nhất trong làng. Trong thời sinh tiền, ngoài nhà nền đúc lớn của ông Bà Nội, ông còn xây dựng thêm bốn nhà đúc nhỏ hơn nối tiếp nhau dành cho bốn đứa con trai đã lấy vợ. Ngoài ra dưới bờ ruộng, nội còn cho dựng thêm một nhà mát lợp ngói, cột bằng gỗ vuông, với các băng ngồi bằng gỗ bắc võng chung quanh có sức chứa trên hai mươi người một lúc. Nơi này được dùng làm chỗ hóng mát, tắm sông và sinh hoạt vui chơi cho con cháu và bà con trong xóm.

Mẹ tôi là con gái út trong một gia đình điền chủ có ba chị em gái, được cho đi học trường pháp ở Sài Gòn. Khi ngoại đau nặng, cảnh nhà đơn chiếc, mẹ phải vâng lời song thân bỏ học nửa chừng để phụng dưỡng cha mẹ già tại một vùng quê nằm cạnh gần bến phà Vàm Cống bên bờ sông Hậu Giang, cách xa nhà nội hơn mười lăm cây số.

Ở nhà được vài năm trước khi ông ngoại mất, mẹ lại vâng lời song thân về làm dâu cho một điền chủ, hương trưởng của làng Nhơn Mỹ, với đàn con chuyên làm ruộng nhưng ít học.

Nhờ có óc tổ chức và quán xuyến mọi việc trong gia đình nhà chồng, nên chẳng bao lâu mẹ tôi dành được mọi cảm mến của cha mẹ chồng các chị em bạn dâu. Chính nhờ tài khôn khéo, và thương mến của gia đình nhà chồng, mà cha mẹ tôi đã được giao phó cất giấy tờ di chúc cùng sơ đồ nơi chôn dấu hột xoàn, nữ trang quý giá trong gia đình nhà nội.

Ông nội tôi vốn là nhà nho, cũng là một người giỏi xem tướng nên ông rất cẩn thận lo xa, khi thời thế chuyển đổi. Cũng nhờ có ngân sách chi tiêu rộng rãi, khiến cho nội nắm vững tin tức mật báo về một cuộc tổng nổi dậy trên toàn quốc để cướp chính quyền của Việt Minh, với hậu quả sẽ gây ra biết bao thãm họa và chết chóc.

Trước nguy cơ kể trên, ông Bà Nội quyết định đem hết của cải báu vật chia đều lại cho các con cả trai lẫn gái. Vòng vàng và hột xoàn được chia ra thành từng bọc riêng với tên họ của mỗi người, xong được đặt vào một hũ đường lớn chừng 4 galon, đem chôn ngay trong nhà sau của Nội trước sự chứng kiến kín đáo của các con. Lúc ấy ông vừa tròn 70. Sau đó ông bà cũng trao sơ đồ chỗ cất giữ cùng chùm chìa khóa tủ sắt cho ba mẹ tôi cất giữ.

Không bao lâu sau, đúng như ông Nội tiên đoán, Việt Minh đồng loạt nổi dậy, thực hiện những cuộc tàn sát không gớm tay trên mọi miền đất của quê hương. Vào một đêm tối trời, từ xóm ngoài vang lên tiếng báo động trước bằng mõ tre, xoong, chảo, thùng thiếc... sau đó, Việt minh kéo đến, khoảng năm bảy chục tên dẫn đầu với những ngọn đuốc sáng rực, chia làm hai cánh bao vây khu nhà nội. Trong khoảnh khắc, các tên xung kíck lớn tiếng kêu gọi mọi người phải ra trình diện. Chủ yếu của chúng là phải bắt cho được vị hương trưởng, và các đưá con theo dân quân Hòa Hảo.

Nhờ đã cảnh giác từ trước, nên khi nghe tiếng mõ báo động ở đầu xóm ngoài, ông nội cùng các bác chú của tôi nhanh chân tẩu thoát bằng các cửa hậu. Trong nhà lúc ấy chỉ còn đàn bà, con nít. Khi cửa nhà bị bật tung, chúng tràn vào như nước vỡ bờ. Sau khi mẹ tôi bị đá bất tỉnh, chúng mở hết các tủ lớn nhỏ và tìm kiếm hồ sơ giấy tờ, kể cả gường nệm đều bị lục tung lên, và vất bừa bãi trên nền gạch.

Giữa lúc lực lượng xung kích còn ở trong nhà thì dưới con rạch Đồng súc, nhốn nháo lên với cảnh ghe tam bản, cùng ghe xuồng lớn nhỏ, đậu kín cả một khúc con rạch nhỏ. Họ nói chuyện quát tháo ầm ĩ, như một bến chợ nhỏ, chờ đợi giây phút lực lượng hành quân rút đi là họ ào tới dọn đồ, hôio của. Vào thời này không có chính quyền, tất nhiên không có quân đội, cảnh sát thi hành luật pháp, kể cả nhà tù cũng không. Cho nên hễ có cuộc hành quân diễn ra, mới đầu là của Việt Minh, sau là của Pháp, đều kéo theo những đạo quân hôi của.

Trước khi rút lui Việt Minh đã gom hết các đồ đạc vất bừa bãi trong nhà thành một đống và đốt bỏ đi. Cũng may dạo ấy rơi đúng vào mùa nước nổi, nước chạy ngập quanh nhà. Do lòng tham của quý đầy ắp trong các tủ của nhà nội, những kẻ hôi của đã nổ lực dập tắt ngọn lửa. Nhờ vậy căn nhà bề thế của nội vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay.

Kể từ ngày nội và các cô bác bỏ nhà trốn đi. mỗi ngày mẹ cho người mang cơm bằng cái thúng nhỏ đến một điạ điểm đã được hẹn trước ở một góc vườn, nơi có người bí mật đến nhận và mang đi.

Trước tình cảnh bất lợi và không khí ngột ngạt của chiến tranh, ba tôi quyết định bí mật thu xếp đưa vợ con về quê ngoại. Mấy mẹ con tôi đi trước, riêng Ba phải hai tuần sau mới một mình trốn đi.

Việc trốn khỏi khu vực Đồng Súc Nhơn Mỹ lúc bấy giờ là cả một vấn đề gay go, vì mọi đường bộ và kinh rạch lớn dẫn ra sông hậu giang đều do Việt Minh đóng chốt.

Thuở ấy sông Cửu Long ở vào mùa nước nổi, nước trên nguồn từ Trung Hoa, qua Kampuchia chảy ra biển đông liên tục từ tháng 7 đến đầu tháng 11 hàng năm. Nước chảy cuồn cuộn mang theo những đám lục bình trôi nổi lềnh bềnh đầy sông rạch. Nhân một đêm tối trời ba được đưa đến một điạ điểm kín đáo, với một chiếc xuồng chở 3 người cùng với cái giỏ lớn giống như giỏ đựng cá cùng miếng ván ngắn gác qua trên miệng. Họ bơi nhanh đến đám lục bình lớn và nhận cái giỏ lớn kia xuống đám lục bình chỉ còn chừa lại quai giỏ nổi bên trên dùng để giữ miếng ván bắc trên miệng giỏ gác qua đám lục bình. Nếu vắng vẽ không có ghe xuồng qua lại gần thì người ta có thể ung dung ngồi nhìn trời trên đám lục bình. Còn không may có ghe xuồng đi qua gần quá, thì chỉ cần rút tấm ván đi, và trầm mình vào giỏ ngập nước.

Vượt qua được đoạn đường sông gian nan ấy, ba về đến nhà Ngoại, lén lút sống với mẹ ba đêm, xong phải lánh mặt nữa. Tình hình dịa phương tại hai nơi nhà nội ngoại gần giống nhau, như các phe kình địch kiểm soát theo lối da beo, chỗ này là của Việt minh, chỗ nọ thuộc ảnh hưởng Hoà hảo. Ba trốn đi theo lực lượng dân quân Hòa hảo nằm lọt trong vùng đồng ruộng bạt ngàn chi chít kênh rạch, liên ranh 3 tỉnh An giang, Rạch Giá, Châu Đốc.

Nhà ngoại lọt vào cạnh một con kênh lớn nối Hậu giang và Rạch Giá, nước chảy siết hơn các rạch khác. Mỗi khi có gió mạnh, nước thường cuốn vào đây một vài cây tre dài năm, bảy thuớc cột theo hàng chục xác người không đầu, vật vờ, tấp vào các đống chà bốc mùi hôi thối không thể tưởng cho đến ngày phân hủy. Thường các xác này được buộc bằng dây luộc ngang thắt lưng vào thân tre. Cây tre dài nên vướng viu hết chỗ này đến chỗ nọ không trôi xa được.

Sau này ông nội tôi mới giải thích cho chúng tôi rõ, những xác không đầu kia là những kẻ chống đối lại cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Minh. Chúng ra lệnh bắt được là phải giết sạch, để trừ hậu hoạ, vì lúc đó không có trại giam, hễ tình nghi lot vào tay chúng là bị chặt đầu trôi sông.

Vào thời gian đó nước VN chỉ có 12 triệu dân, nên nhà cửa trong làng rất thưa thớt. Dưới kênh rạch rất nhiều tôm cá. Nhà ở gần sông rạch, gặp lúc mẹ bận với công việc là hai anh em tôi vội chạy tìm vợt để rình xúc tôm, cá đang bu lại dưới những xác đang mục rã cạnh các đống chà, hay đám lục bình gần nhà.

Ban ngày phải chứng kiến cảnh xác người không đầu, trôi nổi bập bềnh tới lui dưới bờ rạch trước nhà. Còn ban đêm cứ vài ba hôm nhiều tiếng la thất thanh, những lời cầu cứu tuyệt vọng của những người bị Việt Minh mang đi hành hình.

Mỗi lần nghe những âm thanh rợn người đó, mẹ thường phẫn nộ thêm, nói là mọi người phải hợp tác chống lại những kẻ khát máu đó, không thể làm ngơ cho chúng tự tung hoành.

Thường thường, cứ hoàng hôn xuống, mẹ không bao giờ quên đốt những nắm nhang, kéo hai đứa con xuống bờ kênh trước nhà cầu nguyện cho những linh hồn mồ côi vô tội vất vưởng ở khắp sông rạch sớm được siêu thoát và câu an cho những dân quân Hòa Hảo đang cầm võ khí chống lại bọn người man rợ đo. Xong xuôi mẹ giao bó nhang cho hai con cắm dọc bờ rạch suốt chiều dài khu nhà ngoại.

Trong những lúc rãnh rỗi mẹ hay mở những cuốn sấm giảng giáo lý của Đức Hùynh Phú Sổ ra đọc đi đọc lại nhiều lần cho các con nghe và lập lại thuộc lòng. Mẹ luôn căn dặn những lời răn dạy cùng những điều giáo huấn đó, sẽ là kim chỉ nam cho cuộc đời các con sau này.

Sang năm 1946, khi quân Pháp bắt đầu đổ bộ chiếm lại nhiều thành phố và các điểm trọng yếu trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cơ hội cho các lực lượng dân quân và tự vệ của lực lượng Hòa Hảo trong nhiều điạ phương được tái tổ chức và huấn luyện bổ xung.

Từng bước Việt Minh mất hậu thuẫn trong dân chúng, bị đuổi dần ra khỏi các thôn xóm có đông tín đồ đạo Hòa Hảo. An ninh tại điạ phương được tái lập dần dần. Ba trở về, cùng với những bà con thanh niên trong xóm còn sống sót lại sau cuộc tàn sát đẫm máu. Bà con hàng xóm bên nội bên ngoại kéo nhau đến thăm ba gần suốt cả tháng trời để hỏi thăm tin tức về những người thân mất tích của họ, kiểm lại xem ai còn ai mất. Ôi biết bao nhiêu chuyện thương tâm kể sao cho xiếc.

Có điều thuở đó, người ta kéo đến nhà mẹ lúc bà ngoại còn sống không lúc nào vắng người. Nhiều người khi biết chắc thân nhân của họ đã bị giết vào lúc nào, điạ điểm nọ, họ không dấu được xúc động, ngã lăn ra giữa nhà ngoại khóc lóc thảm thiết. Họ biến nơi đây thành điạ điểm thông tin, liên lạc để tìm bà con thân nhân. Nhà ngoại thuở đó đất rộng có cả nhà trên nhà dưới, và hầm lúa, sân phơi lúa vvv.. nên mẹ không ngần ngại xây lúa trong các bồ còn lại để đãi khách và mướn thêm một vài người giúp việc cùng mua thêm vài chục chiếc chiếu trải dưới nền gạch cho khách ngủ.

Sau ngày ba trở về đoàn tụ gia đình, ban chấp hành tỉnh đội Hòa Hảo còn thiết lập nơi huấn luyện dã chiến cho dân quân ở các xã ấp kế cận trong vùng vừa có an ninh. Điạ điểm tập huấn quân sự là một vùng bằng phẳng vây quanh bởi những vườn trồng xoài, chuối khoai mì vv… Cách xa tỉnh lộ không quá 3 cây số, nằm sâu trong ngọn một con mương nhỏ thông qua một con rạch lớn. Dạo ấy, cứ chiều xuống gần tắt nắng, sau giờ làm việc đồng áng hoặc cơm nước xong, thanh niên nam nữ từ các xã ấp kề cận kéo về khu vực này để tham gia học tập quân sự với y phục bà ba đen, nai nịt gọn gàng.

Còn dưới kênh, nhiều đàn bà luống tuổi chở chè xôi, cháo, bánh trái bằng xuồng nhỏ đến các nhà trong xóm gần bãi tập quân sự. Thường mỗi tuần trước khi huấn luyện đều có lễ chào cờ mầu nâu sậm biểu hiệu Phật giáo Hòa hảo đặt cạnh lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ. Tất cả đều biểu lộ lòng trung thành và quyết tâm bảo vệ an ninh cho xóm làng cùng tổ quốc, thề nguyền không để kẻ vô thần giết hại dân lành, tàn phá quê hương.

Cho tới bây giờ, lòng tôi không khỏi bồi hồi khi hồi tưởng lại những buổi hoàng hôn, ba mẹ chở chúng tôi đến bãi tập xem dân quân hòa hảo tập trận. Chính mẹ tôi đã hăng hái tham gia học quân sự. Còn ba tôi học võ nghệ qua các võ sư tại điạ phương, đáng kể là võ sư danh tiếng Võ thành Điệp mà sau này trở thành huấn luyện viên cho nhiều cận vệ cho các tư lệnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sau phần học tập quân sự là phần học tâp tổng quát giáo lý của đức Huỳnh Phú Sổ, cuối cùng là văn nghệ ca hát, ẩm thực do bà con mang đến lúc chập tối. Cuộc sinh hoạt của những dân quân trẻ trung đó kéo dài đến gần nửa đêm mới giải tán về nhà cùng với các thân nhân của họ. Cứ thế tiếp diễn một tuần 3 ngày, liên tiếp trong mấy tháng trời.

Nhờ dân chúng điạ phương hăng hái thúc đẩy con cái tham gia học tập quân sự đã tạo nên một phong trào vùng lên để chống lại đạo quân vô thần. Giáo lý Hòa Hảo kết hợp được lòng tin và sự gắn bó của người dân, đã giúp họ luôn giữ vững an ninh; và cuộc sống trù phú tại các xã ấp có đông đảo tín đồ Hòa Hảo trong suốt chiều dài cuộc chiến chống cộng của dân quân miền nam.

*

Về thăm quê nội, trở lại nhà cũ của ba mẹ để lại, tôi đã có dịp thăm hỏi sự tình của bà con hàng xóm xa gần, và thấy rõ là phong trào chống đối chính phủ cộng sản đang sôi sục, lan rộng ra khắp vùng. Tại quận chợ mới Angiang, dân chúng xem bọn công an, an ninh chìm của nhà nước là những kẻ ghê tởm, đáng nguyền rủa.

Trước khi rời quê cũ về lại Hoa Kỳ, tôi đã dự một bữa tiệc vui được mở ra với bia Hineken, gồm cả anh em, bạn bè, cùng con cháu từng là chiến sĩ VNCH cũ.

Tôi cũng đã có dịp gặp một viên Đại úy công an CSVN tỉnh An Giang đang cất nhà trên đất của ngoại tôi. Anh chàng này là một người kín đáo, thận trọng nhưng cũng không khỏi lo âu trước tình thế hiện nay. Có lúc rượu vào lời ra, anh ta không ngần ngại than vãn rằng thật là khó khăn, điên đầu khi phải phục vụ trong hàng ngũ theo dõi nhân dân.

Anh ta nói đại ý, ngày trước khép kín với thế giới bên ngoàcó thểthẳng tay dùng biện pháp mạnh để trấn áp dân chúng. Giờ đây vấn đề tự do tôn giáo tại VN đã ra trước diễn đàn quốc tế, hở một chút là cả thế giới đều biết, thật khó đối phó với những yêu sách của dân chúng.

Vậy là những kẻ trong guồng máy đàn áp của cộng sản đã bắt đầu phân vân, ngần ngại, trong khi bà con vẫn một lòng với đời, với đạo. Ngày được thấy lại lá cờ đạo Hòa Hảo màu nâu sậm tung bay ở quê nhà hẳn không còn xa nữa.

HƯƠNG QUÌ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,992,345
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.
Nhạc sĩ Cung Tiến