Hôm nay,  

Nghe Chuyện Hà Nội

05/09/200500:00:00(Xem: 242226)

Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI
Bài số 818-1408-245-vb3090605

Nguyễn Hữu Thời là tác giả đã liên tục góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông dạy học, quân nhân QLVNCH. Hiện giúp việc cho hãng Sypris Data System Los Angeles.

*

Lời người viết: Tôi sinh trưởng và lớn lên ở miền Trung, và có vợ người miền Bắc ( Hà Nội). Nỗi ước mơ của tôi là có dịp về thăm quê vợ ở Hà nội; nhưng tiếc thay đã 38 năm kết hôn với nàng, tôi vẫn chưa đạt được ý nguyện. Nhân có anh bạn thân mới về thăm Hà Nội trở lại Hoa kỳ. Anh có đến thăm tôi, và kể chuyện về thăm Hà Nội.
Tôi náo nức nghe anh kể, và trung thực thuật lại không thêm bớt, để hầu bạn đọc.
*

Đã gần cuối hè rồi mà ở Cali sức nóng mỗi ngày như thiêu, như đốt. Cái xe Camry đời 96 của tôi hôm nay trở chứng. Tôi lái đi chừng vài miles thấy nó bốc khói. Hoảng quá, tôi tấp vô lề đường, mở đèn emergency, đứng chờ nguội máy. Giở nắp xe ra xem, check dầu máy, dầu đầy đủ. Check đến cái radiator ( bình chứa nước ), không còn giọt nước nào. Tôi châm thêm nước, và trở lại nhà. Xe vừa dừng trên driveway thấy nó lại bốc khói. Chờ nguội. Tôi tìm hiểu mới biết là cái radiator bị “ leak” có chỗ nứt làm nước rịn ra .
Tôi liền vào nhà gọi điện thọai cho anh Sáu Nông Nghiệp; bạn thân của tôi. Trước 75 anh đỗ kỹ sư canh nông, được Bộ canh nông bổ dụng làm ông trưởng ty nông nghiệp tỉnh, nhưng không rõ lý do gì anh không đi làm ông kỹ sư, lại xin Bộ giáo dục làm thầy giáo dạy giờ ở trường chúng tôi. Tên anh là Lê Nghiệp, vai vế trong gia đình thứ sáu, nên anh chị em dạy học trong trường, và học sinh thường gọi anh là thầy Sáu Nông Nghiệp, để phân biệt với cụ Cử Nghiệp, trọng tuổi, thầy giáo dạy môn Pháp văn. Cái tên anh Sáu Nông Nghiệp có từ đấy. Người anh gầy, mãnh khảnh, dong dỏng cao, nước da đen sậm. Tính nết hiền lành, đằm thắm, thật thà, nghĩ sao nói vậy, các bạn đồng nghiệp ai cũng thích. Anh dạy học cùng trường với tôi trước 63, rồi cùng bị gọi động viên vào Thủ đức năm 64, lại ở cùng đại đội SVSQ, ra trường tản lạc khắp nơi, gặp lại ở Mỹ năm 80 sau nhiều năm không có tin tức nhau, nên chúng tôi kết nhau lắm.
Bây giờ, anh là ông chủ tiệm sửa xe hơi ở Rosemead cách thành phố tôi ở hơn nửa giờ lái xe. Hàng năm, vào khoảng cuối tháng Bảy, tiệm anh thường đóng cửa, thợ thầy đều đi nghỉ hè. Năm nay, anh đi nghỉ hè ở Hà nội nhân thể thăm người anh ruột có vợ người Hà nội và theo vợ về lập cư ỏ ngòai Bắc sau năm 1975.. Chị Sáu không đi với chồng vì bận ở nhà săn sóc người con gái út mới sinh con đầu lòng. Đầu dây bên kia nghe tiếng chị Sáu trả lời:
- Anh Tám hả! Mạnh giỏi không" Ảnh mới điện thọai cho tôi sáng nay nè. Anh về trể một tuần. Không biết mắc chứng gì đây nữa. Ảnh về tôi nói ảnh gọi cho anh ngay. Bye, Bye!
Hình như chị Sáu đang bận làm chuyện nên tôi không kịp hỏi gì thêm nữa.
Thứ Bảy tuần rồi, tôi đang tỉa mấy cành hoa hồng trước nhà, nhìn lên đã thấy anh Sáu đứng lù lù trước mặt, anh kên lên nói:
-Hèn gì! Điện thoại hòai không ai bắt máy, tôi cứ ghé đại thì ra ông đang ở đây. Bà xã nói, ông điện thọai kiếm tôi. Ở nhà có gì lạ không"
- Không có gì đặc biệt. Tuần trước, cái xe chết tiệt hư bình nước nhưng đem tới tiệm Mỹ thay rồi. Hơn tuần lương đó ông! Thôi vào nhà uống trà nói dốc.
- Trời nầy mà ông cho uống trà à. Bộ nhà không có chai bia nào sao!
Anh Sáu chưa ngồi vào ghế và tôi chưa kịp nói gì vì còn đang loay hoay mở tủ lạnh kiếm mấy chai bia. Tôi nghe tiếng anh Sáu nói vọng xuống dưới bếp.
- Tôi bị trể lại môt tuần cũng vì rắc rối ba cái giấy tờ đó. Chỉ tội ham đi ngắm cảnh ba mươi sáu phố phường Hà nội cho nên tội. Hồi nhỏ chỉ đọc được trong sách vở. Các ông nhà văn tả cảnh Hà nội thấy mê thiệt. Bây giờ thấy khác quắc ông ơi!
Vừa trao lon bia cho anh, tôi nôn nóng hỏi:
- Khác là khác thế nào"
Anh Sáu không trả lời câu tôi hỏi. Bỗng anh cương lên nói:
- Trời! Hôm đó tôi giận muốn chết nhưng liền nghĩ lại mình phải “cool” mới được. Anh nghĩ có tức không chứ" Mấy cô , mấy cậu làm việc trong quán ăn đó và cả cái ông chủ quán nữa. Đúng là họ “Xem Mặt Mà Bắt Hình Dong.”
- À! Mà cái chuyện gì vậy" Sao không đầu không đuôi gì hết. Mới có ngụm bia mà anh muốn ngất ngư con tàu đi à. Nói chuyện đầu Ngô, mình Sở đấy. Anh vừa đề ra chuyện rắc rối giấy tờ gì đó, lại đạp ga qua chuyện quán ăn.
Anh Sáu không để ý lời tôi vừa nói, anh để lon bia xuống bàn, rồi nổ máy tiếp:
--Anh biết không. Tôi ăn mặc cốt sạch sẽ, thoải mái chứ không phải cho sang trọng, ăn diện bên ngòai khi đi ra phố. Tới Hà nội, tôi về ngụ tại nhà ông anh ruột tôi, chị dâu tôi người Hà nội. Anh chị tôi có chương trình cho tôi đi thăm viếng Hà nội ngày hôm sau. Nhưng tôi tranh thủ thời gian, muốn đi loanh quanh gần nhà trước đã. Tắm rửa thay quần áo xong, tôi mượn chiếc xe đạp của đứa cháu đạp lẫn quẫn quanh khu phố gần nhà cho giãn gân cốt, và quan sát quanh đó xem có gì lạ không. Đi mấy quãng đường, tôi thấy có cái tiệm ăn bên ngòai để nhiều chậu hoa, cây kiểng trông hấp dẫn quá. Tò mò, tôi cẩn thận khóa xe, và bước vào tính kiếm cái gì ăn lót dạ. Một cô có lẽ là nhân viên nhà hàng, mặc áo dài xanh có hoa thêu nơi ngực, đứng cạnh một cậu con trai, mặc đồng phục nhà hàng. Cả hai nhìn tôi chăm chú từ đầu đến chân, cô gái bước lại gần, mặt cứ vênh lên, cất tiếng hỏi:
- Bác vào đây tìm ai"
- Xin lỗi, chứ đây không phải là nhà hàng ăn sao cô"
- Ờ! Nhà hàng ăn đấy, nhưng bác đi lộn chỗ rồi.
- Sao lạ vậy"
- Chúng tôi nghĩ Bác không đủ “tiêu chuẩn để phục vụ”.
Trong lòng tôi thấy lạ lắm nhưng cũng cố hỏi để nghe thử cô bé nói gì nữa. Trong bụng tôi nghĩ, không lẽ ở Việt nam hiện nay còn kỳ thị hơn thời nội chiến Nam Bắc ở Mỹ cách đây hơn 200 năm trước sao! Tôi nhỏ nhẹ hỏi:
-Xin cô vui lòng gii thích: Tại sao tôi lại không đủ tiêu chuẩn để phục vụ"
Cô nhà hàng chưa kịp trả lời thì bên phải cửa phòng xịch mở, một người đàn ông bước ra, tay cầm xấp giấy, mặc bộ vest đen, áo sơ-mi trắng, cổ thắt nơ, để râu mép, chân mang giày da bóng láng; tiến lại chỗ tôi và hất hàm bảo:
- Nhà hàng nầy chỉ bán cho Việt kiều, khách Ngọai, và cán bộ nhà nước có đặt bàn trước.
- À! Ra là thế.
Không lẽ, tôi nói tôi là Việt kiều đây. Khi không lại xưng danh tánh ra làm gì... Người Việt trong nước hay người Việt ở nước ngoài cũng là cùng một dân tộc, một màu da, một tiếng nói mà. Sao có sự phân biệt lạ lùng như vậy. Hình như một số người ở Hà nội bây giờ họ quan niệm Việt kiều là phải mập mạp, phương phi, trắng trẻo, bụng to, nhiều đô la, ăn mặc sang trọng, tiêu tiền như quăng qua cửa sổ. Họ đâu có biết rằng ở Mỹ dù làm bất cứ một việc gì đi nữa, một giờ đáng một giờ, và phải làm việc hết sức mình mới mong đạt được kết quả. Dù là người chủ cũng vất vả không thua gì công nhân. Các người trong tiệm nhìn thấy tôi gầy ốm, nước da lại đen, những ngón tay sần sùi, thô kệch, lại ăn mặc quá đơn giản, nếu không muốn nói là lôi thôi, áo bỏ ra ngòai, lè phè, chân mang dép Nhật cho mát, họ không muốn tiếp tôi chăng! Tôi thấy cũng không thiết ăn uống nữa, nên chào họ rồi lặng lẽ quay lưng ra cửa, tay trái vừa giơ lên vừa kéo cánh cửa để bước ra đường. Tôi loáng thoáng nghe sau lưng tiếng nói trống không; giọng đàn ông còn rất trẻ, có lẽ của cậu đứng gần cô gái lúc nãy:


-Nhìn cái “thằng “ đó tiền bạc đâu mà đòi vào đây ăn. Ăn rồi nó “lỉnh” ngay đấy. Mình laị phải bận gọi công an. Tụi đó chỉ có ăn khoai thì có! Rõ “phén” cho rồi!
Tôi xem như không nghe biết gì, và cứ bước ra chỗ để chiếc xe đạp lúc nãy mà trong lòng nghĩ ngợi lung lắm. Tôi cứ ngỡ là tôi đã đi lạc vào một xứ lạ không phải là quê hương Việt Nam! Tôi là người Việt nam mà! Dù tôi ở Mỹ đã gần ba mươi năm rồi, nhưng những cử chỉ, những suy nghĩ, những thức ăn uống, những tập tục, tập quán hàng ngày đâu có gì thay đổi mấy trong tôi đâu! Cậu làm việc trong nhà hàng nói câu vừa rồi, gọi tôi bằng “thằng” tuổi tác chắc cũng nhỏ hơn cháu Út nhà tôi (31 tuổi). Tôi chán ngán bước lại chỗ để chiếc xe đạp lúc nãy tính đạp xe về nhà, không đi nữa, nhưng tôi không thấy chiếc xe đạp đâu, nó không có cánh mà đã bay đi rồi! Tôi nghĩ hay là tôi lầm chỗ, chắc hồi nãy mình để chỗ đàng kia. Tôi vội bước qua chỗ tôi vừa nghĩ thì gặp ngay cô bán gánh trái cây, tuổi chừng 25, 27 đang ngồi trên cái đòn gánh để dưới đất, hai chân xoạt ra, chàng hảng, thoải mái, nếu cô ấy mặc váy thì thấy rõ cái quần lót, may mà cô mặc quần dài; đang móc tiền ra lẩm nhẫm đếm. Tôi bước lại gần, ôn tồn và lễ phép hỏi:
- Xin lỗi cô. Hồi nãy trước khi vào nhà hàng tôi vừa nói, vừa lấy tay chỉ vô nhà hàng), tôi dựng chiếc xe đạp gần đây. Cô có thấy ai tới lấy không nhỉ"
Cô ngưng đếm, mặt cương lên, ngẩng nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên như nhìn người từ hành tinh lạ, mắt láy nháy, miệng phát ra câu trả lời nhát gừng, giọng bực tức, đặc sệt, nặng thật khó nghe.
- Rõ hỏi vớ vẩn! Ai ăn không ngồi rồi ra đây ngồi gác xe cho bác phỏng! Xéo đi cho khuất mắt bà.
Tôi ngạc nhiên và nghĩ rằng vì mình thật thà hỏi thẳng, có thể cô ấy hiểu lầm tôi nghi ngờ gì chăng nên cô nổi nóng chóng như vậy. Tôi nói lời xin lỗi và tính quay đi. Cô không đáp lại, và chăm chú tiếp tục đếm bạc, xem như không có tôi còn đứng đấy, mồm nói đay nghiến: “Tiên sư nhà chúng bay! Bà đẻ ra con mà con tính “chũm” với bà hả. Tờ nầy hai ngàn mà con cứ cãi với bà là đã trả tờ năm ngàn. Đồ thối. Quỉ có tha thì Ma cũng bắt. Ngày mai sẽ biết tay bà.”
Tôi qủa thật không hiểu cô đang rủa ai, và nói với ai. Tiếng “chũm” nghĩa là gì! Tôi chán chường lặng lẽ bỏ đi, chậm rãi thả bộ về nhà. Tôi đi lạc vào khu có nhiều cửa hàng bán đồ kỷ niệm cho khách du lịch, và chú ý đến một cửa hàng bên ngoài trang hoàng rất là kiểu cọ, hấp dẫn. Tôi bước vào. Cô bán hàng ăn mặc rất thời trang không thua gì các cô bán hàng son phấn trong các cửa tiệm Macy's, Boadways ở Mỹ. Nét mặt thật đẹp giống như người mẫu hay tài tử xi-nê, tuổi cỡ mười chín, hai mươi. Thấy tôi, cô vội bước lại, tươi cười, vồn vã hỏi, giọng nói nhẹ nhàng, êm ả, ru ngủ, dịu dàng, ngọt ngào như mía đường Quảng ngãi. Cô ta nhỏ nhẹ, thỏ thẻ: “-Chào anh! Anh cần mua gì để em chọn hộ.”
Tôi nghĩ có lẽ mình đã đến tuổi ngễnh ngãng nên nghe lầm chăng hay cô đang hỏi cậu thanh niên nào đang đứng gần đây. Tôi nhìn quanh quất thấy không có ai , biết là cô ta nói với mình nên vờ như không nghe. Tôi cảm thấy vừa ngượng, vừa buồn cười, tuổi mình chỉ còn hai năm nữa là tới tuổi hưu (65). Sao cô ấy gọi mình bằng anh nhỉ" Bộ mình còn trẻ lắm sao! Tôi đâu có nhuộm tóc, tôi vẫn để đầu tóc hoa râm kia mà. Tôi với lấy cái xấc tay đàn bà mân mê, săm soi, tính mua về làm quà cho bà xã Nghiệp. Cô bán hàng thấy vậy bước lại gần hơn, mùi son phấn thơm thơm dễ chịu:
“- Kìa! Anh ! nào để em chọn hộ cho.”
Cô lăng xăng giới thiệu cái nầy, món kia và cứ bảo tôi mua đi. Cô tính giá hời cho. Cuối cùng cô chọn cho tôi đươc một cái xắc tay khá đẹp và dẫn tôi đến quầy trả tiền. Cô thu ngân nơi quầy hàng nở nụ cười thật tươi, hỏi han, chào đón như người thân từ thuở nào, lâu năm không gặp. Đột nhiên cô hỏi:
-Anh trả tiền đô hay tiền nội.
Tôi ngỡ ngàng đáp:-Tiền đô! Tôi chưa có thời giờ đổi ra tiền Việt nam.
- Được!. Tốt lắm! Lần sau anh nhớ ghé lại cửa hàng em nhé!
Tôi móc ví trả tiền, và lẩm cẩm thầm nghĩ rằng sao hai cô nầy biết mình là Việt kiều nên mới hỏi mình trả tiền đô hay tiền nội, nhưng sao những người ở nhà hàng ăn lúc nãy không nhận ra mình là Việt kiều nhỉ" Trả tiền xong, tôi chào hai cô, tay cầm cái xắc tay dợm bưóc ra ngòai. Cô bán hàng tiễn tôi và nói cho tôi vừa đủ nghe:
- Cạnh đây có chỗ “Tươi Mát”, xin mời anh vào thưởng thức. Chủ là bạn em.
- Cảm ơn cô. Tôi vừa mới uống nước giải khát xong.”
Tôi tiếp tục bước ra ngòai đường liền nghe tiếng cười khúc khích lẫn tiếng nói của cô tính tiền: “ Cái lão gìa ấy “Liễn” rồi. Lão ta còn không biết “Tươi Mát” là gì! Mầy tốn công mời mọc cũng vô ích thôi.” Tôi thật không hiểu nổi, mới vài phút trước đây các cô rất thân mật gọi tôi bằng anh làm tôi ngượng quá, và tỏ ra vui vẻ, săn đón, chỉ có mấy phút sau thôi, họ gọi tôi là lão già, và dùng tiếng lóng làm tôi không hiểu gì cả. Tôi lững thững, lếch thếch hỏi đường thả bộ về nhà, vừa bước tới cửa đã thấy anh chị tôi đứng chờ nơi đó trông vẻ nóng ruột lắm. Chị dâu tôi lo lắng :
-Tôi biết chú đi lạc rồi. Sao không điện thoại về nhà"
Tôi kể lại hết chuyện đi vào nhà hàng, chuyện mất xe đạp, gặp cô bán trái cây, cô bán hàng và cô thu ngân ở tiệm bán đồ kỷ niệm v..v…Cả nhà đều cười bò lăn ra, và tôi cũng thắc mắc hỏi anh chị tôi những chữ mà tôi vừa mới nghe được như: Lỉnh, Phén, Chũm, Tươi Mát, Liễn v…v…. Anh tôi gỉai thích:
- Bây giờ dân ở đây họ chế ra nhiều tiếng lóng mới lắm. Chú ở ngọai quốc lâu năm nên không rõ đó thôi. Lỉnh là bỏ đi, lén lút đi, lẩn đi (ý muốn nói là ăn giựt không trả tiền bỏ đi) Phén là cút đi, đuổi đi, Chũm là lừa gạt hay nói dối. Tươi Mát là chơi gái. Còn Liễn là bất lực, là liệt dương. Còn thái độ họ đối với chú thì cũng tùy theo đối tượng thôi. Chú tiêu xài đô-la cho thật nhiều, diện đồ cho thật kẻng thì trước mặt họ, chú là Vua đấy. Thôi! Chúng ta vào ăn cơm nói chuyện.
Trong bữa ăn tôi hỏi anh tôi:
- Hồi còn đi học, em đọc trong sách báo thấy nói, và trong thực tế cũng đã gặp, cũng đã quen những người Hà nội trước năm 75 ở Sài gòn, và bây giờ ở Mỹ, họ thanh lịch lắm, ăn nói dịu dàng, ngọt ngào, cư xử rất là khả ái, cảm tình. Bạn thân em có vợ người Hà nội, chị ấy hiền lành, nhu mì, khuôn phép, nói năng dễ nghe lắm khác hẵn những người Hà nội mà em đã gặp hôm nay ở ngòai phố.
Anh đang vui vẻ, bỗng nét mặt chùng hẳn xuống , đặt đôi đủa xuống bàn, ngẩng mặt nhìn vào khoảng không, đôi mắt xa xăm , giọng buồn buồn anh trả lời:
- Ấy là những người Hà nội trước năm 1954 đó chú. Sau hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954, một số lớn họ đã di cư vào Nam, một số quá vãng hoặc vì sinh kế hay vì lý do gì đó họ đã đi ra khỏi Hà nội từ lâu rồi. Hà nội bây giờ chỉ còn lại một số ít người như xưa thôi. Đa số những người Hà nội giờ đây là từ các tỉnh, các vùng quê về lập nghiệp đó chú ạ. Số còn lại là cán bộ các cấp từ các nơi đổi về.
Anh tôi không nói gì nữa, đứng dậy nói lời xin lỗi mọi người, là đã dùng bữa xong, và bước vào nhà trong. Anh tôi đi rồi, chị dâu tôi lên tiếng nói:
- Biết bao giờ mình có lại được những người Hà nội năm xưa…chú nhỉ!
-
Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
29/07/201702:32:15
Khách
Anh Thời viết hay quá, ngắn gọn nên đọc rất là thích thú và cũng thật xót xa khi biết rằngHà Nội ba mươi sáu phố phường nay còn đâu nữa hén anh Thời!
23/08/201604:53:16
Khách
Hà nội bây giờ rất khác xa Hà Nội xưa. Tháng 7/ 1954 khi cọng sản về thống trị HN , mọi sự đã đổi thay. Từ lòng người đến cảnh vật.
Người bạn của tác giả đã nói lên niềm cay đắng khi gặp phải những người Hà Nội hôm nay. Cũng có một số người tốt nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ta không trách họ, chỉ trách những người cọng sản VN đã biến họ thành như vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến