Hôm nay,  

My American Dream

21/09/200500:00:00(Xem: 113423)
Người viết: JOHN NGUYỄN
Bài số 831-1421-257-vb4092205

Tác giả John Nguyễn cho biết anh mới 26 tuổi, hiện còn trong bộ binh Hoa Kỳ nhưng sẽ giải ngũ trong tháng 10 sắp tới. Quân vụ của anh trong ba năm qua là phiên dịch viên cho đội tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Gia đình bố mẹ và em của anh đang cư ngụ tại miền nam của tiểu bang Cali. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của anh, đơn sơ, ngắn ngủi. Mong John Nguyễn sẽ còn tiếp tục viết thêm bài mới.
*
Mỗi người trong đời có một ước mơ, tôi hồi nhỏ cũng ước mơ và hoài bão là 1 ngày nào đó mình sẽ làm 1 linh mục, bác sĩ, kỹ sư, để giúp đời và mang lại sự hãnh diện cho bố mẹ tôi. Có thể nói là một công hai việc. Sau này lớn lên tôi xác định lại những ước mơ của mình. Có lẽ vì tự ý thức được là còn lưu luyến phong trần, không đủ sự thông minh và kiên nhẫn, nên tôi quyết định không theo đuổi những ngành nghề trên mà lại có những ước mơ mang lại niềm vui cho bản thân. Tôi muốn về Việt Nam thăm lại quê hương mà tôi đã cùng gia đình rời xa khi tôi còn nhỏ. Tôi muốn hoàn tất xong một cuộc chạy marathon. Và tôi muốn lập gia đình và có 4 đứa con; 2 trai 2 gái thì tuyệt vời. Mơ như vậy có lẽ vì hồi nhỏ tôi chỉ có 1 thằng em trai nên cảm thấy hơi bị lỗ vì không có chị gái để nhõng nhẽo hay em gái để bắt nạt.
Không biết vì số mạng hay vì không học xong đại học nên tôi đã đăng ký vào quân đội Hoa Kỳ. Mặc dù từ "quân đội" và "lính tráng" đối với người Việt Nam gợi lên nhiều cảm xúc xấu như chết chóc, thương tật, nhiều dữ hơn lành, nhưng bố mẹ tôi cũng chấp nhận và tôn trọng quyết định nhập ngũ của tôi. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần để "nhảy vào dầu sôi lửa bỏng" nhưng có lẽ là nhờ phước đức của ông bà để lại, nên tôi cũng không bị sờn da tróc vẩy như tôi đa õtưởng tượng. Ngược lại quân đội còn giúp tôi thể hiện được ước mơ thăm quê hương Việt Nam nữa!
Khi được phỏng vấn và qua những bài thi trình độ tổng quát của lục quân thì tôi được chọn thành một phiên dịch viên Việt Ngữ. Tôi rất vui mừng vì việc này phù hợp với sở thích của tôi. Thưở nhỏ tôi rất thích đọc sách Việt Nam và coi những phim kiếm hiệp nên tôi cũng tự hào về vốn liếng Việt ngữ của mình. Cộng thêm vào đó bác tôi cũng từng là hiệu trưởng của trường Việt ngữ nên những con cháu cũng "được" đăng ký vào lớp học mặc dù nhiều lúc mình ước ao được ở nhà bắn game hay xem TV.


Hành trình của tôi tiếp tục với giai đoạn huấn nhục và sau đó chuyển sang đơn vị căn cứ tại Hawaii. Nơi đây sự mong ước của tôi đã biến thành sự thật vì tôi được giao công tác làm phiên dịch viên cho đội tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Công việc này đãtạo cơ hội cho tôi về Việt Nam nhiều lần. Thấm thoát 3 năm trôi qua gồm nhiều kỷ niệm vui buồn ở những thành phố lẫn vùng cao nguyên hẻo lánh của khắp lãnh thổ Việt Nam.
Hiện tại tôi sắp giải ngũ và ngừng vai trò làm phiên dịch viên để tìm 1 hướng đi mới cho cuộc đời; tôi nhìn lại với cảm xúc hài lòng lẫn bùi ngùi lưu luyến. Hài lòng vì thấy mình đã được góp phần vào một việc nhân đạo để giúp kết thúc những chương sách "còn dở dang" của số phận những người lính Mỹ mà người thân họ ngày đêm mong chờ. Tôi cũng thấy lưu luyến khi phải xa rời những nơi công tác thú vị trên những ngọn núi chót vót mà mỗi buổi sáng được tiếp xúc với những công nhân thuộc làng, thôn, hay những người thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống lân cận.
Tôi nhớ, có những buổi trưa nắng chang chang và đôi lúc có làn gió mát xen kẽ với tiếng ve sầu inh ỏi. Đêm thì nằm ngủ trong mùng đắp chăn bông mà vẫn còn thấy se se lạnh.
Tôi chưa bao giờ được đặt chân đến vùng tây nguyên (cao nguyên của miền Nam Việt Nam) nhưng có lẽ tôi nghĩ cảm giác mình cũng tựa như là bài hát của nhạc sỹ Phạm Duy, Còn Chút Gì Để Nhớ...: "Phố núi cao, phố núi trời gần, phố núi cây xanh trời thấp thật buồn, anh khách lạ đi lên đi xuống, may mà có em đời còn dễ thương, v.v.."
Trong đời tôi ngoài gia đình là những người dành cho tôi một tình thương bao la vô bờ bến, tôi còn được sự may mắn gặp nhiều tấm lòng Việt Nam tử tế và ân cần, sẵn sàng chia cơm sẻ áo với tôi, mặc dù đời họ thì còn rất túng thiếu.
Tôi sẽ ghi khắc trong ký ức của tôi những anh em "thiếu vật chất nhưng giàu tình cảm" trên khắp mọi nẻo đường Việt Nam.
JOHN N GUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,120,008
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến