Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Ghen Hận

09/10/200500:00:00(Xem: 142261)
- Người viết: LÊ KHÁNH THỌ
Bài số 843-1433-269-vb8100905

Lê Khánh Thọ là một họa sĩ định cư tai Pháp. Năm 2002, bà nhận giải hội họa Pháp lần thứ hai, đồng thời cũng được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Hiện nay, bà sống tai Châteauroux, France. Công việc: Dạy Pháp ngữ cho đồng bào tị nạn Việt nam và Á Rập -Animatrice viện dưỡng lão Pháp- và làm thông dịch cho cộng đồng Việt tai Châteauroux- France. Bà cho biết thường du lịch Mỹ thăm thân phụ và 4 anh em. Bài viết mới lần này là chuyện từ nước Mỹ.
*
Bà bạn người Mễ ôm chầm lấy Thư mừng rỡ. Hơn 5 năm rồi mất liên lạc, tình cờ gặp lai nhau trên đường phố Livingston.
Giọng bà Mễ sang sảng không ngừng, nhanh như tốc độ xe chạy trên xa lộ làm vài người Mỹ tò mò ngoái đầu nhìn lui. Người Mễ không giống người Mỹ, họ có thói quen biểu lộ tình cảm ồn ào tự nhiên. Bà Mễ vỗ vào vai Thư đồm độp:
---Trời ơi là trời! Thư đó à! Chị không ngờ có ngày gặp lai em! Thư mạnh không" Có chồng lai chưa" Lâu nay làm gì đó"
Thư chưa kịp mở miệng trả lời thì bà Mễ vẫn tiếp tục nói thật nhanh:
---Em rảnh không đi với chị vô nhà thương" Đi! Đi! Ba hôm nay chị ngồi chèo queo trong đó một mình buồn quá!
Thư sửng sốt:
---Ai nằm nhà thương" Bịnh gì mà nằm nhà thương"
---Thằng chồng chị. Nó bị ung thư gan đến thời kỳ á khẩu đang chờ chết, thành ra chị mới trở lai tỉnh này.
Bà Mễ tiếp tục kể lể những tin tức mới mẻ… Lâu nay hai vợ chồng ly thân do lỗi ông chồng có vợ bé và thêm tội nghiện rượu. Ông đâm đơn ly dị nhưng hôn thú vẫn chưa được xé, lý do bà Mễ chưa hài lòng lắm về sự dàn xếp tài chánh. Bà Mễ vừa kể vừa chưởi bới thằng chồng khốn nạn theo gái làm gia đình tan nát, lôi kéo theo hai thằng con trai học hành dang dở. Bà đã phải bỏ tỉnh ra đi để khỏi ngứa mắt chứng kiến cảnh chồng nhởn nhơ cùng vợ bé.
Thư nhớ lai những ngày đưa đón con gái nàng tới trường mẫu giáo, thường gặp bà Mễ dẫn dắt đứa con trai út cùng lớp với con nàng. Lẻ loi không bạn đồng hương, cũng không bạn Mỹ, bà Mễ lân la làm quen Thư và nồng nhiệt mời nàng về nhà bà ăn uống tán dóc.
Thoải mái trong căn phòng khách rộng rãi sang trọng tràn ngập ánh lửa cháy sáng bập bùng từ lò sưởi ấm cúng đặt ở góc phòng, Thư thưởng thức từng ngụm café nóng, thả hồn qua khung cửa kiếng ngắm khu vườn tỏa rợp cây xanh và đàn bướm bay lượn nhởn nhơ trên những cụm hoa sắc màu rực rỡ. Thư yêu khung cảnh ở đây, làm sao có thể đem so sánh nó với không khí ngột ngạt trong căn phòng chung cư chật hẹp của Thư đang ở!
Bà Mễ kể đi kể lai nhiều lần chuyện gia đình bà. Biết Việt nam là một trong những nước mà người dân có mức thu nhập thấp nhất thế giới, bà tha hồ nhắc đến xứ Mễ nghèo đói không chút ngai ngùng. Kỷ niệm về những bữa ăn đạm bạc quây quần bên mâm cơm 12 người, các anh em bà chưa tới tuổi trưởng thành bắt buộc phải rời ghế nhà trường lăn lộn vào đời kiếm sống. Bà khoe có bằng y tá nhưng bà thú thật chỉ biết chích thịt, không dám chích gân và chỉ biết băng bó qua loa. Bà cười chê xứ Mễ lấy bằng y tá dễ ợt!
Đến 32 tuổi bà Mễ dọn qua tỉnh khác làm thư ký cho một khách sạn. Khuya nọ định mệnh đưa đẩy chàng trai xứ Mỹ hào hoa phong nhã uống rượu say mèm té ngay trước bậc thềm motel. Giờ đó tất cả nhân viên đã về nhà ngủ, một mình bà hì hục vực chàng trai bự con vào phòng. Bà trổ nghề y tá xức thuốc đỏ và băng bó cục u trên trán cho chàng. Vậy là mối tình Mễ - Mỹ có cơ hội nẩy nở kể từ ngày đó.
Ngày cử hành hôn lễ, bà Mễ run run đặt bút ký vào tờ hôn thú, chao ơi lòng tràn trề xúc động cứ tưởng như mình trúng lô độc đắc! Bà biết bà kém cỏi nhất trong số sáu chị em mặc dù họ không phải hạng sắc nước hương trời. Viễn ảnh trở thành gái già là hoàn toàn hợp lý, huống gì được kết hôn với ngườI đàn ông trẻ hơn bà 5 tuổi, có địa vị và còn được thoát khoi quê hương nghèo nàn để sinh sống trong một xứ sở mà ai cũng tưởng là thiên đàng hạ giới!
Bà Mễ không ngờ cuộc sống trên đất Mỹ buồn tẻ đến độ bà không ngần ngại so sánh đám tang xứ bà còn vui hơn ngày lễ Giáng Sinh tổ chức hàng năm tại nhà bố mẹ chồng, là một gia đình trưởng giả Mỹ, quen lối sống gò bó đến nổi thiếu vắng tiếng nói, tiếng cườI ngay cả trong những bữa tiệc lớn. Bà Mễ sôi nổi kể lai những kỷ niệm quê hương… Mỗi lần gia đình nào có người chết đều được bà con lối xóm tụ họp nâng đỡ tinh thần lẫn vật chất. Vui nhất là buổi tối! Quan tài đặt giữa nhà, chung quanh từng nhóm người ngồi tụm nhau đánh bài hay tán dóc. Các nhạc sĩ gãy đàn từng tưng ca hát om sòm. Tui thanh niên ve vãn tán tỉnh bầy thiếu nữ tuổi vừa hơ hớ. Lũ con nít được thức khuya chơi đùa và ăn bánh kẹo thỏa thê…Người chết có linh thiêng hẳn phải mãn nguyện vì nhờ đám ma của mình mà thiên hạ được dịp họp mặt thoải mái…
Thư cảm thấy gần gũi thân thiết với bà Mễ, nàng mến bà qua lối nói chuyện tự nhiên không màu mè giả dối. Phần bà Mễ cứ cho rằng người Mỹ kỳ thị dân da màu, cũng vì làn da Thư không được trắng lắm nên bà mặc nhiên công nhận nàng là người đồng hương. Gặp ai bà cũng giới thiệu nàng là em gái của bà.
Tới nhà thương bà Mễ tự động nhỏ giọng lại cho hòa hợp với khung cảnh u buồn bao trùm tử khí phảng phất mùi thuốc sát trùng. Thư rón rén đứng trong góc phòng nhìn bệnh nhân. Thân thể ông Mỹ lép kẹp dưới tấm chăn màu xanh nhạt. Một cánh tay ông đưa ra ngoài chằng chịt vô số ống nylon chuyền lên các chai lọ lủng lẳng treo trên đầu giường. Gương mặt vị giám đốc oai quyền tràn đầy nhựa sống, hao hao giống tài tử Marlon Brando của 10 năm về trước, giờ đây không xa lắm hình ảnh người tù Do Thái ở trai tập trung thời Hitler trong các phim tài liệu chiến tranh. Hai mắt ông trũng sâu mệt mỏi lờ đờ hướng về Thư ngạc nhiên. Bà Mễ dịu dàng:
---Anh nhớ mẹ của Julia không" Con nhỏ Julia là bạn từ thời mẫu giáo cho đến hết bậc tiểu học với thằng Kevin nhà mình đó! Hồi xưa em hay nói Thư là em gái của em. Vậy là mỗi lần Thư tới nhà, anh thường đùa «Hi! cô em vợ của tui!". Anh nhớ chưa"
Đôi mắt ông ánh lên niềm vui nhưng miệng ông nhếch lên cười như mếu. Thư ngần ngại không muốn tới sát gần, nàng có cảm giác rờn rợn trước thân thể bạc nhược của bịnh nhân sắp chết…
Nhưng rồi Thư vẫn chưa quên sự tiếp đãi tử tế của vợ chồng ông, lòng nhiệt tình của họ là niềm an ủi lớn lao đối với mẹ con nàng trên đất Mỹ không người thân thích. Lương tâm áy náy vì nhận ra mình hẹp hòi đối với người bạn sắp sửa lìa đời, Thư bước tới bên giường người bịnh.
Thay vì chỉ bắt tay suông, nàng giữ bàn tay ông trong tay nàng thật lâu. Ngạc nhiên về cử chỉ thân tình nhỏ nhặt đó, hơn nữa từ mấy tháng nay không được bạn bè vào thăm như những ngày đầu nhập viện, nét mặt ông nao nao cảm động. Ông Mỹ ra hiệu, bà Mễ hiểu ý đưa chồng quyển sổ nhỏ và cây viết đặt sẵn trên bàn. Ông nguệch ngoạc vài chữ rồi trao cho Thư. Nàng đọc :
---Tôi vẫn nhớ đến bà. Tôi sung sướng được gặp lai bà trong giờ phút này.
Ông làm hiệu lấy lai cuốn sổ và viết tiếp :
---Tôi biết tôi sắp chết. Hôm nay có thể là lần cuối cùng tôi được gặp bà.


Bối rối, nàng ngần ngại không muốn trấn an ông một cách vô lý kiểu: “Ông ơi, đừng lo! Ông sẽ lành bịnh!".
Thư cất giọng êm ái :
--- Ông hãy cầu nguyện Thượng đế giúp ông tâm hồn thanh thản.
---Tôi không tin có Thượng đế. Tôi vô thần.
---Vậy thì ông tự tịnh tâm. Ông hãy nghĩ rằng ông sẵn sàng ra đi, không cần gì phải lưu luyến cõi đời này. Chức vị, sản nghiệp, vợ con chỉ là vô thường!
--- Tôi chỉ ao ước được vợ và hai con tha lỗi trước khi lìa đời. Tôi biết họ thù hận tôi nhiều lắm!
---Liệu chính ông có thể tha thứ cho ông không "
Thư khoan khoái thầm phục mình đã đặt một câu hỏi triết lý đúng lúc. Thật ra câu nói này của một vị cao tăng Tây Tạng mà nàng đã nhập tâm qua một cuốn sách nào đó. Thở dài thả rơi cây viết xuống giường, ông Mỹ bối rối không thể trả lời. Thư dịu dàng cầm lấy tay ông, những ngón tay gầy guộc yếu ớt siết nhẹ bàn tay nàng, đôi mắt ông long lanh ngấn lệ. Xúc cảm dâng trào, năm ngón tay Thư quấn quít niềm ao ước gởi chút tình người vào kẻ đang cận kề lưỡi hái tử thần.
- Á.. á…á…
Tiếng thét hãi hùng vang lên trong bầu không khí tĩnh mịch của bệnh viện. Thư giật mình buông tay ông Mỹ ra, nàng sửng sốt nghe giọng loa phát thanh của bà bạn Mễ :
---Con đ. ngựa! Cút đi! Cút đi cho khuất mắt tao! Ai cho phép mày tới đây!
Thư quay lui, bàng hoàng nhận ra bà Mễ đang hăm hở đấm đá túi bụi vào một người đàn bà da trắng trẻ tuổi mà nàng đoán là vợ bé của ông Mỹ. Bà vợ bé vừa mới bước vào, bất ngờ chưa kịp phòng thủ thì bị bà vợ lớn nắm tóc đánh phủ đầu. Tội nghiệp bà vợ bé đang ở trong tư thế bị động, Thư lính quýnh nhảy vào vòng chiến ôm bà Mễ kéo lui. Tấm lưng bà Mễ to như tấm phản, vòng tay của Thư chẳng thấm vào đâu! Bà Mễ chỉ hẩy nhẹ đôi mông ra phía sau thôi mà Thư đã loạng choạng suýt bổ nhào. Thư hoảng hồn không dám chơi dai, tuyệt vọng trố mắt nhìn hai người đàn bà đen trắng tranh giải đô vật phụ nữ, mà phần thắng nắm chắc trong tay bà Mễ đang say cuồng máu Hoạn Thư. Mất bình tĩnh, Thư không nhớ ra trên đầu giường của bệnh nhân có chuông cấp cứu… Nàng hốt hoảng cất tiếng la to: « Help ! Help!" hòa âm với tiếng chưởi của bà Mễ và tiếng la đau đớn của nạn nhân. Tiếp theo là tiếng chân người thình thịch chạy tới. Hai ông Mỹ trắng và một bà Mỹ đen thuộc loại bự con nhào vào phòng đẩy mạnh hai nữ đô vật dạt qua hai bên.
Cuộc chiến kết thúc.
Bà vợ bé Mỹ trắng tơi tả như miếng giẻ rách…Đầu tóc ngắn xịt keo giờ đây xừng lên dựng đứng như lông nhím. Máu mũi chảy ròng ròng chan hòa đỏ thắm trên đôi môi bầm dập. Run lẩy bẩy khóc nấc lên từng chặp nghẹn ngào, bà thiểu não lê từng bước chân âm thầm theo bà y tá Mỹ đen ra phòng cấp cứu.
Bà Mễ chiến thắng vẻ vang. Mặc dù không mảy may thương tích nhưng vẫn chưa hài lòng, bà khóc hu hu, bù lu bù loa chưởi mụ Mỹ giựt chồng và chưởi luôn thằng chồng bạc nghĩa. Hai ông y tá Mỹ khó nhọc lắm mới kéo được bà Mễ ra khỏi phòng.
Trước khi nối gót theo sau bà bạn Mễ, Thư liếc nhanh vào giường bịnh nhân. Ông Mỹ nhắm mắt ngoẻo đầu qua một bên dường như đã trút hơi thở cuối cùng. Thư chột dạ lo lắng…nhưng nàng nhìn máy đo tim vẫn còn hoạt động. Có lẽ ông chịu không nổi cảnh chiến tranh Mễ -Mỹ nên nhắm mắt lai cho đỡ sợ!
*
Một tuần sau ông Mỹ qua đời.
Trước khi chết ông trối trăn với bà vợ Mễ, vẫn còn quyền hành vợ lớn trên mặt pháp lý, rằng ông ao ước được chôn trong mảnh đất Livingston. Bà Mễ long trọng hứa hẹn với chồng nhưng đến giờ phút chót bà đổi ý vì bà tình cờ đọc được những lời bút đàm lãng mạn giữa hai kẻ thù không đội trời chung: “Em yêu, linh hồn anh thuộc về em mãi mãi…Em hãy tin rằng dù dưới nấm mồ lạnh lẽo, mỗi ngày anh vẫn mong chờ em tới thăm anh. Anh sẽ nương theo gió thoảng mây ngàn trao đến em những nụ hôn nồng nàn chăn gối…". Mặc dù Thư hết lòng thuyết phục bà bạn Mễ nên tôn trọng nguyện vọng của người chồng quá cố, nhất là người đó đã để lại cho bà một gia tài kết xù nhưng bà Mễ cương quyết chặn đứng kế hoạch hẹn hò tình tự trên ngôi mồ chưa xanh cỏ. Bà Mễ đắc ý gật gù: “Những nụ hôn nồng nàn chăn gối của tui bây rồi đây sẽ cháy tiêu thành tro bụi!”.
Bà Mễ nhờ người em chồng chuyển lơi đe dọa đến bà vợ bé, rằng đương sự sẽ không tránh khỏi cảnh“máu nhuộm nắp quan tài" nếu còn dám vác mặt tới dự đám tang. Bà vợ bé không dám chơi dai, chỉ lãng mạn gởi đến một bó hoa hồng loại thượng hạng để tiễn đưa linh cửu của người chồng không bao giờ cưới. Ngờ đâu bà vợ lớn lạnh lùng vứt bó hoa tươi giá trị cả $100 vào thùng rác nhà thương.
Mặc dù bà Mễ nhắc đi nhắc lại lời chồng bà yêu cầu làm đám tang đơn giản, rằng ông không cần mời cha cố làm phép, cũng không cần bông hoa trang trí… nhưng Thư cứ nghĩ chẳng qua ông nói lẫy vì cảnh ghen tuông ồn ào của bà vợ lớn. Cảm thấy tội nghiệp ông, Thư vẫn đem tới một bó hoa cúc trắng. Thư đã dự cả chục đám tang nhưng chưa từng thấy một đám tang nào thê thảm như đám tang của ông giám đốc người Mỹ này! Trên nắp quan tài loại rẻ tiền nhất chỉ trơ trui bó hoa nhỏ bé khiêm nhường của Thư. Ngoài hai người thợ khiêng hòm và một ông chủ lễ, đám tang chỉ vỏn vẹn 5 người: em trai ông giám đốc, bà Mễ, Thư, thằng con lớn và con bồ Mỹ. Thằng út vắng mặt vì vừa kiếm được job khoảng một tuần nay nên e ngại bị mất việc. Những người bạn nhậu đang bận… nhậu, không một ai nhớ tới ông.
Năm đôi mắt mở to chăm chú nhìn lên màn ảnh truyền hình chiếu trực tiếp giờ phút gay cấn. Căng thẳng, hồi hộp! Linh cữu từ từ đẩy vào lò thiêu… Lửa vàng rực nhảy múa bao quanh chiếc hòm gỗ… Thư liếc nhanh qua bà Mễ, gương mặt bà nhạt nhòa nước mắt…
Lửa và chỉ thấy lửa! Cảnh lửa cháy liên tục xem độ mươi phút đưa đến tình trạng mệt mỏi chán chường. May quá bà Mễ cầm đầu nhóm bước ra khỏi căn phòng ngột ngạt! bốn người mừng rỡ nối gót theo sau.
Không khí bên ngoài dễ chịu đưa đẩy câu chuyện thân tình… Ông em chồng Mỹ tấm tắc khen ngơi bà chị dâu người Mễ có tấm lòng độ lượng, đồng ý nhận lãnh bình tro xương cốt của người chồng phụ bạc. Ông bùi ngùi kể trường hợp một người bạn ông cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, nhưng khi chết thì cả hai bà lớn, bé, kể cả con cái không ai chịu nhận bình tro. Rốt cuộc một ông bạn thân thương hai đứng ra lãnh dùm. Ông hùng hồn kết luận rằng anh ruột của ông vô cùng may mắn có được người vợ chao ơi là tình nghĩa! Bà Mễ ngước đôi mắt chan chứa bi thương nhìn em chồng, ông thân ái đưa tay vỗ nhẹ lên vai bà chị dâu và thầm thì những lờI an ủi. Bà cảm động khóc nấc lên, chậm rãi lấy khăn giấy ra sụt sịt hỉ mũi …
Vài tiếng sau thằng con trai ôm bình tro xương cốt của bố ra xe. Nó trao cho mẹ và ngồi vào tay lái bên cạnh con bồ Mỹ. Bà Mễ mở thùng xe chứa đồ phía sau đặt bình tro vào. Thư ngạc nhiên hỏi bà:
---Ủa, bộ chị không ôm trên tay sao"
Con bồ quay lui đề nghị:
---Bà đưa nó đây tui giữ cho.
Bà Mễ bỗng quắc mắt lên phô trương tất cả tròng trắng phảng phất tia nhìn ghê rợn Dracula. Giọng bà trở nên lạnh lùng :
---Thôi khỏi! Thằng chả làm khổ mẹ con tui hơn 10 năm nay. Cho nó nằm trong cốp xe là may lắm rồi! Tui còn muốn vứt nó vô thùng rác.
France, 2005
LÊ KHÁNH THỌ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,528,313
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”