Hôm nay,  

Người Và Chó

13/02/200600:00:00(Xem: 134272)
Người viết: KIM TRẦN

Bài số 938-1538-262-vb3021406

*

Kim Trần, sinh năm 1983, sinh viên năm cuối ngành sư phạm tại Cal State, là tác giả bài Viết về nước Mỹ 727 chữ, “Những bài học đầu tiên trên đất Mỹ”,

Đây là bài viết ngắn nhất trong năm, và Kim Trần trở thành nữ tác giả trẻ tuổi nhất trong năm được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005.

Sau đây là thêm một bài viết ngắn của Kim Trần trích từ báo xuân Việt Báo Tết Bính Tuất.

*

Một buổi sáng, tôi đến bưu điện trên đường Bolsa gửi thư cho chị tôi ở Việt Nam. Bước ra từ bưu điện, tôi thấy ông lão mang tấm bảng "homeless" trước ngực ngồi co ro ngoài hiên cửa, quần áo xơ xác, tay cầm chiếc nón đen cũ rích, trống rỗng. Tôi bỏ vào nón vài đồng, ông ta rối rít cảm ơn. Hình như ông ta là một người Mỹ trắng.

Tôi đang định đi bộ sang tiệm Lee Sandwich's mua ly cà phê thì chợt thấy một chú chó vàng cắn cái bịch nhựa của tiệm bánh mì Lee's chạy qua. Trong bịch hình như có vài ổ bánh mì. Một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, vẻ mặt tức giận, đang rượt theo chú chó, miệng không ngớt mắng chửi "Con chó khốn kiếp, đứng lại. Tao mà bắt được thì mày chết. Đồ chó hoang mất dạy..."

Con chó có vẻ già nua, đói khát. Vớ được túi bánh mì của ông khách, chắc nó đã cố chạy thật nhanh nhưng chẳng còn bao sức. Thấy người đàn ông đang đuổi chợt ngừng lại, con chó cũng ngừng theo. Từ phía người đàn ông, một chiếc giày bỗng bay tới đập trúng đầu chó. Kêu lên một tiếng đau điếng, con chó nhả cái bịch bánh mì, chạy tiếp. Người đàn ông tới lượm lại bịch bánh, mang lại giày, lầm bầm vài tiếng rồi bỏ đi.

Tôi đứng lại nhìn. Chú chó vàng lại hiện ra. Nó chậm chạp đi lại phía mái hiên cửa bựu điện, nơi có ông lão ăn mày đang ngồi, rồi dừng lại nhìn ông. Ông lão ăn mày cũng nhìn lại chú chó. Tôi thấy ông dơ tay khều chú chó vàng. Con chó ngoan ngoãn bước đến ngồi cạnh ông. Ông lão khẽ vuốt đầu chú chó rồi nói: "Tội nghiệp, mày chắc là đã đói lắm phải không" " Nói xong, ông quay sang mở chiếc ba lô bẩn, cũ rích và lôi ra một mẩu bánh mì nhỏ, nói với chú chó "Ăn đi mày, tao chỉ có vậy!" Con chó mừng rỡ, vừa vẫy đuôi vừa ăn miếng bánh ngon lành. Ông lão vuốt nhẹ lên lưng chú chó, và khẽ mỉm cười. Con chó ăn xong, vùi đầu vào ông như tỏ lòng biết ơn. Người và chó phút chốc thành đôi bạn thân thiết.

Lâu lâu, mỗi khi có dịp đi qua khu bưu điện Bolsa, tôi vẫn thầm chúc lành cho tình bạn của ông lão ăn mày và chó vàng không nhà.

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,014,850
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến