Hôm nay,  

Đêm Xuân Một Giọng Hò

30/01/200600:00:00(Xem: 210472)
viết: NGUYỄN THỊ HUẾ XƯA

Bài số 923-1523-247-vb7012806

*

Tác giả là cư dân Austin, Texas, làm việc trong bệnh viện thành phố, nơi từng đón nhận cả ngàn bệnh nhân bất thường. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, được dành cho số đặc biệt đêm giao thừa, kể về một trong những bệnh nhân đặc biệt: bà mẹ gốc Việt ra đi vào đúng lúc giao thừa, còn để lại âm vang vọng một giọng hò thương quê, nhớ nước.

*

Sáng chủ nhật những hành lang dài hun hút trong bệnh viện nằm im vắng như giấc ngủ muộn của những người bệnh nhân sau đêm dài trằn trọc. Tiếng nói của những người y tá làm ban đêm vội vã trao đổi tin tức về tình trạng bệnh nhân với những người làm ca ngày.

Thường thì tôi không đi làm vào cuối tuần, nhất là ngày hôm nay lại là hăm ba tháng chạp cúng ông táo. Tôi còn biết bao nhiêu chuyện phải lo như mua bánh mứt, nấu chè, nấu xôi đưa ông táo về trời, cái tục lệ mà mẹ tôi dù ở xứ ngoài bao năm vẫn giữ và dạy tôi từ khi tôi lập gia đình. Vì đã lỡ hẹn gặp ông y tá làm ca đêm vào để ôn lại và phê phán công việc làm hằng năm của ông (annual evaluation) nên tôi mới phải vào sớm.

Khi đi ngang qua hành lang vắng, có một tiếng khóc nghẹn tiếp theo với một lời dường như muốn cãi vả làm cho tôi chú ý. Tôi bước vội về phía căn phòng nằm khuất trong góc. Giọng nói tiếng Việt tức tưởi của một người đàn bà xuyên qua cánh cửa phòng chỉ khép hờ một nữa:

"Cậu không thấu hiểu tình hình nên cậu mới trách tôi"

Tôi với tay lấy hồ sơ của người bệnh nhân treo một bên cánh cửa phòng. Bệnh nhân là một cụ bà tám mươi hai tuổi. Cụ bà Trần thị Miên được chuẩn bệnh thứ nhất (primary diagnosis) sưng phổi và chảy máu nội thương ( Pneumonia and Internal Bleeding), bệnh thứ hai ( secondary diagnosis) là chán đời không muốn sống ( Failure to Thrive). Cụ bà nằm trong nhà thương đã mấy ngày nay. Bác sĩ nghi nguyên do sự chảy máu qúa nhiều có thể liên quan tới ung thư gan vì hôm qua sau khi rọi quang tuyến (CAT scan) thì thấy một cái bướu rất nhỏ gần kề trên bộ phận của gan. Nếu muốn biết chắc chắn có phải là ung thư hay không thì bác sĩ đề nghị làm liver biopsy.

Vì làm trong bệnh viện khá lâu và tôi cũng làm việc chặt chẽ với ban hộ niệm của ngôi chùa trong thành phố, nên thường ngày mỗi lần đi kiểm soát mỗi từng lầu thì tôi hay để ý xem có bệnh nhân người Việt Nam thì vào thăm viếng và giúp đỡ nếu họ cần. Tôi đang ngần ngại thì tiếng khóc đã ngưng bặt nên tôi gõ cửa phòng bước vào.

Người đàn bà trạc chừng ngoài năm mươi khuôn mặt còn đẫm những giọt nước mắt, thấy tôi cố nhoẻn nụ cười và mừng rỡ:

"Em người Việt Nam hả…,"

Sau những câu chào hỏi thông thường được biết người đàn bà tên là Lệ con của bà cụ Miên. Tôi bước đến bên giường nơi bà cụ Miên đang nằm yên lặng. Dáng cụ nhỏ nhoi, gầy guộc, trên mũi còn mang sợi giây chuyền oxygen. Tôi cầm tay bà cụ:

"Chào bác"

Bà cụ mở mắt nhìn tôi và thì thào hỏi tên. Sau khi tôi nói tên xong thì đôi mắt của cụ bất chợt long lanh:

"Để bà hò cho con nghe"

Thế rồi bà cụ cất giọng hò:

"Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc, gió nào độc bằng gió Gò Công..."

Tiếng của bà cụ rõ mồn một, hò một câu không đứt đoạn. Cô Lệ ứa nước mắt nói với tôi:

"Ba ngày nay má cô nằm không nhúc nhích, vậy mà hôm nay gặp em lại hò hát"

Tôi thì vừa cảm động vừa ngạc nhiên vì bà cụ đang đeo ống dẫn oxygen thì làm sao có thể hò một cách minh bạch như vậy được. Bà cụ hò xong câu thì có vẻ mệt nên ho sặc sụa và sau đó nằm nhắm mắt lại. Cô Lệ kéo tôi qua một bên và hỏi nhỏ về vụ có nên làm liver biopsy không. Đối với bệnh nhân tôi chỉ giải thích về bệnh tình hoặc những phương pháp chữa bệnh chứ không bao giờ cho ai ý kiến về một quyết định có thể ảnh hưởng đến cuộc đời của họ. Tôi giải thích cho cô Lệ rõ thêm về phương cách làm biopsy, nhưng đồng thời cũng khuyên cô nên suy nghĩ kỹ mục đích của việc làm biopsy. Nếu qủa thật bà cụ bị ung thư gan thì liệu bà cụ có chịu nổi những đau đớn của một cuộc giải phẩu, những dày vò của chemo therapy hoặc những luồn điện quang tuyến mãnh liệt của radiation hay không" Một trong những chuẩn bệnh như đã nói là bà cụ Miên có những triệu chứng chán đời không muốn sống thì nếu tâm của cụ đã muốn yên thì những ràng buộc khác có làm cuộc đời của cụ được ổn hay không"

Cô Lệ buồn bã nói:

" Cô hiểu chuyện đó mà em, má cô đã già rồi nên cô không muốn bà cụ đau đớn thêm nhưng mấy thằng em của cô nó cứ trách móc là cô bất hiếu."

Được biết cô Lệ là con gái đầu và cô có năm người anh em trai. Cô Lệ bảo lãnh bà cụ Miên và đứa em trai út qua Hoa Kỳ được mười năm và trong suốt thời gian đó ở với gia đình cô. Bà cụ qua xứ lạ khi đã ngoài bảy mươi nên rất buồn rầu và lúc nào cũng nhớ đên quê hương, nhưng tất cả con cái của cụ không còn ai ở Việt Nam nên cụ đành đi theo. Mấy năm đầu bà cụ dù buồn bã nhưng vẫn còn chững chạc tự lo lắng cho đời sống hằng ngày của mình đuợc. Hơn nữa cụ nguôi ngoai niềm vui bằng sự quấn quít của mấy đứa cháu ngoại, cháu nội. Càng ngày mấy đứa cháu càng lớn, mỗi đứa có một đời sống riêng của nó nên bà cụ cảm thấy rất lạc lõng, bơ vơ. Trong một năm qua cụ gần như buông xuôi, không còn thiết tha gì đến cuộc đời. Mỗi ngày cụ ngồi bên song cửa nhìn giàn bầu, giàn bí mà chính tay cụ trồng trong căn vườn nhỏ nhà cô Lệ rồi chỉ thở dài, cụ lười ăn, biếng nói. Năm ngoái khi đứa con út của cô học xong đại học cô Lệ về hưu sớm để săn sóc cho bà cụ vì sức khoẻ của bà bắt đầu sa sút nhiều. Trong thời gian ở nhà với bà cụ đã nhiều lần bà cụ Miên tâm sự với cô Lệ là nếu bà bệnh nặng bà chỉ muốn nhắm mắt đi một cách êm xuôi, bà không muốn phải trãi qua những đau đớn không can thiết.

Tôi nhìn khuôn mặt hiền từ của bà cụ bèn hỏi cô Lệ:

"Chắc lúc còn trẻ bác đẹp lắm phải không cô""

Cô Lệ cười:

" Mẹ cô thưở nhỏ là hoa khôi trong làng đó em"

Rồi với giọng nói đượm chút luyến lưu cô Lệ bắt đầu kể cho tôi nghe về một kỷ niệm.

*

Năm mười tám tuổi bà cụ Miên nổi tiếng đẹp nhất làng Rạch Giá. Biết bao nhiêu đám ngắm nghé muốn cưới nhưng cụ bà không chịu vì cụ lỡ thương thầm hẹn ước với một chàng trai đang học ở đại học Mỹ Tho. Sau đó gia đình cụ ép buộc gả cho một điền chủ góa vợ. Ngày cụ khoác áo hoa sang sông thì sau khi nghe tin chàng trai thất tình, chỉ biết lao đầu vào chuyện học và vì uống thuốc Maxiton qúa nhiều nên sau đó bị quẩn trí. Mặc dù là ép gả nhưng bà cụ rất may mắn vì ông điền chủ với ruộng đất cò bay thẳng cánh rất thương yêu bà nên cụ đành ôm mãi mối tình đầu chôn chặt trong lòng và yên phận sống cuộc đời an lành của một bà điền chủ. Những năm sau đó thì đời sống là đàn con sáu đứa ra đời mỗi năm một. Cô Lệ nhớ cuộc sống êm đềm của những năm sống dưới tỉnh lị. Cô nhớ nhất là những ngày gần tết cả gia đình nao nức đón chờ bà con về thăm. Ba của cô là con cả, quyền huynh thế phụ nên ông lo cho tất cả những đứa em đi học trên Sài Gòn, vì vậy mỗi năm mọi người đều trở về nhà ăn tết.

Trước tết hai tuần cả nhà nhộn nhịp sửa soạn đón năm mới khởi đầu bằng những lư đồng được đem ra lau chùi bóng loáng. Bàn thờ được trải khăn đỏ, những chậu hoa mai nở rộ trong chậu được tỉa xén kỹ càng. Ba cô là một điền chủ rộng lượng nên mỗi năm ông cho những người tá điền ra ngoài những ao sâu sau nhà tát nước đề bắt cá lên kho nấu cho nguời nhà và chia đều cho những người làm. Đêm xuân trời trong trong vắt, không khí yên lành, có những tiếng hò lanh lảnh, ngọt ngào của những người tá điền đang tát ao. Bà cụ Miên thường nằm trên chiếc võng đu đưa ngoài hàng ba vừa điều khiển người làm nấu những nồi bánh chưng,bánh tét to lớn vừa hò theo vần điệu của những câu hò đượm tình hương quê. Cô Lệ nhớ tới bàn tay mềm mại của mẹ cô dịu dàng xoa trên lưng cô và giọng hò êm ái chứa chất một nuối tiếc của bà cụ đã ru cô vào giấc ngủ hồn nhiên của tuổi thơ.

Ngày ba mươi tết mọi người trong gia đình về đông đủ. Tối giao thừa trời đen như mực nhưng nguyên khu sân trước sáng rực bởi những ánh lửa hồng từ những lò lửa nấu bánh và những chảo khìa với tai heo, lưỡi bò và lòng.

Những ông chú của cô đi học xa về thường họp lại ăn uống linh đình và bày ra đánh bầu cua, cá cọp đồng thời kể chuyện ma cho nhau nghe. Cô nhớ lúc đó sau khi nghe xong chuyện ma cô không dám đi ngủ nên cứ nấn ná bên ngoài và ngủ gục trên sân cỏ trong tiếng cười nói ồn ào,vui nhộn. Mặc dầu thức khuya đêm hôm trước nhưng sáng mồng một tết mọi người đều giậy sớm mặc xùng xình những chiếc áo mới, điểm tâm bằng cháo trắng và cá lòng tong kho hoặc những con tôm kho mặn chát còn dính đầy muối. Những ngày tết sau đó là những nhộp nhịp tiếp tục của một hạnh phúc mộc mạc còn trong trí nhớ của cô.

Tiếng của người y tá đưa cả tôi lẫn cô Lệ về hiện tại:

" Bà đã quyết định cho bà cụ làm biopsy chưa vì bác sĩ cần biết để sắp đặt thời giờ".

Cô Lệ nhìn tôi bối rối. Tôi bảo với người y tá là cô Lệ cần hỏi ý kiến của mọi người trong gia đình nên ngày mai sẽ trả lời. Tôi khuyên cô Lệ hãy suy nghĩ kỹ về ý muốn của bà cụ Miên. Lúc bà còn minh mẫn, bà đã không tha thiết gì về cuộc đời nữa, thêm vào đó với số tuổi và căn bệnh hiểm nghèo của bà thì cô có nên thuyết phục những người em hãy tôn trọng ý muốn của bà cụ hay không " Tôi đã từng trãi qua những sự khó khăn tương tự với những người bệnh nhân ngoại quốc khác nhưng đây là lần đầu tiên tôi va chạm thực tế với một gia đình người Việt về một quyết định liên quan đến sự tín ngưỡng về một quan niệm sống. Nguyện vọng của bà cụ Miên là được chết một cách êm ả vì có lẽ cụ bà biết sức của mình đã cạn, hơi của mình không còn tồn. Nếu những người con đi ngược lại ý muốn của cụ bà, làm đủ mọi cách để cụ bà sống một đời sống không có phẩm chất thì có lẽ đó còn là điều bất hiếu hơn. Tuy nghĩ như vậy nhưng tôi không cho ý kiến, tôi chào cô Lệ đi về và hẹn hôm sau vào gặp lại. Buổi tối khi đốt nhang trên bếp đưa ông Táo về trời,tôi bước đến bàn thờ Phật thắp thêm một cây nhang khấn nguyện cho cụ Miên được toại ý muốn.

Sáng hôm sau tôi đem một chậu cúc đại đóa vào thăm bà cụ Miên và một hộp mứt hạt sen vào biếu cô Lệ. Hằng năm khi gần đến tết, chợ Việt Nam ở đây chưng bày khá nhiều hoa cúc vàng, những cây quất đầy trái đỏ au và bánh mứt thì cũng không thiếu gì. Khi tôi đến bà cụ Miên hơì tỉnh táo hơn hôm qua dù vẫn còn phải đeo oxygen. Bà cụ nhận ra tôi và có vẻ mừng rỡ nhất là khi nhìn tới chậu hoa cúc thì bà cụ bắt đầu giọng hò yếu ớt:

" Nhìn em mặc áo bông vàng, cho anh về nhớ bóng nàng anh thương"

Tôi ngồi lặng người, có một cái gì rất đặc biệt, một chút ân tình uẩn ức nào đó chất chứa trong tâm hồn người thôn nữ của một thời xa xưa. Cô Lệ lại khóc, cô cho biết là mặc dù cụ bà nửa tỉnh nửa mê nhưng từ hôm qua đến giờ cô đã nói chuyện với bà cụ về căn bệnh và theo như cô nghĩ thì bà cụ vẫn một lòng muốn buông xuôi một cách nhẹ nhàng không đau đớn. Cô Lệ đã bàn chuyện với tất cả những anh em và mọi người đều đồng ý tôn trọng nguyện vọng của bà cụ ngoài trừ một người em trai đang ở Chicago, anh ta mạnh bạo chống lại với cái quyết định đó, anh ta vẫn cho rằng để cho bà cụ chết đi một các êm thắm không chữa trị là điều trái với lương tâm. Tuy nhiên cô Lệ đã nhất quyết làm theo ý kiến của số đông trong gia đình.

Tôi đọc lại hồ sơ của bà cụ ngày hôm nay,theo như những ghi chú của bác sĩ thì tình trạng của bà cụ rất mong manh. Tôi cũng vừa biết là cô Lệ mặc dù sẽ quyết định làm theo ý muốn của bà cụ nhưng cô không có giấy uỷ quyền về y tế của bà cụ Miên cho cô toàn quyền quyết định về vấn đề sức khỏe của bà cụ ( Power of Attorney for Health Care). Bây giờ bà cụ Miên không được tỉnh táo cho lắm nên những uỷ nhiệm bằng lời của cụ lúc trước sẽ không có hiệu nghiệm. Tình trạng này thật là oái ăm, bà cụ chỉ muốn yên thân thôi nhưng muốn chết cũng không phải là chuyện dễ dàng. Tôi hỏi kỹ cô Lệ thêm một lần nữa để khẳng định chắc chắn về quyết định của cả gia đình trước khi nhờ cô Sue lo về xã hội xúc tiến việc làm một cái giấy uỷ quyền cho cô Lệ.

Hai ngày kế tiếp cô Sue phải đem hồ sơ ra trình toà sau khi bác sĩ chứng nhận là bà cụ Miên không còn đủ sáng suốt (incompetent) để làm một quyết định cho chính sức khỏe của mình.

Tôi tiếp tục đến thăm bà cụ mỗi ngày và bà cụ tiếp tục câu hò cho tôi nghe mặc dù càng ngày giọng hò của cụ càng yếu đuối. Tình trạng của bà càng lúc càng suy nhược. Cô Lệ đã gọi cho những người anh em để tất cả thu xếp trở về thăm bà cụ lần cuối. Cô Lệ biết tôi hay đi chùa nên tỏ ý muốn mời ban hộ niệm của chùa đến để tụng kinh cầu an cho bà cụ.

Buổi chiều tôi đi làm về ghé chùa thì mới hay mọi người trong ban hộ niệm đều đi xa tuần này. Thật sự nói là ban hộ niệm chứ thật ra chỉ có vài bác lớn tuổi hay đến chùa tụng kinh và sẵn sàng tụng niệm cho các phật tử khác khi cần. Không may có hai bác đang bị cúm còn mấy bác khác thì đi vắng. Tôi nhìn khung cảnh thanh tịnh của chùa, nhìn Sư Cô đang xếp những câu sớ và một đồng tiền cắc vào bao thơ đỏ để tối giao thừa phát lộc cho phật tử,nhìn những lư đồng sạch bóng, những khay qủa trái cây tươi mát, những chậu hoa cúc vàng rực rỡ của phật tử cúng chùa vào ngày xuân sắp đến, và khi thắp một nhánh nhang trước bàn thờ Phật trang nghiêm không dưng tôi hình dung tới một cõi đời rất yên lành cho bà cụ Miên. Bà cụ đang sẵng sàng từ giã cõi đời với những vô thường trong cuộc sống để tìm về một nơi an lạc cho chính mình.

Tôi trở về gọi cầu cứu ba mẹ chồng của tôi vì hai ông bà cũng hay tích cực hoạt động trong chùa. Hai ông bà hôm sau vào cầu an cho bà cụ và sau đó cho mượn một cuốn CD về kinh tịnh độ. Thế là tôi mang máy vào và cô Lệ bắt đầu mở kinh thường trực cho bà cụ Miên nghe mong bà cụ được thanh thóat tâm hồn vào gìờ phút cuối của cuộc đời.

Đã năm ngày rổi, con cái của cụ đã về đầy đủ chỉ vắng người con trai từ Chicago. Tôi chỉ thoáng vào thăm thôi vì không muốn làm phiền thì giờ của cả gia đình đang xoây quanh cụ. Khi tôi vào thăm ban trưa, cụ bà đã rất yếu, cô y tá phải tăng oxygen lên tới gần tốc độ cuối cho cụ dễ thở hơn. Bên tôi là những khuôn mặt lạ của các con của cụ. Tôi nắm tay cụ thầm thì câu giã từ, bất chợt bà cụ mở mắt thều thào "đèn nào cao…." rồi tắt lời thở ra rất yếu. Tôi chảy nước mắt, cụ ơi nữa giọng hò đứt đoạn sẽ sống mãi trong lòng con. Cả gia đình khóc oà lên tưởng là cụ đã mất nhưng bà cụ vẫn còn phật phồng thở, lồng ngực nhỏ bé kia vẫn còn nương náu chút hơi thở tàn còn lại.

Ngày hai mươi chín tết, tôi ghé qua tiệm mua thêm một ít bánh mứt, trái cây vì ngày mai sẽ cúng giao thừa sau khi đi chùa về. Mặc dù ở Mỹ đã khá lâu nhưng từ khi trong thành phố sáng lập ngôi chùa không năm nào là tôi và gia đình không đi lễ giao thừa, sau đó về cúng cuối năm và đón rước ông bà về ăn tết, dù cái tết bên này chỉ là một thoáng hương của mật vị ngày tháng cũ. Mấy năm trước khi hai đứa con tôi còn bé, tôi đã xin thầy cô cho tụi nó nghỉ học vào ngày mồng một tết để ở nhà đi mừng tuổi ông bà, để được lì xì và ăn bánh chưng thịt kho dưa giá. Hai đứa con tôi bây giờ lớn rồi chúng nó không còn thích nghỉ học nữa nhưng vẫn còn thích được lì xì, vẫn còn đòi ăn bánh chưng, bánh tét. Tôi vẫn hằng mong muốn cho con tôi giữ được những tục lệ cổ truyền, thuần tuý củaViệt Nam. Nói đến những tục lệ, mẹ tôi vẫn còn tin vào sự may mắn của sự xông đất đầu năm. Mỗi khi trước tết bà "đặt hàng" trước là muốn cho đứa con trai ngoan ngoãn nhanh nhẹn của tôi đến xông đất cho bà. Bà bảo là nó hên lắm, năm nào cũng đem sự yên lành đến cho bà. Cứ mỗi năm thấy tôi mua bánh mứt về là con trai tôi tự động biết là ngày mai trước khi đi học nó phải qua xông đất nhà bà ngoaị. Mẹ tôi còn để một hủ tiền cắc trước cửa nhà để đầu năm mang vào lấy lộc. Tôi cứ đùa chắc là mẹ hy vọng chính phủ tăng lương tháng cho mẹ vì không biết lộc ở đâu sẽ đến vì mẹ tôi bằng tuổi bà cụ Miên, mỗi tháng chỉ có vài trăm tiền già chánh phủ cho thôi.

Sáng ba mươi tết tôi vào sở thật sớm hy vọng làm xong công chuyện sẽ về sớm hơn mọi ngày để còn đi lễ chùa. Cô y tá thấy tôi thì cho hay là bà cụ Miên đang lên cơn sốt rất cao, vẫn còn thoi thóp thở có thể sẽ giã từ cuộc đời bất cứ lúc nào. Tôi ghé qua phòng cụ, có lẽ mọi ngưòi thức trắng đêm đợi chờ sự ra đi của cụ nên ai nấy trông rất mệt mỏi.Tịếng kinh cầu an vẫn văng vẳng một điệu an hòa. Bà cụ Miên nằm thiêm thiếp không hồn hơi thở mong manh như có thể đứt đoạn lúc nào không hay. Một lần nữa khi nhìn cụ bà tôi cảm thấy có một vương vấn không ổn, có một giã từ không lìa dứt được. Tôi hỏi cô Lệ là mọi người đã đến đông đủ chưa, cô Lệ với đôi mắt sưng húp, nghẹn ngào cho biết người em ở Chicago không biết là có về kịp hay không vì đang đi công tác ở Bắc Kinh. Tôi cảm thấy nhói đau trong lồng ngực, bà cụ đợi chờ ai đây, bà cụ muốn tất cả đến bên bà lần cuối phải không" Có những điều khi nói về phương diện khoa học tôi không thể nào giải thích đuợc nhưng đã có nhiều lần có những người bệnh nhân cố bám víu vào hơi thở cuối cùng đợi chờ người thân đến trước khi buông tay nhắm mắt. Còn thiếu một người con nên bà cụ chưa đành nói lời giã biệt, bà cụ có phải đang khắc khoải trông chờ"

Tối ba mươi tôi đi lễ giao thừa. Mọi người đến chùa dự lễ đông đúc, có những tà áo dài tha thướt làm giao động chút xuân trong lòng,có những rầm rộ, kính cẩn chân thành cầu khấn xin quẻ xăm tốt, vẫn có bánh mứt và tách trà nóng, những câu chúc tụng thân tình trao nhau giữa mọi phật tử. Tôi xin Sư Cô thêm một phong bì đỏ, xin chút lộc để dành tặng cho cô Lệ, cầu mong cô bớt đau thương. Trong làn gió lạnh hiu hiu thoảng mùi trầm hương thơm ngát khung trời mênh mông đêm tối. Nhìn những vì sao ở cuối chân trời tôi nhớ đến bầu trời thơ ấu của cô Lệ ở dưới tỉnh. Tiếng mõ gõ nhẹ nhàng làm tôi liên tưởng đến giọng hò đứt đoạn của bà cụ Miên. Tôi bước vào chánh điện thắp nhánh hương xong, nhìn đồng hồ đã qúa nửa đêm, tôi gọi vào nhà thương ngay phòng của bà cụ Miên. Cô Lệ bắt điện thoại, giọng cô tỉnh táo cho hay là đưa em trai bay từ Băc Kinh vừa về tới nơi lúc 11: 50 và bà cụ Miên trút hơi thở cuối cùng vào đúng mười hai giờ khuya.

Tôi đón xuân trong đêm bằng cách thầm lặng đưa tiễn linh hồn của bà cụ Miên về nơi vĩnh cữu và nghĩ tới cái thiên duyên của nửa giọng hò sẽ miên viễn tồn tại trong tâm hồn.

NGUYỄN THỊ HUẾ XƯA


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến