Hôm nay,  

Người Tử Tù

02/01/200600:00:00(Xem: 241808)
*

Người viết: CHÚC CHÂN

Bài số 908-1508-233-vb6123005

*

Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã 18 năm làm công việc một kỹ sư. Tự mô tả mình là “Người Mỹ, gốc Việt, dòng Hoa,” Chúc Chân đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt, và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba 2004. Bài mới nhất của bà lần này là ký ức của một sĩ quan giáo chức biệt phái VNCH, từng qua trại tử tù Sơn La. (Những địa danh, nhân vật , tên họ, vân vân ... do người viết lựa chọn hoặc sắp đặt. Mọi trùng hợp đều ngoài ý muốn của người viết.

*

Mồi ngày buổi sáng thông lệ của ông Trí sau khi thức dậy ông pha một ly cà phê đen. Thứ cà phê tan liền. Ông Trí núc một muỗng cà phê khô đổ vào chiếc tách, bấm nút bình nước sôi Nhựt Bổn đổ nước vào tách và khuấy cà phê tan đều. Thật tiện, một ly cà phê thơm ngát, không cần phin, không cần lọc, không cần mở lò và chờ nước sôi.

Ông Trí ngồi bên chiếc bàn ăn trong bếp bưng tách cà phê uống nhâm nha. Mười lăm phút nữa ông sẽ đi đánh thức con Amber, dục nó rửa mặt thay quần áo xong ông sẽ đổ Cherios ra hai tô nhỏ, rót chút sửa tươi vào dọn phần ăn sáng đơn giản cho hai ông cháu.

Ăn sáng xong, con Amber mang cái ba lô lên vai, ông Trí vói tay lấy chùm chìa khóa và hai ông cháu đi ra nhà xe. Ông đưa con Amber lên trường. Một buồi sáng nhẹ nhàng của ông Trí.

Ông Trí quấn chiếc khăn quàng len đen quanh cổ, tay móc hai nẹp của chiếc áo ấm mùa xanh vỏ đậu kéo cái zipper lên kín tận cổ và đội chiếc mủ dạ lên đầu. Trời đột nhiên trở lạnh kỳ cục. Hôm qua còn nắng ấm. Buổi trưa lúc tới giờ đi chở Amber cháu ngoại ông ở trên trường về, nắng phơi chiếc xe của ông nóng hựt. Ông phải mở máy lạnh để thổi hơi nóng trong xe ra ngoài mới dể chịu được một chút. Thế mà sáng nay khi ông đọc cái nhiệt kế treo ngoài hiên sau nhà, nhiệt độ xuống còn bốn mươi độ F.

*

Trời đổ lạnh. Cái lạnh rét thấu da thấu xương của vùng Việt bắc. Sơn La nơi ông Trí bị đi cải tạo. Sơn La, nơi ngày xưa Pháp dựng nhà tù giam Việt gian. Năm nươi năm sau trại tù đó đã sụp đổ chỉ còn trơ lại cái nền và đống gạch vụn. Bây giờ người ta dựng lên trại tù mới nằm trơ vơ cô lập gần biên giới Lào. Trại không có bốn vách gạch dầy với khung cửa nhỏ trên cao như những nhà tù ông Trí đã biết. Trại chỉ là mấy dãy nhà lợp tranh, chống đỡ bằng những thân cây rừng làm cột. Vách trại là những tấn phên bện bằng tranh mong manh không đủ để chận những cơn gió bấc lạnh nghiệt ngã thồi về từ sa mạc Tân Cương.

Hơn mấy trăm tù nhân, những người mang “nợ máu với nhân dân”, được đưa về từ nhiều trại cải tạo ở miền nam. Những người tù cải tạo đã tàn tạ sau nhiều năm chuyển từ nhiều trại tù khác nhau. Hy vọng tự do đã tiêu tan từ lâu, nhất là từ ngày ra Bắc. Họ cũng chẳng biết nơi được đưa đến là đâu và phải ở đó đến bao giờ. Những ngưòi tù không cáo trạng, không tuyên án.

*

Thập niên 50s ông Trí tốt nghiệp trường sư phạm lúc còn khá trẻ, hai mươi ba tuồi. Trí lúc đó đổi về cao nguyên đi dạy học tại trường trung học trong một thị trấn biên giới heo hút. Trí tốt nghiệp ban toán lý hoá, nhưng vì thiếu giáo sư nên Trí dạy luôn những môn cần lấp vào chồ trống cho hợp nghĩa, một giáo sư tận tình.

Sau đó không lâu vì nằm trong vị trí chiến thuật, thị trấn được đổi thành tỉnh lỵ và giáo sư Trí trở thành hiệu trưởng Trí. Trí hăng hái lo xây dựng ngôi trường trung học đầu tiên cho tỉnh lỵ. Trí vận động xin được một số máy may Singer của viện trợ Mỹ cho đám nử sinh học nử công. Trí vận động ngân quỷ tỉnh xây thêm phòng thí nghiệm mới cho đa số là đám con trai lớp vật lý có nơi để chứng minh định luật rơi tự do.

Để củng cố vùng biên giới Việt Miên Lào, bộ tham mưu Sư Đòan 23 Bộ Binh kéo vể trấn đống trong thành phố. Thành phố bắt đầu tấp nập. Các trại gia binh, khu cư xá được dựng lên. Ông Trí người hiệu trưởng trẻ đã cố gắng tạo nhiều điều kiện nhập học dể dàng cho con em theo cha, chân quân nhân, đổi về thành phố.

Sau đó chiến cuộc leo thang, tất cả nam giáo chức bị gọi động viên. Trí giả từ thành phố, và về trường bộ binh Thủ Đức theo khóa huấn luyện sỉ quan trừ bị.

Trí có rất nhiều may mắn bất ngờ trong đời. May mắn đầu tiên sau khi giả từ đời sống dân sự có lẻ bắt đầu bằng một tình cờ cuối tuần, ngày chù nhật, khi trường vò bị Thủ Đức chở sinh viên về Sài Gòn nghỉ phép. Phần nhiều sinh viên tân khoa có bồ đi cạnh người đẹp lả lướt ngoài phố Sài gòn trong lớp quần áo lể phục nghiêm chỉnh. Tân sỉ quan Trí chưa có bồ còn đang đứng lơ láo bên lề đường cố định hướng để thả ra phố Catinat đi rong ngày chủ nhật. Đột nhiên một chiếc xe hơi Renault rà rà theo lề đường rồi đổ sát bên anh. Người sỉ quan tương lai gật mình nép vào. Chợt có tiếng gọi trên xe từ phiá sau người tài xế vong ra.

- Thầy Trí, thầy làm gì ở đây"

Nhìn lại như để lục xoát ký ức, trong tít tắc Trí mừng rờ gọi.

- Đại úy Sang!

Chợt nhớ quân kỷ, Trí đứng nghiêm đưa tay chào phất.

- Thầy Trí nhào lên xe đi, mình đi ăn sáng nói chuyện.

Trí quen đại úy Sang lúc ông đưa hai đứa con ghi danh vào trường trung học nơi Trí dạy. Một đứa vào lớp đệ thất và một đứa vào lớp đệ ngủ . Hai đứa học trò chăm chỉ học được hơn một năm thì giả từ thầy theo cha đổi về Sài Gòn.

Trong buồi ăn sáng hôm đó đại úy Sang, bây giờ là thiếu tá Sang hứa sẽ kéo tân chuẩn úy Trí về Sài Gòn làm cho ông. Sau bửa ăn và trò chuyện vui vẻ, Trí cám ơn ông, từ giả và không quên viết cho ông số quân của mình. Không hy vọng gì, nhưng theo phép lịch sự Trí phải đáp lại lòng tốt của người muốn giúp mình.

Sau lể mản khoá, các tân sỉ quan háo hức dò danh sách nơi mình sẽ thuyên chuyển về. Trí có tên trình diện về Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng Trí hoàn toàn không biết mình sẽ báo cáo về sở Kỹ Thuật Biệt Kích cho đến ngày trình diện thiếu tá Sang.

Cái may thứ nhì cho Trí, sở Kỹ Thuật tuyển chuyên viên không ảnh điện toán. Sau một cuộc thi khào hạch toán gây go, Trí và vài sỉ quan với điềm cao nhất được tuyển chọn và gởi đi học khóa huấn luyện không ảnh. Trí trở thành một sỉ quan không ảnh, thuộc phân cục nhẹ nhàn nhất của sở Kỹ Thuật.

Cuộc đời quân ngủ của Trí kéo dài không lâu. Khi bộ giáo dục thiếu giáo sư trầm trọng, một số sỉ quan trừ bị gốc giáo chức được đi biệt phái, và Trí được biệt phái. Cuộc đời quân nhân của Trí chỉ quanh quẩn phòng không ảnh và các lớp học huấn luyện kỷ thuật diển dịch không ảnh được một năm, thế thôi. Thiếu úy Trí chưa hề ra trận để mang “nợ máu” bao giờ.

May mắn tiếp tục nối gót Trí qua bộ giáo dục. Hôm Trí đi trình diện bộ giáo dục, lúc đang leo vòng chiếc cầu thang lên lầu, thì có một người từ phía đối diện đang đi xuống, dáng mạo quen thuộc. Giáo sư Kha, người thầy học củ ở trường quốc gia sư phạm.

- Anh Trí.

- Thầy Kha, kính chào thầy.

Ngạc nhiên thầy trò mừng rở gọi nhau.

- Anh làm gì ở đây"

- Dạ thưa thầy con là sỉ quan biệt phái về bộ giáo dục. Hôm nay con báo cáo trình diện nhận nhiệm sở.

- Quí hóa quá! May mắn quá! Tưởng ai chớ anh Trí, học trò “zuột” của tôi. Tôi đang cần một tùy viên phụ tá. Anh có qua làm cho tôi không nào" Theo tôi, theo tôi. Mình qua phòng nhân sự.

Sự nghiệp của Trí từ đó êm đềm và nhẹ nhàng đi lên như diều lên mây bên bộ giáo dục. Tất cả thanh tra vùng khi có dịp về báo cáo bộ, đều không bao giờ quên tới tìm ông chánh sự vụ hiền hòa với những nón quà đặc sản mang về từ các địa phương.

Trí gặp cô giáo sư trẻ dạy Việt Văn ở trường Gia Long lúc về làm ở bộ giáo dục không lâu. Cô tên Việt. Trí gặp cô trong một cuộc thanh tra trường. Cô Việt hiền hòa hơi nhúc nhát, nhất là giửa đám nam giáo sư ồn ào.Vài mẫu đối thoại ngắn trao đổi giữa hai người. Nhưng thứ ngôn ngữ không âm thanh qua ánh mắt, nụ cười nói với nhau nhiều hơn trong lần hội ngộ sau đó. Cuộc tình không lãng nạn và không trắc trở nảy sinh với một kết cục có hậu. Hai người lấy nhau. Một đám cưới trong vòng bà con, bạn bè thân mật diển ra năm sau đó.

Thế rồi cuộc đời Trí cứ như dòng nước trôi hiền hòa. Khi Trí tạo được một vị trí ở bộ giáo dục thì cô Việt đã có ba đứa con và tạo được một mái ấm êm đềm.

*

- Amber, đi ra mau đi con. Trời lạnh lắm, kéo cái nón kín lại.

- Ngoại ơi, ngoại có gói gummy bear để trong hộp lunch cho con không"

- Có chớ cháu cưng. Ngoại đâu có quên. Đây để ngoại gài cho cái seat belt.

Ông Trí lái chiếc xe vòng quanh sân cỏ đã chết lạnh vàng úa, nối đuôi một hàng xe dài đang đổ đám trẻ xuống lề đường xi măng dẫn vào cửa trường.

- Bye ông ngoại, see you later.

Amber đưa tay hôn gió ông ngoại và chạy vội vào trường.

Ông Trí gọi vói theo.

- Amber, đừng chạy con.

Ông Trí lái xe trờ về nhà, đậu bên lề đường. Xuống xe ông bước lên sân nhặt tờ báo nằm trên cỏ trước khi đi vào nhà. Ngồi trên chiếc ghế bành, chậm rải ông Trí dở báo ra đọc dòng headline news. Số vốn Pháp văn của ông không giúp ông đối thoại với lối xóm được, nhưng ông có thể đọc báo Mỹ hàng ngàỵ khá dể dàng. Tin thời sự, chính trị và dò những món hàng on sales trong siêu thị gần nhà. Hôm nào xương đuôi bò on sales thì tuần đó ông Trí nấu phở.

Những hôm trời chưa đổ lạnh, đọc báo xong ông Trí mang đôi giầy Nike và bắt đầu tập thề dục bằng cách thả bộ đi lên con đường dốc thoai thoài. Hôm nào ông cũng bắt đầu theo con dốc ngược đi lên để khi trở về dốc đổ xuống đi đở mệt. Con đường trước nhà ông ngoằn ngoèo bao quanh khu đồi, băng ngang một công viên. Nhìn xuống triền dốc là một khu nhà biệt lập ở bên kia bờ hồ, giữa rừng oak chen lẩn cây cedar xanh mướt.

*

Trại tù cải tạo nằm ngang lưng chừng đồi. Giữa rừng lá xanh, người ta vạt một khoảng đất dựng lên mấy dãy trại với vòng rào kẽm gai bọc chung quanh. Rừng núi ở đây trùng điệp ngát ngùng và sâu thẫm hơn khu núi rừng cao nguyên miền nam nhiều.

Khi được đưa vào trại, một số người đã nằm liệt được các bạn tù khiêng trên chiếc cáng gỗ xiêu vẹo làm bằng cây rừng bện vào nhau bằng mớ dây vỏ cây. Số con bịnh còn có thể ngồi dậy được người ta cho giừ lại các trại để các bạn tù săn sóc. Nào có thang thuốc gì đâu, chỉ là những góc bánh bột mì được bẻ ra dành thêm phần ăn cho bạn lấy chút sức. Rể cây, bông cỏ, lá rừng là những thứ thuốc thiên nhiên có công hiệu như tình người chăm sóc. Một vài người bịnh không thể ngồi dậy được nữa, được đưa vào căn trại phía cuối con dốc, “trại tử tù”, nằm chờ chết.

Khi người ta gọi tất cả công chức, quân nhân trình diện tại phường, ông Trí đi trình diện. Vài ngày thôi, họ sẽ cho mình về. Ông Trí chỉ là một công chức, không tham nhũng, chưa hề cằm súng bắn ai, ngoại trừ mấy cái bia ngoài bải tập bắn. Lon thiếu úy đã gỡ cất từ lâu. Mấy ngươì trong phường xóm không ai biết gốc biệt phái của ông Trí. Mọi người đều biết ông Trí sáng “xách ô đi, chiều vác về” làm bên bộ giáo dục.

- Phan Trọng Trí.

- Có mặt!

- Anh khai anh làm công chức bộ giáo dục phải không"

- Dạ phải.

- Láo, láo phét, anh khai lại đi.

- Thế nào, hôm nay còn làm ở bộ giáo dục nữa không nào"

- Dạ thưa đồng chí...

- Không ai đồng chí với anh, Mỹ ngụy láo khoét!

- Dạ thưa ông, tôi làm ở bộ giáo dục được mười năm.

- Khoét lác. Anh tưởng đảng không biết lý lịch anh sao"

Ngừng một giây, gã cán bộ tiếp:

- Anh làm tình báo nha Kỹ Thuật. Chịu thú tội đi bác và đảng sẽ khoan hồng

Ông Trí làm tờ tự khai lại không biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn chưa thấy khoan hồng. Ông bị dời từ trại cải tạo nầy qua trại cải tạo khác và lầu sau cùng vào trại Sơn La. Bác và đảng không tin vào lời khai ông làm trong nha Kỹ Thuật chỉ qua lớp huấn luyện không ảnh.

Ông Trí đã nằm co ro trên chiếc phản cây hơn mười lăm hôm. Ông nóng sốt, nôn mửa đến hôm đó chỉ còn là một bộ xương thở thoi thóp. Tay chân ông co quắp thu vào thân như một thai nhi. Bác sỉ Đán người bạn tù cái tạo của ông Trí từ ngày còn ở chung trại trong Gia Định, hàng ngày đến thăm và chẩn mạch cho ông.

Bác sì Đán là người tù duy nhất trong trại được ra vào thong dong đôi chút. Vì quản trại cần bác sỉ, nên đối xử với bác sì Đán khá rộng rải. Họ cho bác sì Đán lên phòng gác soạn mớ thuốc đảng gởi vào để trị bịnh cho họ. Bác sỉ Đán thỉnh thoảng giấu được vài viên trụ sinh, hoặc vài viên ký ninh, cất kỷ lưởng để giúp đở bạn tù theo lương tâm của một y sỉ mà cũng là bộ trưởng bộ Y Tế.

Bác sỉ Đán cũng không trị được bịnh của ông Trí.

- Trí ơi, tao đành bó tay thôi. Sách thuốc tao có học nhưng không có thuốc làm sao trị bịnh cho mầy.

- Bác sĩ Đán ơi đừng lo nhiều. May thầy phước chủ, tôi chết tại tới số chớ không phải tại anh thiếu học.

Anh em đành khiêng ông Trí qua trại tử tù. Quản trại cho vài khúc gỗ vụn, mớ đinh sét để đóng một chiếc quan tài chờ chôn ông Trí. Một buổi sáng, nằm trên tấm phản gổ, ông Trí nghe tiếng lục dục ở hàng hiên.

- Trí ơi, tụi tao qua coi mầy chết chưa.

- Chưa đâu số tao chưa chết đâu, tụi bây đừng có trù!

- Số tới hay không, tụi tao cóc biết. Tụi tao qua đây khiêng mầy ra giám sát cái quan tài của mầy đây.

Mấy người bạn tù khiêng ông Trí trên chiếc cáng ra hàng hiên. Chiếc quan tài đóng từ những miếng gỗvụn hở đầu hở hông thật tội nghiệp.

Ông Trí thản nhiên châm bíếm.

- Tui bây đem trả lại đảng đi. Cái hòm đóng hở tùm lùm tao không nhận đâu. Đóng cái khác kín một chút đem lại cho tao thì tao mới nhận rồi mới chết được.

*

Cô Việt đưa ba đứa con về quê một năm sau khi Ông Trí đi trình diện học tập không trở về. Phường khuyên cô đăng ký đi vùng kinh tế mới trên Củ Chi. Cô biết mình không thể sống được ở Sài Gòn, mà lên vùng kinh tế mới thì chết sớm thôi. Biết bao nhiêu người đã bỏ những vùng kinh tế mới trốn về Sài Gòn sống chui, nên cô xin đăng ký hồi hương. Về quê gần cha mẹ và mấy đứa em, đám con cô có chổ nương tựa.

Tình trạng gia đình ba má cô Việt cũng không khá hơn. Là thương gia trung lưu nên toàn bộ tài sản của ba má cô Việt bị đảng kiễm kê tịch thu hết và gia đình đã dọn về ruộng. Nhờ cất giấu một ít vàng, ba má cô Việt mua được mấy công ruộng với hy vọng mang gốc nông dân gia đình được sống yên.

Sau mùa gặt, chị em cô Việt phải đi gánh lúa từ ruộng về nhà. Vai cô Việt đỏ rát. Giá gánh một gánh đầy còn đở hơn một gánh không. Sức nặng của gánh lúa đè xuống bắp thịt vai đã sưng đỏ như dằn được cơn đau nên cô cãm thấy đở hơn. Cô Việt khóc nhiều bây giờ không còn nước mắt để khóc nữa. Chồng cô bị đưa đi trại cải tạo ở bắc Việt không còn mong chi ngày về. Ba đứa con của cô gốc Mỹ Ngụy thì chỉ tàn một đời thôi. Cô chỉ muốn chết cho xong.

Thằng nhỏ chăn trâu tìm được xác cô Việt nằm úp mặt trên con lạch cạn bên bờ đê giữa đám ruộng của Út Chít. Con lạch nước không sâu lắm chỉ ngang đầu gối. Vậy mà cô Việt té xuống chết đuối.

Mãi hơn năm sau ông Trí mơi biết vợ mình chết, nhưng ông không rõ tại sao. Rồi năm sau nữa ông mới hay ba đứa con ông đã theo toàn thể gia đinh ngoại đi vượt biên. Từ đó đám con sống chết ra sao ông hoàn toàn không biết.

*

Nhờ được tin dùng nên bác sỉ Đán được đám cán bộ trại cho ra ngoài lân la qua mấy bản Thượng tìm thuốc Nam. Ít lâu sau bác sỉ Đán nói được tiếng Mường và học được một số thuốc rừng của dân Thượng. Những viên ký ninh hay viên trụ sinh cất giấu từ những thùng thuốc tếp tế của cán bộ không giúp anh em trại nhiều bằng mớ thuốc cỏ bác sỉ Đán học được của dân Thượng.

Bác sỉ Đán mang mớ lá đập dập vắt nước xanh lè qua trại tử tù cho ông Trí.

- Trí ơi, mầy nói may thầy phước chủ.

Ngừng giây lát , bác Sỉ Đán nói tiếp.

- Hổm rày tao lên rẩy Thượng họ chỉ cho tao mớ lá nầy. Tao thử cho mầy uống coi ra sao. Nếu uống không hết mầy có chết cũng rán mát bụng là thằng bạn của mầy chạy hết thuốc rồi nghe.

Ông Trí đáp thều thào.

- Đán ơi tôi đã nói với anh rồi, số tôi chưa chết đâu. Có đưa thuốc độc đây tôi uống rồi cũng sống nhăn răng cho anh coi.

Kỳ nầy thì thật là may thầy, ông Trí chẳng những không chết mà lại khoẻ ra, không còn mửa thóc mửa tháo nữa. Cơn sốt cũng tan luôn. Anh em bạn tù bắt đầu đút cho ông Trí vài miếng bánh bột nhỏ. Ông nhai chậm rãi, nuốt từ tốn. Khi ông Trí đủ sức có thể ngồi dậy được, anh em xin phép cán bộ mang ông về trại. Những mẫu bánh anh em bạn tù xé bớt phần để phụ trội cho ông Trí thấy hiệu quả rỏ rệt. Bộ xương ông Trí đầy thêm một ít. Rồi ông Trí khỏi hẳn. Chiếc quan tài đóng cho ông đặt trước hàng hiên bên trại tủ tù đã bị lãng quên.

Bác sỉ Đán thì thầm vào tai ông Trí.

- Trí, tối mai tao đi.

- Đán ơi, tôi thấy bổn mạng anh không tốt lắm đâu. Tôi lo quá.

- Thì cùng lắm tao chết thôi.

Bác sỉ Đán trầm ngâm giây lát.

- Thà tìm đường sống trong cái chết, còn hơn chết dần trong cỏi sống ở đây.

Những khi lên bản thượng học thuốc Nam, bác sì Đán có dò xét kín đáo địa hình trong vùng. Những lần vào rừng kiếm thuốc bác sì Đán ráng định vị trí phương hướng và tự vạch một bản đồ trong đầu. Qua biên giới Lào không xa lắm. Nếu êm xuôi, mất hai ngày đường vượt rừng. Qua bên Lào được rồi thì tìm con đường mòn mấy người Thượng chỉ, đi thêm một ngày, nhiều lắm hai ngày sẽ tìm được xóm dân.

Trời thượng du đêm xuống nhanh. Bạn tù trại ông Trí đêm đó im lặng lạ thường. Thỉnh thoảng có vài tiếng ho khún khắn. Không ai nói một lời, nhưng mỗi người đều thầm cầu nguyện một đêm yên lành. Gần sáng có nhiều tiếng súng vọng lại từ phía bên kia sườn núi. Đôi khi có những tiếng súng vọng về từ phía đó. Tiếng súng của lính Việt và lính Lào. Không có gì nghiêm trọng. Có khi chỉ là súng hăm dọa, tranh dành nhau một vùng săn của hai bên.

Tờ mờ sáng có nhiều tiếng huyên náo trước cửa trại. Vài tiếng chưởi đổng của cán bộ. Mọi người nghe ngóng. Tiếng kẻng họp trại hôm đó hình như sớm hơn mọi hôm. Sau một hồi tung xưng bác và đảng, tiếp tục bằng những lời hăm dọa dài dòng của anh cán bộ, mọi người biết cái xác còn nằm ngoài cổng trại là bác sỉ Đán. Trên đường tìm sống bác sỉ Đán đã lọt vào giừa hai lằn đạn tranh chấp, như con thú lọt vào giữa vòng vây thợ săn.

Bạn tù đặt bác sỉ Đán vào chiếc hòm trước hiên trại từ tù. Buổi chiều một hàng người lặng lẻ theo sau chiếc quan tài đóng hở đi lên ngọn đồi phía sau trại.

*

Người ta thả ông Trí ra. Sau mười hai năm “chuyên cần học tập”, ông Trí được “tốt nghiệp”. Cầm mảnh giấy phép cho trở về Sài Gòn, ông Trí xúc động và ngơ ngác tưởng như đang chiêm bao.

Hơn hai tuần sau ông Trí mới lần về tới Sài Gòn. Ga xe lửa đỗ bến Phạn ngủ Lão. Đường phố Sài gòn sao xa lạ quá cho gã Từ Thức trở về từ cỏi lưu lạc. Ông Trí tìm về ngôi nhà của mình vào lúc nừa đêm. Vẫn khung cửa quen thuộc bây giờ được sơn màu nâu lợt. Tường phết vôi mùa ngà còn mới. Căn nhà không bị bỏ quên.

Có tiếng gọi vọng xuống từ ban công căn nhà đối diện con ngõ.

- Ai đó" Cần gì"

Giọng nói nghe lạ quắc.

- Dạ tôi ở quê lên tìm nhà bà con lộn ngỏ.

Ông Trí đáp và trở gót.

Ông Trí đi bộ qua con lộ Phan Đình Phùng rồi rảo bước về Nguyễn Thiện Thuật , tìm về căn nhà của người em họ. Cả gia đình ông Trí và gia đình vợ ông đã lần lượt đi vượt biển hoặc đi chính thức khỏi Việt Nam từ bao năm nay. Ông Trí chỉ còn một cô em họ con người chú ở Sài Gòn. Cô có chồng cán bộ và có một cừa hàng khá giả trong thương xá An Đông nên không đi.

Ông Trí lúc nào cũng may mắn. Cô em họ có lòng tốt đã mở cửa và cưu mang ông Trí. Vợ chồng cô cho ông làm trên tiệm buôn khuân dọn hàng từ nhà kho. Hai vợ chồng cô em họ nuôi ăn, nuôi ở và trả ông Trí chút tiền tiêu vặt hàng tháng. Ông Trí hội nhập lại cuộc đời.

Có lần lúc rổi rảnh ông Trí bấm tử vi cho cô em. Sau những lần thành công trong thương vụ nhờ xem vận mệnh, cô giới thiệu bạn bè và các cán bộ bạn của chồng mình đến gặp ông Trí. Ông Trí bây giờ thôi không phài đi làm ở cửa hàng của cô em họ nữa. Ông thuê một căn gác nhỏ trong ngỏ để ở và để coi tử vi. Ông không cần đăng bảng hay quảng cáo, thế mà khách của ông vẫn tìm tới ông nườm nượp. Cán bộ càng cao cấp càng tin tưởng lá số tử vi càng nhiều. Ngoài tiền lệ phí trả ông Trí rất hậu, họ còn mời ông đi ăn nhậu liên tu. Họ mang cho ông quà cáp nào rượu, nào thuốc lá hàng nhập cảng đắt tiền.

Ngày xưa khi còn là thầy giáo và hiệu trưởng, ngoài giờ dạy học, còn độc thân nên ông Trí không biết làm gì để giết thì giờ trong một thành phố biên giới. Thính thoảng cuối tuần ông Trí theo mấy đứa học trò đi picnic trên rẫy cà phê. Vào mùa hoa cà phê nở, những chùm hoa nở rộ trắng ngát, thơm ngút ngàn. Thời giờ còn lại ông đọc sách và nghiên cứu tử vi toán số. Những năm đi cải tạo, ông tiếp tục nghiên cứu và trao đổi kiến thức về tử vi với các bạn tù cho qua ngày tháng.

Thật trớ trêu, mớ kiến thức góp nhặt cho qua ngày tháng đó bây giờ đã trở thành nghiệp sinh nhai cho ông Trí. Lớp cán bộ đã từng dạy ông chủ nghĩa cộng sản, thuyết hiện sinh, thuyết Darwin tiến hoá, thuyết vô thần. Bây giờ cũng lớp cán bộ trong khung khổ đó, tin tưởng vào vận mạng, “thành sự tại thiên”. Tin tưỏng vào một quyền lực siêu nhiên. Trời định.

Ba đứa con ông Trí bây giờ đã lập gia đình và có sự nghiệp tốt đẹp bên Mỹ. Hai cô gái đều làm kỹ sư software. Cả hai đều có chồng làm cùng ngành. Đứa con trai út đã tốt nghiệp y khoa và hiện đang đi thực tập tại một nhà thương.

Cuộc sống của ông Trí tuy khá thoải mái ở Sài gòn sau khi trở về từ Sơn La, nhưng cảm thấy cô liêu nên ông Trí quyết định “về” với gia đình. Khi ông Trí gặp lại các con ông, cha con đều ngở ngàng. Những đứa bé thơ ngây khi xưa bây giờ đã trưởng thành.

*

- Hello ba hả" Ba cho con Amber uống thuốc Amoxilin chưa"

- ....

- Thuốc màu hường kẹo kẹo trong cái chai đó.

- ....

- Dạ ba cho nó uống một muồng cà phê.

- .....

- Con gọi ba check con Amber chút thôi.

- .....

- Chiều nay con ráng về sớm.

- ......

- Con phài ghé qua tiệm thuốc lấy thêm thuốc ho cho con Amber, ba có cần thêm gì không"

- .......

- Dạ con sẻ lấy thêm hộp sửa tươi.

- ......

- Bye ba.

*

Mùa hè năm ông Trí rời Việt Nam qua với con ông, trời tiểu bang Arizona nóng hơn bình thường. Căn nhà ở Mỹ kín mít. Chiếc máy lạnh thồi rì rào gần như không ngừng ngày lẫn đêm. Ông Trí đứng dưới hàng hiên sau nhà, sức nóng hắt vào mặt ông hừng hựt như trong lò hoả thiêu. Ông Trí đốt điếu thuốc và cố hít vào. Ngụm khói trôi xuống đốt bỏng cổ họng ông, cuống phổi ông. Sau mấy ngày đốt thuốc hút trong hỏa lò của sa mạc Sonora, ông Trí bỏ hút thuốc một cách dể dàng.

Cháu Amber ra đời ở Texas. Con bé sổ sửa thật kháu khỉnh, y như mẹ nó lúc còn nhỏ. Sau sáu tháng nghỉ sở ở nhà nuôi con, con gái ông Trí trở lại đi làm và dự đinh gởi Amber lên nhà trẻ. Ông Trí ngăn cản và nhất định đòi nuôi cháu ở nhà cho bằng được. Chiều lòng cha, con ông Trí cho ông nuôi cháu thử một tuần. Chỉ sau vài ngày ông Trí đã thuần thục những công việc thay tả, đổ sửa và cho cháu bú.

Rồi ông giữ Amber ở nhà cho tới khi nó đi học bây giờ đã lên lớp bốn. Tuy bận rộn suốt ngày nhưng đây là thời gian ông Trí cãm thấy hạnh phúc nhất đời mình. Ông có được một “người bạn” bên cạnh để yêu thương săn sóc. Ngày của ông Trí vắng vẻ đôi chút khi con bé Amber bắt đầu đi học.

Chúc Chân


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến