Hôm nay,  

Thư Từ Cà Mau

07/03/200600:00:00(Xem: 127808)
Người viết: VAN TO

Bài số 953-1553-277-vb7040306

*

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, cư trú tại Westminster, cựu sĩ quan VNCH. Tù CS 10 năm, đi diện HO1, hiện làm ở Ocean View School District. Từ năm đầu của giải thưởng, ông gửi hai bài viết về nước Mỹ đề cập tới nạn “coi cọp” báo, vốn rất phổ biến tại Quận Cam. Bài mới nhất của ông là chuyện đang được bàn thảo về “Ngày Cho Thương Phế Binh”.

*

Thấy chị Tư vừa múa gậy vườn hoang vừa hát nho nhỏ lời ca "Còn gì nữa đâu mà âu với sầu", Ba biệt động (BĐ) sợ làm phiền chị nên do dự chưa kịp chào thì chị đã mau mắn lên tiếng trước:

- Chú Ba hả, vào đi, ảnh đang lục đục rửa chai phía sau nhà".

Nói xong chị tiếp tục múa "tai-chi", tiếp tục hát "Còn gì nữa đâu mà buồn với nhơ". Chị Tư vốn là dân Trưng Vương, một liền-chị thứ thiệt, bao dung và vui tính, nói ít hiểu nhiều nên Ba BĐ đùa:

- Sao chị để anh ấy "lục đục" rửa chai một mình sớm thế, chị quên rằng anh ấy là dân ra-đa à" Tư ra-đa trên đỉnh Sơn Chà, sơn và chà chứ ít sao"

- Chú này .. phá chị hoài, còn gì nữa đâu mà Ra với Vào! Chỉ toàn những đau cùng là cao máu! Có cả chú Hai trâu Điên (TĐ) cũng vừa mới đến, đang ở ngoải.

Ba BĐ đi vòng ra phía sau nhà, thấy anh Tư và thằng Hai đang lựa những chai nhựa và lon nhôm riêng ra từng loại rồi cho vào những bao khác nhau. Thông thường thì mỗi sáng Chủ Nhật anh Tư làm công việc này một mình, đôi khi có sự tiếp tay của chị ấy, còn Ba-BĐ và Hai-TĐ chỉ thỉnh thoảng tạt qua, quăng cái bao nilon chứa những thứ lỉnh kỉnh vào phía sau nhà anh Tư rồi lỉnh ra café Factory, không hiểu sao hôm nay thằng Hai này lại chịu ngồi đây "heo" ảnh một tay"

- Hêlô anh Tư, anh và thằng Hai ngừng tay, đi uống café rồi tôi cho coi cái thư này hay lắm, vừa uống café đắng vừa nói chuyện đường dài mới thú vị.

- Hai chú mày cứ đi trước đi, anh còn phải lựa cho xong đề kịp mang đi cân, hôm nay họ ngưng thâu lúc 12 giờ trưa, nếu không đem đi hôm nay mà để tới tuần sau, chai lọ bốc mùi hôi, mấy đứa nhỏ nó cằn nhằn anh, thư gì thì để đó anh đọc sau.

- Thôi, để tụi em phụ anh, bữa nay không lựa nữa, tống hết vào bao rồi mang đi cân, chẳng đáng bao nhiêu mà lựa mất thì giờ, thư này phải cùng đọc mới thấm.

Nhóm này có 3 người làm chung ca hai trong hãng LA laundry trên El Monte, cùng là dân HO nên họ gọi nhau là thằng Hai, chú Ba, anh Tư , nghe có vẻ theo thứ tự trong gia đình người Nam, nhưng ở đây thì ngược lại, "hai-ba-tư" có hàm ý cấp bậc ngày xưa nhưng lại đầy tình nghĩa gia đình mà còn phảng phất "có trên có dưới" hơn là gọi nhau bằng tên. Có lần Hai thắc mắc nếu nó có thêm vài thằng em thiếu úy nữa tham gia thì gọi làm sao (HO thường là từ thiếu úy trở lên)" Anh Tư khôi hài trả lời:

- Thì gọi là Ut một, Ut hai, Ut ba v..v giống như ông già mày đặt tên con đấy.

Anh Tư tên cúng cơm là T. Cao, gốc không quân ra-đa trên đỉnh núi Sơn Chà, vì anh có vẻ già nên tên ma-na-dơ Alfredo thường giao cho anh công việc nhẹ nhàng "clean up". Thấy có nhiều lon nhôm và chai nhựa bỏ phí nên anh gom lại mang về! Hồi mới thấy vậy, vì là tình đồng hương nên Ba-BĐ và Hai-TĐ cảm thấy khó chịu, ngượng với sắc dân khác nên thường nói bóng nói gió, cố ý nhắc Tư-Rada rằng "giấy rách phải giữ lấy lề". Sau một thời gian, khi khám phá ra mục đích việc làm của Cao, họ cảm động và cùng anh hợp tác. Tình huynh đệ ngày càng trở nên thân thiết hơn ruột thịt, khi nào có được con số 50 là Cao ký một ngân phiếu gởi đến hội TPB và Quả phụ của chị H.N. hoặc gởi thẳng đến những TPB có thân hình "không giống ai" đăng trên các nhật báo NV, VB.

Hôm lễ Thankgiving, hãng cho ăn gà tây uống côca côla, Ba chọc quê anh Tư:

- Anh Tư! Phen này ắt hẳn kiếm ăn to" Hỏi thật anh nhá, ai bày cho anh cái trò này, và lúc đầu có thấy xấu hổ không""

- Xấu hổ quá đi chứ, ngay bây giờ tao vẫn thấy xấu hổ nếu tao làm cho chính tao, nhưng vì người khác nên cảm thấy rất thoải mái. Có lần 2 thăng Hồ-xê và Tony hỏi tao: "Pò-ke"" Tao trả lời " 4 hom-lét", thế là tụi nó gật gật đầu và từ đó mỗi khi uống xong nó mang lon "em-ti" trao tận tay anh chứ không quăng đi như mọi khi. Thực ra thì homless ở đây sướng hơn anh em TPB của mình nhiều, còn được người Mỹ gốc Việt thương! Người bày cho tao thì chú mày còn nhớ mẫu tin đăng trên VB đã lâu lắm rồi không" Một cụ bà đi nhặt lon côca, lon bia đem đi bán rồi đem tiền ủng hộ TPB được 100 đô. Đó là tấm gương sáng cho anh em mình soi.

Sau khi tống đại các thứ vào bao cho xong, ba anh em nhà "Pick UPS" đem đến Recycle-center, góc Westminster và Euclide, trước cửa chợ Người Việt giao hàng rồi thẳng đường hướng tới café Factory. Trên đường đi, Tư -Rađa càm-ràm:

- "Tại tụi bay nên hôm nay thiệt mất 5 đô vì không lựa nhôm riêng ra!"

Café Factory nằm ở góc đường Brookhurt và Mc Faden, là tụ điểm tâm tình của giới cựu binh, có chút không khí Saigon năm xưa ở Mai-Hương, Bô-đa, khách phương xa về Little Saigòn cứ tới đó ngồi nhâm nhi ly café, phì phà điếu thuốc là gặp đủ mặt bạn bè mọi quân binh chủng, huynh đệ chi binh, tứ hải giai huynh đệ.

Tóm lại nếu ngày xưa bạn mê: "Đêm nghe tiếng đại bác"

Thì nay thú vị: "Sáng Chủ nhật nghe cà-nông nổ"!

Ở đây có đủ mọi kích cỡ, lòng dài lòng ngắn, từ 105 tới 175 ly, có nhiều thẩm quyền nạp thuốc bồi 7, nhưng đừng sợ, nổ rất vui tai, vô hại, vì toàn là đầu đạn mã tử .

Băng café đã có mặt đầy đủ, họ quây quanh 2 bàn thành vòng tròn, khói hương nghi ngút, từ Hưng-Trọc đến Bình-Hói, Đuông-Còi, Lâm-Thợ, Đức-ông, Sang-Khều, Bảo-Điệu, Diệu-Đế, Hùng-bìu, Ngọc-Tây lai v.v.. Vì là chỗ quen thân và cùng có một ý hướng nên nhóm Tư-Rađa xà vào nhập bọn.

Sau một chầu "hắc-quẩy", hai chầu "nhậm-xà", dăm ba điếu số 555, pháo đội trưởng Hưng-Trọc cho lệnh ngưng tác xạ để Ba-BĐ báo cáo tóm tắt tình hình bạn qua lá thư từ Cà Mau, thư rằng:

- "Em là Nguyễn văn Ut, năm 1973 bị thương ở U Minh, 1974 ra hội đồng y khoa bệnh viện Nguyễn tri Phương Cần Thơ và giải ngũ, cấp độ tàn phế 100%, đúng hơn là cụt 2 chân trên đầu gối, vắn tắt thế là đủ rồi. Sáng qua thằng Tý, cũng tàn phế nhưng nó còn đi được, thường giúp đẩy xe đi bán vé số, vừa đẩy xe vừa rỉ tai em nói nhỏ:

- "Khoan di bán đã, em đẩy anh ra quan café chị Bẩy uống rồi cho coi cái này hay lắm, không biết có thật hay không, nhưng đã đăng trên computeur của chị Bẩy mấy ngày hôm nay rồi, anh em mình họ xì xào dữ lắm."

Quán chị Bầy có 3 cái computeur cho thuê, giá 5 ngàn 10 phút, Tý bỏ 5 ngàn vào máy bấm bấm gõ gõ, không biết nó học khi nào mà rành thế, một hồi sau nó dục em:

- "Anh coi đi, Tý ra ngoài canh chừng cho, lẹ lẹ lên, hổm rầy hình như tụi cộng an đánh hơi được nên nó hay lảng vảng quanh đây dữ lắm, lẹ lên nhe".

Em đọc được bài "Một ngày cho TPB" của anh trên máy mà cảm xúc dâng trào. Trời Đất! Đây là sự thật ư"Em không nghĩ điều mà tụi em hằng mong lại có người ở hải ngoại nghĩ đến.. ..

... ..Đã 31 năm rồi, vết tích chiến tranh không còn nơi mọi người, nhưng còn trên thân xác những TPB, mọi người đã và đang trở lại.. bình thường nhưng tệ nhất vẫn là TPB, dù tụi em cố vươn lên mà sống, vẫn sống nhăn răng đắp đỗi qua ngày nhưngcam thấy thiếu một cái gì đó. Sự giúp đỡ về vật chất của các anh là vô cùng quý giá đối với chúng em, nhưng làm sao cho ĐỒNG và ĐỦ được" Không thể được và cũng không thật cần thiết. Vì thế nếu các anh làm cho tụi một ngày kỷ niệm gọi là "Ngày TPB" thì thật là bạn ơn cho chúng em, một "Ngày Giỗ" cho những người đã chết nhưng còn THỞ.

.. .. .. .. Em không hề tiếc vì đã bỏ ra 25 ngàn đế nhờ thằng Tý nó gủi thư này cho các anh, nhưng xin đừng hồi âm cho em và bỏ những chi tiết về cá nhân em đi, chắc anh hiểu rõ vì lý do gì rồi.."

Ba-BĐ tóm tắt xong lá thư hồi lâu mà cả đám cái bang vẫn nín khe, hình như có cái gì chọc vào chỗ sâu kín nhất trong tim họ, cuối cùng Lâm-thợ lên tiếng:

- Vì đâu mà có lá thư này" Ai biết" Thực hay giả"

Tư-Rađa vẫn im lặng từ lúc vào ngồi, nay mới nhẹ nhàng lên tiếng:

- Thực hay giả thì nghe kỹ sẽ biết ngay, thăng em này đã nói rõ "quà" là vô cùng quý giá nhưng không thật cần thiết, mà đây cũng chỉ là một trong những lá thư tương tự mà Nguyễn khá Lạt từ Dallas chuyển cho tôi, đầu đuôi như thế này:

"Liên hội cựu chiến sĩ Dallas-FW đang chuẩn bị tổ chức đại nhạc hội gây quỹ TPB và nhân dịp đó gọi là "Ngày TPB" với mục đích để nhớ hằng năm lại tổ chức một lần như hội Bạn Người Cùi vẫn làm vào mỗi dịp cuối năm. Nhưng số phận TPB quả thật là hẩm hiu! Cơn giông tố Katrina ở New Orleans làm chương trình ca nhạc kiếm tiền bị hủy bỏ! Nhưng Nguyển khá Lạt, tuy là Khá Lạt nhưng có tấm lòng đậm đà, tiếp tục đưa ý định có "Ngày TPB" lên internet và báo chí để xin ý kiến các thầm quyền. Tôi đọc dược bài này đăng trên báo Con Ong Texas số 176, trang 79.

Lạt cho tôi biết có hằng ngàn lá thư của dân và quân gửi về đồng ý kiến với đề nghị nên có "Ngày TPB", nhiều lá thư từ trong nước gửi ra với nội dung tương tự như các bạn vừa nghe. Nhưng cũng có hằng chục lá thư gủi đến chửi bới với lời lẽ vô cùng tục tĩu, chẳng hạn như: "Đ.M tụi bay, thua bỏ chạy còn đòi ngày TPB cái gì" Hai chữ Đ.M họ viết nguyên chữ theo lối chửi phía Bắc vĩ tuyến 17! Máy của Lạt cũng bị virus VC phá hỏng 2 lần. Đó là lý do có thư này từ Cà Mau gửi qua."

Đuông-Còi, một lý thuyết gia của nhóm lên tiếng:

- Theo ý tôi thì Ngày TPB không thực tế, anh em người ta cần tiền hơn.

- Rất đúng, cũng có một số thơ nêu ý kiến giống như Đuông, nhưng lại không đưa ra một giải pháp nào cụ thể để có tiền và làm sao trải cho đều. Thực tế tiền là cần thiết nhưng chúng ta có nên cho rằng đối với TPB, đó là niềm an ủi duy nhất không" Lời thơ chân tình của Ut mà các bạn vừa nghe đủ cho chúng ta suy nghĩ. Nếu làm được cả hai điều là quá lý tưởng, bằng không thì "thua me gỡ bài cào", không có tiền thì cũng nên có tiếng nói cám ơn chứ. Ngày TPB chính là lời cám ơn của những ai cảm thấy còn mắc nợ TPB, còn thiếu sót bổn phận với đồng đội, với thuộc cấp TPB

Tại sao lại có ngày "va-lăng-thai" để cầm bó bông đứng chờ ai .. dài cả cổ" Tại sao lại có Ngày-Cha, Ngày-Mẹ để mỗi năm một lần lôi ông bà gìa từ nhà dưỡng lão đến đứng chực ngoài cửa restaurant hằng giờ, rồi ngồi ngắm đàn con cháu ăn uống chẩy nồi trôi dế trong khi các cụ chỉ chấm chấm, có ăn được gì đâu mà sao các cụ lại vui cười hạnh phúc" Trước 75, chúng ta đâu biết đến những lễ này, nhưng ngày nay ở hải ngoại, chúng ta thấy hay nên mọi người theo, đấy là tôi chưa nói đến người CS họ đặt ra cả trăm thứ ngày, tuy bánh vẽ nhiều đấy nhưng cũng có cái hay của nó.

Ngọc Tây lai ra điều hiểu chuyện tiếng Việt nên hất hàm hỏi Bình-hói:

- Vậy bây giờ ta phải làm sao" Tổ chức như thế nào"

- Chú mày hỏi tao hay hỏi Sao" Bình-hói hỏi vặn lại

- "Tú-lê-đơ". Ngọc chêm tí tiếng Pháp để các quan Ta ưa nói tiếng Tây hiểu.

Sợ để tên Tây lai thích nước mắm này phát ngôn thêm dễ gây hiểu lầm làm mích lòng các thượng cấp nên nhà tâm lý chiến Bảo-Điệu xen vào:

- Theo tôi thì không phải chỉ 2 mà là tất cả, "Sao lo sao thì để Sao lo", riêng nhóm chúng ta tôi xin đề nghị tất cả cùng tham gia, ai có khả năng nào lo việc nấy. Thí dụ như anh Hưng-trọc, là hội trưởng TQLC, giầu kinh nghiệm về sinh hoạt cộng đồng, anh có thể liên lạc với một vài hội đoàn quân đội, với hội HO cứu trợ TPB/QP của chị H.N để bàn thảo và đồng đứng ra tổ chức một đại nhạc hội. Còn anh Ba Biệt Động thì về vận động với hội trưởng Minh Chánh, nhờ Thiên Lôi vác loa đi Alô, Alô.

- Rất hợp lý, xin anh Hưng bớt tham gia vào chuyện bầu-bì cộng đồng, cúng Tổ tế Tiên, hãy để quý cụ cao niên, các nhân-sĩ họ nói chuyện với nhau, tại vì quý "liệt vị" ấy chỉ nói mà không chịu mang máy trợ thính nên mới ra cớ sự! Đề nghị anh Hưng đăt ưu tiên chuyện gây quỹ TPB.

Anh Bình-hói rành và quen biết nhiều về truyền thông, xin họ giúp cho tiếng nói, không có truyền thông tham gia thì èo-uột lắm. Anh lại còn là chỗ thân tình với hai anh Nam-Lộc và Việt-Dzũng thì không lo khâu vận động anh chị em văn nghệ sĩ. Ai cũng biết nếu có sự tham gia của 2 anh thì thành công, nhìn vào các hoạt động trong quá khứ tôi chắc chắn hai anh sẽ nhiệt tình nếu chúng ta ngỏ ý. Không riêng 2 anh, mà tôi tin chắc 100% các anh chị em ca sĩ sẽ rất vui và hạnh phúc được hát cho TPB nghe. Cứ xem buổi hát gây quỹ tượng đài thì rõ, nay hát cho TPB, những người "đã chết nhưng còn thở" còn biết thưởng thức được lời ca tiếng hát thì ai nỡ tư chối.

Đừng quên rằng chúng ta còn có trống sĩ Hùng-biu, báo sĩ Billy Hùng, người hùng tham gia công tác từ thiện thì ai nỡ từ chối lời cầu viện của anh.

Đức-ông, một chuyên viên tổ chức những buổi họp mặt tại gia lên tiếng:

- Địa điểm tổ chức thì nên chọn nhà ai" Nhà hàng nào"

- Không nhà ai mà cũng chẳng nhà hàng nào cả, tại sao không là một khoảng trống, một sân vận động" Phải giảm những khoản chi không cần thiết tới mức tối đa.

Sang-khều, chuyên viên luật pháp nên rất cẩn thận:

- Tiền thu được thì xử dụng ra sao" Ai quản lý" Có nên lập thêm một ban.. ..

- Theo tôi chắc không cần thiết, nhà binh thì phải nhanh, gọn, nhẹ, hiệu quả. Từ trước tới giờ ai lo chuyện giúp đỡ TPB" Nhất là những TPB không có gốc" Bước đầu thì BĐQ, ND, TQLC, BK, VB v.v.. vẫn tiếp tục lo chuyện "gia đình" của mình như một phần đóng góp cho NGÀY TPB, còn phần thu được ở đây nên trao tất cả cho hội TPB/QP của chị H.N để họ tiếp tục giải quyết những hồ sơ còn ứ đọng.

- Có gì trở ngại không" Tôi sợ rằng sẽ có nhiều tiếng xì-xào"

- Không sợ gì cả, ngày xưa chú mày xung phong vào trước họng súng địch còn không sợ, nghe đạn bay chéo-chéo nhe răng cười, bây giờ sợ mấy cái xì-xào à" Hãy tin tưởng vào người ta như tin vào chính lòng trong sạch của mình. Hội của chị H.N hoạt động hiệu quả mấy năm nay rồi mà có mấy người biết chị ấy là ai không" Có ai nghe chị ấy phát biểu, tuyên bố tuyên mẹ gì không" Hoàn toàn im lặng làm việc và làm việc. Đôi khi sự yên lặng và khiêm nhường quá khiến chị dự định tổ chức đại nhạc hội cả năm nay rồi mà chưa thực hiện được.

- Tôi ngại sau khi có thêm tiền rồi thì lại nẩy sinh nhiều vấn đề, nhất là từ phía anh em TPB tại quê nhà.

- Đừng lo bò trắng răng, đừng rao bán da gấu trươc khi vác súng đi săn, tất nhiên sẽ có những hồ sơ ma, sẽ có những phao tin đồn nhảm xuất phát từ những kẻ không thích TPB v..v. Cứu trợ được phần nào hay phần ấy, nắm vững quân số TPB của mình như BĐQ, ND, TQLC mà còn gặp nhiều thiếu sót, nhiều tiếng than huống chi là cả một tập thể các SĐBB và ĐPQ, NQ. Vật chất là hữu hạn, nhưng về tinh thần, tất cả mọi TPB của QLVNCH đều có một NGÀY TPB mà anh Ut ở Cà Mau gọi là ngày giỗ.

Thôi buổi thảo luận của anh em "Café đảng" đến đây tạm ngưng, tất cả những ý kiến anh em tôi vừa đóng góp coi như một sự gợi ý để các vị niên trưởng lưu tâm và giúp cho những sáng kiến và phương cách cụ thể hơn hầu trả bớt nợ cho anh em TPB càng sớm càng tốt.

Đã 31 năm rồi, nợ mẹ đẻ nợ con, không lẽ lại khai "băng-cướp-xi".

Riêng tôi sẽ mang cuốn băng thâu âm này về xin nhờ nhật báo Việt Báo lên tiếng dùm, may ra đồng bào ở các tiểu bang xa nghe được sẽ ủng hộ, hoặc chính họ sẽ đứng ra tồ chức một nhạc hội gây quỹ giúp TPB./.

Vanto


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,276,895
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến