Hôm nay,  

Cơn Bão Cuối Mùa

18/12/200500:00:00(Xem: 245317)
Người viết: HẠO NHIÊN NGUYỄN TẤN ÍCH

Bài số 898-1498-225-vb7121705

*

Tác giả 61 tuổi, cư dân San Jose, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ. Bài mới nhất của ông lần này là một truyện kể nhiều tình tiết, với lời tác giả như sau “Chân thành cảm ơn X. Phạm đã cho phép tôi ghi lại chuyện kể về đời mình.

*

- Con bảo đảm với má là Phương vừa đẹp vừa nết na, lại là sinh viên xuất sắc trong lớp con phụ trách. Cô ấy ăn nói lịch thiệp lắm, gái Hà Nội mà má. Còn bà nội của Phương thì rất mực chiều nàng. Hôm nào con gởi ảnh của Phương về cho má xem. Thế nào má cũng vừa ý... Đã đến giờ lên lớp, tạm dừng nghe má, con gởi lời thăm ba và cậu Hai. Chúc má ngủ ngon.

Bà Thuần gác máy, mỉm cười sung sướng sau khi nghe tiếng " I love you" của con trai qua điện thoại gọi từ Việt Nam.

Bà nhìn lên bức ảnh của Nghĩa với nụ cười rạng rỡ chụp hôm lễ tốt nghiệp nhận bằng Master Electronic Engineer. Nghĩa là đứa con trai duy nhất của bà hiện giờ đang ở Việt Nam dạy trường đào tạo chuyên viên điện tử hợp đồng liên doanh với hãng MS của Hoa Kỳ.

Bà Thuần ngồi vào bàn nước rót một chung trà nhấm nháp chờ chồng về ăn cơm tối. Bà nhớ lại ngày mới qua Mỹ, Nghĩa vừa tròn 12 tuổi còn nhút nhát khi xa mẹ. Giờ đây cậu ta đã 26 tuổi rồi, trở thành một kỹ sư đầy tự tin. Nghĩa tốt nghiệp ưu hạng tại Đại học UC David được hãng MS ký hợp đồng làm việc và được cấp học bổng theo Cao học nay trở thành giáo sư dạy chuyên ngành.

Bà nghĩ đến những ngày sau nầy khi con trai có vợ, có con với cuộc sống riêng rẽ còn lại vợ chồng bà sống thủ thỉ bên nhau. Nghĩ đến Hiệp, chồng bà, bỗng dưng một đoạn đời của quá khứ chợt hiện về...

*

Cha Thuần đã mất từ lâu. Mẹ có quầy bán hàng tạp hóa tại chợ Bà Chiểu nên cuộc sống bấy giờ của gia đình nàng khá sung túc. Người anh đầu thi vào Học viện Quốc Gia Hành Chánh khi anh vừa lấy xong bằng Tú tài Toàn phần. Ra trường anh được bổ nhiệm giữ chức phó quận trưởng tại quận Châu thành Bà Rịa.

Mùa Xuân 1975, Cộng sản miền Bắc hoàn thành cuộc xâm lăng miền Nam. Lúc bấy giờ cô bé Thuần mới 14 tuổi đang học lớp 9 trường Nguyễn Văn Học Gia Định. Đến năm 1977 thình lình mẹ lâm trọng bịnh qua đời. Nửa chừng lớp 12 nàng phải bỏ học tiếp tục quán xuyến cái sạp bán hàng của mẹ để lại.

Theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, chính quyền cách mạng dẹp bỏ thành phần tư thương. Các sạp ở chợ được quy hoạch vào Tổ hợp buôn bán lẻ. Dần dà tiến lên thành lập Hợp tác xã mua bán. Tất cả vốn liếng còn lại Thuần đóng góp vào Hợp tác xã với tính cách là một cổ đông. Vì có trình độ văn hóa khá , lanh lợi và bặt thiệp, Thuần được ban lãnh đạo HTX đề cử phụ trách khâu kế toán. Từ đó nàng trở thành cán bộ thương nghiệp.

Trung uý Huỳnh Trung Kiên, thuộc đơn vị bộ đội bảo vệ miền duyên hải thường đến liên hệ với cơ quan thương nghiệp của Thuần để trao đổi hải sản đánh bắt tự túc của đơn vị nhằm cải thiện thức ăn hàng ngày cho binh sĩ. Qua những lần tiếp xúc, Kiên đã dành tình cảm đặc biệt với cô gái miền Nam này. Đối lại, Thuần cũng có thiện cảm với anh bộ đội muền Bắc có tâm hồn khoáng đạt và chân chất. Từ chỗ cảm tình dần dần tiến đến tình yêu. Thời gian là mảnh đất ươm mầm cho hạt giống yêu đương đâm chồi nảy lộc. Trong hoàn cảnh đơn độc côi cút giữa cái xã hội đầy phức tạp, Thuần mong muốn có một tấm chồng để nương tựa. Nàng không có ý thức chính trị và không hề đặt tiêu chuẩn địa vị cho đối tượng hôn nhân. Với nàng, chỉ cần một tình yêu thủy chung và biết hy sinh cho nhau. Ở Kiên, chàng có ưu điểm nổi bật là thể hiện một tình yêu nồng nàn và chân thật. Có thể hoàn toàn tin tưởng vào người tình nên Thuần đã dâng trọn trái tim và trinh tiết của mình. Đối lại, Kiên cũng thể hiện tình yêu sâu đậm bằng sự chăm sóc và nuông chiều. Họ thật sự yêu nhau và chuẩn bị một đời sống vợ chồng trong tương lai. Kiên đã gởi thơ báo tin này cho mẹ chàng hiện sống ở Hà Nội. Ba chàng đã hy sinh trong trận Điện Biên Phủ. Mẹ đã nuôi chàng từ tấm bé vì vậy mọi quyết định đều tùy thuộc vào bà.

Kết quả của mối tình là Thuần có thai. Kiên vội vàng làm đơn gởi lên Tổ chức xin phép kết hôn. Vị thủ trưởng đơn vị kiêm bí thư chi bộ đảng hứa sẽ giải quyết sớm sủa cho hai người.

Một tháng sau, Kiên nhận được lệnh về trình diện Trung đoàn bộ. Chàng hẹn Thuần sẽ quay trở lại nhưng Thuần chờ đợi Kiên đã mấy tuần nay, từ khi chàng tạm biệt nàng đến trình diện Trung đoàn bộ. Không thư từ, không lời nhắn, nàng nóng ruột lo sợ Kiên gặp tai nạn trên đường di chuyển. Cuối cùng nàng phải đến tận đơn vị của chàng để hỏi thăm tin tức nhưng không một ai biết rõ. Riêng anh bộ đội lái xe, vì có cảm tình với Thuần nên rỉ tai cho biết Kiên bị cấp trên thuyên chuyển đi nơi khác và đơn xin kết hôn đã bị Tổ chức từ khước.

Mất ăn mất ngủ suốt cả mấy tuần, có lúc Thuần muốn tự vẫn vì quá phẫn chí. Cuối cùng nàng quyết định bán nhà di chuyển lên thị trấn Buôn Hồ thuộc tỉnh Đắc Lắc tá túc tại nhà bà dì.

Nàng cũng biên thư cho người anh ruột hiện đang định cư tại Hoa Kỳ để bày tỏ nỗi đau buồn vì sự lầm lỡ của mình.

Nhận được thư của em gái, Hậu hồi âm ngay:

"Đọc thư em anh cũng buồn lắm, nhưng biết làm sao bây giờ. Hoàn cảnh xã hội đất nước mình như thế, anh không hề trách móc em, mà chỉ xem đó như là một tai nạn, hay sự an bài của thượng đế. Hãy quên đi mối tình ngang trái đó, đừng tự trách mình nữa, cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Anh sẽ cung cấp tiền cho em đủ sống để nuôi con em. Sau này, anh sẽ giúp cho em một số vốn để làm ăn. Mong em giữ gìn sức khỏe để bảo vệ thai nhi. Hãy quý trọng mạng sống con người dù đó mới chỉ là mầm sống.

Anh của em

Trần Quốc Hậu

Đọc thơ Hậu, vừa thương anh vừa tủi thân, Thuần khóc suốt đêm. Nàng nhớ kỷ nịêm thời niên thiếu với người anh ruột hơn nàng đến gần chục tuổi. Mắt anh không lúc nào rời cặp kiếng cận dày cộm khiến khuôn mặt anh vừa nghiêm trang vừa hiền hậu.

Thuở Thuần lên năm, anh thường cõng nàng băng qua dòng suối cạn ra ruộng bắt cá lia thia. Con nào đẹp nhất là nàng dành lấy phần mình. Những lần thi đá cá lia thia với đám bạn, anh bị thua liên miên nhưng đến khi cá của Thuần thả vào là nó đánh địch thủ của anh trầy vi tróc vảy chỉ còn nằm phơi bụng thoi thóp thở. Thường thường nàng là kẻ chiến thắng sau cùng gỡ danh dự cho anh. Hậu tự hào về tay nuôi cá của em gái. Anh tuyên bố trước lũ bạn: "Con bé Thuần là nữ thần chiến thắng". Nhờ vậy mà trong các trò chơi nào Thuần cũng được anh dẫn theo.

Nàng ngậm ngùi: "Ngày xưa, anh luôn ở bên em chẳng có đứa nào dám chọc ghẹo. Bây giờ dù bên kia trời xa cách anh vẫn chăm sóc và lo lắng cho em".

Nhờ quà của anh từ Mỹ gởi về và sự an ủi chở che của bà dì họ nên ngày sinh nở của Thuần đựơc mẹ tròn con vuông. Thằng bé bụ bẫm và giống Kiên như hai giọt nước. Để nhớ về người anh yêu kính của mình, Thuần đặt tên con là Trần Hậu Nghĩa và theo họ mẹ.

*

Cuối năm 1985, theo chân Liên Sô, chính quyền Việt Nam cho phép kinh doanh cá thể, Hậu gởi cho Thuần một số tiền đủ để nàng mở tiệm bán cà-phê tại thị trấn Buôn Hồ.

Dù bị đóng thuế rất cao, nhưng quán của Thuần mỗi ngày mỗi phát đạt nhờ kỹ thuật pha chế cà-phê độc đáo của nàng. Buổi sáng tiệm có bán thêm bánh mỳ thịt phết bơ mayonnaise làm bằng dầu ăn và trứng do bà dì của Thuần phụ giúp nên khá đông khách hàng.

Trong số khách của Cà-phê Thuần, có một công nhân thường xuyên đến dùng điểm tâm thật sớm. Ông chọn một chiếc bàn đặt ngoài đầu hồi nơi vắng vẻ nhất, kêu một ly cà-phê phin, vài điếu thuốc và ổ bánh mỳ. Đúng một giờ sau là ông lên xe đạp ra đi. Buổi tối, ông là người rời tiệm muộn nhất lúc chủ quán bắt đầu thu dọn bàn ghế. Trước thái độ lạnh lùng và tính chừng mực của người khách đã khiến cho Thuần để ý.

Cái dáng người cao lỏng khỏng, khuôn mặt chữ điền gầy hóp má chứng tỏ cuộc sống của ông đã trải qua một thời khổ lụy. Duy chỉ vầng trán ông là thể hiện một con người kiên nghị. Có lẽ chưa vượt quá tuổi bốn mươi mà mái tóc người khách đã lấm tấm sợi bạc. Nổi bật nhất là cặp mắt to đen và sâu thẳm mang nỗi buồn vời vợi. Người ta có thể đọc được tâm trạng chất chứa ưu phiền trong đáy mắt ấy.

Cả mấy tháng trời ông khách cứ âm thầm đến rồi âm thầm đi không hề tiếp xúc với ai. Ngồi một mình cô quạnh nhìn khói thuốc bay lững lờ trong bầu khí lạnh ban mai, đếm từng giọt cà-phê rơi trong đáy cốc hoặc phóng tầm nhìn đến tận cuối chân trời.

Một hôm, Thuần sơ ý làm ngã đổ phin cà-phê lên cánh tay ông khách lầm lỳ ấy. Nước sôi làm bỏng da nhưng ông vẫn ngồi điềm nhiên. Lấy kem đánh răng thoa lên chỗ phỏng, Thuần xít xoa lo lắng và ân hận nhưng người khách nhỏ nhẹ : " Chẳng đáng gì để cô quan tâm".

Từ đó, Thuần ân cần thăm hỏi ông khách, xem chừng vết phỏng. Đôi khi vắng khách nàng đến ngồi cùng ông trò chuyện. Nỗi đau nào lại không được vơi đi bởi đôi bàn tay của người đàn bàn vuốt ve an ủi. Sự dịu dàng và tính đa cảm của Thuần đã khiến cho trái tim Hiệp ( tên người khách cô đơn) mở cửa và tâm sự thầm kín của hai người được trao đổi với nhau.

Là sĩ quan của chế độ cũ, Hiệp bị đày ải trong trại tù Cộng sản suốt mười năm. Người vợ mới cưới của chàng đã bị sức ép của gia đình bỏ chàng để lấy người cán bộ cận vệ của cha nàng. Người cha sau 21 năm tập kết ra Bắc để mẹ con nàng ở lại trong Nam, nay đã trở về. Ngày ra tù, Hiệp không còn được phép cư trú tại địa phương nên xin về đây làm công nhân cạo mủ cao su.

Hiệp đến quán cà-phê đều đặn. Những lúc sau này, đặc biệt nhất là vào những ngày cuối tuần, người ta thường thấy chú bé trai lên năm, con của bà chủ quán nắm tay Hiệp đi sâu vào rẫy cà-phê để bắt những con dế mèn trốn dưới gốc cây mục. Chú bé thích thú khoe với mẹ con dế có đôi cánh đen bóng như loại vải sa-tanh. Dế chạy loanh quanh trong cái lọ thủy tinh chớp cánh, vểnh râu trông như một võ sĩ ngứa tay ngứa chân chạy trên võ đài, thật vui mắt. Thỉnh thoảng nó gáy vang lên như thách thức gọi mời đồng loại thi đấu. Hiệp vui với cái vui của thằng bé. Thuần ôm con vào lòng, nở nụ cười rạng rỡ đưa ánh mắt biết ơn nhìn chàng.

Hai người có cùng chung nỗi đau của cuộc tình tan vỡ nên họ dễ cảm thông và gần gũi nhau. Trong cuộc sống lẻ loi, nhu cầu nương tựa vào nhau cũng cấp thiết vì vậy mà Thuần và Hiệp quyết định tổ chức đám cưới là điều không ai ngạc nhiên.

Từ ngày có Hiệp, Thuần đỡ phần vất vả. Mọi công việc bên ngoài đều do chàng lo liệu. Nàng chỉ lo điều hành tiệm cà-phê.

Rồi một hôm, khách hàng đến quán xôn xao bàn tán về bản tin của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ làm nức lòng những anh em cựu tù cải tạo:

"Ngày 30 tháng 7 năm 1989, một văn kiện lịch sử đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và chính phủ Hà Nội. Chính quyền VN đã cam kết sẽ phóng thích những tù nhân chính trị và chính phủ Hoa Kỳ cam kết sẽ tái định cư số cựu tù này tại Hoa Kỳ.”

Vợ chồng Thuần vẫn dè dặt trước lời đồn đại, nhưng rồi ước mơ thành sự thật. Vào năm 1990 đợt HO đầu tiên lên đường định cư tại Hoa Kỳ và những đợt kế tiếp lần lượt ra đi, trong số đó, có có gia đình của Hiệp Thuần.

*

Từ ngày lấy nhau, đôi vợ chồng Thuần Hiệp sống vô cùng hạnh phúc, chỉ ân hận một điều là nàng không sinh được cho Hiệp một đứa con. Sau một năm ngày cưới, nàng đã thụ thai, nhưng rủi thay, cái thai bị sẩy vào tháng thứ ba rồi lặng thinh luôn. Đến Mỹ, nàng đã vài lần đi khám sản phụ khoa, bác sĩ cho biết ống dẫn trứng không được bình thường. Sau khi Hiệp tốt nghiệp đại học ngành Accounting và có việc làm vững chắc, chàng không cho vợ đi làm nữa vì sức khỏe của nàng không được khá lắm.

Đã mấy lần Nghĩa gọi điện thọai nằng nặc đòi mẹ về Việt Nam để coi mắt người vợ tương lai của mình và đến thăm nhà bà nội của nàng.

Rút từ kinh nghiệm đau thương của mình, Thuần luôn luôn nhắc nhở với con trai là phải giữ gìn sự trong trắng cho người yêu. Hậu và Hiệp cũng hối thúc Thuần phải về thăm quê nhà một chuyến để xem tình hình trước khi quyết định cuộc hôn nhân của con. Tuổi trẻ thường hay nông nổi và hối hả trong tình yêu. Chính Hiệp là người lấy vé máy bay cho nàng.

Chiếc Airbus giảm dần cao độ rồi từ từ hạ cánh xuống phi trường Nội Bài. Thời tiết bên ngoài se lạnh, bầu trời âm u xám đục, bà Thuần sửa lại chiếc khăn quàng cổ, kéo chiếc va-li nhỏ cùng với hành khách đi vào khu nhận hành lý. Sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh, bà Thuần đi sau người lao công đang đẩy chiếc xe chất hai va-li lớn chạy dọc theo hành lang ra ngoài. Bất chợt, tiếng kêu "Má" rõ to của Nghĩa rồi chàng nhào ra ôm choàng vai mẹ. Một người con gái mảnh khảnh có khuôn mặt trái soan đến trước mặt bà cúi đầu lễ phép:

- Con chào bác ạ.

Nghĩa nắm tay nàng giới thiệu:

- Đây là Phương, Huỳnh Mai Phương, bạn gái của con, còn đây là má anh. Bà Thuần tươi cười bắt tay Phương :

- Bác rất vui mừng được gặp con.

Một hướng dẫn viên đến mời hành khách chuyến bay lên xe buýt về Hà Nội. Phi trường Nội Bài nằm về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 25 miles. Xe chạy bon bon trên con đường cao tốc. Đồng ruộng hai bên đường đều ngập nước có lẽ đang là mùa mưa. Nhà cửa thưa thớt trên đoạn đường này. Qua cầu Chương Dương, xe vào thành phố Hà Nội và chạy thẳng tới khách sạn Hanoi Hotel nằm cạnh khu Giảng Võ thuộc quận Ba Đình mà Nghĩa đã giữ phòng trước cho mẹ.

- Thưa Bác, đây là khách sạn nổi tiếng vào đầu thập niên 90, nhưng bây giờ thì thua xa khách sạn Hanoi Tower được xây cất trên nền nhà tù Hỏa Lò. Còn Hanoi Deawoo Hotel và Hanoi Horizon Hotel cũng đồ sộ lắm.

Cô bé Phương giải thích cho bà Thuần khi nàng kéo hành lý vào khu tiếp khách.

Nghĩa xen vào :

- Con chọn hotel này là vì nó nằm cách xa trung tâm thành phố, nơi đây yên tĩnh và thoáng mát hơn.

Tắm rửa xong, ba người lên taxi đi Hồ Tây ăn tối trên thuyền. Xe chạy ngang qua quảng trường Ba Đình. Lăng Hồ chí Minh lộng lẫy sáng rực do những dãy đèn pha chiếu vào. Nó phản ảnh sự cách biệt khá lớn so với những con đường tối tăm bẩn thỉu mà nàng đã đi qua từ lúc rời phi trường.

Lúc uống trà và ăn tráng miệng, bà Thuần hỏi thăm sức khỏe bà nội của Phương và việc học hành của nàng ra sao. Cô bé trả lời rất lịch thiệp, còn giữ được phong cách của người Hà Nội. Ở Phương, nổi bật nhất là đôi mắt đen láy và nụ cười cởi mở khiến người đối diện có cảm tình ngay. Bà Thuần dặn dò Phương:

- Sáng mai, khoảng 10 giờ, bác và Nghĩa sẽ đến vấn an sức khỏe bà Nội, con nhớ trình với Nội như thế.

Bà quay sang con trai :

- Nghĩa kêu xe cho Phương về nhà còn má con mình về khách sạn.

Sáng hôm sau, trước khi ăn điểm tâm, bà Thuần soạn số quà đem biếu bà Nội và tặng cho Phương mà nàng mua sẵn từ bên Mỹ. Bà cũng hỏi ý kiến của con trai những món hàng đó có hợp với bé Phương hay không. Tất nhiên là anh chàng kỹ sư xít xoa vui mừng lắm.

Một giờ sau, mẹ con bà Thuần đến nhà bà nội của Phương. Hai bà cháu ra tận ngoài cổng đón khách. Bà cụ đã gần tám mươi tuổi mà trông còn sắc sảo :

- Kính chào Bác và anh ạ.

- Dạ, con kính chào cụ , cháu kính chào bà Nội, cả hai mẹ con bà Thuần cùng đáp lễ.

Có lẽ bà cụ được cháu gái cho hay về ý định của Nghĩa muốn kết hôn với nàng và chuyến về Việt Nam của bà Thuần là để xem mặt cô dâu tương lai. Tuổi đã gần đất xa trời mà cháu gái bà có được người chồng trí thức, quốc tịch Hoa Kỳ. Không bao lâu sau, cháu bà sẽ được qua Mỹ, một đất nước văn minh và giàu nhất thế giới thì có niềm vui nào lớn hơn. Nhìn nụ cười luôn nở trên môi, nghe cách ăn nói kiểu cách và sự tiếp đón niềm nở của bà là thấy được lòng quý khách như thế nào.

Sau một hồi trao đổi xã giao, bà Thuần đi thẳng vào vấn đề :

- Thưa cụ, hai cháu Nghĩa và Phương thương nhau và muốn đi đến xây dựng tương lai, cháu xin được nghe ý kiến của cụ :

- Cháu Phương chưa là đảng viên nên thủ tục kết hôn không lệ thuộc vào Tổ chức. Tôi thì già rồi, chúng nó yên bề gia thất thì mình cũng yên lòng nhắm mắt.

- Thưa cụ, để được thuận thảo trong việc kết hợp cho hai cháu, tôi mong được gặp mặt bố mẹ của cháu Phương có được không ạ "

- Nuôi nó từ lúc 3 tuổi vì vậy chúng tôi có quyền quyết định tương lai của nó. Bố nó hiện giờ sống với bà vợ sau ở mãi tận Hải Phòng.

Mặc dù được Nghĩa cho biết là Phương không có mẹ nhưng nàng vẫn hỏi :
- Thế Mẹ ruột của cháu Phương bây giờ ở đâu "

- Ôi, chúng nó ly dị nhau từ lúc con bé này mới lên ba, loài quỷ dữ có bao giờ thương con đâu mà bác hỏi. Thằng bố nó bồng về đây giao cho già này chăm sóc để lo chạy gạo.

Bà cụ lấy chiếc khăn lau đôi mắt rưng rưng ngấn lệ, rồi than thở:

- Bác nghĩ xem, thời kỳ kinh tế khó khăn, tiền hưu trí của tôi chẳng thấm vào đâu nên phải làm thêm trong HTX mành trúc mà ngày ngày phải nách cháu theo. May là Đảng và Nhà nước ta sáng suốt đổi mới chính sách nên cuộc sống có phần khá hơn.

Bà cụ bưng chén trà mời bà Thuần. Nhìn cô cháu gái bà bảo:

- Phương à, ngày mai con điện thoại mời bố đến khách sạn chào bác và anh Nghĩa nhé.

- Thưa Nội, vâng ạ.

Phương lễ phép trả lời.

Sau buổi gặp gỡ, bà Thuần mời cả nhà đi nhà hàng. Mọi người rất vui vẻ trong bữa cơm gia đình.

*

Ngày hôm sau, bà Thuần chuẩn bị ít quà biếu cho bố của Phương. Bà định sau khi gặp nhau tai khách sạn sẽ mời ông đi nhà hàng để dùng bữa cơm thân mật. Vì vậy bà sai Nghĩa chọn nhà hàng và đặt bàn sẵn.

Đợi mãi mà chẳng thấy khách đâu. Phương ra tận bến xe đón bố. Nghĩa nóng ruột chạy ra chạy vào. Bà Thuần mỏi mệt định thay đồ nằm nghỉ, chợt Phương đẩy cửa bước vào :

- Con chào bác. Bố con đã tới rồi ạ.

Người đàn ông tầm thước mặc bộ đồ công nhân màu xanh đã phai màu, rụt rè bước vào phòng. Bà Thuần đứng dậy đón khách.

Người đàn ông lấy nón cúi đầu:

- Kính chào bà.

Bà Thuần sững người, cứng miệng không thốt được lời chào đáp lễ. Một khắc sau bà kêu lên “Ông Kiên” rồi quỵ xuống.

Nghĩa đứng bên đỡ mẹ rồi dìu bà nằm vào chiếc ghế sô-pha. Chạy ra ngoài hiên, người đàn ông hai tay nắm chặt vào thành lan can. Ông cúi đầu như kẻ tội phạm đứng trước vành móng ngựa. Toàn thân ông rung lên từng đợt trong cơn uất nghẹn.

Hai trẻ hết nhìn nhau lại nhìn đến cha me, chẳng hiểu việc gì đã xảy ra. Nghĩa chưa hề biết tên bố của Phương. Còn Phương thì chưa bao giờ nói về bố với người yêu. Thế sao bà Thuần lại gọi Kiên, tên cha của nàng chính xác như vậy. Họ có quan hệ với nhau như thế nào trong quá khứ" Tâm trạng của hai trẻ rối bời.

*

Bà Thuần tỉnh dậy. Nghĩa đỡ mẹ ngồi vào ghế, rót cho bà chén nước trà. Phương đứng nhìn Nghĩa với ánh mắt đầy âu lo.

Bà Thuần nói với Phương :

- Gọi ba con vào đây.

Ủ rũ bước vào phòng, người công nhân không đợi mời, ngồi vào chiếc ghế đối diện. Bà Thuần bảo con trai và Phương đến đứng trước mặt của hai người, rồi dõng dạc tuyên bố:

- Hãy nghe đây, Nghĩa và Phương là anh em cùng cha khác mẹ, có liên hệ tình cốt nhục, nghe rõ lời má nói chứ "

Bất giác, Phương ôm vai của Nghĩa khóc òa. Toàn thân của Nghĩa cứng đờ bất động như tượng đá. Bầu không khí chết lặng, chiếc đồng hồ trên tường bình thản gõ mười hai tiếng như những giọt nước lạnh thấm vào từng tế bào làm thức tỉnh mọi người.

Bà Thuần chậm rãi bảo:

Anh em con hãy ngồi vào ghế để nghe chính ba các con kể vì sao có cảnh ngang trái thế này.

Ông Kiên sửa lại thế ngồi ngay ngắn, hai tay đặt lên thành tựa của chiếc ghế sô-pha. Đầu ngẩng lên, ông cất tiếng với giọng nghẹn ngào:

- Trước tiên, xin bà thứ lỗi cho tôi về những gì mà tôi đã làm cho bà phải chịu đau khổ. Với Nghĩa, xin cậu tha thứ cho tôi, một người cha vô trách nhiệm, yếu đuối và hèn nhát. Như bà biết đó, khi bà có triệu chứng cấn thai là tôi gởi đơn lên Tổ chức xin phép kết hôn. Nhưng đơn bị bác với lý do: "Đối tượng có người anh ruột là ngụy quyền vượt biên ra nước ngoài mang tội phản quốc." Ngày trình diện Trung đoàn bộ là ngày tôi bị thuyên chuyển lên Tây nguyên phục vụ trong đơn vị bộ đội sản xuất. Lệnh trên cấm tôi tuyệt đối không được liên lạc với bà bằng bất cứ phương tiện nào. Tuy nhiên, sau khi đến đơn vị vài tháng, tôi đã lén gởi cho bà hai bức thư nhưng không được hồi âm.

Một thời gian sau, chi bộ đơn vị giới thiệu cho tôi một nữ đồng đội có tuổi đảng cao, có thành tích chiến đấu. Họ đứng ra tổ chức lễ cưới tại đơn vị. Cháu Phương ra đời trong hoàn cảnh như thế. Nhưng chẳng may, vợ tôi phát hiện tập nhật ký mà tôi cất giữ nó rất kín đáo. Trong đó, tôi đã viết về kỷ niêm mối tình của chúng ta, về đứa con ruột thịt của mình mà phải đành đọan rời xa. Và nhất là tôi trách cứ đảng đã phân biệt đối xử quá khắc nghiệt. Do đó, tôi bị kiểm điểm trước Đảng bộ, bị áp dụng kỷ luật nặng nề là khai trừ khỏi đảng và cho tôi giải ngũ sớm. Vợ tôi cũng không chấp nhận một người chồng chống lại đường lối của đảng nên làm đơn xin ly dị.Vì vướng bận công tác, bà ấy không thể nhận con để chăm sóc. Tôi phải bồng bé Phương trở lại Hà Nội nhờ mẹ tôi nuôi dưỡng. Mười năm sau, lúc Phương đã 13 tuổi tôi mới tái lập gia đình, hiện nay chúng tôi sinh được hai cháu với người vợ sau này.

Tường thuật đến đây, dường như ông Kiên bị hụt hơi, người ông rũ ra như con chim vừa bị đạn. Ông ngã đầu vào thành ghế, hai tay buông thỏng, nước mắt tuôn đầy trên đôi gò má trũng sâu.

Đứng nhìn cảnh hai đứa con quỳ hai bên thành ghế gục đầu vào ngực cha, bà Thuần buông tiếng thở dài não nuột. Lòng đầy thương cảm, bà bước vào trong nhẹ nhàng đóng cánh cửa phòng lại.

Tâm thần rã rượi, bà có cảm tưởng như có cơn bão vừa thổi qua.

* * *

Trên chiếc máy bay Boeing trở lại Hoa Kỳ, kỹ sư Trần Hậu Nghĩa nói với Mẹ :

- Tuổi trẻ rất tha thiết với quê hương. Nhưng kẻ cai trị đất nước mà đặt quyền lợi của đảng lên trên cả tổ quốc và nhân dân sẽ làm tiêu vong mọi nhiệt huyết tuổi trẻ.
-
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Ý kiến bạn đọc
02/01/201209:13:40
Khách
That's a psoitng full of insight!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,247,186
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến