Hôm nay,  

Người Và Chó

13/02/200600:00:00(Xem: 134308)
Người viết: KIM TRẦN

Bài số 938-1538-262-vb3021406

*

Kim Trần, sinh năm 1983, sinh viên năm cuối ngành sư phạm tại Cal State, là tác giả bài Viết về nước Mỹ 727 chữ, “Những bài học đầu tiên trên đất Mỹ”,

Đây là bài viết ngắn nhất trong năm, và Kim Trần trở thành nữ tác giả trẻ tuổi nhất trong năm được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005.

Sau đây là thêm một bài viết ngắn của Kim Trần trích từ báo xuân Việt Báo Tết Bính Tuất.

*

Một buổi sáng, tôi đến bưu điện trên đường Bolsa gửi thư cho chị tôi ở Việt Nam. Bước ra từ bưu điện, tôi thấy ông lão mang tấm bảng "homeless" trước ngực ngồi co ro ngoài hiên cửa, quần áo xơ xác, tay cầm chiếc nón đen cũ rích, trống rỗng. Tôi bỏ vào nón vài đồng, ông ta rối rít cảm ơn. Hình như ông ta là một người Mỹ trắng.

Tôi đang định đi bộ sang tiệm Lee Sandwich's mua ly cà phê thì chợt thấy một chú chó vàng cắn cái bịch nhựa của tiệm bánh mì Lee's chạy qua. Trong bịch hình như có vài ổ bánh mì. Một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, vẻ mặt tức giận, đang rượt theo chú chó, miệng không ngớt mắng chửi "Con chó khốn kiếp, đứng lại. Tao mà bắt được thì mày chết. Đồ chó hoang mất dạy..."

Con chó có vẻ già nua, đói khát. Vớ được túi bánh mì của ông khách, chắc nó đã cố chạy thật nhanh nhưng chẳng còn bao sức. Thấy người đàn ông đang đuổi chợt ngừng lại, con chó cũng ngừng theo. Từ phía người đàn ông, một chiếc giày bỗng bay tới đập trúng đầu chó. Kêu lên một tiếng đau điếng, con chó nhả cái bịch bánh mì, chạy tiếp. Người đàn ông tới lượm lại bịch bánh, mang lại giày, lầm bầm vài tiếng rồi bỏ đi.

Tôi đứng lại nhìn. Chú chó vàng lại hiện ra. Nó chậm chạp đi lại phía mái hiên cửa bựu điện, nơi có ông lão ăn mày đang ngồi, rồi dừng lại nhìn ông. Ông lão ăn mày cũng nhìn lại chú chó. Tôi thấy ông dơ tay khều chú chó vàng. Con chó ngoan ngoãn bước đến ngồi cạnh ông. Ông lão khẽ vuốt đầu chú chó rồi nói: "Tội nghiệp, mày chắc là đã đói lắm phải không" " Nói xong, ông quay sang mở chiếc ba lô bẩn, cũ rích và lôi ra một mẩu bánh mì nhỏ, nói với chú chó "Ăn đi mày, tao chỉ có vậy!" Con chó mừng rỡ, vừa vẫy đuôi vừa ăn miếng bánh ngon lành. Ông lão vuốt nhẹ lên lưng chú chó, và khẽ mỉm cười. Con chó ăn xong, vùi đầu vào ông như tỏ lòng biết ơn. Người và chó phút chốc thành đôi bạn thân thiết.

Lâu lâu, mỗi khi có dịp đi qua khu bưu điện Bolsa, tôi vẫn thầm chúc lành cho tình bạn của ông lão ăn mày và chó vàng không nhà.

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến