Hôm nay,  

Chặng Đường Cuối

29/07/200500:00:00(Xem: 97012)
Người viết: LƯU TRẦN QUỲNH HƯƠNG
Bài số 795-1383-220-vb7073005

Tác giả là cư dân Lawndale, CA, công việc: C.P.A., kế toán, khai thuế. “Quỳnh Hương có nhiều bạn tham gia giải thưởng hàng năm, nhiều lần khuyến khích... Lần đầu tiên, Quỳnh Hương gửi bài.” Tác giả cho biết. Bài viết đầu tiên của cô là chuyện về “một người già, đích thân đi lo các việc hậu sự, ma chay và xin lễ cầu nguyện cho chính mình sau này.”
*

Gia đình Hân có năm anh chị em. Từ lúc qua Mỹ, vì lý do học hành phải chuyển trường, người theo vợ, kẻ theo chồng, nên gia đình Hân ở tản mác khắp nơi. Cũng vì lý do riêng, cha mẹ Hân cũng mỗi người một nơi theo các con. Chị và em gái của Hân đi với mẹ lên phương Bắc, còn Hân và hai người anh thì ở lại với ba ở miền Nam. Mỗi năm vào dịp lễ lọc hay Tết nhất, thì mẹ lại cùng với hai người con gái xuôi Nam để đoàn tụ gia đình.
Ba Hân được sở Xã Hội cấp cho một căn phòng trong chung cư của người già, gần trung tâm Saigon Nhỏ. Hai người anh của Hân đã có gia đình riêng và ở không xa đó lắm. Còn Hân thì vì công việc nên phải thuê nhà ở gần sở làm, cách ông cụ và hai anh khoảng 45 phút lái xe. Hân là con gái duy nhất ở gần và lại không bị bổn phận gia đình ràng buộc như hai người anh, nên ông cụ thường trông cậy vào Hân vào những ngày cuối tuần để đến chở ông đi chợ và đi loanh quanh các cửa tiệm, ăn uống và dạo phố, v.v.
Cách đây vài năm, sau khi chở ông cụ đi chợ về, Hân đậu xe trước cổng chung cư để ông đi lên nhà một mình như mọi khi. Ông chậm chạp bước xuống và đột nhiên quay lại bảo Hân:
- Con xách hộ Ba mấy bao nặng lên nhà đi, Ba dạo này yếu rồi!
Hân chợt bàng hoàng và xúc động vì lần đầu tiên nghe ông nhận mình đã già vì từ trước đến nay, lúc nào ông cũng tỏ ra mình rất khỏe mạnh, thường hay đòi xách mấy bao đi chợ dùm cho Hân, hoặc từ chối sự giúp đỡ của những người khác khi cần phải khiêng những đồ vật nặng. Từ đó, Hân để ý mỗi lần đi phố với ông, thay vì đi song song với Hân như trước đây, ông bắt đầu đi chậm hơn và thường hay bị lùi lại phía sau lúc nào không biết, khiến Hân phải đi chậm lại để chờ ông. Nhiều lúc nói chuyện bằng điện thọai, ông hay hỏi lại nhiều lần vì nghe không được rõ nữa, hoặc là nói như hét lên vì ngỡ Hân cũng không nghe rõ như ông, khiến dạo này Hân cũng bắt đầu lây bệnh nói to trong điện thoại, vì đã quen phải lớn tiếng mỗi khi nói chuyện với ông.
Một ngày nọ, ngồi trên xe với Hân, ông bắt đầu tâm sự là ông đang lo không biết sau này khi ông qua đời, sẽ phải chôn ở đâu. Rồi ông quyết định sẽ về Việt Nam sống khi tuổi gần đất xa trời, để lỡ có gì thì còn được chôn cất ở quê nhà. Sau đó chẳng bao lâu, không biết nghĩ thế nào, ông lại đổi ý:
- Thôi, để ba mua đất ở nghĩa trang gần đây, dù gì các con cũng ở bên này hết. Nếu chôn ở Việt Nam thì các con sẽ không về thăm thường xuyên được và ba sẽ cô đơn, lạnh lẽo lắm.
Đứa cháu gái của Hân, lúc ấy mới có 10 tuổi, nghe được ý nguyện của ông, vọt miệng nói:
- Ông chôn ở Santa Ana đi ông, để ông còn đi lấy báo Việt Nam free về đọc nữa!
Câu nói ngây thơ khiến cả nhà cười ầm lên! Sự ra đi về bên kia thế giới, đối với gia đình Hân lúc ấy như là một chuyện xa vời và tự nhiên phải đến, nên không ai cảm thấy lo lắng và buồn rầu cả.
Thấm thoát, miếng đất mà ông cụ mua trả góp ở nghĩa trang gần đấy đã được trả hết nợ, ba Hân cảm thấy rất yên tâm và cuộc sống hằng ngày của ông cứ thế tiếp tục trôi qua êm ả. Mỗi sáng sớm, ông ăn mặc chỉnh tề, đi bộ ra đầu đường đón xe bus, đến nhà thờ cầu nguyện và sinh hoạt với các người già ở Trung Tâm Công Giáo Việt Nam. Xế trưa, ông lại đón xe ngược về phố Bolsa, xuống xe đi loanh quanh mua các tờ báo thường đọc, ghé vào đâu đó ăn tô mì hay bát phở, rồi về nhà nghỉ ngơi. Bước vào cửa, chưa kịp thay quần áo là đã đến mở radio đài Việt Nam lên, và cứ thế để oang oang suốt ngày cho đến lúc đi ngủ. Dường như cuộc sống một mình ấy đã khiến ông thèm khát có tiếng nói trong nhà chăng" Cơm chiều thì đã có thuê một người nấu ăn đem đến mỗi ngày rồi, nên ông không cần phải lo.
*
Tết năm nay là lần đầu tiên mà gia đình Hân quây quần ăn Tết đầy đủ dưới một nhà kể từ khi rời xa quê hương. Ngày mồng một, sau khi xem diễn hành ngoài phố, cả nhà kéo nhau đi ăn trưa ở nhà hàng, sau đó lại kéo về nhà anh của Hân ở gần đấy để hàn huyên tiếp, cùng thưởng thức các món bánh mứt đặc biệt chỉ có vào dịp Tết mà thôi. Mấy đứa cháu rủ nhau gây sòng chơi bài, người lớn thì tề tựu trước Tivi xem cuộn phim video mà anh Cả của Hân vừa mới quay được trong dịp về thăm quê ở Hải Nhuận, ngoài Bắc, trong mùa Noel vừa qua.
Xem video, lần đầu tiên Hân được thấy ngôi nhà thờ lớn của làng quê bên Nội, mà Hân đã từng nghe kể là do ông Cố khởi dựng xây lên từ trước 1954. Thấp thoáng bóng dáng nhiều người đang đứng trên những giàn thang gỗ dựng chung quanh các bức tường cao ngất, để xây thêm cái gì đó thì Hân không hiểu, nhưng chỉ thấy là trong một làng quê hẻo lánh và nhỏ bé như vậy, tại sao lại có thể có một ngôi nhà thờ to lớn, vĩ đại như nhà thờ Đức Bà ở Saigon, hay Notre Dame ở Paris như thế được nhỉ" Phải gọi đó là một thánh đường thì mới đúng! Thật là đáng phục thay cho tinh thần sùng đạo của những người trong ngôi làng nhỏ bé này. Từ đời này sang đời khác, cứ mãi trùng tu ngôi thánh đường ấy với những bàn tay nhỏ bé của các giáo dân và với số tiền nho nhỏ thu góp được trong các buổi lễ, hoặc của các bà con ở xa quyên góp gửi về. Có lẽ vì thế mà hơn 50 năm sau, ngôi nhà thờ ấy vẫn chưa được hoàn thành chăng"
Tối hôm đó khi ra về, ba Hân đưa cho năm anh em, mỗi người một phong bì lớn, bảo đem về nhà đọc.
Một tuần sau, sau khi khách khứa ra về hết, một mình trong căn phòng dùng để làm việc, Hân cầm cái phong bì lớn ấy, từ từ mở ra xem. Tờ đầu tiên Hân thấy là các giấy tờ di chúc nhà cửa, sang tên chủ quyền, v.v. của ngôi nhà mà gia đình Hân đã từng ở Saigon năm xưa, bây giờ đang được dùng làm nhà thờ tổ tiên. Thì ra ông cụ đã âm thầm làm giấy tờ khi ông về Việt Nam mấy lần trước và đã để tên năm đứa con vào giấy tờ chủ quyền. Ngoài ra lại có một xấp giấy kẹp vào nhau, tựa đề là Tập Ký Sử Gia Đình, đọc lời mở đầu thì được biết đây là gia phả lịch sử bên họ Nội của Hân.


Tò mò, Hân bắt đầu đọc, rồi cứ thế say mê đọc mãi trong đêm khuya tĩnh lặng. Ngoài hiên, tiếng mưa bắt đầu rơi tí tách…
*
Gia phả bắt đầu từ đời ông Cố Nội, sinh năm 1850 ở tỉnh Phú Thọ, Bắc Việt….
Hân không ngờ tổ tiên mình đã có người làm đến ông Tổng Hội, ông Thông Phán, ông Huyện. Ông Cố cũng đã từng cùng với ông Cử Lương văn Can mở Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT), dạy chữ Quốc Ngữ, dạy buôn bán, v.v. ở phố Hàng Đào. Sau khi tan ĐKNT, thì ông Cố đã có các học trò theo xin học tiếng Pháp, như Nguyễn Hải Thần, Hoàng Tăng Bí, Phan Bội Châu, v.v.
Ngoài ra, dòng họ Hân cũng đã có người từng làm những chức vự lớn như đại sứ Nhật Bản, có người từng làm tổng trưởng, sau làm đại sứ tại Vatican. Lại có ông đã từng làm đại sứ ở Hoa Thịnh Đốn, ông khác làm Tùy Viên Quân Sự ở Luân Đôn. Càng đọc càng biết nhiều về dòng họ gia đình bên Nội, về những ông bà, cô, chú, bác, mà Hân nhớ lúc còn bé, mỗi lần Tết đến hay giỗ chạp đều phải đến nhà họ để chúc Tết hoặc thăm viếng. Lúc ấy Hân còn bé quá, không hiểu là mình có bà con như thế nào với họ. Phải nói là mãi đến bây giờ Hân mới cảm thấy hãnh diện đã mang tên họ này, một tên họ mà từ trước đến nay Hân không hiểu chút nào về lịch sử, về nguồn cội. Có đôi khi Hân thầm ước tại sao mình không là họ Nguyễn, Lê, Trần, v.v. là những dòng họ lừng danh trong lịch sử Việt Nam mà Hân đã từng học qua.
Hân tự hỏi tại sao chưa bao giờ ba Hân kể về những người bà con lừng danh nổi tiếng này cho con cháu nghe cả" Có phải vì ông cảm thấy tự ti mặc cảm, bởi vì ông không làm nên sự nghiệp lừng danh như họ chăng" Hân nhớ có lần nghe mẹ kể lại, vì ông là con trai út nên được ông bà Nội cưng chìu, giữ lại bên cạnh để thừa hưởng tất cả đồn điền ruộng đất, cò bay thẳng cánh của dòng tộc. Trong khi các anh của ông thì được gửi đi du học bên Tây, nên khi về nước được trọng dụng làm cho các hãng ngọai quốc giàu sang. Đến năm 1954, ông cùng gia đình, bỏ lại tất cả ruộng đất đồn điền ngoài Bắc, di cư vào Nam với đôi bàn tay trắng. Sự nghiệp của ông từ lúc di cư vào Saigon và kết thúc năm 1975 với một chức vụ khiêm nhường, làm công chức.
Tạm ngưng dòng tư tưởng, Hân nhìn vào dưới đáy phong bì lớn và lôi ra một phong bì trắng nhỏ, mở ra xem thì thấy vài tờ giấy viết bằng tay, với trang đầu ghi là Cáo Phó. Đọc vài hàng đầu thì, hỡi ơi, là tờ Cáo Phó mà ba Hân đã viết sẵn cho ngày ông cụ ra đi. Có lẽ vì sợ các con không làm đúng và đầy đủ như ý của mình, nên ba Hân đã viết trước hết tất cả những gì mà ông muốn viết trên tờ Cáo Phó, cùng ghi tên các con, cháu, cô, chú, bác v.v. ở cuối bản tin. Tờ giấy thứ nhì ghi tên và điện thoại của các bạn già và bà con thân thuộc mà ông muốn thông báo, những nơi cần liên lạc như nhà quàn, nghĩa trang mà ông đã mua đất và tất cả các giấy tờ quan trọng liên quan khác.
Thì ra trong mấy năm qua, ba Hân đã âm thầm tìm tòi, xếp đặt, chuẩn bị các giấy tờ và ghi chú dặn dò các việc hậu sự, cũng như không quên giao lại cho các con mỗi người một quyển gia phả để đừng quên tổ tiên cội nguồn.
Càng đọc Hân càng bùi ngùi, xúc động, nước mắt cứ ứa ra theo từng dòng chữ của ông viết. Tại sao ông lại có thể bình thản mà viết ra những dòng chữ ấy được nhỉ" Phải chăng càng về già, con người càng xem cái chết nhẹ tựa lông hồng" Người già chờ đón Tử Thần một cách thản nhiên hơn chăng" Ba Hân đã đón chờ và chấp nhận những gì sắp đến, sẽ đến, như là một cái bảng Stop cuối cùng trên chuyến xe bus mà ông đang đi, chiếc xe bus đã chuyên chở ông qua nhiều chặng đường của cuộc đời. Hơn hai mươi năm từ ngày xa lìa quê hương miền Bắc, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống ở phương Nam, và sau ba mươi năm ở xứ người, sống cuộc đời viễn xứ xa quê hương, chiếc xe bus của ông chỉ còn một chặng đường cuối cùng, để ông xuống xe đi làm cho xong vài công việc còn sót lai, rồi sau đó ông sẽ yên tâm xuống trạm xe cuối cùng để nghỉ ngơi vĩnh viễn. Nghĩ đến nỗi mất mát lớn lao sẽ xảy đến ấy, Hân bỗng bật khóc nức nở!
Hân nhớ lại Chúa Nhật vừa rồi, khi Hân đón ông đi ăn như thường lệ vào cuối tuần, ông bảo:
- Con chở ba đến nhà sách Đức Mẹ trước cửa nhà thờ để ba đóng tí tiền.
Hân sực nhớ mới đọc trong tờ giấy ông viết, dặn dò riêng Hân sau này phải liên lạc với nhà sách Đức Mẹ đối diện với nhà thờ mà ông thường đi lễ, để nhắc nhở họ xin lễ và đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn ông trong các ngày lễ Chúa Nhật và những buổi tối đọc kinh Thánh Linh ở nhà thờ. Hôm ấy, tuy ông không nói đóng tiền gì nhưng Hân cũng đoán là ông đang đóng tiền hằng tháng trước cho việc đọc kinh cầu nguyện sau này, vì không muốn các con phải lo nghĩ hoặc sợ các con sẽ quên chăng"
Thật còn gì buồn hơn là một người già, đích thân đi lo các việc hậu sự, ma chay và xin lễ cầu nguyện cho chính mình sau này" Chỉ nghĩ đến đây thôi, nước mắt Hân lại ứa ra. Nếu nhỡ ông ra đi thật thì Hân sẽ làm sao đây" Còn ai để Hân ghé đón đi chơi và đi ăn cuối tuần" Còn ai để kể chuyện chính trị thế giới và cộng đồng Việt Nam cho Hân nghe nữa" Còn ai để gọi Hân mỗi thứ sáu, kể cho Hân biết tin tức trên radio, rằng cuối tuần này ở đâu có mục gì vui để con gái đi chơi" Còn ai để mỗi lúc gần Tết là đi mua sách Tử Vi đọc trước vận mệnh năm nay của các con và báo cho các con biết mà phòng hờ, kiêng cử" Còn ai để Hân gọi nói chuyện vụn vặt hằng ngày" Còn ai nữa đây" Không! Không còn ai có thể thay thế ba của Hân! Những hàng chữ trước mắt Hân bỗng nhiên nhòe đi…
Ngoài cửa sổ, trong đêm khuya thanh vắng, tiếng mưa đột nhiên rơi dồn dập, gõ nhịp lộp độp trên mái nhà. Lẫn trong tiếng mưa đêm, hình như có tiếng khóc òa vỡ…

L.T. Quỳnh Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến