Hôm nay,  

Hắn Và Tôi

19/09/200500:00:00(Xem: 170663)
Người viết: THỊNH HƯƠNG
Bài số 829-1419-255-vb8091805

Tác giả cho biết bà là cư dân Bắc California, nghề nghiệp công chức. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà là một truyện tự sự, về một cô gái gốc Việt của thế kỷ 21 tại Mỹ.

Tôi gặp hắn trên một chuyến bay từ San Jose đi Honolulu. Hắn ngồi ghế giữa. Ghế tôi ngoài cùng, ngay đường đi.
Khi tôi tìm được chỗ, thì hắn đã yên vị và đang đọc Newsweek. Lúc tôi đặt chiếc laptop lên ghế ngồi thì hắn ngước lên nhìn tôi và thốt ra câu nói thông thường của người Mỹ: “Hi” . Tôi “hi” trở lại rồi leo lên ghế, hai tay đưa khỏi đầu, cố gắng nhét cái túi xách carry-on vào khoang hành lý. Cái chiều cao của tôi không cho phép tôi đứng trên sàn máy bay để làm cái việc quá dễ dàng đó đối với người Mỹ trung bình.
Vào thời đại nam nữ bình quyền, equal opportunities, equal rights, ít khi nào người ta thấy một người đàn ông đứng lên nhường chỗ ngồi cho một người đàn bà trên các phương tiện chuyên chở công cộng. Tôi xin lập lại là ít khi, chứ không phải là không có. Do đó tôi không mong có một đấng mày râu nào đó trên chuyến bay này đứng dậy để giúp tôi cất hành lý.
Không biết các bạn có biêt là ngay các hãng máy bay cũng không cho phép tiếp viên giúp hành khách nâng các hành lý xách tay bỏ lên khoang phía trên vì họ sợ bị trả tiền “work comp” nếu tiếp viên than phiền họ bị đau vai, đau lưng, đau cổ do phải làm cái công việc đó. Hành lý xách tay là tài sản và trách nhiệm của bạn, và bạn có bổn phận tự quản!
Sau khi đẩy được chiếc túi xách vào trong an toàn, tôi cúi xuống để tìm cách bước xuống sàn thì bắt gặp hắn đang dán cặp mắt nhìn hau háu vào phần thân thể phía trên của tôi. Tôi chợt hiểu. Hôm nay tôi mặc chiếc quần jean xanh và chiếc pull over màu vàng lợt, cái áo vừa đủ dài để phủ qua lưng quần vài inches. Nhưng khi với tay lên thì chiếc áo cũng vươn lên, để lộ một khoảng bụng trần.
Bị bắt gặp nhìn lén, hắn hơi quê, nhưng vội làm tỉnh:
- Tôi hơi lo, chỉ sợ cô ngã!
Tôi cầm chiếc laptop lên khỏi ghế, vừa ngồi vừa trả lời, không nhìn hắn:
- Cám ơn ông!
Sau khi đã cài xong giây an toàn, tôi lấy cell phone gọi cho văn phòng sở ở Honolulu, nói cho người ta biết là tôi sẽ đến khoảng mười một giờ rưỡi. Sau khi lấy phòng khách sạn, tôi sẽ đến văn phòng gặp Robert lúc hai giờ chiều để bàn thêm những gì phải làm trong ngày mai, trước khi ông boss của tôi tới làm khế ước cho khách hàng.
Trong lúc tôi nói chuyện điện thoại thì hắn nhìn vào tờ báo, nhưng tôi đốn có lẽ hắn đang nghe lén những gì tôi nói.Hắn đây là một anh chàng da trắng dưới 40 tuổi, tóc hơi quăn, người tầm thước. Hắn mặc một chiếc áo sơ mi ngắn tay kiểu Hawaì .
Từ lúc phi cơ cất cánh tôi và hắn không nói chuyện. Tôi đọc cuốn People để ru ngủ, khi cảm thấy hơi mỏi mắt, tôi lấy eye mask đeo cho khỏi chói và thiếp ngủ cho đến khi hắn lay vào vai tôi:
- Hello, cô ơi, dậy ăn trưa!
Tôi giật mình thức giấc, trả lời:
- Tôi không thích cơm máy bay. Tới Honolulu tôi đi ăn.
Thấy tôi chuẩn bị ngủ nữa, hắn ní:
- Họ cũng đang chuẩn bị chiếu phim.
- Phim cũ mèm, tôi không thèm coi.
- Cái dí cô cũng không thèm!
Tôi bưc mình, bắt đầu thấy cái thằng cha này vô duyên tệ. Mình đang ngủ mà gã dám đánh thức, lại còn ăn nói ấm ớ. Tôi cố giữ giọng bình thường:
- Có cái tôi đang thèm là ngủ.
- Tôi không bao giờ ngủ được trên máy bay.
Tôi bắt đầu muốn nổi giận, nói cộc lốc:
- Đem theo thuốc ngủ mà uống!
Sau đó tôi kéo cái eye mask xuống để anh chàng khỏi léo nhéo gì thêm. Nhưng hắn chưa chịu buông tha:
- Tôi cần đi nhà vệ sinh. Cô làm ơn đứng dậy cho tôi bước ra.
Tôi vội vàng làm theo lời yêu cầu chính đáng của hắn. Trở về và sau khi đã thắt xong sợi dây an toàn, hắn quay sang cám ơn tôi rồi tự giới thiệu:
- Calvin McGuire.
Lần đầu tiên tôi nhìn thẳng vào mặt hắn:
- Quỳnh Anh. Tên họ là Nguyễn.
- Hân hạnh dược biết cô. Cô là ngườ Việt" Xin lỗi, cái tên họ của cô nói như vậy.
Chờ tôi gật đầu xác nhận, hắn tiếp:
- Cô làm ơn lập lại tên gọi của cô.
Tôi lập lại tên tôi, nhưng cũng nói ngay:
- Nhưng mọi người gọi tôi là Amanda, cho nó dễ.
Hắn không bỏ lỡ cơ hội để bắt thêm chuyện:
- Cô là cư dân Hawaìi, hay là đến đây nghỉ mát"
- Tôi ở San Jose, đến đây làm việc mấy ngày.
Nói xong, tôi lại kéo eye mask lên, cho hắn biết là tôi không thèm quan tâm muốn biết hắn là ai. Hắn càng thêm khả ố, nói nhỏ vào tai tôi:
- Tôi cũng ở San Jose. Cũng tới đây làm việc. Trong trường hợp cô muốn biết.
Gã này quả là quá quắt. Tôi cọc cằn:
- Tuyệt. Bây giờ tôi muốn ngủ tiếp.
Tôi im lặng giả vờ ngủ để gã hàng xóm vô duyên khỏi hỏi lôi thôi thêm. Trong đầu tôi lúc đó là hình ảnh quyến rũ của bãi biển Waikiki, những con sóng bạc đầu, gió mát và nước biển ấm như một Nha Trang của quê nhà.
Ở Calfornia đã nhiều năm mà chưa bao giờ tôi dám lội xuống tắm biển, dù là nhiệt độ trên bãi có thể lên tới cả trăm Farenheit. Tôi mê biển, tôi mê nhũng ngọn sóng nhấp nhô hùng vĩ và vẻ mênh mông bao la của biển , mặc dù biển cũng đồng nghĩa với đe dọa và chết chóc. Tôi náo nức mong đến lúc được ra bãi đùa giỡn với nước và nhuộm nâu làn da mình. Mấy bà chị tôi ai cũng sợ nắng, sợ đen. Đi biển thì ngồi trongànhà kiếng nhìn ra, mà đi picnic thì họ co ro trong bóng mát. Còn tôi thì càng càng nắng càng vui.
Tôi và hắn im lặng cho tới lúc phi cơ hạ cánh. Tôi lại đứng lên ghế để lôi cái giỏ xách tay xuống, nhưng lần này hắn không dám nhìn trộm. Khi xuống chỗ nhận hành lý ký gửi, hắn tìm cách đứng ngay bên cạnh tôi. À, trò chơi của gã lại đang tiếp diễn! Tỏi thích thú chờ xem hắn sẽ giở thêm những “mửng” gì nữa đây. Hắn bắt đầu:
- Chừng nào thì cô trở về San Jose"
- Tại sao ông muốn biết"
- Tại vì tôi muốn được quen với cô và đi chơi với cô.
Quá quắt. Tôi bốp chát dù giọng nói vẫn bình thường:
- Nếu ông “có số” được quen với tôi thì tự nhiên ông sẽ gắp tôi nữa!
Hành lý của hắn tới trước, nhưng hắn vẫn chưa chịu đi. Tôi nhìn hắn khó chịu. Hắn giải thích:
- Tôi muốn giúp cô mang cái suitcase xuống. Đàn bà thường hay “travel heavy”.
Tôi giận quá, xẵng giọng:
- Đủ rồi nghe. Ông đang làm tôi bực mình.
- Ố ồ! Tôi có làm gì xấu để xúc phạm cô đâu"
Tôi hất tay hắn ra, xách chiếc valise xuống khỏi carousel rối ngoay ngoảy đi về phía quầy cho mướn xe Budget sau khi phát cho hắn một câu “bye” gọn lỏn. Sau khi cầm tría khóa chiếc xe mới mướn, tôi rảo bước ra parking, thì, trời ạ, hắn cũng đang đi về hướng đó! Nhưng mà lần này hắn đi về khu của hãng Dollar. Tôi mừng rỡ thốt được cái anh chàng lắm miệng.
Ra khỏi phi trường, lên xa lộ về Waikiki, tôi sung sướng nghĩ đến cái “working vacation” của mình, mặc dù tôi chẳng có bạn bè nào ở đây. Bỗng nhịp độ di chuyển trên xa lộ chậm hẳn lại rồi ba bốn dòng xe dồn cục lại không nhúc nhích. Lại đụng xe đâu đó rồi. Tôi chán nản mở cell phone gọi đến văn phòng, cho họ biết có vấn đề lưu thông, và báo là tôi có thể phải đến sau ba giờ chiều. Ôi, thế kỷ 21, cell phone và “Ị” là cứu tinh của biết bao nhiêu người! Tôi nhìn vào kính chiếu hậu xem xe cộ đằng sau ra sao, thì hỡi ôi, anh chàng “phải gió” nó đang ở ngay sau xe tôi! Tôi quay phắt lại nhìn hắn, nhưng cái tia nhìn giận dữ của tôi bị đôi kiếng mát che kín! Hắn nhún vai nhìn tôi, hai tay xòe ra và cười mím chi.
Khoảng mười phút sau, lưu thông giải tỏa và tôi sung sướng nghĩ đến lúc cho anh chàng bám đuôi đứt dây. Nhưng sự sung sướng đó của tôi chẳng được mấy phút, vì hắn vẫn còn theo sát sau lưng tôi, khoảng cách giữa hai xe không thay đổi, tôi đổi lane, gã cũng đổi lane. Tôi vô exit, gã cũng vô exit. Tôi nghĩ đến các câu chuyện stalkers, đến chiếc cell phone và con số 911.
Khách sạn Hawaìin Hilton Village nơi tôi giữ phòng cũng chỉ còn cách chừng hai ba ngọn đèn, nên tôi cũng tạm yên trí. Khi tôi vào trong khuôn viên khách sạn, gã cũng tò tò đi đằng sau. Điên tiết, tôi cua gấp vào chỗ check-in, nhảy ra khỏi xe rồi đứng chống nạnh chờ gã. Gã ngừng xe, nhìn tôi một cách vô tội và hỏi:
- Cô làm sao thế" Tôi có giúp gì được không"
- Đừng hòng tôi tin là ông cũng ngụ ở đây!
- Rất tiếc là cô sẽ bị thất vọng. Tôi giữ phòng ở đây từ lâu!
Tôi bị hố, lẳng lặng đi vào lấy phòng. Lúc đi tới thang máy để lên phòng, gã cũng tà tà đi tới. Không muốn bị hố thêm, tôi im lặng nhìn gã. Lúc vào trong thang máy, gã lên tiếng:
- Nếu tôi “có số” gặp lại cô, thì giờ đây là cái số của tôi.
Tuy bực mình, nhưng tôi không khỏi buồn cười vì cái láu lỉnh của gã. Mà đúng ra, nào gã đã làm gì sai trái đến nỗi tôi phải ghét gã đến thế nhỉ"
Hôm đó, sau khi đến văn phòng làm việc, rồi đi ăn chiều với mấy nhân viên địa phương, tôi trở về phòng khoảng chín giờ đêm.
Thấy telephone có đèn báo , tôi nhấn nút tin thư thì nghe tổng đài nói có khách ở số phòng 789 muốn liên lạc với tôi. Nghi ngờ đó là anh chàng phải gió ban chiều, nhưng tôi cũng vẫn gọi lại xem gã giở trò ra sao. Nếu quá lắm thì tôi sẽ báo an ninh của khách sạn, hoặc gọi cảnh sát.
Sau hai tiếng chuông, gã nhấc điện thoại. Chờ gả “hello” xong, tôi vô đề tức khắc:
- Ông là ai" Nhắn tôi có chuyện gì không"
- Tôi, Calvin đây! Calvin trên máy bay.
- Ông kêu tôi làm gì" Tôi với ông không có chuyện dí để nói.
Giọng gã nài nỉ:
- Amanda, tôi xin lỗi, tôi không có ý xấu. Tôi nghĩ là cô rất dễ thương, và tôi muốn làm bạn với cô. Cả cô và tôi đều ở San Jose, tôi muốn gặp lại cô. Tối mai tôi mời cô đi ăn được không"
- Tối mai tôi không rảnh.
- Vậy tối mốt được không" Sau tối mốt tôi phải về San Jose rồi. Please!
Hắn kéo dài tiếng “please” để nghe cho có vẻ tội nghiệp.Không chờ tôi trả lời, hắn tiếp sau vài giây ngập ngừng:
- Tôi muốn làm quen với cô, vì ngày xưa ba tôi có sang Việt Nam hai nhiệm kỳ.
Nghe hắn nhắc đến cha mình là một cựu chiến binh VN, tự nhiên tôi có chút thiện cảm với hắn, dù biết có thể hắn nói láo. Tôi cười nhỏ rồi bảo hắn:
- Ông biết cách chinh phục thiên hạ quá hả"
- Please, Amanda! Tôi nói chuyện đứng đắn mà.
Tôi thua hắn. Hắn đã gợi được tánh tò mò của tôi.
- OK. Tối mốt mình đi ăn chung.
Hắn cố giữ cho khỏi reo lên:
- Cám ơn cô! Tám giờ được không" Cô thích ăn gì"
- Tối muốn ăn cơm Nhật.
- Tôi biết một nhà hàng Nhật tuyệt nhất Honolulu.
Hôm sau, trước khi về khách sạn để đi ăn với Calvin, tôi cho Robert biết tôi có hẹn, để đề phòng rủi ro, vì đây là cuộc hẹn đầu tiên của tôi với một gã đàn ông mới quen. Với nhiều câu chuyện bắt cóc, hãm hiếp và giết tróc xảy ra hằng ngày trong nước Mỹ, phụ nữ chúng tôi đã học được cách đề phòng, vì chúng tôi không thể ngưng sống, ngưng hẹn hò, ngưng tìm tình yêu chỉ vì một số kẻ bất bình thường. Robert đùa:
- Cô có muốn tôi thỉnh thoảng gọi cell phone cho cô trong lúc cô đi với hắn không"
Chẳng ngờ tôi hưởng ứng ngay lập tức:
- Ý kiến hay! Tôi còn mang ơn anh nữa là đằng khác!


Đúng tám giờ, tôi xuống lobby và Calvin đã chờ sẵn. Chiều nay hắn mặc áo chemise sọc nhỏ , quần kakhi mậu lợt. Tôi thấy hắn bảnh trai hơn hôm ngồi cạnh hắn trên phi cơ. Calvin đề nghị:
- Đi xe của tôi nhé"
Tôi nhìn thẳng vào mắt hắn, cười thành tiếng, rồi nửa đùa nửa thật
- Đừng hòng bắt cóc đó nghe. Bạn tôi biết tôi đi chơi với ông!
Hắn giơ hai tay lên trời, lắc đầu:
- Amanda, cô thật quá quắt! Cô đúng là “all-American” girl!
Đến đây tôi phải mở ngoặc để giới thiệu với các bạn vài nét về gia đình tôi, hay nói đúng hơn, là về tôi và các chị gái tôi. Tôi là con út trong gia đình, có hai bà chị và một ông anh. Lúc sang Mỹ, tôi mới có 2 tuổi. Năm nay tôi 33. Theo lời mẹ tôi, tôi là đứa con “sót”, vì bà chị kế của tôi hơn tôi tới tám tuổi. Tôi học luật ở UC Davis, và ngay sau khi ra trường đã kiếm được việc tại một tổ hợp luật sư ở San Jose. Các chị tôi thường gọi đùa tôi là “con nặc nô” vì bản tính tôi rất trái ngược với các bà ấy. Thay vì làm như các chị, mỗi cuối tuần vào shopping kiếm áo quần on sale, hay la cà ở các quầy mỹ phẩm và nước hoa, thì tôi theo các bạn đồng nghiệp đi hiking, chạy marathon , hoặc đi trượt tuyết.
Các anh các chị tôi đều đã có gia đình. Chị kế tôi lấy chồng bản xứ, tên Roger. Tội nghiệp Roger, mỗi lần gia đình vợ họp mặt ăn uống, anh thường ngồi coi TV một mình hoặc đọc sách, vì ba má tôi không rành tiếng Mỹ nhiều, chỉ vừa đủ để nói với anh con rể những câu thông thường! Bà con và anh chị em tụi tôi thì cứ líu lo tiếng Việt ,chơi bài, chơi loto, chẳng mấy ai quan tâm đến chàng rể ngồi cô đơn một góc. Nhiều lúc tôi cảm thấy áy náy, xáp lại noí chuyện với anh cho anh khỏi chán. Nhưng hình như Roger đã quá quen với những buổi như thế này, nên anh cũng không mấy phàn nàn. Lâu lâu được vợ cho ngồi yên thân coi TV cũng là một cái ân huệ!
Các anh chị tôi sau khi học xong, và dầu đã đi làm có tiền, nhưng vẫn ở chung với ba mẹ cho tới khi lập gia đình. Ba mẹ tôi rất vui thấy các anh chị tôi còn giữ được truyền thống này, vì vừa là lợi ích kinh tế, cho phép các anh chị tôi để dành tiền để làm “down payment” sau khi có gia đình riêng, vừa duy trì liên hệ gia đình và sự đùm bọc lẫn nhau. Khi tôi quyết định mướn apartment để ở riêng, điều làm tôi ngạc nhiên là chẳng ai phản đối việc làm này của tôi một cách kịch liệt! Có lẽ gia đình tôi đã nhìn thấy cái “Mỹ hóa” và bản tính độc lập quá rõ ràng của tôi trong những năm học xa nhà. Ba mẹ tôi “đổ thừa” là tôi sang Mỹ lúc còn quá nhỏ, ăn cơm Mỹ nhiều nên giống Mỹ hơn các anh chị tôi! Ba mẹ tôi cũng còn tự an ủi là tôi cũng còn “biết điều” kiếm việc làm ở gần nhà, chứ nếu mà đi xa nữa chắc ông bà không biết tôi sẽ biến thành con gì, ngoài cái hỗn danh “con nặc nô” mà các chị tôi vẫn dành cho tôi.
Trở lại chuyện bữa cơm chiều của tôi với Calvin. Nhà hàng Nhật mà hắn đưa tôi tới một nhà hàng Nhật rất nhỏ, nằm khuất sau một nhà bank và một tiệm bánh. Nhà hàng nhỏ đến nỗi chỉ đủ chỗ cho chừng 10 cái xe. Có lẽ lúc đông khách, người ta phải chạy qua đậu ké bên nhà bank. Bạn đừng có hỏi tôi cái nhà hàng này nằm chỗ nào, vì tôi không bao giờ thuộc tên đường của Honolulu.
Tuy nhiên, tôi phải công nhận đây là nhà hàng thuần túy Nhật Bản, và tôi đã được thưởng thức một bữa cơm ngon nhất từ lúc biết ăn cơm Nhật. Trong bữa ăn, Calvin cho tôi hay hắn là Regional Sales Representative cho một công ty dược phẩm ở vùng Silicon Valley. Công việc này cho hắn nhiều dịp đi các tiểu bang, và hắn có vẻ rất bằng lòng với việc làm của mình. Đáp lại, tôi cũng cho Calvin biết tôi làm việc tại một văn phòng luật sư ở San Jose, và thường được cử đi nhiều thành phố khi khách hàng của tổ hợp là người Việt. Khi được hỏi vì sao hắn lại cố tình làm quen với tôi, Calvin thẳng thắn nói hắn bị tôi chinh phục vì vẻ tự tin và nhân dáng hấp dẫn, mạnh dạn của tôi. Hắn còn nhấn mạnh hắn rất thích những người đàn bà có nghề nghiệp chuyên môn ngoài xã hội. Tôi hỏi tại sao, hắn đáp:
- Những người đàn bà này rất độc lập, biết mình muốn gì và tự quyết định lấy. Đàn ông bọn tôi ít mất thì giờ chạy long vòng đốn xem họ muốn gì.
Tôi nghĩ thầm, lại thêm một anh ích kỷ, cá nhân tiêu biểu. Sau gần hai giờ đồng hồ, chúng tôi ăn xong và kêu tính tiền. Thêm một lần nữa, cô “all-American girl” nói với McGuire nàng muốn chia đôi cái bill bữa ăn với hắn, thí hắn trả lời:
- Lần này tôi xin được trả. Lần sau đến phiên cô.
- Làm sao ông chắc là tôi sẽ đi ăn với ông nữa"
- Nếu cô không đi thì cô sẽ nợ tôi dài dài .
Nghĩ là hắn nói khéo để được mời tôi bữa ăn tối, tôi cám ơn hắn rồi đòi về, dù hắn còn muốn đi bar uống rượu. Trước khi chia tay, Calvin không quên xin số phone của tôi để khi về San Jose còn liên lạc. Tôi cho hắn số cell phone, bụng bảo dạ thế nào cũng có lúc hắn đòi nợ bữa ăn chiều nay. Tôi phải thú thật với các bạn, tôi bị ảnh hưởng của các bạn gái đồng nghiệp Mỹ hơi nhiều trong vấn đề quan hệ với phái nam. Cái quan niệm họ truyền cho tôi là không để đàn ông coi mình là bọn “liễu yếu đào tơ” mà họ có thể “đô hộ”. Họ muốn ngang hàng, muốn bình đẳng, trong công việc cũng như trong đời sống tình cảm. Các cô còn khuyên tôi tới chỗ hẹn bắng chính xe của mình, không cần đón đưa. Vì nếu nửa chừng mà mình không cảm thấy “connect” va “click” với anh chàng thì mình có thể tự ra về mà không phải lệ thuộc hắn hoặc gọi taxi.
Trở về San Jose, bận rộn với công việc và bạn bè, tôi quên khuấy cái anh chàng phải gió, thì bất ngờ một buổi tối hắn gọi cho tôi. Sau những câu thăm hỏi thông thường, hắn nói:
- Amanda! Cô có muốn đi xem kịch không" Vở kịch Phantom of the Opera mà cô thích đang diễn ở rạp Golden Gate .
Thấy hắn nhớ cả những điều mình thích , tôi hơi cảm động, vui vẻ trả lời:
- Tuyệt! Tôi coi rồi, nhưng vẫn muốn xem lại lần thứ hai.
Hắn chỉ chờ có thế!
- Vậy cô có muốn đi với tôi không"
- Bao giờ"
- Tối thứ bảy tuần này nếu cô chưa có mục gì khác.
Tôi làm bộ suy nghĩ, nhưng thật ra tôi chưa có plan gì cả:
- Ờàthứ bảyàchắc được. Tôi mua vé, hay anh"
- Ai mua cũng được.
Tôi nói tôi sẽ gọi box office để mua vé vì tôi muốn lựa chỗ ngồi, và hẹn gặp hắn tại rạp 15 phút trước giờ trình diễn . Nhưng Calvin nói:
- Tôi nghĩ mình có thể ăn tối trước khi tới rạp hát. Cô nghĩ sao"
Tôi nghĩ tôi còn nợ Calvin một bữa ăn, nên mau mắn:
- Có lý. Mình đi ăn ở đâu"
Sau một phút suy nghĩ, Calvin nói:
- Nếu cô thích ăn đồ Ý, có một tiệm rất ngon ở trong Trung Tâm Embarcadero. Mình gặp nhau lúc 6 giờ được không"
Tôi đồng ý, và lái xe tới nhà hàng khoảng 10 phút trước sáu giờ. Năm phút sau, Calvin gọi tôi:
- Amanda, tôi sẽ tới trễ một chút. Tôi đang bị traffic.
Tôi nghĩ đến chuyện phải ngồi chờ hắn, liền bốp chát:
- Traffic gì ngày thứ bẩy" Đừng quên là tôi cũng ở San Jose .Tôi đã ở đây rồi mà anh còn lò mò ở đâu vậy"
- Amanda, cô phải tập tin tôi chút đi! Nói cái gì cô cũng ráng kê tủ đứng vào họng tôi! Thứ bẩy, nhưng tai nạn xe cộ đâu có biết ngày tháng! Please.
Lại cái tiếng please kéo dài. Tôi buồn cười:
- OK. Kiếm cách đi lẹ lên. Tôi đói rồi đó nghe.
Calvin tới trễ hai mươi phút. Tôi rất bực mình vì phải chờ đợi một người đàn ông. Sau khi kêu món ăn, tôi nói với Calvin:
- Hôm nay tôi trả bill. Lần trước anh trả rồi.
Rất tự nhiên, Calvin đáp:
- Nếu cô muốn. Nhưng, tôi xin kêu champagne đãi cô, nếu cô bằng lòng.
Tôi gật đầu. Calvin vẫy waiter lại:
- Làm ơn cho tôi một chai champagne loại ngon nhất ở đây. Và cho một hóa đơn riêng.
Đọc đến đây chắc chắn các bà chị của tôi đã gọi tôi là “con giặc cái” không biết mấy lần rồi! Trong gia đình tôi, và cũng như với nhiều người Việt khác, khi đàn ông và đàn bà hẹn hò , người đàn ông sẽ là người móc wallet ra để trả tiền trong buổi đi chơi. Người đàn ông Việt sẽ bị tổn thương tự ái và cảm thấy “hèn” nếu để cho người bạn gái của mình phải trả bất cứ món nào trong lúc đi chơi với nhau. Thậm chí, đôi khi họ còn “xung phong” mời và trả tiền cho những người quen mà nàng tình cờ gặp trong lúc hai người đang dung dăng dung dẻ với nhau. Đàn ông “người mình” chẳng thà nhịn xài, nhịn ăn cả tháng để tỏ ra mình coi đồng tiền nhẹ hơn nụ cười của mỹ nhân! Ngoài việc nịnh đầm rất “Tây”, đàn ông Việt - nói riêng- và đàn ông Á Châu còn lịch sự có thừa. Bằng chứng là tôi đã nhiều lần chứng kiến lúc ngồi trên xe BART di San Francisco, đa số là đàn ông Á Châu đứng dậy để nhường chỗ của mình cho một người già, một phụ nữ mang bầu. Cái lịch lãm vẫn còn ăn sâu trong tâm thức những người đàn ông Việt và Á, dù rằng ngày nay họ cũng đang sống, đang hòa mình trong cái nhịp sống vội vàng đầy tranh giành như bất cứ mgười đàn ông nào trong cái mainstream của nước Mỹ, trong đó đàn ông và đàn bà bình đẳng trên mọi phương diện xã hội.
Ăn xong, tôi và Calvin mỗi người trả một hóa đơn. Hắn còn đưa trả cho tôi tiền một vé xem kịch.
Trong lúc xem kịch, thỉnh thoảng Calvin choàng tay qua vai tôi, thầm thì vào tai tôi những câu bình phẩm nho nhỏ về các nhân vật đang diễn trên sân khấu. Tôi dư biết hắn “ăn gian”, một xảo thuật để được cọ quẹt vào má, vào da thịt tôi, để ngửi mùi nước hoa đắt tiền mà tôi xức mỗi lúc đi chơi. Hôm nay tôi xức nước hoa này cũng chỉ vì thói quen. Tôi không có chủ tâm quyến rũ mê hoặc cái anh chàng mà tôi vốn không “mê” được ngay từ hôm đầu tiên. Trong mắt tôi lúc này, Calvin là hình ảnh của một anh chồng “tiền đong gạo phát” cho vợ, một anh chồng luôn luôn nhìn cái trương mục ngân hàng xem nó đã đầy đến đâu. Hắn có thể là một anh chồng không mua hột xoàn tặng vợ trong ngày sinh nhật của nàng, mà có lẽ sẽ mua cho nàng một cái xong, cái chảo thật tốt để nàng nấu ăn cho ngon.
A, đối với các chị tôi, tôi là một con “giặc cái”, đối với bạn bè, có thể tôi là một “All American girl”, nhưng “cô nặc nô” này vẫn thích được đàn ông nịnh, đàn ông chiều, được “dine and wine”, và vẫn muốn được làm một cô gái bé bỏng trong mắt chàng. Và nàng nặc nô đang tự nhủ lòng, sẽ không còn lần hẹn thứ ba với “thằng phải gió”.
Sau buổi kịch, tôi và hắn đi ra parking. Hắn hỏi:
- Amanda, cô muốn về nhà tôi dùng “nightcap” không"
- Nightcap không nổi rồi đó. Tôi buồn ngủ .
- Ngồi trên máy bay cô ngủ. Bây giờ cô cũng buồn ngủ. Vậy lúc nào là lúc cô không buồn ngủ"
Tôi cười lớn:
- Cứ ở gần anh là tôi buồn ngủ!
Calvin nhìn tôi thăm dò:
- Sáng mai tôi gọi cô nhé"
Tôi lại cười, nửa đùa nửa thật nói:
- Anh mà gọi tôi là tôi
xin “restraining order”!
Thằng phải gió bây giờ trở thành thằng ngố:
- Tại sao thế"
Tôi mở máy xe, đóng mạnh cửa và nói qua kiếng:
- Tại vì bạn chỉ bán thuốc chữa bịnh mà tôi có đau ốm gì đâu!
“Phải gió” còn gọi phone cho tôi thêm vài lần nữa, nhưng chẳng bao gio nhận được trả lời. Caller I.D. mới hữu ích làm sao!

THỊNH HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,923,548
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.