Hôm nay,  

Giao Thừa Xa Xứ Nhớ Má

06/02/200600:00:00(Xem: 122880)
Người viết: XYZ

Bài số 930-1530-254-vb8020506

*

Tác giả tên thật là Phạm Đình Ninh, 60 tuổi, cư dân Los Angeles. Bài viết về nước Mỹthứ nhất của ông là “Anh đã mừng đưa em sang đây”. Bài viết thứ hai, như tựa đề, được viết vào đúng lúc giao thừa Tết Bính Tuất.

*

“Thưa Má ...!

Dù con có làm tới Ông Này Ông Nọ,

dù con có được sống tới răng long tóc bạc …,

con cũng vẫn chỉ là thằng Cu Cùi của má thôi,

Má ơi …!”.

XYZ

Giao thừa năm nay sao tui nhớ Má tui quá! Nhớ nhiều lắm ! Trời ơi ...!

Nhớ lại, trước bảy-lăm, gia đình tui cũng thuộc loại có máu mặt ở cái thành phố đó - nghĩa là cũng “ như ai" chớ bộ!

Biến cố bảy-lăm là "một-cuộc-đổi-đời-thô-bạo-quay-ngược-một-trăm-tám-mươi-độ", đã khiến bao gia đình trong đó có gia đình tui bị nhiều mất mát, rồi dần dần sa sút đến tận cùng, thiếu chút nữa là phải đi ăn mày cả nhà! Bấy giờ anh chị em tui mới thấy được cái sức chịu đựng bền bỉ với lại đức tính hy sinh vô bờ vô bến của Má mình. Từ cương vị là một Bà Chủ, Má tui đã "đổi đời"... rớt xuống một cái đụi thành cái bà bán củ mì nấu, thành cái bà bán bắp luộc, thành cái bà bán ve chai -- bao nhiêu chai lọ hũ hỏng, bao nhiêu bịch nylon nhôm nhựa, bao nhiêu giấy má sách báo cũ... Má đều gom lại thành từng nhúm, loại nào ra loại nấy, rồi chờ người đến mua với giá rẻ thua bèo -- vì đó chỉ là đồ phế thải thôi mà. Anh em tụi tui cứ ráng kèo nài: "Thim ít chục ...! Thim ít chục ...!”; mà Má thì hiền quá, lại nói: "Thây nó bay! Được đồng nào hay đồng nấy. Được nhiu hay nhiu. Của đổ đi hốt lại đâu đủ, bay...!".

Ngày Má qua đời, tui còn nhớ như in.

Buổi sáng hôm đó, như thường lệ, tui dẫn thằng con đi học. Vừa đến cổng trường thì nhỏ Út Ét -- em tui -- hớt ha hớt hải phóng xe đạp tới, nó vừa nhảy xuống vừa níu xe lại, giọng lắp bắp:

- Anh Ba ơi, zề … zề … gấp! Chân Má bắt … bắt … đầu lạnh, tái … tái … nhợt rồi …!

-Má!

Tui kêu lên một tiếng rồi cứ thế mà cắm đầu cắm cổ chạy về nhà như kẻ mất hồn. Em tui phóng xe theo, nói lớn:

- Anh lên xe em chở đi nhanh hơn chớ!

Sực nhớ ra, tui leo lên ngồi sau xe rồi hối nó: “Đạp nhanh lên ! Đạp nhanh lên …!”.

Tui nhảy xuống khi xe chưa dừng, rồi tất tả chạy đến cạnh giường Má. Luồn tay vào ngực Má, tui nghe da Má lạnh tanh (tui không còn nhớ là tim Má lúc đó có còn đập hay không). Ba tui ôm hai vai Má. Anh chị Hai và mấy em tui thì kẻ nắn tay người vuốt chân cho hình hài Má thẳng thuốm ra. Chợt nhìn thấy hàm răng giả của Má cạnh đó, tui nhanh tay gắn vào rồi khép miệng Má lại. Ba vuốt mắt Má lần cuối, như thể không muốn cho Má thấy cái gia cảnh túng bấn mà cha con tui phải tiếp tục gánh chịu, để Má yên lòng mà thanh thản ra đi. Ba lặng lẽ khóc, nước mắt Ba rơi lã chã xuống ngực Má. Anh chị Hai và mấy em cũng lặng lẽ khóc. Còn tui thì cố nén lòng, nuốt nước mắt vô bụng. Tui khóc trong lòng. Lòng tui quá xót xa như đang bị chà muối xát ớt vậy. Tui đau lòng nhìn chăm chăm vào mặt Má như muốn chụp giữ lại gương mặt Má lần cuối cùng. Sau bảy-lăm, nét mặt Má trở nên khắc khổ nhanh quá, những nếp nhăn và dấu chân chim đã rõ nét. Vợ tui thì chăm chút vuốt ve từng sợi tóc rối của Má. Con Út Ét thì rưng rức khóc, mếu máo gọi “Má ơi ...! Má ơi ...!”. Cả nhà lặng lẽ khóc là vì tất cả đã từng theo dõi sự thăng trầm bệnh tình của Má bấy lâu nay rồi. Nói phải tội, có lúc bấn quá lại cho là Má bệnh … “giả đò”.

Bác sĩ nói với tui là Má bị ung thư gan và dặn tui đừng cho ai trong nhà biết. Cứ lo thuốc thang cho Má, cứ “còn nước còn tát”. Má thích cái gì thì ráng mua cho Má cái nấy. Má thích ăn món gì thì cứ chìu ý Má. Mà Má có ăn được miếng nào đâu, cứ đút vô miếng nào là nó tự động ra lại miếng nấy. Thấy mà rơi nước mắt. Thiệt tội Má quá chừng! Thỉnh thoảng tui pha trò cho Má vui. Có lần tui cõng Má đi lên đi xuống thang lầu. Vui quá, Má cười ra tiếng. Tui diễu:

- Bi giờ con chưa mua được xe hơi thì con làm ngựa chở Má đi chơi nghen!

Má bật cười lớn tiếng rồi mắng yêu:

- Cha mày, Thằng Cùi…!

Cả nhà có phần hài lòng là, trước lúc mất chừng một năm Má còn đi đứng được, anh em tui lo đưa Má đi mổ mắt cườm. Và Má đã có thể thấy rõ mọi người mọi vật trong nhà …

Mà thôi, tui hổng dám ca cẩm nữa đâu vì tui cảm thấy mắt tui cay cay rồi.

"Thưa Má…! Cũng như mười hai cái Tết trước đây, Tết năm nay tụi con và các cháu các chít đâu còn dịp khoanh tay mừng tuổi Má để được Má lì xì nữa đâu, vì Má đã bỏ Ba con, bỏ tụi con, bỏ cháu chit mà về với Ông Bà Tổ Tiên rồi, Má ơi...!. Chúng con cầu xin Hương Hồn Má luôn được siêu thoát, luôn được thanh thản. Xin Má phù hộ cho Ba con với các con các cháu các chít của Má, Má nghen!”.

Nhân đây, con xin gởi đến Má bài viết về Mẹ của thằng cháu Nội của Má -- mà hồi đó Má vẫn thường hay kêu nựng là "thằng chó con của Bà". "Thằng chó con" đó đã viết bài này hồi nó học lớp Bốn Việt ngữ bên này, mà khi rời quê nhà nó chưa học hết lớp Hai ở bển. Bài này được dán trên bảng sinh hoạt của Gia đình Phật Tử tại Chùa gần nhà con:

Mẹ

“Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Tại sao người đời lại nói rằng tình thương của Mẹ như nước trong nguồn chảy ra" Em không có chắc chắn là em biết câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng mà em biết là dù một người con có làm gì có lỗi hay sai trái, lòng thương của người Mẹ ấy cho người con không bao giờ thay đổi hay là hết. Sau đây em sẽ lấy Mẹ của em để giải thích câu “Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Mẹ của em rất là bận rộn. Buổi sáng thì Mẹ đi làm, buổi tối thì Mẹ phải lo nấu ăn dọn dẹp. Dù Mẹ em có mệt mỏi cách mấy, Mẹ em cũng vẫn ráng mà làm tại vì Mẹ em biết em học hành rất là khổ cho nên Mẹ em lo làm hết. Đã bận như vậy mà Mẹ em vẫn còn có thể giành thời gian để dạy dỗ em. Dù Mẹ em không rành tiếng Anh nhưng Mẹ em vẫn ráng giúp em làm bài. Vì Mẹ thương em và muốn em nên người cho nên Mẹ mới khổ như vậy. Dù em có làm gì sai và chọc tức Mẹ, Mẹ em vẫn chịu khổ như vậy để nuôi lớn em.

Những câu ở trên chỉ là diễn tả Mẹ của em thôi. Còn nhiều người Mẹ khác sẽ còn hơn thế nữa. Tất cả người Mẹ đều chứng minh rằng “Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Con kính tặng Má,

Hiếu

(Mùa Vu Lan 2000)

Dì Nhung của cháu đọc được bài này trong cuốn Đặc San Liên Trường Qui Nhơn. Trong một lá thư Dì ấy gởi cho vợ chồng con, có khúc như zầy:

"Em nhận được cuốn Đặc San Liên Trường anh chị gởi cho em vào một ngày thật đặc biệt anh chị ạ! Đó là Ngày Của Mẹ -- Mother's Day. Và sung sướng hơn nữa là được đọc bài của cháu viết về Mẹ của mình. Cháu thật giỏi, mới học lớp Bốn mà đã có ý niệm về Mẹ rồi.

...

Riêng cháu, Dì cũng cám ơn cháu đã nghĩ đến Mẹ mình mà viết lên bài "Mẹ". Cháu đã viết từ tấm lòng bé thơ chân thật, từ suy nghĩ đơn sơ mộc mạc mà thật chí tình đó cháu ạ!".

Ngày Lễ Vu Lan năm đó, vợ chồng con đi lễ Chùa. “Hai chó con của Bà” được gắn Bông Hồng Đỏ; còn vợ chồng con thì bị gắn Bông Hồng Trắng. Tụi con đã bật khóc, khóc không ra tiếng mà nước mắt vẫn ràn rụa, Má ơi...! “Hai chó con của Bà” ôm chặt cứng vợ chồng con, mà năn nỉ ỉ ôi với giọt ngắn giọt dài:

- Ba Má đừng khóc nữa...! Tụi con sợ lắm...!

*

Tui lại bùi ngùi nhớ tới mấy câu hát ru con của Má hồi bả ru thằng Cu Út, rồi thằng Út Thêm, lại con Út Nữa, cuối cùng là con Út Ét. Ngoài mấy câu mà ai cũng biết là:

Công Cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ Mẹ kính Cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Má còn ru mấy câu này:

Ru con, con hỡi, con hời ...

Công Cha như núi ngất trời,

Nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng, nghe con!

Má còn nhiều câu hát ru con nữa -- nghe hay hay, nghe ngồ ngộ lắm -- mà nay tui hổng thể nhớ hết được. Tiếc quá hà!

Còn Cô tui thì … “quậy” lắm, ai đời cổ ru zầy:

Dzân Tiên cõng Mẹ đi ra,

Đụng phải cái cột nhà, cõng Mẹ trở zô.

Dzân Tiên cõng Mẹ trở zô,

Tông phải cái bồ, cõng Mẹ đi ra.

Cứ thế, cổ ru đi ru lại nhiều lần khiến mấy nhóc tì kia mê mùi mê mẫn, rồi ngủ ngon lành hồi nào hổng hay, lại còn khoe cái tật ... “đấm dài” nữa chớ! -- Thiệt tình!

À, một trong những cái thích dễ thương nhất và chân chất nhất của Má là --từ khi tui học tiểu học cho đến khi tui đi lính rồi đi tù về-- lúc nào thấy tui quanh quẩn bên mình là Má biểu tui đờn bài Khúc Hát Ân Tình cho Má nghe, dù Má chẳng biết một lời nào hay một câu nào của bài ca ấy cả. Má nói:

- Sao tao thích cái điệu nhạc tằng … tắng … tăng … đó quá! -- Đơn giản vậy thôi!

Còn nhiều, còn rất nhiều mẫu chuyện lớn nhỏ về Má tui -- vui cũng có, buồn cũng có -- để rồi tui sẽ kể sau, nhe!

XYZ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,955,303
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.