Hôm nay,  

Bé Cedar

06/02/200600:00:00(Xem: 296843)
*

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH

Bài số 931-1531-255-vb2020606

*

Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài viết đầu năm của ông kể về một học trò da đỏ, 5 tuổi.

Foto: Be Cedar vu co truyen.jpg

Bé Cedar McCloud trong điệu vũ cổ truyền.

*

Cedar là tên một loài thông quý có xớ đỏ, cứng và có mùi thơm mọc nhiều ở vùng Tây Bắc, bé Cedar mang tên loài thông quí đó.

Đầu niên học năm nay tôi được chỉ định đứng phụ lớp 2 được hơn 2 tháng thì vì nhu cầu tôi được chuyển sang lớp mẫu giáo. Năm nay lớp mẫu giáo do cô O. đảm trách. Cô là một giáo viên người da đỏ lâu năm ở trường và có thành tích dạy rất xuất sắc, tận tâm với nghề nghiệp và hết lòng với việc duy trì văn hóa cổ truyền của người bản xứ. Bản thân cô là người da đỏ nên cô đã dành hết tâm huyết của mình cho tương lai của thế hệ da đỏ.

Lớp mẫu giáo năm nay có ba gái: hai chị em sinh đôi Valerie, Dawn và bé Cedar. Các bé trai thì có sáu đứa với biệt danh như sau: Tiểu yêu Thomas, Hột Mít Tyler, Mít Ướt Carl, Cụ Non Zack, Cu Tí Spapy và Công Tử Raine. Valerie mặt mày sáng sủa nhanh nhẹn so với đứa em chậm chạp nhưng có cái miệng cười mỉm thật có duyên là Dawn. Tiểu Yêu Thomas thì đúng là một thằng lỏi láu cá. Tyler thì lùn và chắt nịch, lúc nào cũng xông xáo. Carl là một đứa bé hiền lành, kỹ lưỡng nhưng ai đụng đến là nước mắt chảy đầm đìa. Zack thì nghiêm chỉnh như một cụ non nhưng thông minh có hạng. Cu Spapy nhà ta thì đúng là một …đứa con nít chỉ biết đòi ăn và nghịch ngợm. Sau cùng là "anh chàng" có vóc người ẻo lã và lười có hạng tên Raine. Riêng bé Cedar thì là sự kết tinh của những gì thật quí của một đứa trẻ ở lứa tuổi của mình. Tướng của bé nhỏ nhắn nhưng đầy lanh lợi. Khuôn mặt bầu bĩnh nhưng cằm nhọn với đôi mắt thật vui, thật sáng, ngời ánh thông minh và đầy sinh lực. Đặc biệt bé có cái miệng cười thật rộng và thật là tươi.

Không biết sao khuôn mặt của Cedar lại hao hao giống tôi cho nên mỗi sáng ở bàn ăn ông tài xế xe bus chở Cedar thường chỉ tôi rồi hỏi trêu bé:

- Cedar ai đây!"

Lần nào cũng vậy, Cedar mở miệng cười thật tươi trả lời:

- Bà con của cháu!

Thế là đủ cho ông khoái chí cười lên như nắc nẻ.

Chỉ nhìn cách ăn uống của Cedar đủ biết đây là một đứa trẻ chẳng những thông minh mà còn rất có ý tứ. Bé tự tay khui mở hộp sữa để uống, việc làm mà nhiều đứa trẻ cùng tuổi hay ngay cả những đứa lớn hơn Cedar không làm được. Cách ăn uống của bé cũng rất vén khéo. Nhìn miếng bánh mì được bé phết bơ đậu phộng lên không bê bết làm tôi thấy phục đứa bẻ chỉ hơn năm tuổi vài tháng này. Khi chuông vào học reo, sau khi trả khay đựng thức ăn cho nhà bếp, bé chạy ngay lại chỗ lớp của mình để đứng không cần ai hối thúc, nhắc nhở.

Thông lệ mỗi ngày trước khi vào lớp là cả trường tụ thành vòng tròn theo nghi thức của người da đỏ bản xứ để hát bài ca cảm ơn Đấng Tạo Hóa và đọc bài tuyên thệ có nội dung tự xác định vị trí và giá trị của bản thân mình. Lòng tôn kính Đấng Tạo Hóa, các bậc tiền bối và lòng tin vào sức mạnh của tín ngưỡng và lời cầu nguyện, vào văn hóa cổ truyền của mình và lời dạy của các bậc trưởng thượng. Đây là lúc thiêng liêng nhất bắt đầu cho một ngày học, tất cả học sinh lớn bé đều phải nghiêm trang để hết tâm trí vào lời tuyên thệ để tỏ lòng tôn kính cha ông và nguồn gốc của mình. Bé Cedar lúc nào cũng ở tư thế nghiêm trang đó và luôn được cô giáo khen thưởng khi vào lớp vì thái độ "người lớn" của mình.

Vào lớp xong, sau khi để cặp và áo lạnh vào ngăn kệ dành cho mình, bé Cedar chạy ngay lại vị trí dành cho mình trước bảng không hề la cà hay đùa giỡn với các bạn cùng lớp. Khi cô giáo ôn lại các chữ đã học, bé đều học được cả và lần nào cũng nhận được "tem" khen, một loại mẫu tem nhỏ có in hình và chữ để khen một học trò giỏi thường được dùng trong trường tiểu học Mỹ, để cuối tuần gom lại được lãnh thưởng. Bé tập viết rất đẹp và tô màu lúc nào cũng nằm gọn trong hình vẽ chứ không lem luốt như các bạn học của mình. Bé biết đánh vần tên của mình, viết ra được và học đâu nhớ đó.

Bé Cedar học đã giỏi mà tính tình lại rất vui vẻ và dễ thương. Sau giờ ra chơi buổi trưa, khi vào lớp các em được đọc sách và ngủ (napping time), bé luôn luôn yêu cầu được đọc sách cho mình nghe. Bé rất thông minh, đọc được nhiều chữ và cũng nhận ra được nhiều hình vuông tròn, chữ nhật…thật nhanh và thật chính xác. Các trò gái lớp lớn thường quây quần bên Cedar để vuốt ve, nựng nịu bé. Vậy mà bé cũng bị làm khổ bởi ngồi cạnh tiểu yêu Thomas.

Tiểu yêu Thomas thật đúng là …một tên tiểu yêu! Từ buổi sáng sớm lúc tập thể dục cho đến giờ tan học, tên tiểu yêu này quậy không ngừng. Nó hết chọc phá đứa này đến cãi lại lời cô giáo rồi nói bậy. So với mấy đứa trong lớp thì nó là thằng "lõi đời" nhất. Nó láu lỉnh và đôi khi "quỷ quyệt" nữa. Tài chối tội của nó thì không ai bằng. Nếu không "bắt được tận tay, day tận mặt" thì nó chối băng. Khi có đứa mét nó đã làm "chuyện phi pháp", quậy phá một đứa nào đó,thì nó đổ lỗi ngay cho đứa hiền nhất trong lớp. Có điều phảinói là nó rất thông minh nhưng chính cái thông minh đó đã làm cho mấy đứa khác trở thành nạn nhân trong số đó có Cedar. Nó ngồi cạnh Cedar lúc nào cũng vồ lấy viết của bé vẽ bậy vào giấy tập của Cedar. Nó làm bài cẩu thả và nhanh chóng để phá đứa này cú đầu đứa nọ. Ngày nào Cedar cũng bị nó quấy rầy.

Trường có một đội múa các điệu vũ của người bản xứ với các bài ca và y phục của bộ tộc từ lớp lớn xuống đến lớp mẫu giáo. Cedar là một vũ công nhỏ tuổi nhất trong đoàn. Mới rồi, khi đoàn vũ nhà trường đi trình diễn ở một công sở lớn thuộc Bộ Lao Động, bé được chụp hình khi đang trong tư thế biểu diển thật đẹp, thật dễ thương và được đăng lên các báo ở địa phương. Cô giáo và cả trường đều lấy làm hãnh diện về bé.

Cedar có lối nói chuyện rất dễ thương. Bé gọi cô giáo là "girl teacher" còn tôi là "boy teacher"! Khi vẽ thiệp để tặng hay để trang trí, Cedar đều vẽ ba mẹ và anh trai của bé trong khi mấy đứa khác vẽ thú vật hay đồ chơi. Cedar là một đứa bé rất tôn trọng kỷ luật và trật tự. Mỗi lần sắp hàng ra cửa bao giờ bé cũng đứng đúng vị trí của mình và phản đối ngay khi bị đứa khác chen vào. Chẳng những thế mà bé còn khóc nức nở để biểu lộ sự phẫn uất của mình. Hôm nào mà bé nghỉ học là tôi thấy thiếu vắng vô cùng. Chẳng những riêng tôi mà mấy đứa trò gái ở lớp trên hay chơi với bé đều hỏi tại sao không thấy bé đến trường. Tôi thấy thiếu ánh mắt và tiếng cười mang đầy âm thanh lạc quan như tiếng chuông của đám tuần lộc vang vang đêm Noel. Vì là một đứa bé nhanh nhẹn, linh hoạt và khỏe mạnh nên tôi thường hỏi đùa thằng Tyler Hột Mít là:

- Con là con của thầy phải không"

Nhưng tôi chưa lần nào hỏi đùa như thế với Cedar nên tôi lấy làm vui trong lòng mỗi khi ông tài xế hỏi đùa là bé có phải là bà con với tôi không và lần nào Cedar cũng vui vẻ nói "có". Bé vui vẻ đến mức có đứa ở lớp khác lại hỏi tôi là "có phải Cedar bà con với thầy thiệt không""

Mỗi buổi sáng lạnh phải đi làm sớm, nhất là những lúc trong người khó chịu hay đêm rồi có chuyện cãi nhau với bà xã, nhìn thấy khuôn mặt ngây thơ, sáng rở với cái cười thật dòn và tươi của Cedar là tôi thấy tiêu tan ngay hết mọi ưu phiền. Hai vợ chồng tôi mong có con và tôi lại thích con gái. Tôi nghĩ nếu mình có một đứa con gái ngoan và thông minh như Cedar thì thật là hạnh phúc vô cùng.

Thật đúng với cái tên của mình. Cedar là một học trò ngoan, giỏi và đem lại niềm vui cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Bé qúi và hiếm như cái tên của loài danh mộc mà mình mang vậy.

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,971,702
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”