Hôm nay,  

Quay Bước Về Hưu

24/01/200600:00:00(Xem: 239785)
*

Người viết: PHẠM HOÀNG CHƯƠNG

Bài số 919-1519-243-vb3012406

*

Tác giả đã góp bài viết về nước Mỹ từ năm đầu. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, trở lại nghề dạy học tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, hiện đã về hưu tại Riverside, Nam California. Bài viết mới của ông lần này là tâm sự của người về hưu.

*

Duy tựa cửa sổ dưa mắt nhìn xuống thung lũng khi mặt trời bắt đầu lặn. Tách trà Thái nguyên nóng pha bột gừng lặng lẽ bốc khói cho anh một cảm giác ấm áp và dễ chịu. Hỏi lanh thoang thoảng trong không gian và bầu trời xanh bắt đầu xám nhạt ở chân trời. Xa xả, nhưng mái nhà đó nằm rải rác giữa màu xanh của cây cối hai bên con xa lộ chạy thẳng tắp từ Đông qua Tây. Duy bâng khuâng mơ màng nhìn xuống buổi chiều yên lặng trên thành phố Riverside.

Mới thoáng đó mà đã hơn 20 năm, từ ngày Duy dẫn đứa con trai 10 tuổi xuống thuyền vượt biên ở Nha Trang. Ngày đó anh mới 39, mắt còn sáng, tóc còn xanh đen, thân còn rắn chắc, nay đã trỡ thành đàn ông trung niên 60, tuy dáng dấp còn phong độ, da dẻ hồng hào, mái tóc đã loáng thoáng phơn phớt bạc, và mơ hồ bệnh nhức khớp, mỏi xương đã xuất hiện ở cơ thể.

Đã mấy tháng qua. Duy nghỉ dạy, về hưu ẩn dật ở Riverside, trong khu vườn xanh cây trái bên cạnh giòng sông chảy ngang chân núi. Gả chồng cưới vợ cho hai con xong, anh cảm thấy mãn nguyện đã làm song trách nhiệm. Hai mươi năm thăng trầm vất vả đi học lấy bằng cấp Mỹ, đi làm trên đất nước tạm dung đã đủ làm anh mỏi mệt, bây giờ "đến lúc mình sắp được an hưởng tuổi già", Duy thầm nhủ. Hơn bao giờ hết, Duy thấy thấm thía cái lẽ tuần hoàn tự động của trời đất, cái khu ky mầu nhiệm của đời người, cái truyền nối không dứt từ thế hệ này qua thế hệ khác, cái ý nghĩa tre già măng mọc của lẽ tự nhiên.

Mới ngày nào còng lưng vác cây cất nhà ở trại tù cải tạo trong rừng, 4 giờ khuya hối hả dậy húp chén cháo, đi bộ 10 cây số ra đồng trông bông vải đến tối mịt, khi trở về thành phố xúc đất làm gạch, cưa cây xẻ gỗ, lao động vất vả những năm 77,80. Mới ngày nào may mắn bồng bềnh trên con thuyền nhỏ vượt biên, đau lòng rưng rưng nước mắt nhìn quê hương bỏ lại sau lưng, bao nhiêu năm tháng ròng rả bon chen cắp sách đi học với bọn thanh thiếu niên mới lớn ở địa học Mỹ, cố sức thích ứng với cuộc sống mới, trau dồi tiếng Anh để chen vai sát cách với đời, tranh dành mảnh bằng kiếm sống nuối con.

Mới ngày nào lái xe đường vắng trở về cô đơn sau buổi học khuya lạnh lẽo, ứa lệ thấy con co quắp ngủ không dắp mền, trơ troi một mình trên chiếu trong phòng apartment tối mò, ngày nào hì hục đẩy máy cắt cỏ ê ẩm xương sống, ủi máy giặt thảm lên lầu cao đau mỏi cánh tay, lao động vất vả kiếm thêm đồng tiền bảo lãnh vợ cha con lủi thủi bên nhau xứ lạ quê người, lo cho tương lai gia đình. Ngày nào lăn lộn đắng cay trong nghề lo lắng phiền não con đang tuổi lớn, hư hỏng đua đòi, ham chơi bỏ học, cũng như bắt đầu an nhàn dễ thở khi các con lần lượt tự lập có nhà của riêng, tất cả rồi cũng qua hết để được ngày nhàn hạ thanh thản hôm nay, làm chủ ngôi nhà thênh thang xinh đẹp với một lợi tức hưu bỗng phong lưu hơn người.

Nhìn lại quảng đời đi qua mới thấy cuộc đời qúa ngắn ngủi, 60 năm qua có là bao, 40 năm trong nước vật lộn với chiến tranh, cải tạo, lao động "vinh quang", chưa hưởng được khoái lạc bao nhiêu mà 20 năm vất vả mưu sinh ở xứ người dường như khói mây tan biến. Hai mươi năm qua, Duy như chưa thực sự sống một ngày ý nghĩa của cuộc đời ly hương.

Thời gian ở đây hình như yên lặng và đi nhanh qúa, thiếu người chia sẽ với mình. Ở Việt Nam, thời gian đi chậm, cuộc sống rộn ràng ấm áp, bạn bè hàng xóm chuyện trò gặp mặt hàng ngày, cuộc sống tuy sau 75 có vất vả, nhưng con cái còn nhỏ, cũng không phải lo lắng nhiều, không có xe hơi mà vẫn ung dung chiều chiều đạp xe dạo mát, tắm biển, an vui tri túc.

Ở đây, thừa sức mướn nhà, mua xe, áo quần ăn uống sang trọng, đầy đủ, nhưng suốt 20 năm lo âu toan tính, học hành, làm ăn, mua nhà, tiền bạc trút hết cho tương lai con cái, chắt chiu dành dụm cho tuổi về hưu, không có giờ phút nào thật hoàn toàn thảnh thơi êm ả để sống cho cuộc sống riêng mình. Những danh lam thắng cảnh trên thế giới, Duy đã phần nào thăm qua, Hồng Kông, Bangkok, Tokyo, Thụy Sĩ, Venice, Hạ Long.... nhưng sao vẫn chưa cả thấy mản nguyện, thực sự làm chủ đời mình lần nào. Cuộc sống luôn luôn quay cuồng, ngày qua tháng lại, trong một thế giới vật chất, tiền bạc được mất, hơn thua, trong khi những phút tĩnh tâm, ngồi thuyền của Duy lại quá ngắn ngủi.

Hình như đồng hồ thời gian chạy nhanh quá khiến anh không nắm bắt được. Thời gian như trôi tuột giữa hai cánh tay yếu đuối, ở đây Duy không giữ được kỷ niệm nào sâu sắc như ở Việtnam. Cái gì của Việt Nam, của quá khứ, cũng đều đẹp, có ý nghĩa, có tình người. Cái gì của đất tam dung, của hiện tại, cũng đều như không phải của mình, lạt lẽo, hời hợt, không có ý nghĩa quan trọng. Những giờ khắc vui vẻ đoàn tụ gia đình quá nhanh, mà ngày dài lo lắng bận bịu, trách nhiệm, công việc thì chập chùng tới tấp, hết việc này đến việc kia, đổi lấy đồng lương hàng tháng. Ai ai cũng bon chen để quờ quào, dành giựt một chút của cải tài sản để bảo đảm tương lai, như xe cộ đua nhau dành từng tấc từng tấc đường trên freeways.

Duy nghĩ đến triết lý "Muôn năm bắt tất cả thì sẽ không bao giờ nắm bắt được gì" của nhà Phật, đối trị lòng ích kỷ tham lam của đa số nhân loại. Bổn phận làm cha mẹ đã xong, nên sống tri túc với cuộc đời ngắn ngủi còn lại. Biết đủ thì là đủ. Biết nhàn thì là nhàn. Sống mà không có gì để mất nữa thì sống thanh thản nhẹ nhàng vô cùng. Phải buông xả tất cả, quên mình đi, quên cái tiểu ngã nhỏ mon đi thì mới hoà nhập vào cái Địa ngã của hư không. NIết bàn thế giới của Thượng đế. Như vậy thì về hưu phải chăng là cơ hội bắt đầu buồng bỏ tất cả để chuẩn bị tan biến hòa nhập vào cái Đại ngã của vũ trụ bao la đó chăng" Còn thân xáx này" Lo lắng, giữ gìn sức khoẻ, chữa chạy bệnh tật để chờ ngày nhắm mắt xuôi tay một cách ích kỷ, hay du lịch, tiếu ngạo giang hồ, bố thí, ban vui, làm lợi lạc chúng sanh cho đến ngày vứt bỏ báo thấn, dâu thai sinh về một thế giới khác"

Duy trầm ngâm nhìn mấy hoa sứ Thái Lan nở đỏ hồng trong chậu sứ Giang tây bên cửa sổ xanh rõn cành trúc, tấm tranh thêu Hồ Hoàn kiếm u nhã nước xanh dưới mấy cánh hoa phượcng đỏ trên vách. Đời anh là cả một sự phiêu lưu đó đây trên giang hồ, nếm đủ mùi đời, sống qua nhiều hoàn cảnh khác nhau kể cả đi lính, ở tù, cuốc đất, đạp xích lô, thường xuyên ở với thiên hạ hơn là với gia đình, trong cũng như ngoài nước. Trong đời anh đã từng cứu giúp nhiều người nghèo khổ, đơn chiếc, cô nhi, bệnh tật, thương xót từng con vật côi cút, đói khát, nhỏ nhọi, không nỡ bẻ gẩy cành cây, ngọn cỏ, mà sao cuộc đời vẫn dành cho anh những thăng trầm, khổ nhọc.

Tạo hóa đã tước mất của tuối trẻ. Đất nước thời chiến đã tước mất của anh nhiều hạnh phúc mà tuổi trẻ lớn lên ở bên Mỹ ung dung thản nhiên thụ hưởng. Qua đến đất hòa bình tự do no ấm này thì tuổi anh đã lớn, vội vả vật lộn gầy lại cuộc đời thành công, đến khi ồn định thì không còn nhiều thời gian nữa để sống. Hình như định mệnh luôn dạy cho anh 4 chữ "vạn sự giai không", để dẹp bỏ tâm tham luyến trên cuộc đời bấp bênh giả tạm này. Cái lớp học sáng sủa dầy ắp sách vở anh đã từng ngồi soạn bài hay đi lại giảng dạy cho học trò nhiều năm giờ đây đành bỏ lại cho cô giáo khách. Ngôi nhà xinh đẹp xanh mát cây trái bông hoa với bao nhiêu bàn tủ, máy móc, xe cộ, đồ đạc, cũng không chắc gì ở lâu với anh, sẽ phải có ngày bán đi để trở về quê sống chuỗi ngày tàn ấm áp bên mẹ già, mồ mã ông cha, bạn bè hàng xóm.

Ngày về cũng gần kề nhưng quê hương vẫn chìm đắm trong nghèo đói, tham nhũng, bất công. Phương tiện tài chánh có hạn, sức khỏe từ từ lui dần, mà trên thế gian này có quá nhiều việc để làm, sửa đời, giúp ích cho đời. Thế giới của người già như Duy như thu hẹp dần, bạn bè củ lần lượt qua đời, biến mất, quanh ta chỉ là nỗi cô đơn yên lặng. Bạn bè, bà con ở xa cả, nào có ai thăm viếng. Mỗi lần con cái tới thăm là mỗi lần mừng rỡ, chuyện trò huyền thuyên.

Đa số người về hưu quanh quẩn trong nhà loay hoay dọn dẹp, thơ thẩn ra vườn tưới nước trồng hoa, mơ màng với cuốn album đầy hình ảnh trẻ trung tươi thắm của tuổi thanh xuân bay nhảy hoạt động. Tập thể dục, đi bộ, bơi lội, có vẻ như là cách để núi kéo tuổi xuân, kéo dài sự sống, ngăn cản bệnh tật, đều cần thiết, nhưng cũng hơi buồn cười. Tâm trạng người già hầu như ai cũng thiết tha với cái sống, sợ hãi cái chết, không biết đi về đâu bên kia thế giới.

Một con chim sà xuống đậu trên mấy trái cam vàng lủng lẳng sau vườn khiến Duy giật mình trở lại thực tế. Không hiểu ông bà cô bác mình xưa kia an hưởng tuổi già ra sao và cảm nghỉ gì. Ai cũng chết trước tuổi sáu mươi, bảy mươi. Mình còn sống lâu kia mà, trong tử vi, cung mệnh có tham lang đi với tràng sinh, đến gần 80 mới nhắm mắt ra đi.

Hai mươi năm nữa, khoảng thời gian không dài cũng không quá ngắn, nếu biết dùng, có thể rất có ý nghĩa. An hưởng một thời gian đoan nhàn hạ không phải lo nghĩ dài 20 năm như vậy là một cái thú thuyệt vời. "Thiên hạ vốn vô sự", thiền sư ngày xưa nào đã nói. Hoặc "Làm chi cho mệt một đời", thơ Nguyễn Khuyến... có phải là những tư tưởng bi quan chán đời của cổ nhân không"

Có lẽ cổ nhân đã có lý, vì sống trong một xã hội ngheo khó, chế độ quân chủ, không đường tiến thân, không còn cách nào khách hay hơn là hưởng nhàn" an bần lạc đạo. Duy thấy nấu ăn, đọc sách, viết văn, chơi hoa, làm vườn, coi phim, nghe nhạc, là những thứ tiêu khiển vương giả nhưng ở đây vừa tầm tay ai cũng làm được. Dạy dỗ, chơi đùa với cháu cũng là một cách để sửa lại quá khứ bất toàn của mình. Du lịch thì tuyệt vời, nhưng bị hạn chế bởi vấn đề sức khỏe và tiền bạc. Làm gì trong tuổi già rồi cũng bâng khuâng với khoảng trống trải trong hồn, những giây phút vô vị, cô đơn, nếu không là gặm nhấm của đớn đau thể xác vì bệnh tật hành hạ.

Tuổi già phải thường xuyên học đương đầu với cái chết, quan niệm cái chết như rời bỏ gian phòng này đi sang gian phòng khách với nhiều thứ mới lạ đang chờ đợi. Niềm tin mảnh liệt vào nhân qủa, tôn giáo, giúp ích rất nhiều cho tuổi già yếu đíối thể xác lẫn tinh thần, vậy thì sao mỗi người về hưu không mau mau bám lấy" Lao tâm khổ trí để làm gì" Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Thân người như huyễn. Chết sống cách nhau một hơi thở. Vơ vét, thu giữ để làm gì, ra đi có đem theo được không"

Sung sướng thay cho những ai sống thanh thảm, tự tại, có một đức tín vào tôn giáo, hay ít ra một triết lý sống thanh cao, bác ái, biết buông xã của cải tiền bạc, bố thí, giáo hóa chi những người xung quanh để tìm hạnh phúc yên vui, và làm đẹp cho đời,

Duy mở cửa bước ra vườn trước. Cành trúc lao xao man mác hỏi gió chạm vào má anh. Những viện sỏi trắng kêu lạo xạo dưới chân khi anh bước ra ngoài ngõ xanh mướt cỏ. Ánh sáng mặt trời vừa tắt trên mấy lá quỳnh dài đu đưa trên chậu sành to ngoài cổng. Một đóa quỳnh trắng tròn to như búp sen chuẩn bị nở đêm nay.

Anh bỏ dép, đi chân không nhẹ nhàng trên thảm cỏ xanh, cảm thấy cái lạc thú ấm áp của lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất ấm. Duy hít thở, ngước nhìn bầu trời xanh trong lơ lửng mây trắng. Giữ tâm thanh tinh, rỗng rang, không mong cầu mơ ước, sống tỉnh thức trong hiện tại. Hạnh phúc là đây. Niết bàn là đây. Mấy chiếc lá vàng khô rơi rải rác dưới chân một cây bưởi, đong đưa bốn năm trái chín nặng chĩu. Duy âu yếm nâng niu trái bưởi vàng to nhất.

Trên cành hoa bạch mai, lốm đốm mấy nụ hoa trắng mới nở thoang thoảng thơm thanh khiết khiến chàng mỉm cười nhớ đến bài bất hủ của thiền sư Mãn Giác đời Lý:

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Việc đời cứ trôi mãi

Trên đầu tóc đã phai....

PHẠM HOÀNG CHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,313,540
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.