Hôm nay,  

Trên Miền Đất Hứa

26/12/200500:00:00(Xem: 203098)
Người viết: HƯƠNG HOÀNG

Bài số 902-1502-228-vb5124005

Tác giả là cư dân tiểu bang Washington, 29 tuổi, công việc: làm Nail. Hai bài bài viết về nước Mỹ gửi lần đầu tiên của cô đều là đề tài làm Nail.

*

Mùa đông! Ôi cái mùa đông năm ấy như cứ in sâu vào tiền thức của Liên. Thỉnh thoảng nó lại xuất hiện trong giấc mơ làm cô giật mình thức giấc. Phải mất ít giây tự trấn an, cô mới cảm thấy trở lại bình thường. Đã mười năm rồi mà sao Liên vẫn không thể nào quên được những ngày đầu tiên khi mới đặt chân đến đất Mỹ.

Đó là vào tháng 12 năm 1995, lúc Liên vừa tròn 20, lứa tuổi đầy ấp những mộng mơ và lý tưởng. Khi được gia đình bảo lãnh sang Mỹ, trong hành lý của cô chỉ là những cái áo sơ mi ngắn tay, mỏng manh và cài cái quần tây cũ bạc phếch. Vì cô không thể nào tưởng tượng trước được mùa đông ở miền Tây Bắc Mỹ lạnh như thế nào. Hôm ấy là ngày lễ Giáng Sinh, Liên đi lễ nhà thờ với gia đình vào ban đêm.Vì nhà thờ quá đông người đến dự lễ, bãi đậu xe không còn chỗ nào trống hết nên anh của cô phải đậu xe thật xa rồi đi bộ đến nhà thờ. Cô xuống xe rồi co ro, đi theo sau lưng ông anh. Cô có cảm giác con đường từ bãi đậu xe đến nhà thờ lại càng xa hơn khi phải đi bộ như thế này. Gặp gió thổi mạnh, ngược chiều làm bay phầng phật mái tóc của cô ra đằng sau ót. Gió mang hơi lạnh tê tái như cứ quất từng cơn vào cái mặt đang trắng bạch ra vì lạnh và bờ môi tím ngắt không còn chút máu của cô. Mặc dù hai tay cô cố khoanh lại ôm chặt lấy vòng eo mà vẫn không làm sao bớt lạnh. Toàn thân cô run lẩy bẩy, bứơc tới từng bước khó khăn, nặng nề vì phải đang "đánh vật" với những cơn gió rét thật hãi hùng. Liên đi dường như muốn ngã khụy xuống. Cuố cùng đã đi đến nơi, Liên cố gắng đi thật nhanh vào trong để lấy chút hơi ấm từ cái lò sưởi của nhà thờ. Hơi ấm từ lò sưởi làm cô cảm thấy dễ chịu hơn. Cô thở phào nhẹ nhõm, nhưng sau vài phút cô lại chợt buồn và lo lắng vì sẽ phải đi bộ một quãng đường dài như thế để về đến chỗ đậu xe. Anh của cô không thể làm theo cách đem xe từ chỗ đậu xe đến trước cổng nhà thờ để rướt cô được vì người ta quá đông, đi bộ chật kín cả một đoạn đường nên không có chỗ cho xe chạy qua. Cô thầm lạy trời phù hộ cho cô có đủ sức để đi bộ tiếp tục.

Rồi cũng qua một mùa đông. Xuân đến. Liên rất yêu mùa xuân ở đây, vùng cao nguyên xanh lá. Hầu như cây xanh hiện diện khắp mọi nơi, cây đuợc trồng thành hàng dài theo các nẽo đường, cây mọc chan hoà trong khu nhà ở. Hầu như nhà nào cũng có cây, không cây lớn thì cũng cây nhỏ, mọc um tùm trong thật khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. À! Đều Liên thích nhất đó là hoa. Mỗi nhà, nhà nào cũng trồng hoa đủ màu sắc. Các loại hoa đua nhau nở, khoe áo mới. Đi vào trong khu dân cư chỉ cần ngắm hoa thôi cũng đủ làm tinh thần thoải mái và sự mệt nhọc hầu như tan biến mất.

Rồi Liên bắt đầu đi học. Cô học lớp English as second language tại trường Highline Community College, lớp dành cho người mới qua Mỹ và cũng dành cho những người có thu nghập thấp.

Đứng giảng dạy lớp là 2 cô giáo, một cô chính và một cô phụ. Cả hai cô giáo đều rất dễ thương và cởi mở. Liên rất thích học ở đây vì dường như Liên tìm thấy được tình thương người và lòng nhân ái từ những cô giáo, họ rất thông cảm với những học sinh đã lớn tuổi mà vẫn chưa nói được tiếng Anh lưu loát. Ở trường học Liên thấy mọi người đối xử rất lịch sự, đôi lúc cô gặp người đi qua dù không quen không biết mà họ vẫn mỉm cười và chào mình như thể họ đã quen biết cô từ trước vậy Điều này làm Liên thích nhất.

Thời ấy Liên chưa có xe hơi và cũng chưa có bằng lái xe nên cô phải đón xe bus đi làm một thời gian. Đón xe bus thì Liên cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn của đời đón xe bus. Trước khi sang Mỹ Liên cũng đã đi học tiếng Anh, cô học rất nhiều vừa học ngữ pháp và học đàm thoại, nhưng không hiểu sao sang đến Mỹ cô vẫn cứ như người câm điếc. Ai hỏi Liên câu gì, cho dù là một câu rất là đơn giản, cô cũng không trả lời được và Liên muốn nói gì thì cũng nói chẳng ra câu. Vì cô nghe không quen giọng người Mỹ nên cô có hiểu gì đâu, mặc dù những từ ngữ ấy cô đã học qua rồi.

Kỷ niệm vui buồn làm Liên nhớ nhất đó là mỗi buổi sáng cô phải đi bộ ra trạm để đón xe bus đi làm. Con đường từ nhà đến trạm xe bus khá xa, nếu đi bằng xe hơi thì khoảng ít hơn 2 phút, còn đi bộ thì khoảng 15 phút đồng hồ. Lúc trời ấm áp thì không sao nhưng khi gặp trời mưa gió lạnh thì ôi thôi! Thật là khổ. Có lần đã đến trạm xe bus rồi Liên mới chợt giật mình: "Ay chết! Bỏ quên cái bóp tiền lẽ ở nhà rồi. Không biết làm sao, chẳng lẽ bây giờ đi bộ ngược về nhà lấy"! Xe bus đến bây giờ. Hắn đâu có chờ ta!"

Bắt gặp vẻ lo lắng hiện ra trên khuôn mặt đang tái nhợt đi vì lạnh của Liên, một ông người Mỹ đen to lớn đi đến gần cô, ông chìa cho cô 50 cent và nói: "Này cầm lấy đi". Liên xòe tay lấy hai đồng quarter từ tay ông ấy và nói: "Thank you" với vẻ mặt cảm kích vô vàn. Liên tự hỏi tại sao ông ta lại biết chính xác là cô để quên tiền ở nhà"

À, thì ra trong lúc lo lắng hai tay Liên cứ liên tục đập đập, bóp bóp hết cái túi này đến túi kia trên áo jacket và cả trên cái quần Jean của cô để tìm bạc cắc. Ông ấy chỉ nhìn thoáng là biết ngay nên ông ta ra tay giúp đỡ. Thật đúng như câu nói của ông bà ta: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Từ đó Liên mới nhận thấy rằng con người ta, dù da đen hay da trắng, dù ở tầng lớp xã hội nào, đều cũng có người tốt, kẻ xấu, người hiền, kẻ dữ, người lương thiện, kẻ bất lương….

Thời gian đó Liên cũng tập lái xe. Và rồi ngày thi cũng đã tới. Phần lý thuyết Liên thi lần thứ 2 mới đậu. Còn phần thực hành thì ôi cha! Mới thật là gay co. Tiếng Anh cô nghe không hiểu, lái xe thì lại quờ quạng nên cô thi rớt 4 lần, lần thứ 5 mới đậu. Mỗi lần thi rớt Liên đều nhớ rõ lý do.

Lần thứ nhất, chấm thi là một bà police da đen. Bà bảo cô de xe parallel, ôi trời đất ơi! Cái mà cô thấy là khó nhất và ghét nhất lại gặp ngay lần đầu tiên. Am!!! Xe của cô đụng ngay vào cái cọc phía sau. Rớt. Lần thứ 2, Liên lái xe trên lề đường vì cô không phân biệt được đâu là lề đường và đâu là đường để xe chạy. Rớt. Lần thứ 3, ông police nói gì Liên không hiểu nên cứ cho xe chạy thẳng. Khi lái xe về đến nơi, ông police nói với cô một câu rất chậm: "go home, you don't understand what I was saying". Rớt. Đến lần thứ tư, police lần này là một bà Mỹ trắng, bà bảo cô đổi lane. Vì quá run nên cô đổi lane mà quên nhìn trước nhìn sau. Chút xíu nữa Liên đụng vào người ta. Bà police hét lên: "be careful." Rớt.

Đã quá mệt mỏi, Liên miễn cưỡng đổ thừa rằng tại police của quận này khó tính quá nên chấm cô rớt. Cô còn bồi thêm rằng chắc họ phân biệt chủng tộc…Nên sau đó Liên lặn lội lên North tìm police người Việt Nam đặng thử vận may xem đợt này cô thi đậu hay rớt. Nếu thi rớt nữa chắc là hết "thuốc trị" cho cô rồi. May mắn lần này Liên đậu vì cô đã có kinh nghiệm những lần thi trước rồi. Vả lại police người Việt Nam ở Mỹ rất thông cảm cho các thí sinh nên lần này Liên không cảm thấy run sợ như những lần thi trước.

Có xe rồi, có bằng lái rồi Liên bắt đầu lái xe đi làm. May mắn thay chỗ làm của cô không quá xa, chỉ lái xe một đường thẳng là tới. Đối với Liên, lái xe ở Mỹ tuy dễ mà khó. Dễ là mọi người đi xe hoặc đi bộ một cách rất trật tự, tuân theo luật lệ an toàn giao thông, không chen lấn, không lạng lách. Đường xe có vẽ lane rõ ràng. Còn khó là ở chỗ trước khi muốn quẹo trái hay quẹo phải thì người lái xe phải biết trước để vô exit, mà cái bảng ghi tên đường thì nhỏ xíu nằm cheo leo trên đỉnh cột đèn đỏ ấy. Đã vậy mắt Liên nhìn xa không thấy rõ nên lắm lúc đi đến trung tâm ngã tư rồi Liên mới phát hiện mình đã đi lố đường. Không có cách chọn lựa nào khác, Liên phải chạy thẳng. Đi một hồi lâu Liên mới tìm ra đường quay lại. Cô luôn bị đi lạc đường hoặc chạy lố đường. Nhưng giờ đây cô không phải lo nữa vì đã có người tự nguyện làm "tài xế" cho cô suốt đời rồi. Đó là người yêu của Liên.

Từ lúc quen anh ấy Liên không phải lái xe nữa. Đi đâu anh ấy cũng chở . Khoảng hai năm sau thì anh ấy cưới cô. Sau đó cô sanh đứa con trai đầu lòng. Số cô may mắn được sanh con ở một bệnh viện lớn của Mỹ. Liên nhớ nhất là lúc cô đau bụng sanh, cô được các bác sĩ, y tá chăm sóc rất tận tình và có trách nhiệm. Liên rất cảm động và lắm lúc muốn ôm chầm lấy cô y tá và nói lời cảm ơn rất nhiều. Trước khi rời bệnh viện, Liên không quên để lại tiền tip trong phòng. Nhưng khi phát hiện có tiền trong phòng thì cô y tá tức tốc chạy theo Liên và trả lại số tiền đó cho cô và bảo rằng người làm việc trong bệnh viện không được quyền lấy tiền của bệnh nhân, cho dù là tiền tip.

Sau 10 năm sống ở Mỹ, một miền đất đầy hứa hẹn và hy vọng, giờ đây Liên đã có nhà, có xe, có chồng, có con và có một nghề làm nail nuôi gia đình. Suy nghĩ lại những điều buồn vui Liên đã trải qua, Liên tự cảm thấy Liên thật là may mắn hơn những người khác là được sống trên một đất nước có nhiều cơ hội để học hỏi và tiến thân. Tương lai của cô sẽ sáng lạng hơn nữa nếu cô biết quí trọng những gì cô đang có và cô luôn luôn nhớ câu: "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây." Khá khen cho cô là người biết suy nghĩ, có lần Liên nói với tôi rằng cô lúc nào cũng thầm cảm ơn chính phủ Mỹ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cô, nhờ đó mà Liên có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Hương Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,692,029
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Tôi tên là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Mùa Vu Lan đã chính thức bắt đầu, mời đọc một bài viết sống động và xúc động về Mẹ. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Là một sĩ quan VNCH từng du học Mỹ và về nước làm chiến binh, sau 1975, ông biết nhà tù cộng sản,
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalọ NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong...
Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết.
Tác giả họ Trần, trước 1975 là công chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện hưu trí tại Westminster.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ”
Nhạc sĩ Cung Tiến