Hôm nay,  

Tinh Ca Hambuger - Nước Mắm

26/12/200500:00:00(Xem: 296110)
Người viết: KAREN N. NGUYEN

Bài số 904-1504-230-vb7122405

*

Tác giả là trưởng nữ một gia đình H.O., hiện hành nghề dược sĩ tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài viết đặc biệt và được trao tặng giải thưởng tác phẩm xuất sắc nhất Viết Về Nước Mỹ năm 2004. Bài viết lần này của Karen là một chuyện gia đình chàng Mỹ và nàng Việt.

*

An mở tủ lạnh, nhìn xem trong tủ còn cái gì. Mấy hộp rau xà lách trộn với broccoli, cauliflower, cà rốt An cắt cho Jim đã biến mất. Vậy là Jim đã đem mấy hộp rau đến sở làm như mọi khi rồi. Mở ngăn freezer, An nhìn thấy một cái pizza, một vĩ thịt bò, mấy hộp frozen dinner, một túi bagel. Vậy là tối nay An hoặc là sẽ nướng cái pizza hoặc là sẽ nấu spaghetti cho Jim và An. Vậy là coi như kế hoạch tối nay ăn gì đã xong. An đóng cửa tủ lạnh, chuẩn bị đi ra chợ, bắt đầu tính toán trong đầu xem hôm nay mình sẽ mua món gì và sẽ ăn món gì.

Qua Mỹ mười mấy năm, An vẫn chuộng ăn cơm Việt Nam. Những năm đi học ở đại học, ở ký túc xá, An mong ngóng đến những ngày cuối tuần để về thăm nhà để gặp bố mẹ An và mấy anh chị em trong nhà đã đành, mà còn để ăn cơm Việt Nam mẹ nấu. Thịt kho trứng vịt nước dừa, cá kho tộ, cá chiên dầm nước mắm ớt, rau muống xào thịt bò, canh cải bẹ xanh, những món ăn mẹ An nấu cuối tuần, sao mà Anh nhớ chúng quá đỗi. Cuối tuần quay trở lại trên ký túc xá An bao giờ cũng khăn gói hộp lớn hộp nhỏ những món mẹ nấu để đem lên trường ăn dần trong tuần, hăm microwave lại mà ăn vẫn ngon gấp bội so với những món tụi bạn trong ký túc xá hay ăn như pizza, macaroni, ravioli…..

Rồi An ra trường có việc làm, dọn đi xa. Không còn những ngày thứ sáu mong ngóng hết giờ học lái xe về để ăn cơm mẹ nấu như ngày nào. Muốn ăn cơm Việt Nam ư, An phải chạy ra chạy chợ Tàu, chợ Việt Nam mua đồ về nấu, hoặc nếu lười thì chạy ra mấy tiệm ăn Việt Nam gần đó để mua. Không có cơm chỉ như ở Cali, Texas, nhưng những tiệm ăn Việt Nam An có thể lái xe đến cũng tạm đủ để cho An không phải khắc khoải bồn chồn suy nghĩ mãi hoài về những món ăn. Rồi An mua thức ăn, mua gia vị về bắt chước mẹ nấu ăn. Tài nấu nướng của An không phải hàng cao thủ, nấu cho một người ăn hóa ra không dễ như An nghĩ. Lúc đầu, lượng thức ăn An mua bao giờ cũng nhiều, An nấu xong món nào thì ăn cả hai, ba ngày mới hết, rồi từ từ khả năng nấu ăn của An có đôi chút tiến bộ sau những cú điện thoại cho mẹ, những dịp nói chuyện với mấy cô bạn Việt Nam khác, những dịp đọc sách nấu ăn và những lần nấu nướng không thành. An không nấu những món ăn Việt Nam ngon như mẹ nấu, nhưng rồi cũng đến lúc An có thể xem như cuộc sống độc thân của mình có phần thú vị hơn lên qua những bữa cơm Việt An nấu ở bếp nhà mình. Rồi An quen Jim.

Quen Jim một thời gian, An mời Jim đi ăn ở một nhà hàng Việt Nam. Khi An hỏi anh chàng waiter người Việt vậy chứ người Mỹ vào nhà hàng này hay kêu món gì, anh chàng sốt sắng gợi ý ngay: chả giò, tôm rang, bánh mì bò kho, cơm hấp với thịt gà trong trái dừa. An gọi mấy món đó và cảm thấy thú vị vô cùng khi thấy Jim tập cầm đôi đũa gắp cuốn chả giò chấm nước mắm, anh chàng ăn chả giò và khen ngon rối rít. Mấy món kia cũng được Jim chiếu cố nồng nhiệt. Vậy là Jim ăn được một số đồ ăn Việt Nam, An thầm nghĩ trong đầu. An không biết rằng đó là lần đầu tiên trong đời Jim đi ăn ở một nhà hàng Việt Nam. An không biết rằng sau đó mời Jim đi ăn thức ăn Việt Nam là cả một chuyện khó khăn không thể tả đối với An. Về sau khi hai đứa lấy nhau rồi Jim mới thú thật với An là hôm hai đứa mới quen nhau Jim đồng ý đi ăn và khen đồ ăn ngon như vậy vì sợ An phật ý, An có thích ăn đồ ăn Việt Nam thì cứ đi ăn hay mua về nhà tùy ý, nhưng đừng mời Jim ăn. Anh xin lỗi em, nhưng anh không quen ăn thức ăn Việt Nam, Jim nói với An như vậy.

Hôm khác Jim mời An đi ăn ở Red Lobster, em kêu món gì cũng được, nhưng không được chấm mấy chú Lobster đang bơi vòng vòng vô tư lự trong bồn kiếng nghe chưa, Jim dặn An như vậy. Tại sao vậy, An thắc mắc. Jim nói với An hồi anh còn nhỏ cỡ năm sáu tuổi ba anh đem về nhà hai chú lobster còn sống, rồi ông lấy cái nồi thật to, bỏ nước vào, đun sôi lên, bỏ hai chú lobster vào, anh chứng kiến hai con lobster bị luộc chết đau đớn trong nồi nước sôi, từ đó anh không bao giờ muốn ăn lobster nữa, Jim nói vậy. Vậy chứ Jim gọi món ăn có shrimp mười mấy con tôm chiên nằm ngoan trên đĩa được dọn ra kèm nước sốt để chấm. An thầm nghĩ trong đầu, nếu gọi là sát sanh thì giết mười mấy con tôm cho bữa ăn của Jim với lại giết một con lobster bên nào tội nặng hơn kìa, nghĩ vậy mà không dám nói ra. Nhưng bữa đi đến Red Lobster cho An thấy một chi tiết: Jim ăn tôm ăn tép được, Jim không phải là người ăn rau thuần túy, không phải là người ăn chay, không phải là người chuộng ăn mấy con thú trên cạn, mà Jim có thể ăn cả những con bơi bơi dưới nước những bộ hạ của thủy thần, An nhận xét được như vậy. Vậy là tốt, An nghĩ bởi An chuộng ăn cá, mực, tôm, cua, sò, ốc vô cùng. Suy nghĩ này của An đi trật đường rày mấy chục dặm! Jim, An về sau phát hiện ra chỉ biết ăn shrimp mà thôi.

Cuối tuần đến nhà Jim chơi, An được Jim mời ăn Pizza, ăn macaroni với chese, ăn spaghetti. Hai đứa ăn hambuger ở Mc Donald ăn đồ ăn Mễ ở Taco Bell, ăn buffet gà rán ở Kentucky Fried Chicken. Sau những dịp ăn "đồ ăn Mỹ" từ An thường dùng để gọi mấy món ăn củ Jim, An lại trở về nhà của mình, nấu cơm trắng ăn với đồ ăn Việt. Miếng ăn là miếng tồi tàn, ông bà ta nói vậy, An không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó An lại phải suy nghĩ hoài về chuyện đồ ăn, cho đến khi An nhận lời Jim cầu hôn, làm đám cưới và dọn về ở tại nhà Jim.

Đến lúc này thì chuyện ăn uống mới trở thành nan giải đối với An. Hóa ra là Jim chỉ ăn có mấy món, vòng qua vòng lại: chicken soup, pizza, macaroni với cheese, spaghetti. Pizza thì phải là loại pepperoni-cheese mua ở chợ safeway, mua mấy loại pizza khác ở mấy tiệm khác thì Jim chê là không ngon. Spaghetti sauce thì phải mua loại nào loại nào, thịt bò đem rán lên rồi chắt hết mỡ đẻ trộn với spaghetti sauce thì không được dùng quá 1 pound, dùng nhiều thịt bò quá hay mua loại sauce không đúng thì Jim cũng không thích. An shrimp, Jim hoặc là thích ăn shrimp luộc để trong tủ lạnh cho lạnh rồi chấm với ketchup bỏ thêm một nhúm horseradish cay cay hoặc là bỏ mấy chú shrimp vào chảo rồi xào nóng lên với scampi sauce béo ngậy. An theo mấy món của Jim mấy tuần, An bắt đầu cảm thấy vòng số 2 của mình có chiều tăng trưởng không theo ý mình muốn.

Jim ăn rau nhiều, ngày nào đi làm cũng mang theo một hai hộp rau xà lách trộn với cà rốt, broccoli, cauliflower, celery…để ăn trưa, thành ra trong tủ lạnh bao giờ cũng có đủ thứ rau. An bắt đầu ăn rau nhiều hơn với hy vọng để giảm cân, nhưng rồi sau đó lại thấy người mau đói hơn và lại thấy mình ăn pizza, spaghetti nhiều hơn lên thế mới khổ.

Hai vợ chồng ban ngày đi làm, buổi tối về không ăn cơm chung thì coi như mất đoàn kết quá xá, An nghĩ vậy. Nhưng ăn theo mấy món ăn bất di bất dịch của Jim, An bắt đầu thấy ngán ở cổ. Nhiều hôm đi ngủ An nằm mơ thấy mình ra khu shopping Việt Nam ăn mì bò viên, bánh canh, chè đậu nước dừa, bún bò giò heo, để rồi tỉnh giấc trong đêm tối nghe bao tử cồn cào, thấy nhớ đồ ăn Việt Nam dễ sợ là nhớ.

An có một cô bạn quen lấy chồng Mỹ, chắc cô này ăn hiền ở lành hay sao mà chồng bỗng nhiên trở thành người chuộng ăn cơm Việt Nam. Nhỏ X thuật cho An nghe nó nấu một nồi thịt kho nước dừa với trứng vịt cuối tuần định bụng sẽ ăn dần hai ba ngày trong tuần, quay qua quay lại ông chồng Mỹ của nó đã xơi hết gần nữa nồi thịt với cơm trắng, khen ngon rối rít. Chả lụa kho nước mắm, thịt gà luộc chấm muối tiêu ăn với lá chanh, thậm chí mắm chưng anh chàng cũng xơi tấp nập, ngay cả nhỏ X cũng ngạc nhiên. Ông chồng nó bây giờ ngày nào cũng bới một hộp cơm trắng kèm đồ ăn Việt Nam mang đi làm, bảo là ăn cơm chắc bụng. Trời ơi, An mong Jim được một góc như chồng nhỏ X mà không được.

Đầu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Ca dao Việt nam là như vậy, nhưng nếu An mà có mua trái bầu về nấu canh với tôm đi nữa, chỉ có mình An là ăn thôi. Ăn đầu tôm ư, Jim không thể tưởng tượng được là người ta có thể ăn mấy cái đầu tôm nhọn hoắc có mất con mắt tôm đen thui và râu tôm dài loằng ngoằng. Hai đứa đi ăn chines buffet có món tôm rang muối, Jim ngồi tỉ mỉ vặt đầu tôm, lột từng con tôm cho sạch vỏ rồi mới ăn phần thịt bên trong, còn An thì thích ăn cả phần vỏ có muối và gia vị mằn mặn, dòn dòn ăn cả phần đầu tôm dòn tan có lớp gạch tôm béo ngậy bên trong. An nhớ hoài ánh mắt Jim nhìn cái đĩa của An sạch trơn không có đầu tôm, vỏ tôm như đĩa Jim: "Bộ em ăn luôn cả mấy cái đầu tôm rồi hả"" hai con mắt Jim tròn xoe ngạc nhiên không thể tả. Những lần đi ăn buffet với Jim cứ hễ đem món tôm rang muối về là An lại thấy Jim nhìn mình cười cười, nhiều lúc An cũng phải vất mấy cái đầu tôm dòn tan mình thích để lại không ăn.

Đi ra khu shopping Việt Nam, vào mấy tiệm ăn An thấy có những người Mỹ vào ăn, có người cầm đũa thông thạo như người Việt vậy. An lâu lâu nhớ đồ ăn Việt Nam được nghỉ giữa tuần hay đi làm về sớm thì lái xe tạt qua mấy tiệm ăn Việt Nam để ăn cho đỡ nhớ. Nhìn những cặp vợ chồng, những đôi tình nhân ngồi ăn trong tiệm, bao lần An thầm mơ có ngày Jim và An đi ăn như vậy biết là chừng nào. Mơ thôi, bởi ngay cả chuyện cầm đũa gắp đồ ăn hai đứa lấy nhau lâu rồi mà Jim cầm đũa vẫn không thạo. Thì có ăn món gì mà cần đến đũa đâu kia chứ. An mua phở về nhà mời Jim ăn, anh chàng ăn được có một hai lần không tha thiết với món phở, thành ra An có muốn đi ăn phở thì đi solo mà thôi. Chuyện cuối tuần đi ăn dim sum lại càng là chuyện không mơ thấy nổi, bởi Jim không thể tưởng tượng được là có những món ăn như chân gà, lưỡi vịt tồn tại ở trên đời. Gọi món chân gà, cầm cái chân gà lên gặm trước mặt Jim, chuyện đó An không bao giờ dám.

Đừng nói tới chân gà, chỉ chuyện hột vịt lộn thôi là đã xém gây khói lửa chiến tranh giữa hai đứa rồi.

An thèm hột vịt lộn, mua mấy cái trứng vịt lộn về để ở nhà. Quên mua mấy loại rau sống để ăn kèm với hột vịt lộn, thành ra An để mấy cái trứng đó trên cái kệ trong bếp. Jim buổi tối vào bếp bất chợt nhìn thấy cái túi giấy trên kệ, tò mò nhìn vào, thấy mấy cái trứng, sao không để vào tủ lạnh, Jim hỏi An như vậy.

Chưa thấy ai để hột vịt lộn chưa luộc trong tủ lạnh hết, An nghĩ trong đầu như vậy. An nói với Jim, để ở ngoài được rồi, mai mốt thế nào An cũng ăn mấy cái trứng đó. Nếu dừng lại ở đó thì không đến nỗi. An vui miệng nói với Jim, mấy cái trứng đó là special đó nhe. Special là special làm sao, Jim hỏi. Special là tại vì bên trong trứng có con vịt con trong đó, con baby duck nhỏ xíu, An nói. Trời ơi, ăn vậy là giết con vịt con rồi còn gì, Jim bắt đầu phản đối dữ dội, em không được ăn món này nữa, nghe chưa. Có ăn thì ăn trong khi anh không có nhà, đừng bao giờ đem chuyện mấy cái trứng này ra nói với anh nữa, nghe chưa, ăn vậy là tàn nhẫn lắm, em biết không. Jim nói với An, chưa bao giờ An thấy Jim phẫn nộ đến như vậy. Hôm sau An len lén luộc mấy cái trứng lên ăn lúc Jim chưa đi làm về, hồi trước ăn hột vịt lộn thấy ngon ngọt biết chừng nào, hôm đó An ăn vào thấy miệng mình đắng ngắt. Coi như là farewell hột vịt lộn vậy, không hẹn ngày gặp lại.

An có mua mấy cái DVD chiếu toàn là cảnh ăn nhậu ở Saigon và ở Việt Nam, sau vụ hột vịt lộn An đem cất mấy cái DVD đó vào góc kẹt trong tủ. Không thể để Jim thấy An coi những đoạn phim chiếu những xe thịt chó dài dài ở ngã ba Ông Tạ với những chú chó quay vàng rộm treo đầy xe, những đoạn phim chiếu bà con đi ăn lẫu cá, thiên hạ gắp những con cá kèo còn sống dãy đành đạch bỏ vào những cái lẫu nước sôi sùng sục, những đoạn phim chiếu những con tôm hùm còn sống được đặt lên vĩ than đỏ hồng để nướng, những đoạn phim chiếu cảnh chặt đầu rắn, lấy trái tim rắn còn đập bình bịch và mật rắn bỏ vào rượu uống, những đoạn phim chiếu cảnh người bếp căng cánh của chú dơi ra cho khách xem rồi chặt đầu dơi cái bụp trên thớt, rót máu dơi vào ly pha với rượu….

Jim không ăn đồ ăn Việt Nam, thành ra mỗi lần đi với An đến nhà mấy đứa bạn Việt Nam của An nhân đám giỗ, đám tiệc gì đó thoạt đầu là cả một vấn đề với Jim. Lúc đầu trước khi đi với An đến nhà bạn, Jim ăn một cái bagel trước để dằn bụng, rồi sau đó đến nhà bạn An anh chàng sẽ ăn nhỏ nhẹ như mèo, nếu gia chủ có mời Jim ăn thử món này món kia thì Jim cũng sẽ lấy cho vào đĩa của mình nếm một chút xíu rồi sao đó rình xem nếu không có ai nhìn thì sớt hết qua đĩa An. Phải mất vô số lần đến nhà bạn bè An ăn đồ ăn Việt Nam, Jim mới ăn được cơm chiên, chả giò gỏi ngó sen tôm thịt, súp măng cua, sườn heo nướng ăn với bún. Ăn được ở nhà bạn An, nhưng về sau ở nhà khi An ngỏ ý muốn nấu mấy món tương tự như vậy để hai đứa ăn thì Jim lắc đầu quầy quay. Không là không. Vậy là An phải quay trở lại những món ăn Jim quen, những món ăn An bắt đầu ngán.

An lái xe ra khu thương mại Việt Nam. Vô số lần An phải nhìn nhận là mình may mắn vì khu thương mại này chỉ cách nhà An chưa tới 20 phút lái xe, có mấy chục tiệm và bán đủ thứ món ăn An thích. Job của An cứ hai tuần thì lại nghỉ 1 ngày trong tuần. Ngày nghỉ đó là ngày An thu xếp để ra chợ Việt Nam ăn hàng và mua những món An thích.

An đi vòng vòng, tiệm A đăng bảng hôm nay có ốc gạo, hừm ốc gạo ăn ngon nhưng ngồi lể mất công quá, An bỏ qua mục ốc gạo vậy. Ngang qua tiệm B, bà con xếp hàng dài dài để mua tàu hủ, xôi, sữa đậu nành mùi lá dứa nóng hổi mới nấu. An nhìn vào bên trong xem hôm nay tiệm B có bán xôi sầu riêng hay không, và thấy một ngăn xôi màu xanh vuông vức xới cao trong tủ kiếng. An bước vào tiệm hòa vào dòng người xếp hàng đông đúc trong tiệm. Tiếng Việt nổ rôm rả, người mua bánh cuốn mới tráng với cây giò, người mua hộp xôi mặn với chả lụa và lạp xưởng, người mua mấy ly chè chuối, chè bắp, chè thưng…. Từ ý định chỉ mua gói xôi sầu riêng có trãi một lớp đậu xanh màu vàng mịn màng rắc thêm đậu phọng. An bây giờ sau một lúc xếp hàng thấy mình cần thêm mấy cái bánh giò và xách thêm chai sữa đậu nành, những thứ bỏ vào tủ lạnh ăn dần mấy ngày sau vẫn thấy ngon.

An tạt qua tiệm bánh cuốn, gọi một đĩa bánh cuốn đặc biệt, bánh cóng chiên dòn rụm có rắc mấy hạt đậu xanh và có chú tôm khoanh tròn trên mặt nằm cạnh những lát bánh cuốn mỏng yêu kiều phô bày lớp nhân thịt beo béo có nấm mèo đen bên trong, kèm với những lát chả lụa màu mỡ xếp cạnh những cọng giá trắng trẻo, đầy đặn. An múc nước mắm ớt rưới lên đĩa bánh cuốn 1 muỗng, 2 muỗng, 3 muỗng rắc thêm một muỗng ớt đỏ tươi xắt nhỏ. Nước mắm không phải ngày nào ở với Jim cũng ăn, vị nước mắm sau mấy tuần An không nếm bỗng trở nên hấp dẫn vô cùng.

Gần hai tuần rồi An mới có dịp ghé qua chợ Việt nam, An đi từ tiệm này qua tiệm kia, nhìn những món ăn, những thứ trái cây bày bán. Tất cả gợi cho An nhớ về một đất nước Việt Nam mà An đã lìa xa từ bao năm rồi, và An vẫn nhớ trong lòng. An nhìn những trái ổi gọt rồi màu trắng xanh kèm gói muối ớt trông hấp dẫn làm sao, những miếng mít phô bày những múi thật to vàng óng, những trái thanh long cắt bổ đôi có ruột màu trắng trong điểm những hạt màu đen nhỏ xíu như hạt mè, những chùm nhãn, chùm trái vải tròn căng mọng nước mời mọc. An nhìn những vĩ gỏi cuốn, bò bía, bánh bèo nhân tôm thịt, những hộp gỏi đu đủ khô bò, những cái bánh tiêu, bánh cam ở trên quầy. Những món ăn Việt Nam, trái cây mà khi An mua về nhà chỉ có An là người tiêu thụ, còn ông chồng yêu quý của An thì không…..

An chầm chùm trái vải lên ngắm nghía. Những trái vải to tròn phía ngoài là lớp da sần màu nâu, lớp vỏ bên mặt kia lại đỏ hồng bóng loáng ôm lấy phần trái vải trắng dày cơm, mọng nước ngọt ngào, Jim đã thấy ở nhà bạn An những lần đám giỗ, Jim đã thấy An ăn và An có mời Jim mà anh chàng lắc đầu từ chối…. Mặc cho An thuyết phục Jim, kể cho Jim nghe chuyện huyền sử Dương Quý Phi bên Tàu ngày xưa muốn ăn trái vải thì có lính của Đường Minh Hoàng cỡi ngựa mấy ngày đêm không ngủ để đem trái vải từ nơi xa xôi về cho người đẹp dùng, Jim cũng ngoan cố không ăn. Jim không ăn trái vải, nhưng An thích, An lấy 1 chùm ra quầy trả tiền. Những cái túi An xách chứa những món đồ ăn, trái cây Việt Nam An mua bắt đầu làm cho tay An thấy mỏi. Vậy là đủ, An quyết định lái xe về nhà.

Những món ăn và trái cây An mua, đến khi Jim đi làm về thì một phần đã nằm trong tủ lạnh, phần còn lại nằm trong bao tử của An. An hỏi Jim thích tối nay ăn món gì, pizza hay spaghetti, An sẽ nấu. Pizza Jim chọn. Trong lúc chờ nướng cái pepperoni-cheese pizza, Jim và An ngồi coi tivi. Jim hỏi An hôm nay ngày nghỉ An làm gì, và An trả lời là mình ra chợ Việt Nam mua đồ. Nghe đến chuyện chợ Việt Nam. Jim nói với An "Ồ, hôm nay trong chỗ làm giờ lunch anh tình cờ đọc được một bài báo trong một cuốn tạp chí kia, nói về trái lichi, cái trái mà mình thấy ở nhà mấy người bạn em tuần trước đó, chừng nào ra chợ Việt Nam thì mua một ít trái đó, anh muốn ăn thử".

Jim muốn ăn thử trái vải ư, An nghe mà không tin được. An hỏi Jim cái bài báo nói về trái lichi đó nằm trong tạp chí nào vậy, An cũng tò mò muốn xem cho biết. Được thôi, cuốn tạp chí của người bạn cùng sở, Jim hứa sẽ hỏi mượn. Sau bữa ăn tối với mấy lát pizza, An lấy chùm trái vải ra khoe với Jim, tình cờ An mua hôm nay đó nha, An nói với Jim như vạu. Kỳ này thì anh chồng yêu quý của An ăn trái vải mà ăn thật tình, hết cả 7-8 trái. Trái này có mùi thơm như là cánh hoa hồng vậy "scent of rose petals" Jim nhận xét với An.

Bụt chùa nhà không thiêng, An nghĩ trong đầu. Mình thuyết phục Jim ăn đồ ăn Việt Nam, trái cây Việt Nam nói là ngon thì Jim không tin. Nhưng mấy bài báo do người Mỹ viết ca ngợi đồ ăn Việt Nam trái cây Việt Nam, An nghĩ có vẻ có tác dụng mạnh hơn là An nói. Ngày mai, An nghĩ hay cuối tuần An phải đi ra nhà sách xem có sách nào nói về thức ăn Việt Nam, khen đồ ăn Việt Nam ngon, mua về để trong tầm mắt của Jim để một ngày nào đó Jim sẽ đọc. Biết đâu chừng, ừ biết đâu chừng sẽ có lúc An và Jim đi ăn ở nhà hàng Việt Nam trở lại như cái ngày xửa ngày xưa hai đứa mới quen nhau, biết đâu…..

Karen N Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến