Hôm nay,  

Hai Phương Thuốc Gia Truyền

21/09/200500:00:00(Xem: 104723)
Người viết: THIÊN NGA
Bài số 832-1422-258-vb4092205

Tác giả cho biết bà là cư dân Tucson, AZ. Nghề nghiệp: Chủ tiệm Nail. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của bà.

Tôi và anh yêu nhau 3 năm, thời gian đủ để biết tình yêu giữa tôi và anh có nồng thắm hay là phai nhạt. Về phần anh thì tôi không biết nhưng riêng tôi....tình yêu của tôi dành cho anh thật lớn, tôi yêu anh mỗi ngày một nhiều hơn, đậm đà hơn. Cho nên chuyện của anh tôi xem như chính nó đã xảy ra cho tôi.
Tuy chúng tôi yêu nhau, nhưng cả 2 đều né tránh không nhắc đến chuyện hôn nhân, bởi vì...chúng tôi đều mộng mơ tới thiên đàng Mỹ Quốc!
Có lần anh đến giã từ để đi vượt biên, tôi âm thầm tiễn anh và cầu chúc anh lên đường gặp nhiều may mắn. Nhưng...chỉ 1 tuần sau thì tôi lại nhớ nhung anh quá quắt. Thế là tôi lại cầu mong anh đừng đi được, hãy trở về với tôi. Không biết lời cầu xin ấy có được ứng nghiệm hay là số anh chưa đi được mà vài tuần sau có tin đưa đến: Anh đã bị bắt ở "Vĩnh Châu".
Ngày gặp lại nhau anh đen và gầy gò hơn, tôi rơi nước mắt khi được ở trong vòng tay êm ái của anh, thầm cầu mong sao cho chúng tôi đừng bao giờ chia cách nữa!
Gia đình anh là người Bắc, cho nên thay vì gọi là ba má (theo người Nam) thì anh lại gọi là cậu mợ. Cậu của anh đang khỏe mạnh to lớn, vậy mà chỉ trong vài tuần đã ngã bệnh, đi vào nhà thương. Kiểm tra thì mới hay ông cụ bị ung thư phổi (thời kỳ cuối) cả nhà đều u buồn ủ rũ, chạy chữa thuốc Tây hoài hoài không khỏi, và không hiểu gia đình nghe lời mách nước của ai mà liền đổi qua thuốc ta để chữa trị. Thế là lệnh được phán ra, mỗi người trong nhà đều được phân công đi tìm "diệu thuốc gia truyền" và tôi là 1 trong những thành phần hăng hái nhất "xung phong đi hái trộm thuốc!"
Theo sự phân công, cho nên anh có nhiều cơ hội chở tôi đi khắp nơi tìm tòi cây thuốc. May sao ở ngay bến Bạch Đằng cây này trồng rất nhiều...Tôi không biết nó tên gọi là cây hoa gì, nhưng thửơ còn nhỏ tôi thường hay hái bông và xé ra từng cánh chỉ để lấy nhụy hoa rồi đặt nhẹ vào lòng bàn tay, nhẹ nhàng thổi cho nó chạy vòng vòng, rồi gọi nó là cây "bông đồng hồ" còn bên xứ Mỹ này thì gọi nó là hoa "Vinca".
Sau khi anh chở tôi đến bồn bông bến Bạch Đằng, cả hai chúng tôi ngồi đó giả đò tâm sự, sau đó anh lấy tấm thân bồ tượng ngó quanh dáo dác, khi thấy đã vắng người anh khẽ khàng khều khều mấy cái, gật đầu mấy cái, là tôi thẳng tay bứt vài cụm bông, rồi sau đó lẹ làng leo lên đằng sau cho anh chở tôi chạy trối chết. Thế mà có lần tôi bị "tổ trác" không phải bị bắt quả tang hái trộm bông đâu nhé (đừng có mà hiểu lầm) tôi đang hái trộm bông ngon lành, bỗng sao có rất nhiều kiến lửa chui ra cắn, đau ơi là đau, làm tôi nhớ đời cho mãi tới bây giờ.
Đi thăm mộ mẹ thấy cây bông đồng hồ cũng hái đem về cho cậu chửa bệnh, nằm mơ cũng thấy cây bông đồng hồ rượt đuổi tôi chạy trối chết. Đúng là "ác mộng" (night mare) bông đồng hồ!
Không hiểu cây thuốc có công hiệu như thế nào, mà chỉ vài tháng sau cậu đã ra người Thiên Cổ, bệnh đã đau, thuốc đã đắng, chết vẫn chết, chỉ thế thôi!
*


Thắm thoát mới đó mà đã 20 năm tôi tha hương nơi xứ người, có đôi khi ngồi nhớ lại tôi chợt bật cười vì thửơ non dại đó! Kỷ niệm còn đong đầy...mà người xưa giờ ở nơi mô"
Và lại một phương thuốc gia truyền được truyền bá như sau: Ba tôi năm nay 84 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời, vậy mà ông cụ không bị lẫn, vẫn ăn được, răng không rụng, vẫn còn cười giỡn sảng khoái, phải nói đúng là may mắn!
Một hôm trở trời, cụ cảm thấy khó thở, người tự nhiên run rẩy phải chở vào nhà thương gấp, bác sĩ nói cụ bị cuống phổi, và cổ của cụ bỗng bị nổi 1 cục hạch lớn. Điều trị xong bác sĩ cho về và đề nghị vài ngày sau trở lại để họ cắt lấy một miếng hạch nhỏ để thử xem có bị ung thư không, nếu có....thì phải đi mổ gấp!
Buổi sáng hôm sau, bàn đi tính lại chị Bình đưa ý kiến: Ông cụ sống đã 84 tuổi kể ra cũng thọ, nếu bị ung thư có mổ thì cũng không chịu đựng nổi, thôi thì cứ phó mặc, để cụ được yên tâm, nghĩ thấy có lý, cho nên cả nhà đều đồng ý.
Vào trưa hôm ấy, chị Mai (bạn) đến chỗ làm trao vào tay tôi 8 nhánh cây trông như nhánh xương rồng, tiếng Mỹ gọi là cây "aloe vera" và nói: đem về làm theo công thức chị chỉ, thì ba Vân sẽ lành, cây này trị bá bệnh "phương thuốc gia truyền" đấy nhé! Ráng cho ông cụ uống đều, có tin gì vui thì báo cho chị biết.
Chiều hôm đó, đem mấy nhánh cây aloe vera về nhà, sau khi gọt bỏ những gai góc, rửa sạch và cắt khúc, tôi bỏ vào máy sinh tố để xay nhuyễn, tiếp theo đó là bỏ đường, 1 chút mật ong.v..v... khi hoàn tất tôi đổ vào chai chuẩn bị đem lên cho ông cụ uống. Quá vui mừng vì "phương thuốc gia truyền" tôi vừa làm vừa hát nghêu ngao. Nhưng...sau vài giây suy nghĩ, tôi chợt chùng bước. Ông cụ đã lớn tuổi, không hiểu uống thuốc này nó sẽ công hiệu ra sao" Có ảnh hưởng đến sức khỏe cụ không" Lợi hay hại" Có dễ uống không" Có quá nhiều thắc mắc, thôi thì....tôi đành thử thuốc trước tiên vậy.
Rót 1 muỗng "bí phương gia truyền" tôi run run cho vào miệng nhắm mắt đưa chân nuối vội vào, ôi chao ơi, chất nước sền sệt trôi đến đâu là tôi ớn lạnh tới đó, cổ họng tôi bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, tôi vội vàng uống hết nước nóng rồi đổi sang nước lạnh, sau cùng là tôi đem tất cả công trình đổ váo cái sink cho trôi đi hết. Buồn ơi! ta xin chào mi khi "phương thuốc gia truyền" đã bỏ ta đi....
*
Sau bao kinh nghiệm về "phương thuốc gia truyền" giờ đã 2 năm trôi qua...cụ ông cũng đã 86 tuổi, và trong 2 năm nay, mỗi khi cảm thấy khó ở, cụ chỉ việc gọi phone, và tôi chỉ việc vào phòng, lựa đại 1 cuốn sách (tôi có thú đọc truyện, cho nên nhà có đến 4 tủ sách lớn sau khi cầm 1 cuốn sách thật dầy, tôi đến đón cụ chở thẳng vào nhà thương cấp cứu. Ở đấy chờ độ khoảng 8 tiếng 9 có khi hơn 8 tiếng) ông cụ được truyền nươc biển, truyền thuốc và cụ được cho về với 1 toa thuốc "không gia truyền."
Cụ hân hoan thơi thới vì đã được khỏe lại, còn tôi thì ra về với cõi lòng phơi phới, vì khỏi còn phải bận tâm pha chế thuốc hoặc đi hái trộm thuốc nữa. Điều may mắn nhất là khỏi cần phải làm thái giám để thử lại thuốc "bí phương gia truyền" làm ngứa ngáy cổ họng, và khó nuốt thêm một lần nữa!

Thiên Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến