Hôm nay,  

Nợ

01/03/200600:00:00(Xem: 157262)
Người viết: KHANH PHAN

Bài số 951-1551-275-vb5030206

*

Bà Khanh Phan, một kỹ sư và nhà giáo tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Một trong những bài viết của bà rất được bạn đọc hưởng ứng là “Chồng Tôi Bị Sạn Thận”. Sau đây là bài mới bà góp với viết về nước Mỹ.

*

Lúc tôi còn nhỏ, tôi thường nghe bà hàng xóm cứ chửi con là "rõ, con là nợ mà!" Tôi chẳng hiểu bà ấy nói gì, bèn nhờ ông anh họ giải thích. Lúc đó anh ấy đang đi tu nên anh đem thuyết đạo ra giải thích. Anh cho là kiếp trước cha mẹ mắc nợ người nào đó nên người đó sinh ra làm con để cha mẹ trả nợ.

Tôi thấy anh nói có lý ở chỗ là khi tôi mới sanh ra cha mẹ phải tập tôi ăn, nói, đi đứng v.v. Lớn lên một chút lại nuôi tôi đi học. Nhưng khi tôi có thể làm được việc nhà (có lẽ học giỏi quá!) thì tôi thấy tôi mắc nợ thì đúng hơn. Có lúc tôi so công với chị giúp việc ở nhà. Chị được cha mẹ tôi nuôi cho ăn, cho cả quần áo mặc mà còn được trả lương. Tôi thì không được tiền lương như chị. Ngoài giờ đi học tôi phải giúp cha mẹ trông cửa hàng rồi một đàn em cứ hết đứa này tới đưá kia lần lượt ra đời. Có những lúc tề gia nội trợ nữa chứa. Tôi nhớ tôi học nấu cơm từ lúc rất nhỏ, lúc học lớp ba thì phải. Lúc đó tôi còn nhỏ đến nổi chưa khiêng nổi nồi cơm. Nhưng rồi cũng học được mấy mánh khóe để nấu cho xong những bữa ăn.

Tôi nhớ lần đầu tiên tôi học làm cá, lại làm con cá trê. Vừa làm cá vừa đọc kinh cứu khổ để siêu thoát vong hồn con cá. Bây giờ tôi nghi tôi quá ác với con cá. Như một nhà sư vừa gõ mõ vừa tụng kinh. Còn tôi, tôi gõ đầu cá lại gõ nhẹ nên cá không chết liền mà cứ ngoe nguẩy bỏ đi như trốn khỏi bàn tay ác phụ của tôi.

Tôi không nhớ là bao lâu thì con cá thành những khúc nhỏ được ướp gia vị chờ kho. Nhưng tôi nhớ là tôi đọc đi đọc lại bài kinh cứu khổ nhiều lần. Có lẽ độ nữa giờ. Tôi làm nát bấy cái đầu cá nên gói kỹ vào thùng rác phi tang.

Khi kho cá tôi đứng nhìn nồi cá kho. Tôi nhìn cái khói bắt đầu lên và liên tưởng như linh hồn nó theo khói về thiên đàng. Nhưng tôi thấy những khứa cá bắt đầu phóng lên như ráng cựa quậy chờ đến hơi thở cuối cùng. Tôi sợ quá chừa luôn món cá từ đó. Nhà tôi có ba cô gái sinh gần nhau nên chúng tôi chia nhau công việc nhà. Ngày nào đến phiên tôi nấu cơm là tôi cho cả nhà ăn chay không cần biết ngày đó có ăn chay hay không. Thế mà thời gian cũng qua mau tôi cũng quen dần với lối trách móc những ngày tôi ép gia đình ăn chay vì tôi sợ phải làm cá.

Khi qua Mỹ tôi mừng lắm vì tôi biết nếu tôi có đi làm dâu như ở Việt Nam tôi cũng không phải làm cá. Ở tiệm Mỹ, người ta đã làm cá sạch sẽ bày bán. Nhưng tôi nhất quyết không bao giờ ăn cá. Thỉnh thoảng tôi có nấu món cá cho gia đình ăn. Lâu lâu tôi thấy buồn cười với cái câu "Thần nấu chay ai ăn thì ăn thần ăn mặn." Còn tôi thì ngược lại. Tôi nghĩ tôi hết nợ từ đó.

Nhưng không, tôi đi học tôi phải vay tiền học. Có người an ủi tôi cho là đầu tư học vấn mà lo gì. Học xong, ra trường có việc làm là bắt đầu trả nợ tiền học. Nợ trả chưa xong thì mấy hãng credit cards "dụ dỗ" vào "membership." Úi cha, kiếm tự điển coi nó là thẻ gì, tự điển dịch là "thẻ tín nhiệm." Đọc những lời "dụ dỗ" của mấy cái hãng credit cards thì thấy nó phồng cái mũi. Thế là vào vài cái. Và mang nợ "tín nhiệm" từ đó.

Rồi nợ tình, nợ duyên cũng lần lượt nối đuôi theo nhau những cái nợ tiền học và nợ "tín nhiệm." Có lúc phải ngồi hàng giờ lo trả mấy cái nợ mỗi tháng đến phát ngán. Lúc đó mới thấy là ở Mỹ còn mắc nợ nhiều hơn là ở Việt Nam. Tiền lương lãnh ra là lo trả nợ tiền nhà, tiền điện, tiền gas, tiền nước, tiền bảo hiểm v.v. Những cái nợ mà mình không thể tránh được. Có cái áo đẹp mình muốn mua nhưng có thể không mua. Còn những cái nợ đó là phải vướn gvào và phải trả.

Có lúc tôi thấy tôi còn có cái nợ đời nữa. Có những lúc mình không làm gì sai mà người ta cứ chửi mình. Đi ngoài đường có mấy đứa kỳ thị hay nghịch phá cứ ném đồ vào mình rồi bảo mình cút về nước. Có những người còn nợ nước như đi vào lính. Tôi nghĩ tôi cũng có cái nợ nước là tôi phải đóng thuế. Chánh phủ Mỹ đánh thuế để có tiền xây dựng đường xá, lo giáo dục cho trẻ em, ngay cả tiền già cho tôi sau nầy.

Nước Mỹ có những chu kỳ tình trạng kinh tế thay đổi. Như bây giờ, nước Mỹ có khuynh hướng đi về dịch vụ hơn sản xuất. Các hãng xưởng lần lượt ra nước ngoài. Đồ nhập từ nước ngoài vào rẻ hơn. Một cái trớ trêu là hàng hóa từ Việt Nam vào nhiều và người Việt Nam ở Mỹ cũng mất việc rất nhiều nhất là kỹ sư. Gia đình tôi trong vòng một tháng dâu rể con, bị mất việc một lúc ba đứa. Tôi định xin đi làm kỹ sư, thấy vậy cũng không dám chui vào hàng ngũ nầy. Bỏ dạy tôi xin làm việc khác thay vì làm kỹ sư.

Việc nầy lại kết hợp những cái năng khiếu công ăn việc làm của tôi ngày xưa. Nhưng tôi phải đi thực tập mất năm tuần lễ. Nhìn lại tôi thấy tôi có cái nợ đi học. Cứ mỗi lần tôi đổi việc là tôi phải đi tu nghiệp không vài năm cũng vài tuần. Từ qua Mỹ đến giờ tôi đã đi làm hơn 10 việc khách nhau. Từ luật pháp đến bệnh viện, từ xã hội tới giáo dục, từ sản xuất tới dịch vụ, chỗ nào cũng có mặt tôi vào. Tôi không biết tôi còn có cái nợ nào nữa không. Có lẽ đó là nợ tiền kiếp của tôi.

Nhìn ông xã của tôi, sao anh có cuộc đời trầm lặng qúa. Học xong ra trường làm cho một hãng tới bây giờ đã gần ba thập niên. Đúng là mỗi người có một duyên số.

Cách đây vài tháng, cậu em út của tôi mới ra trường và xin được việc làm lương cao. Còn độc thân nhưng cũng muốn mua cái nhà để ở cho thoải mái hay chuẩn bị cưới vợ thì tôi không có hỏi. Tôi nghe kể là cậu đi coi nhà, thấy cái nhà quá ưng ý nên chạy ra ngân hàng mươn tiền. Nhân viên ngân hàng bảo là cậu chưa đủ tiêu chuẩn để mượn một số tiền lớn như vậy. Nhưng thay vì cho cậu mượn một cái nợ kếch xù, họ cho mượn hai cái nợ nhỏ. Hai cái nầy kết lại cũng bằng cái một cái kếch xù kia. Nhưng ngân hàng họ làm như vậy để cậu em phải trả tiền lời cho ngân hàng nhiều hơn. Kể cũng lạ, biết người ta không đủ tiền để vay mượn mà lại cho người ta thiếu nợ nhiều hơn.

Chánh phủ Mỹ vừa ra một cái luật mới làm cho những người khai phá sản sẽ gặp khó khăn hơn. Trước cái luật nầy thì nếu ai thiếu nợ nhiều quá trả không nổi thì khai phá sản là hết nợ. Bây giờ khai phá sản không con dễ nữa. Những người mắc nợ nhiều khó mà khai phá sản lại gặp thêm một cái luật khác sẽ làm họ khổ hơn. Cái luật nầy cho phép mấy hãng credit cards tăng tiền tối thiểu trả hàng tháng lên gắp đôi. Thí dụ nếu bạn phải trả tối thiểu là 100 đô mỗi tháng cho một hãng credit card trước đây, bây giờ bạn phải trả 200 đô.

Ai còn giám bảo người có thẻ "tín nhiệm" là người oai vệ nữa không" Thẻ vàng thẻ bạc bây giờ cũng là thẻ nợ như nhau. Bây giờ có thẻ vàng thẻ bạc thì có thể gánh nợ nhiều hơn là những thẻ nhựa khác. Đi lên thì khó nhưng "cái gì đi lên rồi thì phải đi xuống." Còn sống ở nước Mỹ thì nợ còn chồng chất. Và theo thuyết đạo thì chưa chắc chết rồi là phải hết nợ!

Gần nhà tôi có một trường đạo Công Giáo dạy học trò tiểu học. Trường nầy có hai thành phần phụ huynh: loại có đạo và loại không đạo. Loại có đạo thì cho phép trường rút tiền học qua tiền lương họ lãnh được hoặc trả tiền học qua nhà thờ khi họ đi lễ. Còn những phụ huynh không đủ tiền để trả tiền học cho con. Họ vẫn "nợ con" nên không muốn gởi con vào trường công và cách trốn nợ tiền học. Trường thấy vậy mới bắt tất cả phụ huynh phải cho phép họ rút tiền học từ ngân hàng của họ. "Vỏ quít dầy thì móng tay nhọn" mà. Nhưng trường lại bị "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa." Những phụ huynh này không để tiền nhiều vào ngân hàng nên đâu có tiền cho trường rút. Bây giờ thì trường đành phải đuổi con em của họ. Đuổi thì đi, "no problem." Nhưng "it is a big deal" vì trường nầy bắt đầu bị lung lay vì không còn nhiều học trò đi học. Số trò đi vào trường công mỗi năm mỗi nhiều hơn. Thêm một vấn đề lớn cho trường công hay chánh phủ "nợ dân" mỗi ngày mỗi nhiều hơn.

Có nhiều người Mỹ đến tâm sự với tôi và họ đều than rằng chánh phủ (ông Bush con) không lo cho dân. Tôi nhờ họ giải thích thêm. Họ trả lời là dân thất nghiệp quá nhiều nên dân nghèo càng nhiều hơn mà cứ lấy tiền lo cho quốc tế như trận bão ở Indonesia và các nước lân cận 2004.

Bây giờ tới cúm gà, chánh phủ Mỹ phải giúp rất nhiều. Việt Nam là một trong những nước bị cúm gà nhiều nhất. Thử hỏi nếu chánh thủ Mỹ không giúp tiền để trị hay diệt cúm gà thì dân Mỹ có tránh khỏi bệnh cúm gà không" Kinh tế nước Mỹ tùy thuộc vào thế giới rất nhiều. Nước Mỹ cũng có rất nhiều người đi ra ngoài nước, không đi du lịch cũng đi làm việc. Bây giờ chưa có chuyện người bị cúm gà truyền bệnh cho người khác. Nhưng chúng ta có dám ngồi yên vì có chắc là sẽ không bao giờ có chuyện đó không" Thà mất tiền bây giờ mà có thể tránh diệt vong vì cúm gà cho dân Mỹ. Hơn nữa đó là tình hữu nghị quốc tế và vì sinh mạng sức khoẻ và nhân quyền của nhân loại. Tôi nghĩ đó là cái "nợ quốc tế" của tổng thống Bush để cho ông trả.

Có lúc tôi thấy cái oai quyền của tổng thống có thừa sao ông ấy không in tiền phát cho dân. Dân chúng có tiền thì tiêu thụ. Tiêu thụ nhiều thì phải sản xuất nhiều và kinh tế sẽ lên. Nhưng không, khi dân chúng tiêu thụ nhiều thì vật giá sẽ leo thang và đồng tiền sẽ mất giá. Một trong những cách làm cho đồng tiền có giá là in tiền mới đổi tiền cũ như cộng sản Việt Nam làm trước đây. Nhưng làm kiểu nầy thì rồi ai cũng nghèo như nhau.

Mỹ cũng có cái luật cấm lợi dụng thời cơ hua nhau lên giá. Như vụ lên giá xăng vưà rồi trong những cơn bão ở Mỹ. Toà án của Mỹ phải xét xử nhưng tôi thấy tiền nợ điện, gas của nhà tôi lên 40 phần trăm. Mùa lạnh ở vùng nầy ai cũng phải xài máy sưởi. Trong những tháng lạnh, tiền điện và gas (nguyên liệu từ xăng dầu) phải trả nhiều hơn. Mức độ tiêu xài của cùng một cái nhà và số người vẫn không đổi. Nhưng so với tiền phải trả năm trước thì năm nay nhà tôi phải trả quá nhiều. Thế là nhà tôi phải bớt tiêu thụ để trả cái nợ này. Mà tính như tôi thì ai cũng bị như nhau và không phải chỉ có Kentucky mới lạnh. Như vậy tự nhiên chúng tôi gánh thêm một cái nợ "vô duyên" và chúng tôi bớt tiêu xài thì cán cân tiêu thụ lại đi xuống. Có vô tình làm kinh tế xuống hay không" Ai sẽ cân bằng được cái cán cân cung cấp (supply) và tiêu thụ (demand) mới là tài.

Những cái nợ nầy phải trả. Trốn nợ cũng bị rắc rồi thì ai dám giựt nợ ở Mỹ nầy" Ở Mỹ nầy có nhiều đứa giết người còn trốn tội được nhưng trốn nợ thì đố mà chạy thoát.

Bây giờ tôi cho rằng cái thẻ số an ninh xã hội của tôi là cái thẻ "nợ nước". Nó chẳng có giúp tôi sống an ninh nếu tôi trốn nợ. Riêng tôi, tôi rất mừng là tôi không có nợ quốc tế và nợ dân như ông tổng thống Bush.

Khanh Phan

Ý kiến bạn đọc
10/04/201517:07:57
Khách
http://tieulun.hopto.org/index.php/truyen/truyenngan/100-200/101-110/105
Thư viện tiếu lùn cũng vi phạm bản quyền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến