Hôm nay,  

Nỗi Lo Của Giáng Hương

20/11/200500:00:00(Xem: 260202)
Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI

Bài số 874-1465-200-vb7111905

Ngay từ những ngày đầu và suốt 5 năm qua, Nguyễn Hữu Thời là tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ. Trước 75: dạy học. Quân Nhân QLVNCH. Hiện giúp việc cho hãng Sypris Dada System, Los Angeles.

*

Giáng Hương ngồi lặng lẽ nơi phòng khách, nghĩ ngơi bâng quơ, ngước nhìn lên đồng hồ treo tường, đôi mắt xa xôi, mơ màng. Đột nhiên, nàng xoay ngược người lại, trông ra ngòai đường, có vẽ chờ đợi, mong ngóng, nét mặt lo lắng, chép miệng như nuối tiếc một chuyện gì, và nói trống không, một mình:

- Lạ quá! Mấy tuần nay, sao con Lana đi học về trễ hoài!

Nói xong nàng thở ra, thất vọng! Hương xoay người lại; nhìn lên cái hình anh Nẫm để trên bệ lò sưởi được chụp cách đây gần ba năm, màu hình còn rõ nét như mới chụp hôm qua.

Anh Nẫm đã bỏ mẹ con nàng đi luôn, không bao giờ trở lại. Anh mất đi trong một tai nạn ở sở làm. Tuy được hãng bảo hiểm đền bù một số tiền khá; nhưng tiền bạc đối với Hương cũng là vô nghĩa; vì người chồng yêu thương, chia ngọt, xẻ bùi, đầu ấp tay gối, những tháng năm cùng sống, cùng chết; lẫn tránh sự truy lùng bắt bớ của Cọng sản, những gian khổ, những bất trắc trên đường vượt biên tỵ nạn, không còn nữa. Bây giờ, tình yêu thương của nàng dồn hết cho bé Lana, 16 tuổi, đứa con gái độc nhất của hai người.

Hai vợ chồng anh Nẫm vượt biên đến Mỹ gần bốn năm mới sinh được bé Lana. Chuyện hôn nhân của họ thật là đặc biệt, lạ lùng, nó không giống ai cả. Đầu đuôi cũng do bà Ba Nhiều bày mưu tính kế.

*

Bà Tư Trần Quốc Toản; thân mẫu của Hương có bà bạn rất thân trong xóm, và cùng chiếu bài tứ sắc tên là Ba Nhiều. Dân trong khu nhà bà Tư mượn tên danh nhân lịch sử Việt nam đặt cho bà Tư không phải bà có công trạng gì với đất nước, với dân tộc mà được vinh dự ấy, có điều bà có nhiều căn phố lầu cho thuê ở đường Trần quốc Tỏan đối diện với Học Viện Quốc Gia Hành Chánh VNCH. Chỗ xóm nhà bà Tư đang ở có nhiều bà Tư quá, nào là bà Tư Bún Bò, bà Tư Cháo Lòng, bà Tư Trầu, bà Tư Tứ Sắc. Để dễ phân biệt, dân trong xóm gọi tên mẹ nàng là bà Tư Trần quốc Toản. Bà Tư Trần quốc Toản là người nổi bật hơn cả, bà trông phúc hậu, tóc bạc trắng đều như vôi, chỉ cái tội mập qúa cỡ, đi đứng chậm chạp, và mê bài tứ sắc. Bà thường giúp đỡ dân trong xóm cho mượn tiền, lãi nhẹ, ai nghèo quá; bà cho vay mà không tính tiền lời, có khi họ dùng tiền mượn của bà làm ăn sinh sống nhưng chẳng may thất bại, thua lỗ, bà để đó không đòi nợ, khi nào họ khá lại thì trả, nghèo quá họ ỳ ra, bà xem như huề luôn.. Dân trong xóm, ai ai cũng thương mến và kính nể bà. Bà thường nói: “Để đức cho con., và tiền bạc là phấn thổ, là phù du mà. Giúp được người nào đáng giúp thì mình nên giúp. Khi chết tiền bạc có đem theo được không”.

Hồi tháng Tư 75, Cọng sản vào, bà nghe dân ngòai phố đồn rằng nhà ai có con gái đẹp; Cọng sản bắt ép sẽ phải lấy thương binh, cụt chân, què tay của họ và phải ra sức phụng dưỡng, chiêu đãi không thì ở tù mọt gông. Bà lo sợ quá chưa biết tính kế sách gì lo cho Giáng Hương đây, không lẽ nó trẻ đẹp như vậy mà ép lấy thương binh Việt cọng; rồi còn gì đời nó nữa. Bà nghĩ ngay đến câu ca dao xưa “ Tiếc thay cây quế giữa rừng. Để cho thằng Mán, thằng Mèo nó leo.” Việt cọng vô, bà dẹp chuyện chơi bài tứ sắc, và dùng thời giờ rảnh đó để tụng kinh niệm Phật, cầu nguyện cho Giáng Hương, cho gia đình, và cho bá tánh.

Bà Tư Trần quốc Toản chỉ có hai người con, cậu Tuấn con trai lớn, đã được bà gởi du học bên Pháp từ thời Tổng thống Ngô đình Diệm còn chấp chánh, tốt nghiệp, cậu ở lì bên ấy, sợ về nước tới tuổi động viên phải vào lính. Bà chỉ còn Giáng Hương ở nhà, giờ đây nàng đã tới tuổi cập kê. Bà Tư lo ngày, lo đêm cho đứa con gái độc nhất còn lại với bà. Buổi sáng 30 tháng Tư năm 1975, ông Dương văn Minh ra lệnh toàn quân đầu hàng Cọng sản thì buổi chiều, ông Tư Trần quốc Toản, chồng bà, lấy cớ tránh mặt mấy ông “ giải phóng” trên Sài gòn nên đã về Mỹ tho ở hẳn với bà vợ bé rồi. Một mình bà Tư không biết chia xẻ nỗi âu lo ấy với ai; nên đem chuyện Hương sẽ phải bị ép lấy chồng thương binh Việt cọng tâm sự, than thở với bà Ba Nhiều:

-Chị Ba à! Không lẽ mình để con Giáng Hương phải ép lấy thương binh Việt cọng sao! Còn gì đời nó nữa. Tội nghiệp nó lắm chị ơi!Tôi lo quá!

Bà Ba Nhiều nghe bạn mình lo lắng, than thở như vậy, lấy làm áy náy, và nghĩ ngợi lung lắm. Đột nhiên, bà Ba nhớ ra điều gì quan trọng, nét mặt bà căn lại, nhìn quanh, nhìn quất quanh nhà, giọng nói bỗng trầm nhỏ lại, nghiêm trọng:

- Chị còn nhớ thằng Nẫm con chị Tư Cháo Lòng ở cuối hẽm xóm mình không" Hồi trước nó là trưởng toán Nhân Dân Tự Vệ đó. Ban đêm, nó thường xách cây súng carbin cùng với mấy thằng nhóc trong xóm đi tuần rảo quanh xóm giữ an ninh đó.

- Ờ! Ờ! Nhớ rồi! Hồi trước, có một năm nó học chung với con Hương đấy, và bọn học trò thường gọi nó là “ Nẫm Cúp Cua” đó mà, nhưng có dính gì đến chuyện con Hương sắp phải lấy thương binh Việt cọng đâu.

Bà Ba chưa đáp lại vội nỗi thắc mắc của bạn mình, bà nhóm người lên rút gói thuốc rê lận trong cạp quần, thận trọng mở ra, chậm chạp dùng hai ngón tay trỏ và cái; bức ra một nhúm, rồi chụm năm ngón tay lại, vê vê viên tròn, đưa lên miệng chà chà vô hàm răng đen bóng, xong nhìn trước, nhìn sau, thấy không có ai, liền ghé tai nói thầm với bà Tư vừa đủ nghe, có vẽ quan trọng:

- Khoan cái đã. Từ từ rồi tuị mình sẽ có kế sách cho con Hương mà. Chuyện tôi sắp nói với chị đây phải tuyệt đối giữ bí mật đó. Nè! Thằng Nẫm nó bỏ về quê ngọai dưới Long Xuyên rồi, và ở hẳn dưới đó, nơi quê hương của Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, Phật Gíáo Hòa Hảo đấy. An tòan.

- Hèn gì, từ hôm tụi Cọng sản vô Sài gòn đến giờ, tôi không còn thấy mặt mũi nó đâu nữa. Mà sao nó lại bỏ đi làm ăn xa như vậy cà."

- Làm ăn xa nỗi gì! Nó đi trốn đấy. Tụi “cách mạng” nằm vùng 30 tháng Tư bá cáo với tụi công an áo vàng; nó là Nhân Dân Tự Vệ đấy.

- Nhân Dân Tự Vệ thì thành phố Sài gòn nầy có cả mấy chục ngàn Nhân Dân Tự Vệ. Cớ hà chi nó phải bỏ trốn như vậy.

- Tụi công an, chúng nói thằng Nẫm có “Nợ Máu Với Nhân Dân”. Chị nhớ không hồi Tết Mậu thân đó, Cọng sản tấn công đợt hai vô Sài gòn, có ba thằng Việt cọng bị Thủy Quân Lục Chiến của mình truy bức, đánh đuổi, chúng chạy trốn, lạc vô xóm mình đấy, xuôi cho chúng lại gặp tóan NDTV của thằng Nẫm đang phục sẵn ở đầu hẻm, nên cả ba tên Việt cọng đều về chầu Diêm vương. Sau nầy toán NDTV của thằng Nẫm được tòa Đô chính và tòa Tổng trấn tuyên dương công trạng, kỳ đó báo chí Sài gòn có đăng tin tùm lum, chị không nhớ sao" Hiện tụi công an đang lùng kiếm thằng Nẫm dữ lắm để trả thù cho đồng bọn bị anh em Nhân Dân Tự Vệ của thằng Nẫm giết năm xưa đó. Thằng Nẫm khôn lắm, nó liền áp dụng câu nói của tiền nhân: “ Tam Thập Lục Kế Đào Tẩu Vi Thượng Sách.” (Trong ba mươi sáu kế chỉ có chạy trốn là hay nhất).

Bà Tư Trần Quốc Toản như vừa nghĩ ra điều gì, liền ngồi thẳng lại, nhướng mắt nhìn ra ngoài cửa, nghiêng mình qua cùng thì thầm với bà Ba:

- Hay là chị giúp tôi nói với chị Tư Cháo Lòng cho tôi gởi con Hương về ở dưới quê ngoại của thằng Nẫm ẩn náu một thời gian đi, êm êm rồi hãy đưa nó trở lại Sài gòn.

- Tôi cũng vừa nghĩ như chị vậy đó. Chuyện ấy đâu có khó gì. Để tôi lo cho.

Bà Ba Nhiều gỡ cái kiếng lão ra, lấy ngón tay út ngoáy ngoáy vào lỗ tai phải, đôi mắt nhìn lên trần nhà chớp chớp lên mấy cái, rồi bàn tiếp:

- Nhưng mà chị Tư à. Tụi mình khơi khơi đưa con Hương về dưới sợ dân họ dị nghị, nghi ngờ gì không. Hay là mình nói với chị Tư Cháo lòng cho tụi nó ráp giả là vợ chồng đi. Tôi thấy kế đó vừa an toàn, vừa êm hơn đó, chị Tư.

- Phải! Đúng đấy. Nhưng không biết thằng Nẫm và chị Tư Cháo Lòng có chịu không nữa. Còn con Hương nữa, sợ nó mắc cỡ không chịu chứ!

- Thì mình nhờ họ cho ráp gĩa; tụi nó là vợ chồng để che mặt thế gian, chờ tai qua nạn khỏi, chứ có thật đâu mà họ chịu với không chịu. Thêm nữa, người chịu thiệt thòi là con Hương và chị; chứ đâu phải bọn họ mà chị lo. Còn chị lo con Hương mắc cở không chịu à! Trời ơi! Giờ nầy mà chị còn lo con Hương mắc cỡ không chịu. Làm vợ chồng giả với thằng Nẫm còn hơn phải bị ép buộc làm vợ chồng thiệt với mấy thằng thương binh Việt cọng sao! Việc đó, để tôi nói thẳng với con Hương cho. Còn nữa, phải cho chắc ăn, chị xù ra vài ba cây cho mẹ con chị Tư Cháo Lòng thì họ chịu ngay; như hai cọng hai là bốn đấy. Tôi chắc mẫm là như vậy.

Bà Ba Nhiều ít chữ nghĩa nhưng là người có nhiều mưu trí và bản chất là người tốt. Chơi với bạn thì hết lòng, hết dạ vì bạn, nhường nhịn bạn, giúp đỡ bạn khi cần, và thường chịu thiệt về mình.

Giáng Hương được Mẹ, dì Ba Nhiều, dì Tư Cháo Lòng thu xếp lo cho về tạm trú quê ngoại Nẫm ở Long Xuyên, và mọi người đều ân cần gởi gắm Hương cho Nẫm nhờ săn sóc, bảo vệ.

Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên, trai tài, gái sắc; lâu ngày ở gần nhau, và cùng một hoàn cảnh là phải trốn tránh Cọng sản, chia xẻ bao gian lao khốn cùng, họ hiểu nhau, rồi tình yêu nẩy nở và họ trở thành vợ chồng thật. Nẫm và Giáng Hương được dì Ba, dì Tư và Mẹ mình cùng bên ngoại Nẫm hết lòng che chở, giúp đỡ vượt biên năm 80, và họ đến được Mỹ năm 82. Bốn năm sau vợ chồng Nẫm sinh được bé Lana…

*

Có tiếng mở khóa cửa, Lana mang túi sách vở bước vào. Thấy mẹ ngồi nơi phòng khách một mình, bé ngạc nhiên chào mẹ, vừa nói; Lana vừa sa người vào lòng Giáng Hương, và hôn bên má nàng, nũng nịu:

- Hi! Mom. Con không thấy xe Mom đậu trước nhà. Con tưởng Mom đi đâu đấy, thì ra Mom ngồi ở đây.

- Xe mẹ đưa đi tune-up, và mẹ đi xe bus về.

Giáng Hương tuyệt nhiên không hỏi lý do hoặc trách móc con sao đi học về trễ.. Nàng tỉnh rụi xem như không việc gì xảy ra nhưng trong bụng thì lo lắm. Mới hồi sáng đây, cô giáo dạy tóan có gọi điện thoại cho Hương biết là điểm toán của Lana từ ba tháng nay trụt xuống thấp một cách kỳ lạ.

Từ khi bước chân vào trung học, Lana là một học sinh xuất sắc tất cả các môn học, và đặc biệt là môn tóan. Năm đầu khi Nẫm vừa mất, Lana “depress” (chán nản, suy nhược) thấy rõ, nên học hành giảm sút. Tuổi trẻ ham vui, chóng quên, chỉ mấy tháng sau, Lana trở lại bình thường, và tiếp tục là một học sinh xuất sắc của trường. Nhưng những tháng ngày gần đây, Giáng Hương nhận thấy Lana có một sự thay đổi kỳ lạ.

Ban đầu, Hương cho là Lana đến tuổi dậy thì; nên chắc có sự thay đổi gì trong tình cảm đôi lứa chăng. Lana thường đi học về trễ, và khi về đến nhà là vào phòng ngay, đóng cửa lại nằm ôm cái điện thoại cầm tay nói chuyện hàng giờ hoặc ngồi dính cứng nơi cái bàn computer “chat, chóat” với bạn. Giáng Hương để ý theo dõi xem con gái mình đã có bạn trai chưa, nếu có thì nàng sẵn sàng chấp nhận, và hướng dẫn, dạy dỗ con cách đối xử với bạn trai sao cho đúng đạo lý của người Việt nam, và giữ gìn thân thể cẩn thận, chứ không ngăn cấm khó khăn như tổ tiên, ông bà ta thuở trước. Hương không thấy một dấu hiệu nào là Lana có bạn trai cả.

Một hôm nhân đem những áo quần mặc mùa lạnh tới tiệm giặt dry cleaner, Hương bỗng thấy trong túi áo jacket của Lana có mãnh giấy viết vội bằng tiếng Anh bỏ sót lại “Lana. We’ll meet at 5 PM Sept.05/05 same place last month. LRG.” (Lana, 5 giờ chiều ngày 5 tháng 9 năm 05 chúng ta sẽ gặp nhau cùng chỗ gặp tháng trước. LRG) Thoáng nghĩ, Hương cho rằng con mình vừa có bạn trai đây, hẹn hò đây, và nàng định chiều tối, lúc nào thuận tiện, Hương sẽ ngồi nói chuyện với Lana để tìm hiểu rõ lý lịch người bạn trai của con mình, hầu hướng dẫn cho con có một cuộc sống lành mạnh trong tình yêu đôi lứa. Trên đường về nhà, vừa lái xe Hương vừa thử suy đoán tên người viết cái note; nhưng nghĩ mãi không ra.

Nhân lúc Lana chưa về, nàng vào “search” trên máy computer, mới phát giác ra sự thật, Hương hoảng hốt tưởng như mình sắp rơi xuống vực thẳm…LRG là chữ viết tắt băng đảng con gái. (LRG là Lady Rascal Gang). Nàng choáng váng, sợ sệt, run rẩy, mất bình tĩnh nhưng liền tự trấn an được mình, và nghĩ rằng bằng bất cứ gía nào phải cứu con mình ra khỏi cái vũng lầy khiếp đảm nầy.

Hương liên tưởng đến những ngày tháng còn kẹt lại ở Sài gòn, ở Long xuyên, những công ơn vô giá, những hy sinh cao cả của Mẹ, dì Ba, dì Tư, anh Nẫm, và của những bà con bên ngọai Nẫm đã cứu nàng, giúp nàng, đưa nàng ra khỏi cảnh sống nhục nhã, khó khăn, không tương lai, không lối thoát hồi Cọng sản mới vào chiếm Sài gòn, và đến những người bạn Mỹ đã giúp đỡ, khích lệ khi hai vợ chồng nàng mới chập chững bước vào xã hội nầy. Rồi vì quá xúc động, Hương ngồi thút thít khóc một mình!

Tối hôm đó, cơm nước xong, Hương và Lana ngồi nơi phòng khách xem TV như thường lệ. Bỗng nhiên Hương tắt máy, ngồi sát lại Lana và choàng tay ôm chặt con vào lòng mình. Thấy thái độ khác thường của Mẹ, Lana lên tiếng hỏi:

-Mom sao vậy" Mom không được khoẻ sao!

-Không! Me vẫn thường. Me có chuyện đau buồn, me muốn tâm sự với con.

Giáng Hương bắt đầu nói, Lana chăm chú nghe: “ Mấy hôm nay Mẹ đọc trên báo Việt và Mỹ thấy những cô gái Việt trang tuổi như con hoặc lớn hơn, nhỏ hơn con bị bọn buôn người ở Việt nam lừa phỉnh gả bán cho bọn Đài loan, Nam Hàn, Hồng kông. Cha mẹ họ chỉ nhận được một số tiền ít oi thôi. Khi về ở bên xứ người mới biết là mình bị lừa. Một số bị ép làm gái mãi dâm, một số bị đối xử như kẻ nô lệ, bị đánh đập, bị hành hạ, bỏ đói. Họ phải sống một cuộc đời tủi nhục nơi xứ người. Thêm nữa, có những em bé gái Việt nam, tuổi mới lên mười, đã bị bọn buôn người bán qua Cao mên làm nô lệ tình dục cho những người đàn ông bệnh họan. Còn gì đau khổ và nhục nhã hơn, phải không con" Do đâu dân tộc ta phải chìm đắm trong nỗi khỗ triền miên như vậy!

Lana chăm chú nghe và bàn tay bé siết chặt tay Hương hơn nữa. Bé có vẻ xúc động. Hương nói tiếp: “Mẹ thật là may mắn mới đến được xứ sở tự do nầy, và con nữa. Con được sinh ra và lớn lên ở một đất nước tự do, nhân quyền của người dân được tôn trọng một cách tuyệt đối, pháp luật phân minh. Tuổi trẻ có rất nhiều cơ hội vươn lên, được học hành đến nơi, đến chốn. Không như ở Việt nam hiện tại, như Mẹ vừa mới nói; đa số những thiếu nữ bằng tuổi con hoặc nhỏ hơn, hoặc lớn hơn, đâu được may mắn ôm vở đến trường, mà họ phải lao đầu vào xã hội kiếm sống bằng đủ mọi thứ nghề, kể cả bán thân mình cho bọn lưu manh.

Nhìn thấy con gái mình ngồi chú ý theo dõi câu chuyện, Hương nói tiếp: “Mẹ cũng đọc báo thấy ở đây có nhiều người con gái gốc Việt nam được dịp may đến trường ăn học, lại không lo học hành xây dựng tương lai, lại lao đầu vào ăn chơi, trụy lạc, lập băng, lập đảng, trốn học, và làm những điều vi phạm đến luật pháp quốc gia. Tương lai của họ là nhà tù không có ngày ra, là bệnh hoạn, là đau khổ, và chết dần chết mòn trong sư hối hận, dày vò.”

Hương thoáng thấy hai mắt con gái mình đỏ lên, nước mắt lưng tròng, và chòang cả hai tay ôm chặt lấy nàng như cầu xin một sự che chở. Hương tuyệt nhiên xem như nàng không biết gì chuyện Lana bắt đầu tham gia băng đảng…

Những tuần lễ sau đó, Hương thấy có sự thay đổi hoàn toàn ở bé Lana, em đi học về đúng giờ, điểm tóan của em lên cao lại như trước, và cuộc hẹn ngày 5 tháng 9 hồi 5 giờ nàng không thấy Lana rời nhà để đến chỗ hẹn.

Hình như có một sự nhiệm màu vô hình nào đó đã giúp Giáng Hương thoát khỏi nỗi lo âu, và giúp bé Lana thoát khỏi bọn băng đảng tội phạm…


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,023,776
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến