Hôm nay,  

Tìm Kiếm Việc Làm – Đừng “xin” Việc

08/08/200500:00:00(Xem: 184298)
Người viết: NGUYỄN DUY AN
Bài số 801-1389-226-vb8080705

Tác giả Nguyễn Duy-An, cư dân Virginia, hiện là Vice President, phụ trách Information Technology của National Geographic. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi một tự truyện và một truyện tình, đều bắt đầu từ Bình Giả, một địa danh quen thuộc của Việt Nam thời chiến. Hiện nay, trong số 10 bài có nhiều người đọc nhất, riêng Nguyễn Duy An đã chiếm tới 4 bài, với tổng số hơn 17,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết mới của ông,góp ý về kinh nghiệm tìm việc. Sau đó, như thường lệ, sẽ là một... chuyện tình Bình Giả.

Có lẽ bạn rất ngạc nhiên khi đọc thấy tựa đề của bài này, và cũng có thể bạn hơi bực mình (!) nhưng vì tính tò mò nên muốn đọc xem anh chàng Nguyễn Duy-An sẽ tán hươu tán vượn chuyện gì đây. Tôi hy vọng bạn sẽ không còn khó chịu sau khi đọc hết bài này, và bạn sẽ có một cái nhìn mới về cách thức tìm kiếm việc làm ở Mỹ. Tôi viết những dòng này dựa vào những nghiên cứu, tìm tòi, và học hỏi cũng như kinh nghiệm bản thân với một ước muốn nho nhỏ là đóng góp một chút gì đó làm hành trang vào đời cho các bạn trẻ. Đây chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc mênh mông...
Đại đa số chúng ta đã, đang hoặc sẽ trải qua một thời gian tìm kiếm công ăn việc làm trong đời. Có thể bạn là người sắp ra trường, hay mới bị thất nghiệp, hoặc chỉ muốn đổi việc vì nhiều lý do khác nhau. Công ăn việc làm đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người, nhưng đại đa số chúng ta không đặt đúng giá trị và tầm quan trọng cho việc tìm kiếm công ăn việc làm thích hợp. Chính vì không nhận ra giá trị đích thực của việc “tìm kiếm” (searching), vô tình bạn trở thành một một “kẻ xin việc” (job beggar) và quên mất giá trị đích thực về khả năng và tài nghệ của chính bạn. Để đạt được kết quả mong muốn, ngay từ lúc bắt đầu, bạn phải tự tin vào khả năng của chính mình, và phải hoạch định một kế hoạch thiết thực để tìm được công ăn việc làm tốt. Nói theo kiểu Mỹ là bạn phải khẳng định đây là một “serious business” vì nó ảnh hưởng đến tương lai lâu dài trong đời bạn. Phần lớn chúng ta không hề nghĩ tới điều này, và chỉ mong sao kiếm được việc làm càng sớm càng tốt, cho dẫu phải nhận một công việc không thích hợp lắm (secondary position). Đây là một lỗi lầm rất dễ mắc phải vì thường thường chúng ta chỉ “đi xin việc” chứ không chú trọng đến sự “tìm kiếm việc làm” đúng với khả năng của chính mình.
Một khi đã nhận ra tầm quan trọng của sự “tìm kiếm việc làm”, bạn sẽ dành nhiều thì giờ hơn để chuẩn bị. Thêm vào đó, sau khi nhận ra khả năng đích thực của chính mình, bạn phải tính toán trước xem bạn “đáng giá” bao nhiêu dựa vào bằng cấp, kinh nghiệm cũng như thị trường công ăn việc làm chung quanh vùng bạn sinh sống. Bạn nên nhớ rằng chủ nhân của bất cứ hãng xưởng nào cũng muốn thuê bạn với giá càng rẻ càng tốt; do đó, nếu bạn không chuẩn bị trước, bạn sẽ vô tình rơi vào cái bẫy của họ, vì bạn đang cần việc làm. Nói thì dễ, nhưng trên thực tế, sau ba bốn tuần tìm kiếm, bạn cũng như tôi, chúng ta dễ dàng trở thành một “kẻ đi xin” và rồi sẽ chấp nhận bất cứ công việc nào vì nhu cầu cấp bách của cuộc sống.
Bây giờ chúng ta thử nhìn vào thực tế và học hỏi kinh nghiệm từ một kẻ thất bại và một người thành công trong việc “tìm kiếm”.
Trước hết, bạn hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh một người đang “tìm kiếm việc làm” vì mới bị thất nghiệp! Sau khi bị mất việc, thường thường chúng ta sẽ hạ thấp giá trị của chính mình, và chỉ muốn “xin việc” cho nhanh chứ không bình tĩnh nghiên cứu để “tìm kiếm” nữa. Giá trị của khả năng và kinh nghiệm bị xuống giá vì bạn đã mất việc. Thực ra, đây chính là lúc bạn cần phải bình tĩnh nhìn lại chính mình, và hãy bắt đầu lại một cách nghiêm chỉnh, vì sự “tìm kiếm” này sẽ ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của chính bạn. Đừng vội vàng hấp tấp. Đừng đánh mất giá trị đích thực của chính mình. Vì đang bị thất nghiệp, bạn rất nóng lòng. Tuy nhiên, trong vài phút kế đây, tôi mong hãy tạm gác những bận tâm lo lắng sang một bên.
Bạn hãy tưởng tượng như bạn đang làm việc tại một văn phòng nào đó, và bạn cần phải triệu tập một cuộc họp với ba người khác trong sở. Đây là một cuộc họp rất quan trọng và có tính cách bắt buộc theo lệnh của cấp trên. Để triệu tập cuộc họp này, bạn phải tìm cách thông báo cho những người khác, có thể bằng điện thoại, thơ mời hay email, đúng không" Bây giờ bạn hãy tự hỏi và tự trả lời xem những yếu tố nào là điều tối cần thiết trong lá thơ mời họp này. Có thể bạn sẽ nghĩ ra rất nhiều lý do, nhưng hãy thử nêu lên hai yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ người tham dự nào cũng cần phải biết thì cuộc họp mới mang lại kết quả mong muốn.
Chương trình nghị sự. Đúng không" Rồi nữa, những người tham dự cũng cần phải biết thời gian và địa điểm của cuộc họp. Tại sao thế" Câu trả lời rất đơn giản là nếu không biết thời gian và địa điểm thì làm sao tham dự! Thêm vào đó, nếu không biết trước chương trình nghị sự, những người tham dự sẽ không chuẩn bị kỹ lưỡng, và cũng không chú tâm thảo luận những vấn đề quan trọng trong buổi họp vì họ đang bận rộn với công việc hằng ngày của chính họ. Do đó, nếu bạn theo đúng những nguyên tắc căn bản trên đây, trước khi vào phòng họp, những người bạn mời đã biết trước bạn sẽ thảo luận việc gì cũng như biết trước thời gian cuộc họp sẽ chấm dứt. Người ta sẽ chú ý hơn, và bạn rất dễ dàng đạt được kết quả mong muốn.
Bây giờ chúng ta cùng nhìn vào một hoàn cảnh trái ngược. Bạn nghĩ sao khi người ta thông báo cho bạn biết phải tham dự một cuộc họp rất quan trọng vào chiều Thứ Sáu, lúc 3 giờ nhưng không cho bạn biết chương trình nghị sự, cũng không nói cuộc họp sẽ kéo dài bao lâu. Bạn sẽ nghĩ gì về người triệu tập cuộc họp này" Chắc chắn là bạn không phục lắm, phải không" Tôi đoán rằng bạn sẽ bước vào phòng họp như “một cái xác không hồn!” Tâm trí bạn vẫn còn lo lắng về những việc đang làm dở dang hay chương trình giải trí cuối tuần nhưng bạn cứ phải “nhấp nhổm” nơi đây vì không biết cuộc họp đến lúc nào mới chấm dứt. Bạn có nghĩ rằng cuộc họp này sẽ đem lại kết quả hay không"
Hãy tạm ngừng trí tưởng tượng nơi đây và quay về với hoàn cảnh hiện tại, như tôi đã ví dụ ở đoạn trên, là bạn đang đi kiếm việc làm vì mới bị thất nghiệp. Một ngày kia, bạn vừa bước vô nhà, hay đang “ngao du” trên một trang web nào đó, thì tiếng chuông điện thoại kêu vang... Bạn nhấc lên và gặp một nhân viên của một hãng xưởng nào đó gọi lại cho bạn về cái “resume” hoặc lá đơn xin việc của bạn:
- Đây là ABC gọi từ hãng XYZ. Tôi đang đọc “resume” của bạn gởi tới liên quan tới công việc 123, và tôi muốn hỏi bạn vài câu.
Một lần nữa, hãy nhớ rằng bạn đang bị thất nghiệp. Bạn sẽ trả lời cú điện thoại này ra sao" Theo lẽ thường tình (cũng như bao nhiêu người “xin việc” khác), bạn sẽ bắt đầu trả lời bất cứ câu hỏi nào, đúng không" Hãy thành thật với chính mình. Bạn đang ráo riết kiếm việc, bây giờ có người gọi tới nhà, trong tay người ta đang cầm lá đơn xin việc hoặc “resume” của bạn... Bạn lập tức vui lên và bắt đầu “mở máy nói” về chính bạn với bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu năm kinh nghiệm trong nghề, v.v... Vô hình chung, bạn đã tự nhận mình là một “kẻ xin việc” tầm thường như bao nhiêu người khác. Ngay khi bạn bắt đầu nói về mình trong cú điện thoại đầu tiên, bạn đã tự hạ giá khả năng của chính bạn, và bạn chứng minh cho người gọi tới biết rằng bạn chẳng có gì đặc biệt cả!
Đọc tới đây, chắc bạn hơi bực mình, phải không" Nếu thế, tôi xin bạn hãy ngừng lại, uống một ngụm nước lạnh trước khi đọc tiếp. Bạn đã bình tĩnh lại chưa" Hãy tiếp tục nhé... Trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn cám ơn người đã gọi lại cho bạn, và nếu bạn biết một vài chi tiết về công ty và công việc họ đang cần (tôi hy vọng bạn đã nghiên cứu trước khi gởi “resume”), bạn nên nói vài điều về họ cũng như công việc họ đang cần, nhưng (tiếng nhưng của định mệnh) bạn hãy xin lỗi vì lúc này bạn đang bận hoặc đang ở trên một đường giây khác, và hẹn lại hôm sau, khoảng giờ X hay Y bạn sẽ có nửa giờ rảnh rỗi, và hỏi người đó xem lúc nào thuận tiện cho đương sự. Bạn hãy thử làm theo cách này một lần và sẽ nhận ra sự khác biệt. Tại sao thế"
Khi bạn trả lời điện thoại theo cách trên đây, bạn đã bắt đầu “take control” (làm chủ) không gian và thời gian theo chương trình của bạn chứ không bị lệ thuộc hoàn toàn vào người gọi tới. Bạn đã khẳng định cho người đó biết thời gian của bạn cũng giá trị như của chính đương sự. Tuy nhiên, bạn cũng tỏ ra rất tôn trọng người gọi vì bạn đã đề nghị một vài khoảng thời gian để người đó quyết định lúc nào sẽ gọi lại cho bạn. Đọc tới đây, có thể bạn đang tức thầm trong bụng vì sợ rằng người ta sẽ không gọi lại thì “mất cả chì lẫn chài!” Đúng không" Bạn hãy nghĩ xa hơn một tý... Giả sử người này không muốn hẹn lại với bạn, điều đó chứng tỏ người ta không tôn trọng bạn một tý nào cả. Bạn có muốn làm việc cho một người coi thường bạn không" Bạn có muốn làm việc lâu dài với những người như thế không" Phút ban đầu nếu người ta khinh thường bạn thì tương lai sẽ càng ngày càng tệ hơn! Tuy nhiên, thường thường người ta sẽ vui vẻ cho bạn một cái hẹn dựa vào thời gian bạn đề nghị vì họ cũng đang “tìm kiếm” nhân viên, tương tự như bạn đang “tìm kiếm việc làm” vậy. Đúng là cả hai cùng có lợi. Nói theo kiểu Mỹ là “win-win situation”.
Khi bạn trả lời điện thoại nhưng không trả lời câu hỏi ngay mà hẹn tới hôm sau, bạn có thêm thời giờ để nghiên cứu về hãng xưởng đã gọi bạn, cũng như chi tiết về công việc họ đang cần. Với một cú điện thoại ngắn ngủi, bạn đã tạo cho mình một thế đứng vững vàng. Bạn hãy nghĩ về hai cuộc họp chúng ta “ví dụ” ở đoạn trên: Một cuộc họp với chương trình nghị sự và thời gian rõ ràng; trái ngược với một cuộc họp vào lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu nhưng không có chương trình nghị sự cũng không ấn định thời gian, và tâm trạng của bạn khi tham dự những cuộc họp đó. Nếu đem áp dụng vào hoàn cảnh này, bạn chọn cách nào" Trả lời ngay những câu hỏi một cách vội vàng hay hoãn lại hôm sau để chuẩn bị kỹ hơn" Từng bước một, bạn đang nâng cao giá trị của chính mình, và bạn đang từ từ nổi bật hơn những người “xin việc” bình thường.
Mặc dầu cuộc nói chuyện trên điện thoại có thể chỉ cần 10 phút đồng hồ, và bạn đang thất nghiệp nên cũng không bận rộn đến nỗi không thể dành mấy phút trả lời một ít câu hỏi, để may ra có thể gây cảm tình với người gọi tới cho bạn, với mục đích tối hậu là được họ mời đến phỏng vấn cho công việc bạn cần. Đó là cách thông thường, bất cứ “kẻ xin việc” nào cũng mong muốn và tìm mọi cách để có được một lần “diện đối diện” để bàn về công việc và khả năng của mình với hãng xưởng đang cần người. Bạn phải nhớ kỹ điều này là bất cứ hãng xưởng nào cũng phỏng vấn nhiều người trước khi quyết định chọn thuê một nhân viên. Điều quan trọng ở đây là bạn phải làm sao để nổi bật và trổi vượt hơn tất cả những người cũng đang tìm kiếm cùng một công việc đó. Cách thức trả lời điện thoại và hẹn lại một ngày khác để trả lời những câu hỏi của người gọi tới đã làm bạn khác biệt với những người khác. Bạn đã thành công ngay bước đầu, khi bạn nhấc điện thoại nhưng không trả lời ngay, chỉ xin hẹn lại hôm sau. Hơi khác thường, phải không" Bạn cứ thử một lần xem sao. Đây chính là cách bạn chuẩn bị cho chương trình nghị sự và ấn định thời gian cho cuộc họp đầu tiên của bạn trong công ty mới đó. Hãy đặt bạn vào hoàn cảnh của người đã gọi tới cho bạn, bạn sẽ nghĩ sao" Khó chịu" Cũng có thể. Thắc mắc hay tò mò về người này" Đúng thế. Và một khi đã có sự tò mò, người nào cũng muốn tìm hiểu thêm xem chung cuộc sẽ ra sao. Đó chính là lý do tại sao người gọi tới sẽ đồng ý với đề nghị “tạm hoãn” của bạn. Và quan trọng hơn nữa, bạn đã ấn định trước cuộc nói chuyện sẽ kéo dài tối đa nửa tiếng, nhưng vì bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng, cuộc nói chuyện vào hôm sau có thể chỉ cần 10-15 phút.


Bây giờ bạn hãy tự hỏi chính bạn xem trong tất cả những cuộc họp bạn đã từng tham dự xem cuộc họp nào mang lại kết quả tốt hơn: Một cuộc họp kéo dài lê thê hay một cuộc họp ngắn gọn với chương trình nghị sự rõ ràng" Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn trả lời là một cuộc họp thành công chẳng cần phải có chương trình chi tiết, “gặp chăng hay chớ”, và bàn cãi cho tới cùng, không cần giới hạn thời gian! Nếu như bạn đồng ý với tôi là cuộc họp càng ngắn gọn với chương trình nghị sự rõ ràng sẽ thành công hơn, bạn hãy đem áp dụng vào cách thức “tìm kiếm việc làm”; nếu bạn nghĩ ngược lại thì không nên đọc tiếp làm gì cho tốn thì giờ vô ích!
Cái nhìn của bạn về cách thức “kiếm việc” đang bắt đầu thay đổi, phải không" Bạn không còn là một “kẻ xin việc” nữa, nhưng là một người “tìm kiếm việc làm” theo đúng phương cách làm việc một cách thật nghiêm chỉnh. Bạn đừng quên rằng “tìm kiếm việc làm” là một “serious business”. Chính việc trì hoãn để chuẩn bị kỹ lưỡng và ấn định thời gian nói chuyện lần đầu của bạn đã gây một ấn tượng “khác lạ” về chính bạn với người đối thoại. Bạn rất khác những “kẻ xin việc” bình thường vì bạn đang “làm” công việc “tìm kiếm” một cách nghiêm túc. Nếu bạn kiên nhẫn và cố gắng thêm một tý, chắc chắn bạn sẽ thành công dễ dàng.
Khi người ta gọi lại cho bạn, theo giờ giấc hai bên đã đồng ý, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng, còn người gọi lại đang rất “tò mò” muốn tìm hiểu về bạn. Đây là lý do khiến người đối thoại sẽ ghi nhớ rất kỹ những gì bạn nói với họ trong buổi nói chuyện lần đầu. Thật dễ dàng và thú vị khi nói chuyện với một người đang “tò mò” muốn biết, phải không" Vì tính tò mò, người nghe sẽ nhớ lâu hơn những gì bạn nói. Bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng, những câu trả lời của bạn sẽ chính xác hơn và bạn sẽ gây được một ấn tượng rất tốt. Thường thường vào cuối cuộc điện đàm, bao giờ người ta cũng hỏi bạn xem bạn có thắc mắc gì không. Bạn phải nhớ kỹ điều này: Đừng hỏi gì về công ty, hay quyền lợi, giờ giấc làm việc... Hãy để dành đó. Sau đây là câu hỏi quan trọng nhất, và chỉ hỏi một câu này thôi. Bạn hãy hỏi xem 3 điều quan trọng nhất (three top priorities) họ cần phải đạt được trong ba tháng đầu tiên của người nhân viên mới trong chức vụ họ đang tìm kiếm là gì. Ngay khi nắm được những điều đó, bạn hãy xin một cái hẹn cho cuộc điện đàm thứ hai vào mấy ngày kế tiếp để bạn có dịp trình bày cách thức bạn sẽ thực hiện ngõ hầu giúp công ty đạt được những điều đó. Vô hình chung, bạn trở thành người làm chủ tình hình. Thay vì chờ đợi và hy vọng người ta sẽ gọi lại hoặc cho bạn một cái hẹn tới công ty để phỏng vấn, chính bạn là người chủ động phác họa chương trình và ấn định thời gian cho cuộc họp kế tiếp. Ai lại nỡ từ chối một người “kiếm việc” năng nổ và khác lạ như bạn, phải không" Thế là bạn đã thành công thêm một bước nữa, mặc dầu bạn chưa hề có một cuộc phỏng vấn thực sự tại văn phòng của họ.
Những ngày kế tiếp, bạn dành thì giờ nghiên cứu và hoạch định kế hoạch ngõ hầu đạt được ba mục đích quan trọng (three top priorities) cho công ty mới, mặc dầu bạn chưa bắt đầu làm việc ở đó; à quên, bạn còn chưa tới văn phòng để phỏng vấn nữa mà, đúng không" Chính việc làm của bạn đã chứng minh cho họ biết giá trị đích thực của bạn. Bạn không trình bày hay giải thích bằng lời nói, nhưng bạn đã “làm” với cả khối óc và con tim của mình. Bạn còn nhớ châm ngôn sau đây không" “Actions speak volumes louder than words.” Sau khi bạn gọi lại và trình bày kế hoạch giúp công ty đạt đuợc “three top priorities”, người ta chỉ muốn mời bạn đến văn phòng càng sớm càng tốt để gặp gỡ những người có quyền quyết định về công việc họ đang cần. Thường thường người liên lạc với bạn từ trước tới giờ trực thuộc văn phòng nhân viên (Human Resources), còn người xếp trực tiếp của bạn và một vài người khác sẽ phỏng vấn bạn trước khi quyết định. Tuy nhiên, tâm lý chung chung, mấy người này sẽ nói chuyện với nhau thường xuyên về những người “kiếm việc”, và điều chắc chắn là tên bạn đã được nhắc tới một cách rất đặc biệt vì sự khác thường của bạn, và ai ai cũng muốn phỏng vấn bạn càng sớm càng tốt. Bạn đang làm chủ tình hình rồi đó.
Khi được hẹn tới văn phòng để phỏng vấn, bạn phải hỏi xem mấy người này là ai, và họ làm chức vụ gì trong công ty. Bạn phải ghi lại đúng tên gọi, chức vụ, và số điện thoại cũng như email của họ. Tại sao phải làm thế"
- Để chuẩn bị tinh thần vì “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”
Tuy nhiên, biết không cũng chưa đủ. Bạn hãy xin phép để gọi điện thoại cho những người đó để giới thiệu về mình và hỏi xem họ cần bạn phải mang theo những gì. Thường thường người ta sẽ chấp nhận đề nghị của bạn vì bạn đã và đang “làm” như bạn là nhân viên của công ty rồi, mặc dầu bạn chỉ mới có một cái hẹn để tới phỏng vấn. Tại sao bạn lại muốn gọi điện thoại trước với những người chưa từng quen biết, và là những người sẽ nắm quyền quyết định thâu nhận bạn hay không" Bạn gọi tới để giới thiệu về mình và hỏi xem những người này kỳ vọng những gì nơi bạn, và bạn sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Đây là cách thức bạn chuẩn bị chương trình nghị sự cho buổi phỏng vấn sắp tới. Khi được bạn hỏi tới, những người này sẽ cảm thấy họ là người quan trọng và được bạn chú ý hỏi tới với mục đích “giúp đỡ” cho công việc của họ được dễ dàng hơn. Một cách vô tình, bạn đã thiết lập chương trình nghị sự chi tiết cho chính cuộc phỏng vấn của bạn, và những người phỏng vấn bạn sẽ nghĩ tốt về bạn vì chính bạn đã “hỏi ý kiến” từng người và sẽ đề cập tới “vấn đề” của họ trong cuộc họp này. Những người này có thể chưa bao giờ hoặc rất ít khi gặp một người kiếm việc nào mang theo một “chương trình nghị sự” bao gồm những đề nghị của chính họ. Bạn tự nghĩ lại xem mình có còn là một “kẻ xin việc” bình thường nữa không"
- Chắc chắn là không.
Thêm vào đó, mặc dầu họ là những người sẽ phỏng vấn bạn, nhưng vì bạn đã nói chuyện trước với họ, xin ý kiến họ về chương trình nghị sự, những người này sẽ có cảm tưởng như đang tham dự một cuộc họp do chính bạn triệu tập chứ không phải đi phỏng vấn một người đang cần việc làm. Vô tình họ đã coi bạn như một nhân viên thực thụ trong công ty. Giá trị đích thực về con người của bạn được nâng cao một cách đáng kể rồi đó, mặc dầu bạn vẫn còn là một người thất nghiệp.
Chính những ấn tượng tốt đẹp về một “người kiếm việc” rất đặc biệt là bạn, những người này sẽ dễ dàng bỏ qua những điểm yếu kém của bạn và chú trọng nhiều hơn vào những gì bạn sẽ đem đến cho công ty một khi bạn làm việc tại đó. Và điều quan trọng nhất là những người này đều nghĩ rằng công việc của chính họ sẽ “thuận buồm xuôi gió” hơn khi bạn là nhân viên của hãng này. Tại sao" Vì ngay cả lần phỏng vấn đầu tiên, họ đã cảm thấy được tôn trọng vì những mối bận tâm của từng người đã được bạn khôn khéo lồng vào chương trình nghị sự (kết quả của những cú điện thoại ngắn ngủi bạn đã gọi trước để tự giới thiệu và hỏi về nỗi bận tâm về công việc của từng người). Giá trị của bạn đang được nâng lên cao hơn, phải không" Công việc mới đang nằm trong tầm tay của bạn rồi đó.
Bây giờ hãy tạm gạt sang một bên việc tìm kiếm. Giả sử rằng người ta đồng ý nhận bạn vào làm việc ngay sau khi phỏng vấn. Bạn phải trả lời ra sao đây" Bạn đừng quên là mình đang thất nghiệp! Nhận ngay" Đừng, đừng bao giờ làm thế. Thường thường người nào cũng muốn có vài ngày để suy nghĩ rồi sẽ trả lời sau, đúng không" Rồi sao nữa" Ai trong chúng ta cũng suy đi tính lại trong mấy ngày kế tiếp xem có cách nào để được trả lương cao hơn, so sánh hơn thiệt, và có khi không dám “xin thêm” vì sợ người ta chê “đắt” và không thuê bạn nữa. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình “tìm kiếm việc làm” của bạn. Bạn cứ bình tĩnh cám ơn những người đó và nói rõ rằng bạn cần suy nghĩ hai ngày và sẽ trả lời họ sau. Tuy nhiên, trong hai ngày đó, bạn đừng suy nghĩ gì về công việc hay lương bổng gì hết.
Sau khi về nhà, bạn hãy gọi lại cho những người đã phỏng vấn bạn. Đương nhiên bạn phải cám ơn họ đã dành thì giờ cho bạn trong thời gian chuẩn bị cũng như lúc phỏng vấn bạn. Nhưng đó không phải là lý do bạn gọi lại cho những người này. Bạn gọi lại để nói thêm chi tiết về những bận tâm của từng người và cách thức bạn sẽ làm cho công việc của họ dễ dàng hơn vì bạn “là” nhân viên của công ty. Thực ra, bạn vẫn chỉ là một người đang “tìm kiếm việc làm”. Cú điện thoại này rất quan trọng vì theo lẽ thường, những người phỏng vấn bạn đã nghĩ tốt về bạn rồi, đã nói chuyện với nhau về bạn trước khi “offer” bạn việc làm. Mặc dầu bạn chưa trả lời có nhận việc hay không, nhưng sau khi bạn gọi lại, và thảo luận thêm về những mối bận tâm của từng người, họ có cảm tưởng như bạn đang làm việc chung với họ. Bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh những người này. Bạn sẽ nghĩ sao về “người kiếm việc” đặc biệt này" Bạn muốn thuê người đó ngay lập tức, phải không" Đúng thế. Và ngay sau khi nói chuyện điện thoại với bạn, những người này chắc chắn sẽ nói chuyện hay bàn bạc với nhau về bạn và tìm mọi cách để thuyết phục bạn tới làm việc với họ. Giá trị của bạn lại được nâng cao. Nhiều khi thời hạn hai ngày chưa hết, người ta đã gọi lại cho bạn và “nâng giá” lên vì họ đang cần bạn. Một lần nữa, bạn đang làm chủ tình hình.
Thời hạn hai ngày tới, bạn cứ bình tĩnh gọi lại và bắt đầu thảo luận về những giá trị bạn sẽ mang lại cho công ty hoặc sẽ làm cho công việc của những người muốn thuê mướn bạn trở nên dễ dàng hơn. Những người này đang chờ đợi bạn đến làm chung với họ vị họ nhận ra giá trị của bạn, họ nhận ra những gì chính họ sẽ nhận được khi có bạn cùng chung tay sát cánh trong công việc hằng ngày. Lúc này người ta không còn nghĩ tới vấn đề “đắt rẻ” nữa, nhưng chỉ nghĩ tới những quyền lợi của chính họ và sẽ tìm hết cách để thâu nhận bạn. Từ một người đang thất nghiệp, bây giờ bạn trở thành một nhân viên rất quan trọng ở công ty mới. Giá trị của bạn đã được nâng cao, và kèm theo đó là lương bổng và những quyền lợi khác. Bây giờ bạn là một “người tìm kiếm công việc” thành công chứ không còn là một “kẻ xin việc nữa”.

Lời Kết: Không có gì hoàn toàn tuyệt đối trên đời. Những gì tôi chia sẻ với bạn trên đây chỉ là một “nghệ thuật” hơi khác thường. Có thể bạn đồng ý, có thể không; nhưng điều quan trọng là bạn sẽ có một cái nhìn mới về cách thức tìm kiếm công ăn việc làm ở Mỹ. Để kết luận, tôi xin để nghị thêm một ý tưởng mới: Trong thời gian tìm kiếm việc làm, thường thường chúng ta gởi đơn xin việc đi “khắp tứ phương thiên hạ”, vừa tốn thì giờ, giấy mực và tiền tem... nhưng không thấy hãng xưởng nào gọi tới phỏng vấn (!) rồi đâm ra chán nản và thất vọng. Tôi đề nghị với bạn, nếu được, hãy gọi điện thoại trước và hỏi xem họ cần những khả năng nào cho công việc đó, và “thay đổi” cho phù hợp trước khi gởi “resume” cho họ. Nếu gặp phải những công ty chỉ muốn nhận “resume” chứ không tiếp chuyện qua điện thoại, bạn hãy viết một lá thơ ngắn (cover letter) giới thiệu về bạn với bằng cấp và kinh nghiệm dựa vào những gì họ đang cần. Khi nhận được, vì tính tò mò, thường thường người ta sẽ gọi lại để hỏi “resume” của bạn. Một cách vô tình, bạn có dịp để hỏi thêm chi tiết về công việc họ đang có, và “thay đổi resume” cho thích hợp. Nói tóm lại, bạn đang “tìm kiếm việc làm” nhưng không quên tìm cách nâng cao giá trị của chính mình và lèo lái câu chuyện làm sao cho khéo để thay đổi tình hình và nắm thế chủ động. Người ta đang cần bạn chứ không phải bạn đang “xin” việc. Cầu chúc bạn thành công.

Nguyễn Duy-An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến