Hôm nay,  

Thầy Cúng

26/01/200600:00:00(Xem: 110207)
Người viết: VAN TO

Bài số 921-1521-245-vb5012606

*

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, cư trú tại Westminster, cựu sĩ quan VNCH. Tù CS 10 năm, đi diện HO1, hiện làm ở Ocean View School District. Từ năm đầu của giài thưởng, ông gửi hai bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông đề cập tới nạn “coi cọp” báo, vốn rất phổ biến tại Quận Cam. Lần này, tác giả viết về một người bạn tù với ghi chú “Tên những người trong bài đã được đổi, nếu vô tình trùng hợp, xin thứ lỗi.”

*

Hàng năm, hội Liên Trường thương lính, tổ chức tiệc và văn nghệ gây quỹ cho TPB! Tôi phục các anh trai-thanh, các chị gái-lịch trong ban tổ chức, cảm động nước mắt lưng tròng khi trông thấy anh Chu văn An dìu chị Trưng Vương, chú Võ trường Toản, cậu Trần Lục dắt mợ Lê văn Duyệt, ông Pétrus Ký xách ví cho bà Gia-Long.

Trong đám nam-thanh nữ-tú ấy tôi thấy chị phụ nữ dìu một ông già chống gậy như một bà mẹ dắt đứa con mới chập chững biết đi, cả hai tiến đến bàn của hội Trưng Vương. Như một khúc phim đẹp, sống động và cảm động trên màn ảnh khiến tôi chú ý và đến chào để làm quen, nhưng bất ngờ, tôi bị khựng lại trong giây lát, hình như là.., hình như là... Đúng lúc đó ông già ngước lên và chúng tôi bốn mắt nhìn nhau, tôi ấp úng:

- "Hình như là thầy cun. .. Đông... phải không""

Tôi kịp chặn lại chữ "cúng" không thích hợp trong lúc này thì Đông mỉm cười:

- "Thầy-cúng chứ ai nữa, còn đây là X.Y., bà xã tôi".

*

Không hiểu lý do nào mà anh em đội lâm sản trại Z30D đặt cho hắn biệt danh là "thày cúng". Cái tên rất hài hước pha một chút châm biếm, vậy mà khi nghe ai gọi đến cái biệt danh này hắn chỉ nhếch mép cười và người đối diện cũng vui vẻ cười theo. Riêng tôi thì không vui ti nào khi phải về đội lâm sản này và nằm đối diện với hắn. Thái độ bất cần đời, không màng chuyện ăn uống, ngay cả khi được gia đình thăm nuôi, mang đồ tiếp tế vào trại, giao cho bạn tù cất giữ và xử dụng, còn hắn, đủng đỉnh leo lên võng nằm đọc sách báo tiếng Tây tiếng U.

Hằng ngày đội Lâm-Sản đi rừng cưa cây và chuyên chở về nhà bếp làm củi, công việc vất vả nặng nhọc và thường xảy ra tai nạn khi đốn cây, khi vận chuyển, vì thế cần những người có sức khỏe và nhanh nhẹn. Mỗi buổi sáng, người thì tay rìu kẻ tay búa, người khác vác cưa, ra tới rừng là ai cũng vội vàng túa đi khắp ngả để tìm cây cưa xuống, cắt khúc, khuân, vác, xếp thành đống để chất lên xe v.v.. Còn hắn, có cái thân hình của những siêu người mẫu thì đủng đỉnh đòn gánh trên vai với 2 thùng không, tới điểm "tập-kết", thày-cúng đi lấy nước, nấu nước sôi cho anh em uống, trong khi chờ nước sôi, hắn nằm tựa gốc cây đọc truyện tiếng Anh, loại sách mà tôi không ưa (!). Gai mắt không chịu được tôi chất vấn đội trưởng thì được trả lời:

- Anh mới về nên không biết, ảnh là bùa hộ mạng của anh em trong đội đấy.

- Không có tao trong đó.

Tôi càng bực thêm nên sẳng giọng với đội trưởng Tâm-Mèo như vậy, vì là chỗ quen biết trước, nên Tâm không khó chịu với thái độ của tôi mà còn ân cần giải thích:

- "Từ từ rồi anh sẽ hiểu, nhưng trước mắt nếu anh không thích không khí tự do sau khi cưa cây, thì em sẽ sắp xếp để anh ở nhà trực buồng với anh Lê tiến Cẩn, thằng Cốc-Phong nó cứ đòi xin đi rừng hoài mà em chưa tìm được ai thay thế"

Đi rừng có nghĩa là đi lấy củi cho trại, sau khi cưa cây xong, xếp đống để đó ngày hôm sau sẽ chất lên xe chở về trại, tuy vất vả nhưng anh em có dư nhiều thời gian thoải mái, thế là tất cả phóng ra Xuân-Thành, một làng dọc theo 2 bên quốc lộ, như một dãy phố buôn bán, để giải trí, ăn uống, rồi tình quân dân như cá với nước, nhiều mối tình lãng mạng nẩy chồi giữa tù đội lâm sản với gái làng Xuân-Thành

"Không gì quý bằng tự do", tự do trong tù, dù chỉ trong chốc lát cũng bằng cả vạn giờ ngoài đời. Phải thành thật nói rằng đây là thời kỳ vàng son của đội lâm sản, những mối tình của Hóa, của Vấn, Đức, thầy Thức, chú Triển khiến nhiều "cán bộ" nổi cơn ghen, tại sao gái làng chê công an mà đi phải lòng với mấy tên tù già khú đế, vì thế chúng báo cáo lên trại trưởng ra lệnh cấm, nhưng giống như cơ thể một ông già bệnh và hoạn nên "trên bảo dưới không nghe", cán bộ quản giáo đội lâm sản giả điếc lệnh trên, vẫn làm ngơ cho anh em tự do "kéo cưa lừa xẻ" sau khi cưa củi xong.

Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời quản giáo mà thương Ông Tù, cái sự làm ngơ của cai tù chẳng phải tự nhiên trên Trời rơi xuống, hủ-hóa quản giáo để đổi lấy sự "tự do" cho anh em là có bàn tay của "thày-cúng" nhúng vào. Thầy-Cúng không nói ra nên không ai biết cái giá mà anh phải trả cho "tự do" của anh em là bao nhiêu "bác", nhưng đa kim ngân, phá luật lệ lúc nào cũng đúng.

Không thích 4 đổ tường và vì lý do sức khỏe, tôi đổi nhiệm vụ cho Cốc-Phong để hắn đi rừng, có nghĩa là tôi không hàm ơn thầy-cúng, nhưng khi đã tỏ rõ nguồn cơn, tôi không ghét anh nữa mà nể phục cách cư xử của anh. Cải tạo viên thông thường vo tròn cho cuộc sống riêng tư, không thiếu những trường hợp vì đói mà "hại bạn", bán linh hồn cho quỷ sứ như những tên Cg-què, Ng-lùn, Qu-lé v. v.. nhưng trường hợp như thầy-cúng rất hiếm, nên hai chữ Thầy Cúng tôi phải viết hoa khi nghĩ về anh.

Thầy Cúng tên thật là Võ tường Đ.., anh trở về từ con tầu Việt-Nam Thương-Tín và rồi được “đảng khoan hồng nhân đạo” đội cho cái mão "CIA"! Bị ở tù chung với những dạng "ác ôn" mũ đỏ Song-Kiếm, mũ nâu Cọp Ba-Móng, mũ xanh Trâu-Điên, dù cho cái ngành anh phục vụ hiền như ma-sơ. Tôi hỏi tại sao lại quay về, anh tâm sự:

- Lúc hốt hoảng vội vàng quên tất cả, khi tỉnh lại mới biết không thể sống nếu thiếu vợ con, phải quay về vì thương vợ nhớ con, bất chấp hậu quả.

- Bây giờ có hối hận không"

- Không, cái giá phải trả cho sự tự nguyện hồi hương tuy khá đắt, nhưng bù lại thỉnh thoảng vẫn được ngắm Bà-Xã khi đến thăm.

Nghe Thầy Cúng lãng mạn tâm sự, tôi kín đáo cười thầm, không biết bà ấy "ra-răng" mà thằng cha này si thế" Thông thường thì trồng cây với đào chớ nào mấy ai si một khi ván đã đóng thuyền.

Chuyện Thầy Cúng tôi đã quên khi ra tù, mỗi người mỗi nơi, phiêu bạt giang hồ, người đi đường bộ, kẻ đi ghe, bạn bè bảo lãnh thì Ô-đi-pi, tù VC thì đã có HO, ai được ai thua nào hay biết! Nhưng quả cầu tròn, rất bất ngờ tôi gặp lại Thầy Cúng trong buổi tiệc của hội Liên Trường tổ chức gây quỹ giúp anh em thương phế binh QLViệt NamCH tại nhà hàng Xi-Phút-Ba-Lát.

Gặp lại nhau trong tiệc Liên Trường gây quĩ cho Thương Phế Binh VNCH, sau khi được “Thầy Cúng” giới thiệu, tôi gật đầu chào chị XY rồi định hỏi lý do tại sao Đ. phải chống ba-toong nhưng thấy anh vui với cái hỗn danh bạn tù gán cho nên tôi cũng đùa theo:

- Ông học trường Trưng Vương hồi nào mà ngồi đây"

- "Rể TV thôi, bà xã tôi mới là con cháu Hai-Bà.

Nhớ lại trong thời gian còn ở đội Lâm-Sản, đội có ba người chơi đàn khá hay, chú Hùng "trường can" chuyên đàn cờ-lát-sic, chú Vấn-Vẩu có ngón tay hay không chịu được, làm mê lòng mấy em bộ đội đứng gác ngoài song sắt, thay vì cấm nhạc vàng theo lệnh trên thì mấy em này cứ bò đến chỗ chú Vấn nằm đòi chú gẩy cho nghe:

- Chú cho cháu nghe bản Son-Đố-Mì đi.

- Cho cháu bản Xoong-Nấu-Mì, hay Ối-Mì-Ly thì hết ý v.v..

Còn Chú Đông thường ôm cây đàn ghi-ta do vợ gởi vào "chuyên trị" nhạc Tây, gẩy từng tưng nghêu ngao gọi em Ờ-Lin, nhạc ta lúc nào cũng chỉ có một lời ca:

"Da em trắng, anh không cần ánh sáng.

Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân,

Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân,

Vì anh gọi tên em là "X-Y"

Thời còn ở tù, hỏi "X-Y" là ai vậy thì Đ.. chỉ mỉm cười. Hôm nay được hân hạnh gặp chị X-Y tôi mới hiểu lý do tại sao Đ.. đã từ bỏ cuộc sống an toàn ở nước ngoài để nhất quyết bơi theo tàu Việt Nam Thương Tín quay trở về cùng gia đình rồi chịu cảnh tù tội! Cái giá anh phải trả với 10 năm tù khá đắt, nhưng bù lại, những lúc bệnh (mà không hoạn) như thế này mà còn dìu nhau đi tham dự buổi gây quỹ giúp TPB thì thật là quý hóa.

Qua câu chuyện trao đổi, tôi được biết anh chị cùng các cháu sang HK theo diện HO, cũng chịu cảnh "trâu chậm uống nước đục", vất vả lúc ban đầu, nay khi các con đã tiểu đăng khoa, đại đăng khoa thì tai họa đến với anh! Đang lái xe trên xa lộ 22 thì anh bị "xì-trốc", may mắm xe lại ủi vô lề phải và anh được các con đưa đi cấp cứu kịp thời, bảo toàn mạng sống, nhưng một bên người trở thành "quý liệt vị". Đó là lý do chị dìu anh đi, chính chị là bà thày đang "điều trị" cho chân tay của anh được hồi phục dần.

- Anh chị ở vùng nào, có xa đây không""

- Chúng tôi ở vùng Lawndale, cách đây chừng 35 miles, không xa lắm đâu, tuần 3 lần tôi chở nhà tôi đến trung tâm Z.. ở Westminster để chạy "tê-ra-bi", sau đó cùng đến "sở làm" ở Long-Beach

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, Đông lại mỉm cười, lúc nào cũng cười:

- Chỉ có X-Y làm thôi, còn tôi, sau bao công lao học hành thi cử vất vả lấy được cái mảnh bằng "c.c M.Đ", hành nghề chưa được lâu thì bị Trời hành, đành đổi sang nghề làm-biếng, ngồi rung đùi trả lời điện thoại "búch khách" cho tiệm.

- Tiẹm có khá không chị"

- Đủ dùng anh ạ, từ ngày anh Đ.. bị xì-trốc thì hơi vất vả thêm một chút, những lúc chở nhà tôi đi chạy điện thì lại phải nhờ mấy cô thợ trông tiệm dùm, may là các em ấy rất dễ thương và biết điều, nếu như gặp phải các cô Nails khác, lúc nào cũng nghĩ ta giỏi, đòi làm cái đinh thì tôi dẹp tiệm lâu rồi.

Ngày xưa tôi cũng ở Lawndale, mỗi lần phải đi dự tiệc cưới ở Bolsa là ngại vô cùng, nhất buổi tối lái xe trên xa-lộ, nhìn một lane hóa hai, không nhìn rõ chữ trên các bảng hướng dẫn, thấy chữ FW 22.E thì không còn kịp nữa đành ôm 405.S rồi Exit vòng vòng vài đường thế là mất hướng, chạy tuốt ra bờ biển thay vì nhà hàng Seafood-world! Đi lạc là "chuyện thường ngày ở huyện", nghĩ vậy tôi nói với Đông:

- Ông bà chịu khó thật, xa xôi, đêm tối lại thêm vấn đề đi đứng khó khăn mà cũng lặn lội đi tham dự buổi tiệc gây quỹ của hội Liên Trường, trong khi tôi ở sát bên, lại có vé free, ăn chùa mà vẫn ngại ngùng. Hay là Đông có bà xã đẹp và đảm đang muốn đem trình diện bà con làng nước""

Đông mỉm cười, nháy mắt ra hiệu với tôi với ngụ ý đừng lật tẩy nhau mà làm gì, một trăm anh đần ông có "nhà-tôi" đẹp và khang trang thì 101 anh muốn la làng rằng ta có cung phu-thê phù trợ, có sao mèo mù vớ cá rán. Nghe tôi nói vậy chị X-Y vội nói:

- Không phải thế đâu anh ơi, ông Đông nhà tôi là vua lười trên hết các vua lười, không thích đi ra ngoài, cả những lúc tình tứ dễ thương nhất là đẩy xe theo vợ đi sốp-binh mà mặt cũng xị xuống. Nhưng từ ngày nhà em bị xì-tốc thì đổi khác, hễ nghe tin tức có nơi nào tồ chức gây quỹ giúp TPB là ảnh đòi đi cho bằng được, ngày xưa anh ấy ở ngành không "đánh đấm" nên rất xa lạ với TPB".

Tuy chị X-Y không nói hết câu nhưng tôi hiểu ý chị muốn nói tiếp "Đoạn trường ai có qua cầu mới hay" hoặc cải lương một tí thì: "Ai có cô đơn dọc đường gió bụi thì mới thèm cái hạnh phúc của đôi uyên ương trong túp lều carton bên vệ. ứ ứ ừ .. đường".

Quả đúng là như thế, nếu anh chưa một lần bị mèo bỏ, bồ đá thì chưa biết cái đau của việc bị bò đá thế nào! Đau như bị bò đá! Anh chưa một lần chống nạng thì không hiểu được cái buồn của anh chàng đu mình trên đôi nạng gỗ! Cái khổ của người TPB. Thương binh đã buồn! Còn thêm chi chữ Phế! Hỡi Thượng Đế ơi!

Không ai muốn thế, nhưng nếu cùng là phế thì hai hoàn cảnh vẫn khác nhau xa, bên ni anh Phế được hưởng mọi săn sóc y tế, anh Phế bên quê nhà thì.. ôi thôi! Người thông minh đọc được ý nghĩ người khác, thấy mặt tôi nghệt ra chị X-Y nói tiếp:

- "Em thường nói với nhà em rằng anh còn may mắn hơn đồng đội TPB của anh ở Việt Nam nhiều lắm. Chúng ta còn mắc nợ họ, nên anh phải cố gắng lên, tập đi đứng, không dùng ô-tô-ma-lác wheel-chair, cần thiết lắm thì mới dùng đến lắc tay, người TPB/Việt Nam không có cả đôi nạng gỗ mà chống chứ đùng nói xe lắc tay. Đó là lý do tụi em có mặt ở đây tối nay, mà không chỉ ở đây, tối nay, mà bất cứ nơi nào khi nào có những buổi tổ chức gây quỹ giúp TPB/VNCH bên quê nhà sẽ đều có mặt của chúng em."

Nhớ lại hồi tôi mới13 tuổi, bà cụ tôi muốn có con dâu về xay lúa giã gạo, nấu cám heo, nuôi lợn và bồng... con trai cụ nên cụ cứ khen chị Thị-Nở hàng xóm là tuy xấu người nhưng đẹp nết, "cái nết đánh chết cái đẹp"! Tuy còn bé, ham chơi, thẩy lỗ đáo nhưng tôi cũng biết tính toán, em Nở mà đánh cho chết cái đẹp thì chỉ còn có nước khóc... hu hu. Tại sao "bu" không nói "cái nết làm tăng cái đẹp"

Cho tới 50 năm sau, hôm nay tôi mới lại có dịp nhớ lại câu đó, cái nết không làm chết cái đẹp mà nó làm tăng giá trị và tư cách của người đẹp. Đó là trường hợp của chị Đông, nói và làm những điều tử tế mà bấy lâu chỉ nghe người ta nói nhiều hơn là làm.

Đông ơi! Bạn là người hạnh phúc. Chị Đông ơi, cái nết càng làm chị đẹp thêm. Và kính thưa quý cụ, không nên nói "cái nết đánh chết cái đẹp" nữa vì bất cứ một người phụ nữ nào cũng có cái đẹp riêng, mỗi người đàn bà là một dung nhan, không có người đàn bà xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp bằng nụ cười, bằng nghĩa cử như bà xã của Thầy-Cúng Võ tường Đông".

Các đại bàng, tiểu bàng đang dần dần trở thành những người thiên cổ, "còn ai còn" cũng mỏi mòn đang trở thành "quý liệt vị"! Bởi đâu vì đâu" Không cần biết, chưa làm được đại sự thì bàn giao cho con cháu, còn tiểu sự thì nên làm. Phu nhân các đại bàng đã đẹp càng đẹp thêm nếu như nói nhỏ vào lỗ tai các vị lời âu yếm sau đây: "Chúng ta hãy nói (và làm gì để) cám ơn đến đồng đội Thương Phế Binh đang quằn quại tại quê nha."

VAN TO


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến