Hôm nay,  

Người Bệnh Tâm Thần Sẽ Đi Về Đâu?

13/11/200500:00:00(Xem: 30147)
- Người viết: CHU TẤT TIẾN

Bài số 869-1460-295-vb2111405

Tác giả là một nhà báo, nhà giáo, người hoạt động cộng đồng quen thuộc tại Little Saigon, đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Từ khi sang Mỹ, hai chữ "người bệnh tâm thần" mới thấy được xử dụng nhiều để chỉ những kẻ kém may mắn mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, không chết người, không gây đau đớn thể xác, nhưng lại bất hạnh về tinh thần. Có nhiều nơi và nhiều phương tiện điều trị căn bệnh này, nhưng tại Quận Cam, hầu như người mắc bệnh chưa được hướng dẫn trong một hệ thống giản dị, đầy đủ, và dễ hiểu. Do đó, gia đình bệnh nhân phải tự tìm kiếm bác sĩ và nếu bệnh nặng, phải kêu 911 để khi xe cứu thương đến, các nhân viên thường phải dùng sức mạnh để đàn áp con bệnh mới mang bệnh nhân đến bệnh viện được. Vì thế, quận Cam đang thiết lập một hệ thống chữa trị mới, dựa theo đạo luật 63 vừa được cử tri bỏ phiếu tán thành vào cuối năm 2004. Sang năm 2006, chắc chắn các người bệnh kém may mắn này sẽ được điều trị thích đáng hơn, tùy theo cơn bệnh nặng hay nhẹ.

Điều muốn nói ở đây là quan niệm của người Việt mình về căn bệnh này, có nhiều phần không chính xác, nếu không muốn nói là sai lạc, đôi khi làm hại cả tương lai của người mắc bệnh. Trịnh Công Sơn đã có lần viết "người điên không biết nhớ và người say không biết buồn". Hoặc, nếu đổi ngược lại thành "người say không biết nhớ và người điên không biết buồn" như đa số chúng ta suy nghĩ thì cũng là những nhận định còn thiếu sót.

Theo một số kinh nghiệm khi tiếp xúc với những người bệnh tâm thần ở các trung tâm chữa trị, cũng như tại những cơ quan tạo việc làm cho người bệnh tâm thần tại Quận Cam, người viết xin trình bầy những nhận định sau:

1- Không phải cứ mắc bệnh tâm thần là "điên loạn":

Bệnh tâm thần có nhiều cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì như người thường, chỉ khác là cách phản ứng với xã hội mà thôi. Trong một cơ quan làm việc dành riêng cho người tàn tật, những người mắc bệnh Chậm Phát Triển... đa số người mắc bệnh tâm trí sinh hoạt y như người bình thường, nói chuyện, làm việc, suy nghĩ gần giống chúng ta. Chỉ sau khi nói chuyện một lúc, mới thấy có những suy tưởng kỳ quặc. Trong số này có rất nhiều người mang họ Nguyễn, họ Trần, họ Lê... Tuổi tác từ 15, 16 đến trên dưới 60. Đủ mọi cấp độ bệnh, nhưng số người như Trịnh Công Sơn tả "người điên không biết nhớ" thì rất ít. Có những người vẫn nhớ mọi việc xẩy ra trong đời rất rõ, chỉ không thể nhớ những con số, những bài học mà thôi, cho nên họ không thể qua được lớp 2 hoặc cùng lắm là lớp 3. Người ta gọi những người này là "Learning Disability", nghĩa là "tàn tật về đường học vấn".

Lại có những người không thu nhận được bất cứ thông tin nào, hoặc chỉ tiếp nhận có một số thông tin do họ chọn lựa như gia đình có mấy anh em, ăn uống thế nào... mà thôi. Đôi khi lại là người nói lắp một cách quá sức hay là người không nói một câu nếu không có chi đặc biệt. Có kẻ lại chỉ thích ra dấu mặc dù biết nói. Ngược lại, có những bệnh nhân nói huyên thuyên bất tận, nói rất đúng, rất chính xác, về nhà biết nấu ăn, sinh hoạt như mọi cô thiếu nữ khác, cũng biết diện đẹp, nhưng cũng thuộc vào dạng bệnh tâm thần và nhận tiền SSI, chỉ vì không thể nào khép miệng lại trong năm phút.

Có bệnh nhân vẫn sinh hoạt đơn giản như mọi người, cười rất tươi, nói chuyện duyên dáng như mọi cô thiếu nữ khác, nhưng một lúc nào đó, tỏ ra rất dữ dội khi thấy một nhân vật nào không biết cách nói chuyện. Vài cô gái xinh đẹp, rất nhanh nhẹn, làm được những công việc khó như ghi chép sổ sách, cộng trừ nhân chia, nhưng chỉ có mỗi tội là hễ mở miệng ra thì "đ.m." hay "f. you!" liên tục, không thể nào nhịn được.

Nhiều thanh niên lanh lẹ hơn người thường, nhưng không thể nào làm một công việc đều đặn trong vài tiếng đồng hồ, chỉ làm một lúc là phải bỏ đi lang thang một lúc mới trở lại. Một anh ở trong nhà Săn Sóc Đặc Biệt (Boarding Care), lẳng lặng bỏ đi cả mấy đêm không về, ngủ ngoài đường và nhịn đói nhiều bữa nhưng tới giờ làm việc, vẫn tới chỗ làm, tỉnh bơ. Khi Cố Vấn thấy quần áo dơ qúa, có mùi, hỏi anh, mới được biết, cứ sau giờ tan sở là anh biến thành "homeless" mà không một lời kêu ca!

Anh Trần hơn tứ tuần, lúc nào cũng nhắc đến các ông anh, chú bác nổi tiếng ở Saigòn hồi xưa. Gặp ai cũng hỏi: "Anh, chú... có biết ông Nguyễn văn.. làm giáo sư Anh văn ở trường... không" Anh ruột tôi đấy!" Với các bà mẹ lớn tuổi, cơn bệnh lại thể hiện qua những tâm tình của trẻ chưa lớn, hay vòi vĩnh, khóc nhè, đòi dỗ dành như con nít.

Đến cấp độ mạnh hơn, thì mới tự dưng đập đầu vào tường, hoặc thỉnh thoảng lại lấy tay đấm đấm vào đầu như muốn lắc vật gì rời ra khỏi tai vậy. Một anh thanh niên cứ phải đứng ưỡn bụng ra, đầu cúi xuống trong mươi lăm phút rồi mới trở lại làm việc.

Huỳnh, một em gái 17,18 tuổi hay bỏ việc chạy vào phòng Cố Vấn (counselor) ngồi nhìn lên trời cười dịu dàng trong vài phút rồi ra. Có lẽ lúc đó em đang nhớ tới những giây phút hạnh phúc nào khi em chưa mắc bệnh" Bệnh nặng nữa, thì các em không kiểm soát được mình. Đến tháng, để chẩy máu đầm đề, và phải nhờ giám thị thay quần giùm. Một em gái trên hai mươi tuổi rất dễ thương, hay chạy vào nhờ "Chú! Kéo quần lên cho cháu! Quần cháu bị tụt rồi!" Những người này mới thật là bất trị, đành kéo dài cơn bệnh cho đến suốt kiếp mà thôi.

2- Không phải những người bệnh tâm thần không biết yêu thương:

Tình cảm của các người bệnh tâm thần cũng rất rõ rệt. Dù nặng hay nhẹ, họ vẫn biết yêu đời, yêu người, hay ghét hận y như chúng ta. Đôi khi còn cần thương yêu hơn chúng ta nữa. Họ sẵn sàng ôm lấy người lạ để tỏ tình thân thiện. Rất thích khen ngợi. Thích đứng dựa vào người khác. Vài bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi phải diễn tả những ý nghĩ của họ nhưng chỉ những ai thương họ, gần gũi họ, thì họ thích ôm lấy để tỏ tình quyến luyến.

Cô Nguyễn gần 40 tuổi, có bề ngoài xinh xắn, và một nụ cười quyến rũ, nói chuyện rất chững chạc nhưng khi đã yêu thì lì lợm và dạn dĩ vô cùng. Gặp chàng trai nào mà cô thích là chỉ tìm cách gần gũi, ôm ấp, và cho chàng thỏa chí.

Em Y., trên 30, mê mệt một anh bệnh Chậm phát Triển, dù anh ta có thân hình lệch lạc, đầu và cằm dính liền nhau, cô theo đuổi anh ta sát nút. Một buổi giải lao 15 phút, giám thị đã bắt gặp cô ở chỗ đậu xe, vừa đi vào vừa quài tay ra sau gài lại dây nịt ngực, phía truớc là thân hình đồ sộ của anh chàng mà cô gọi là "boy friend" kia. Không ít lần các giám thị bắt gặp các thiếu nữ, dù nói ngọng, dù tật nguyền, dù tâm thần... quấn quít với các chàng cũng tâm thần, cũng tật nguyền như các nàng.. Nhiều kiễng chân dịu dàng, nhiều nụ hôn nhẹ nhàng trên má chàng trông rất hồn nhiên, nên đôi khi những giám thị cũng làm lơ đi trước tình cảm thơ ngây ấy.

Người bệnh tâm thần như vậy đó. Nếu chúng ta không để ý, có thể chúng ta đối xử không đúng cách với những người bệnh nhẹ làm cho họ bệnh nặng hơn, không bao giờ mong khỏi, hoặc tệ hơn, hủy hoại luôn tương lai của họ. Nhiều người gạt luôn người bệnh ra khỏi đời sống gia đình, dù chỉ là những con bệnh nhẹ, và giao cho những cơ quan có trách nhiệm.

Hơn nữa, có một sự thật tưởng đơn giản nhưng lại khá đau lòng, là một số gia đình Việt mình, vì rất sợ không trả nổi tiền MediCal, nên đành chấp nhận để những đứa con chỉ khác thường đôi chút thành người tàn tật vĩnh viễn, mà không biết rằng chúng nó vẫn có thể khỏi bệnh, vẫn có thể thành người bình thường, sống thoải mái bên ngoài, không bị ràng buộc vào những cơ quan nuôi người "điên", nơi mà tương lai của chúng từ từ tàn đi cho đến ngày cuối của cuộc đời. Đau đớn hơn nữa là có những đứa con, khi thấy bố mẹ buồn chán vì cô đơn, hoặc phát bệnh Alzheimer, liền tìm cách tống luôn bậc sinh thành dưỡng dục mình vào nhà hưu dưỡng hoặc bệnh viện tâm thần!

Thực tế, trừ những người bị "retarded", nghĩa là chậm phát triển từ bẩm sinh, hay cơ thể có sự phát triển bất thường thái quá thì đành chịu, nhưng nhiều trường hợp bệnh tâm thần có thể chữa được chỉ bằng biện pháp tâm lý, tình thương và sự kiên trì, quyết tâm của gia đình. Tại những nơi làm việc dành riêng cho người tàn tật và tâm thần, người ta sẽ nghe thấy rất nhiều tiếng cười đùa, giỡn cợt của các bệnh nhân. Những tiếng nói liến thoắng "Ê! Con Kim kia! Mày nói nhiều quá nhé!" hay "Làm việc đi! Tới giờ rồi, Nguyệt!" vang vang trong từng góc phòng. Nếu chịu khó lắng nghe, sẽ thấy những cô gái tâm sự: "Cháu ghét nơi này quá! Chúng nó ồn ào lắm, chú ạ!" Và những câu chuyện dây dưa, dĩ nhiên lòng vòng, quanh co, nhưng chứng tỏ những người "điên" ấy chỉ khác chúng ta một khoảng cách về hình thức thông đạt mà thôi. Nếu có tình thương, nếu có sự hy sinh, kiên nhẫn đến từ gia đình, rất nhiều bệnh nhân tâm thần sẽ khỏi bệnh, trở thành những người hoàn toàn khác, với một tương lai chắc chắn phải đẹp hơn tương lai của những người điên suốt đời trong bệnh viện.

Nhưng, tình thương trong xã hội kim tiền này đã bị chia năm xẻ bẩy mất rồi! Vậy, tương lai của những người bệnh kia sẽ đi về đâu" Xin hãy nhỏ một giọt nước mắt chia buồn cho những ai lỡ bị Trời bắt làm người bất hạnh....

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến