Hôm nay,  

Chuyện Anh Hai Saigon: C’est La Vie!

27/12/200500:00:00(Xem: 216746)
Người viết: KIM N.C.

Bài số 905-1505-231-vb2122605

*

Tác giả Kim N.C., cư dân Anaheim, đã góp nhiều bài viết đặc biệt, giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài mới viết của bà được ghi: Tặng JoleneV-

*

Tình nghĩa đôi ta….

Anh Hai Saigon có thằng bạn chí thân từ thuở còn mê đá dế, nuôi cá lia thia 7 màu, những trưa nắng hè tóe khói, cả hai ở trần chỉ mặc mỗi một cái quần xà lỏn đi vớt loăng quăng ở xóm Lâm Tì Ni, nó là thằng Tư còm, nó còm đến nỗi người ta có thể đếm được mấy cái ba sườn của nó. Khi lớn lên, cả hai vẫn còn thân, thậm chí có lúc cùng yêu thầm cô nhỏ láng giềng, cô bé vẫn thường hay ra phụ má bán hàng ở cái quán nhậu nho nhỏ ở cái hẻm tận cùng khu cư xá kiến thiết, chiều chiều có mấy anh mấy chú lai rai cụng ly vui ra phết.

Khi anh Hai Sài Gòn và Tư còm vô lính -"rớt tú tài II…anh đi Thủ Đức" khi ra trường cũng lon lá đóng vai quan chuẩn úy trông cũng le lói như ai. Từ rày mỗi khi trở về xóm cũ, Tư còm có quyền ôm cái đàn cũ rích, hát sai tông lạc điệu mỗi khi trông thấy cô láng giềng:

"Khi lính đã yêu bướm ghen tình thắm

Muôn kiếp vẫn yêu nói chi ngàn năm

Khi lính đã yêu rừng tàn núi lỡ…."

Tán riết cô bé láng giềng cũng phải lòng anh quan chuẩn úy trẻ tài cao. Rồi đám cưới …rồi đẻ con- "cuộc đời vẫn đẹp sao tình yêu vẫn đẹp sao…" Đùng một cái nữa thì xôn xao lệnh di tản, đùng nhiều cái nữa thì vợ chồng Tư còm và con cái ngồi như xếp cá mòi sandine trên con tàu Trường Xuân.

Tạm trú ở Hồng Kông vài tháng thì gia đình anh Tư được một nhà thờ ở miệt Minnesota bảo trợ. Lại bắt đầu một cuộc sống mới với 2 bàn tay trắng 4 bàn tay không, lại cấp sách tới lớp học lớp chữ to Easy English, và cũng giống như mọi người đến Mỹ năm 1975, nghề thịnh hành và dễ dàng nhất cho người di dân mới, đó là "chồng tách (techtician) vợ ly (assembly)". Cuộc đời vô cùng êm ả như mặt hồ Calhoun ở xứ Vạn Hồ, mùa đông dài đăng đẳng thì đi câu cá xem phim bộ, thành phố vợ chồng anh Tư ở thì hàng quán đếm được trên đầu ngón tay, cả đoạn đường Nicoletle gần downtown có vài quán phở, sách báo thì cũng hiếm hoi, nên đôi khi anh Tư cũng phải chắc lưỡi - Cái xứ chi mà buồn lạ lùng, mùa hè còn đỡ, còn nghe ve kêu còn thấy một màu xanh cây cỏ, đến mùa đông thì khỏi nói, trời đã buồn vì một màu trắng xóa mà người ngó càng buồn hơn vì quần áo mùa đông mặc cả bầy, đàn bà con gái thì mặt mày tái mét vì giá lạnh.

Cho đến một ngày vợ chồng anh Tư bắt được cú phone của anh Hai Sài Gòn ở miệt "Xăng-Ta-Á-Nà" gọi lên Minnesota thì cuộc đời biến đổi từ đây. Giọng anh Hai sang sảng như lệnh vỡ:

- "Hey Tư Còm, còn biết ta là ai không""

Bao nhiêu năm trôi qua nhưng làm sao mà Tư còm quên được.

- Anh Hai Sài Gòn, sao ông biết tui ở đây" Giọng anh Tư mừng rỡ như bắt được vàng.

- Tao đi hội ái hữu xóm cư xá Kiến Thiết, dò la tin tức của mày bấy lâu nay giờ mới có được, sao ở chi cái miệt "em Pleiku má đỏ môi hồng" xa lơ xa lắc, xuống Cali, thiên đàng Mỹ quốc là đây." Anh Hai Sài Gòn nói một tràng nghe như đạn liên thanh nổ.

- Để tao tính - sao" Chị Hai Sài Gòn và lũ nhỏ ra sao rồi""

- Giờ này mà còn hỏi chị Hai Saigon thì quả là xưa như trái đất, tao có tới chị Ba, chị Tư và sắp sửa có chị Năm Saigon rồi. Thôi thu xếp làm 1 cú "vê kế sần" Cali, tao lo hết.

Đang ở xứ buồn muôn thưở với cuộc sống vô cùng phẳng lặng, cú phone của anh Hai Saigon như một luồng sinh khí mới thổi vào cuộc đời anh Tư - ôi." Cali Phọc-Ni-a". Đúng là California dreaming" chuyến bay từ xứ vạn hồ đáp xuống sân bay mang tên anh chàng tài tử cao bồi John Wayne, vợ chồng anh Tư đã được tiếp đón nồng hậu với chiếc xe Hummer cực kỳ tráng lệ với dàn đèn trong ngoài trước sau sáng chói - xe vừa tới đường Bolsa là vợ chồng anh Tư thấy choáng váng như lạc từ sao Hỏa- đúng là Little Saigon, mặc dù bao nhiêu bạn bè đã từng du lịch nước Bolsa, họ kể đủ điều nhưng vẫn còn thiếu sót, phải tận mắt nhìn thấy như anh Tư giờ đây mới cảm nhận được thế nào là Little Saigon.

Anh Hai Saigon, người thành công trong lãnh vực thầu cắt cỏ, làm hoa viên, nay đã ra dáng ông chủ với căn nhà bạc triệu, với cô vợ nhí trẻ đẹp mới rước từ Sè Goòng qua. Buổi sáng thứ Bảy, anh Hai Saigon chở vợ chồng anh Tư thả xuống khu Phứơc Lộc Thọ, sau khi hẹn gặp lại chiều nay sẽ có đại tiệc rồi sau đó là mục nhảy đầm ở "Mà-rét-tích"

Làm như người Việt tị nạn ở nước Bolsa này không ưa chuyện nấu ăn nay sao mà anh Tư dòm từ trái qua phải từ dưới lên trên thấy toàn là nhà hàng và food to go, gọi nôm na là cơm chỉ mà mấy chỗ này anh Tư thấy đa số các ông đến chỉ chỏ nhiều nhất - Thảo nào báo nói tỷ lệ divorce ở Cali tăng càng cao thì quán food to go mở càng nhiều. Anh Tư cũng nhận thấy : Em- Cali- má- đỏ- môi- hồng nhìn vô cùng mát mắt, có lẽ vì khí hậu mùa hè nên các em tóc xõa vai trần rồi thì dạo này là mùa fashion hở ngực nên các em Cashier quán phở, quán nước, quán cà phê đều đi gặp bác sĩ thẩm mỹ - nói tóm lại, đàn bà con gái ở Cali vô cùng hấp dẫn (anh Tư sẽ dẫn chứng vào hồi sau)

Khu Phứơc Lộc Thọ, anh Tư đặt tên là ngã 3 Ông Tạ cho đỡ nhớ quê hương, ngày cuối tuần vui chưa từng thấy, đó đây các cụ già chơi luôn bộ đồ bà ba phe phẩy chiếc nón lá đi ra đi vào gọi nhau ơi ới, mấy ông thì tụ lại ở mấy quán cà phê đấu láo chuyện thời sự, các hàng ăn thì rộn ràng, anh Tư tưởng đâu mình đang đứng giữa chợ Bến Thành Saigon.

Chị Tư thì khỏi nói, chị như sa vào mê hồn trận của mấy trăm quầy nữ trang bên trong khu Phước Lộc Thọ, chị kéo anh Tư vào theo ngắm nghía, chọn món này trả giá món kia chóng cả mặt, Anh Tư không hiểu nỗi tại sao đàn bà ngộ quá, mê gì không mê lại mê mấy cục đá được mài dũa sáng chói trị giá ngàn này ngàn nọ.

Như anh Hai Saigon đã hứa, một đại tiệc ở nhà anh Hai, một con heo quay to đùng, xôi gấc, bánh bèo, bánh bột lọc, bún giả cầy, cháo lòng, bê thui, tiết canh vịt…thức ăn của 3 miền dân tộc đang quây quần mật thiết trên bàn, từ món ăn chơi tới ăn thiệt, bia rượu ê hề.

Thiệt là có phước cho ai được sống ở nước Bolsa.

Cần chi phải mua vé máy bay về Việt Nam nữa, cứ Cali mà du lịch là ai ai cũng được "èn doi" tới bến. Bạn cũ, bạn mới, thôi thì mạnh ai nấy nói, ồn ào, như chợ vỡ. Vợ chồng anh Tư được anh Hai Saigon giới thiệu với bạn bè như là một người thân lâu ngày mới được gặp.

Bữa tiệc vô cùng sôi nổi, chị Tư thì lóa cả mắt vì những cục hột xoàn to như quả trứng cút trên tay trên cổ quý bà, chị trầm trồ những chiếc mũi thanh tú trên những khuôn mặt về chiều, những mái tóc kiểu cọ đủ màu sắc mà màu muối tiêu đã được Miss Clainol xóa đi giùm. Anh Tư nãy giờ có thể dẫn chứng cho quý vị về vụ đàn bà con gái xứ Bolsa quyến rũ nhất, anh Hai Saigon ghé vào tai nói nhỏ:

- Mày nhìn em áo đỏ đằng kia, U60 rồi mà còn mượt mà lắm, em đang là "góa phụ ngây thơ", tao giới thiệu để mày đấu hót cho vui".

Anh Tư đưa tay ra hiệu cho anh Hai Saigon thấy sư tử Hà Đông của anh đang đứng kia quan sát anh, mà quả thật, góa phụ ngây thơ nhìn như 40 tuổi, nhưng chắc chắn rằng bàn tay của các bác sĩ thẩm mỹ góp phần không ít trên khuôn mặt, trên cái body của nàng. Mà anh Tư thì cũng không muốn bão Katrina bay vô nhà anh.

Ăn uống, nhậu nhẹt đã đời rồi cả đám kéo nhau đi nhảy đầm, nghe nhạc, công nhận Cali là thiên đường. Anh Tư cảm thấy tâm hồn lâng lâng như thuở mới lớn. Những ngày sau đó là tiệc lớn tiệc nhỏ từ đồi xuống biển, từ quận Cam xuống tới China Town.

Những ngày thần tiên trôi qua, chị Tư trước khi rời Cali đã tuyên bố một câu xanh rờn: Mình sẽ "mu" về Cali ở nha anh, anh Tư chỉ ầm ừ. Anh Hai Saigon hứa hẹn sẽ giúp vốn làm ăn….

Thế là đang an cư lạc nghiệp ở xứ Vạn Hồ, cả nhà anh Tư lại trực chỉ California làm một chuyến viễn du. Anh Tư theo anh Hai Saigon thầu job làm vườn, chị học làm tóc làm nail cho đúng thời trang nhạc tuyển.

Tiền bạc rủng rỉnh đi vô thì hạnh phúc đủng đỉnh đi ra.

Chị Tư giờ đây đã thay hình đổi dạng hoàn toàn, bạn bè cũ có gặp cũng phải nhìn cho kỹ mới nhận ra chị. Anh Tư ở cùng nhà mà có khi thấy chị lạ hoắc tưởng đâu bước lộn vô nhà ai. Được sự giới thiệu của chị Hai Saigon, chị Tư đi từ bác sĩ thẩm mỹ này qua bác sĩ thẩm mỹ khác, mắt thì đi ông A, mũi thì phải đi với ông B, cằm chẻ thì bà C…Đã lâu chị cũng quên lũ nồi niêu soong chảo đang quạnh hiu ở bếp, chị không nấu là vì nấu thì phải ăn, mà ăn thì mập, chị đang "đai ệt" để có thể mặc mấy cái quần Jean hiệu số 7 mới mua. Anh Tư được khuyên đi nhà hàng ăn với lũ con cho khỏe, anh lên tiếng cằn nhằn thì chị nổi cáu lên:

-"Này, đừng có mà lớn tiếng với con này nhá. Đừng quên anh đang ở xứ cờ hoa nhá, đàn bà, con nít, chó mèo, cây cỏ, ông già bà cả rồi mới đến đàn ông nhá. Đừng có mà "abuse" con này nhá…."

Dần dần, ngôi nhà như địa ngục, ai ở phòng nấy cho đến lúc xảy ra xô xát lớn khi chị tối ngày chỉ lo sắc đẹp, shopping và thỉnh thoảng theo bạn bè đi bycicle giải trí. Từ đấu khẩu qua đấu võ mà phần thắng luôn nghiêng về phía chị Tư cho dù anh Tư mang thương tích đầy mình vì những ngón tay đắp bột cứng ngắc của chị Tư cào cấu - lũ con sẵn cơ hội sóng gió bèn dọn ra khỏi nhà. Vợ chồng anh Tư chia của chia tay chia tiền cho… luật sư, rồi đường ai nấy bước.

II. Khi Việt Kiều….yêu.

Không phải tại anh mà cũng không phải tại em….tại Hai Saigon mà chúng mình xa nhau" anh Tư lẳng lặng giã từ vũ khí, giã từ em Bolsa má đỏ môi hồng quay về cố hương- xứ Vạn Hồ có lẽ thích hợp với anh hơn - lũ bạn ở hãng cũ xúm lại phỏng vấn đủ điều:

-"Sao kỳ dzậy" Thiên hạ thường hay hát:

"Bolsa đi dễ khó về

Trai đi có vợ gái dzìa có con" mà….hi…hi.

Anh Tư quay về công việc cũ, tìm quên trong công việc làm. Cho đến một năm sau kể từ khi rời Cali, anh Tư mới nhận được cú phone của anh Hai Saigon:

-"Tư à, tao vô cùng sorry chuyện của mày, tao đâu ngờ cái "ai-đia" của tao làm hại bạn hiền. Thôi đừng buồn nữa, có điều gì mà không thể xảy ra trên cái cõi đời ô trọc này đâu! Mà cũng không phải là lỗi của mày. Giờ mày cũng hiểu tại sao những trận bão kinh khủng nhất đều mang tên của đàn bà con gái- thôi, nghe tao làm lại cuộc đời- Mở internet ra mục tìm bạn, rồi mày sẽ thấy- "và- con- tim- sẽ- vui- trở- lại"- Ráng quen em nào ở Sài Gòn càng tốt, có dịp về thăm nhà, mà đàn bà con gái ở bển theo tao dịu dàng, chìu chuộng hơn….

Thế là "mỗi- ngày- tôi- chọn- một- niềm- vui" (TCS). Anh Tư chăm chỉ chát tới chát lui- Sau cùng anh Tư kết với cô em " Vivi 45 tuổi chưa từng lập gia đình, hiền ngoan, yêu màu tím, tìm bạn tri âm, nếu hợp sẽ tiến tới xa không hợp cũng tiến luôn…ưu tiên cho ai ở Cali"….

Anh Tư lóng này yêu đời ca hát lảm nhảm cả ngày: " Anh yêu tình nở muộn…"(yêu)- Năm tháng trôi qua mối tình trên mạng nghe ra cũng khăng khít. Anh Tư làm một chuyến về quê khi tóc đã muối tiêu, da mặt đã trổ đồi mồi, sinh lực cũng khá hao mòn vì mấy chục năm cày bừa trên đất Mỹ.

Nhưng không hề chi, đó là chuyện nhỏ, chuyện lớn là đã kết được một em còn trong trắng ngây thơ.

Những ngày ở Saigon là những ngày tuyệt cú mèo, Anh Tư thuê một chiếc Spacy chở em gái Vivi lả lướt khắp phố xá Saigon- đẹp- lắm- Saigon- ơi. Nhớ lại lúc mới gặp nhau ở phi trường, anh Tư cảm nhận cô em có vẻ hơi thất vọng vì tuổi chớm già của anh Tư, nhưng không sao, lại chuyện nhỏ, những chuyến đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang ra tận Huế, Hà Nội, chao ơi, cô em vòi mua sắm đủ điều, Anh Tư chìu tới bến, chuyện nhỏ luôn.

Tiền mặt đem theo cũng cạn vì lúc này cái giống gì ở Saigon cũng đắt, chẳng lẽ mang danh Việt Kiều Cali về mà dẫn em đi ăn cơm bụi coi sao đặng" Giá chót thì cũng phải ăn sáng ở phở 24, qua cà phê Brodard, trưa ăn cơm ở restaurant bên trong Continental cho ấm cúng, tối thì đưa nghe nhạc Tiếng Tơ Đồng, Em Và Tôi. Rồi thì cũng phải mua cho em một cái nhẫn chói chói coi cho được đặng tăng thêm cái giá trị tình yêu của mình. Mấy cái "bằng" master card được đem ra cà tận tình, cà vô tư, cà thoải mái.

Cô em đề nghị làm 1 cái lễ đính hôn nho nhỏ mời vài trăm người để cô em hãnh diện với bà con giòng họ là có chồng ở "bển". Chơi luôn, chuyện nhỏ, thế là lại shopping lại tiệc tùng lại "cà"….

"Đêm- chia- ly- buồn - gì- sao- chẳng- nói, chỉ- nghe- em- nói- nhỏ- …"

- Anh à, về bển nhớ làm giấy tờ bảo lãnh cho em và con em nha…

Anh Tư lúc này mặt ngớ ra như anh cả đẫn:

- Hả" Con nào" Sao anh không thấy" Mà sao em nói em chưa hề lập gia đình"

- Đúng rồi, em có nói là chưa hề lập gia đình chứ em đâu có nói là chưa hề có con đâu" Sao" Anh không muốn "quen" em nữa hả" Anh nói đi rồi mình tính chuyện phải quấy….

Anh Tư có cảm giác như có ai xối cả xô nước đá vào mặt: Trời ơi, sao đời mình toàn bị sao quả tạ chiếu cố hoài vậy"

Về đến Mỹ, ngó cái mailbox đầy ắp những bill là bill, anh Tư gọi xuống Cali cho anh Hai Saigon kể lể sự tình rồi mắng vốn:

- Cũng tại cha xúi bậy, chuyến này chắc tui phải khai " beng cờ rấp xì" quá.

Anh Hai Saigon cười muốn bể ống điện thoại:

- Tại cha xui, chứ tao đi về bển vui chơi bao nhiêu chuyến mà có tốn kém gì đâu" Toàn là tình- cho- không- biếu- không.

Rồi bất kể anh Tư đang rầu rĩ vì sự xả láng của mình, anh Hai Saigon lải nhải hát ồm ồm giọng như vịt đực.

-"Khi Việt Kiều đã yêu….đời tàn "đít" (credit) lở…vì đời quá nhiều gian khổ…. Yêu chi cho đời "vữa" mộng…. ha ha ha….hi hi hi…..

Anh Tư tức mình cúp phone cái rẹt:

- Mẹ, cuộc đời đen như mõm chó, phen này ông đi…tu….

Kim N.C.

Ý kiến bạn đọc
22/11/201802:34:54
Khách
ham hố. đua đòi rồi đổ thừa
24/07/201103:58:55
Khách
bai` văn na`y râ't hay
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,124,430
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến