Hôm nay,  

Anh Hàng Xóm

21/07/200500:00:00(Xem: 132453)
Người viết: VŨ THỊ THIÊN THƯ
Bài số 788-1367-213-vb6072205

Vũ Thị Thiên Thư, Cosmetologist, cư trú tại Dyer, In. đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng danh dự năm thứ ba, với bài viết “Chuyện Bên Lề”, câu chuyện giữa một thẩm mỹ viên gốc Việt với một bà khách hàng Mỹ da đen về đề tài chăm sóc cha mẹ già...
*

Xe cứu thương, và xe cảnh sát rú còi, đèn đóm chói chang, nhà tôi buông đũa nhìn ra cửa sổ:
- Anh nghĩ là Roman có chuyện gì nữa rồi đó, chiều đi làm về thấy hắn đang tráng driway, trời nóng như vầy mà làm suốt ngày ngoài sân.
- Để em sang thăm Aleina vậy.
Đã có một đám đông hiếu kỳ đứng lố nhố nghe ngóng, trong nhà đèn sáng choang, bóng người nhân viên cấp cứu xách túi chạy vào. Tiếng nói lao xao, không ai biết rõ ràng chuyện gì đã sảy ra. Một lúc sau, hai nhân viên y tế đẩy băng ca với Roman cột chặt tay chân, miệng lảm nhảm cố ngồi dậy, người cảnh sát đi bên cạnh luôn miệng trấn an. Đám người tụ họp trước nhà cũng lần lượt tản ra, tôi theo Casa bước vào nhà.
- Aleina, chuyện gì vậy"
- Lại Roman, tao đi làm về, thấy nó ngồi trong garage, run rẩy, mắt lờ đờ, gọi thì nó mở mắt ra, định thần rồi quát lại tao .Tao tưởng là nó mệt vì làm cả ngày, trời oi bức như vậy mà cắt hết sân cỏ, và còn tráng lại nhựa cao su nguyên cả con dường dẩn vào garaga, mầy nghĩ nó có khùng không"
- Thì nó không đi làm cho nên lo sửa sang nhà cửa, chồng tao nói thấy Roman đang tráng nhựa, ảnh còn bảo nó nghỉ đi, trời nóng quá, chắc no ùmãi mê làm cả ngày quên ăn, nóng và đói quá nên mới phát bệnh"
- Không, Casa mang cho nó sáu cái Pan cakes , tao thấy trên bếp còn một chút súp, tức là nó có ăn rồi.
- Hay là phơi nắng nhiều quá, nó bị Heat Stroke "
- Nhiều thứ lắm, tao tưởng nó bị kích tim và đi đời chuyến nầy rồi đó, cả người nó tốt mồ hôi mà tay chân run rẩy, tao biểu nó đi nằm nghỉ, nó theo tao vào nhà, đi lên phòng tắm rửa mặt, tao nghe tiếng động, vào thấy nó ngã lăn dưới sàn nhà rồi ôm ngực, người co giật, tao hoảng hồn gọi 911 lập tức.
- Khổ thật, thôi Aleina có cần gì thì để tao giúp cho, muốn tao chở vào bệnh viện bây giờ không"
- Thôi chưa cần đâu, tao muốn ngồi yên một chút, trên đường đi làm về, tao chỉ nghĩ đến một ly trà đá thật lạnh uống một hơi cho đã, chẳng ngờ vào nhà lại có chuyện nữa rồi. Mầy có biết hôm nay là kỷ niệm ngày thành hôn của chúng tao không" Mầy thấy bình bông trên bàn chưa" Nó cắm lấy. Chắc là nó mới lại vườn của Casa hái bông cho tao đấy.
- Roman nhớ ngày sao "
- Ừ! Nó tốt lắm, sinh nhật, ngày cưới …nó đều nhớ kỷ,
- Chồng tao thì ngày sinh của anh ta còn không nhớ thì nói gì đến ngày của người khác.Tao phải nói cho nó biết là Roman nhớ tất cả, nó nên học bài học nầy mới được.
- Nó hết tiền nên qua vườn của Casa hái bông về cắm cho tao đó, mười sáu năm nay, nhiều khi tao giận quá muốn bỏ nó cho rồi, nhưng khổ nổi tao vẩn còn thương nó. Lần trước nó bị bệnh một lần, Rượu hành một trận tơi tả, tao đã khuyên giải đủ cách, nó ở bệnh viện về, ngưng uống, Chỉ tuần sau lại chứng nào tật nấy, nó uống đến không còn biết trời đất gì hết, như con gà trống ngu xuẩn, chết vì tiếng gáy, chỉ cần có thằng bạn cầm chai Volka đến là hai thằng nốc cho bằng hết, Roman còn vào nhà mang thêm ra, cứù uống như vậy thì tao hỏi mầy thuốc nào cai được "
- Lần trước nó nằm bệnh viện bao lâu"
- Mười ngày, mầy có biết là tao chưa trả dứt tiền không" Cả ngàn bạc chớ ít gì. Lần nầy tao vào xin bệnh viện chuyển sang bên Tri Star clinic, nó ở lại trong bệnh viện tao không trả nổi đâu. Bên Tri Star ở East Chicago thì chỉ có hơn trăm bạc một ngày, như vậy nhẹ hơn.
- Họ có chửa được bệnh ghiền rượu cho nó không" Sao mầy không đưa nó vào clinic sớm hơn"
- Luật của tiểu bang, phải tự nó vào xin cai rượu thì clinic mới nhận, tao không thể chở nó vào được.
- Mầy không thể khuyên nó vào chửa trị được sao"
- Tao đã nhiều lần, cứng có, mềm có, năn nỉ và làm dữ cũng chẳng vào đâu, nó nghĩ rằng uống rượu là chuyện tự nhiên, không uống thì không phải đàn ông, như vậy có ngu không" Nó uống ngày nghỉ và ngày cuối tuần thôi thì không sao, đằng nầy nó uống hàng ngày, đi làm cũng uống thì còn nói gì nửa, tao nói nghiện thì nó nói không, chưa lên cơn thì đã có rượu vào rồi, đâu có nghiện.
- Aleina! Thôi mầy và Casa vào bệnh viện đi, để tao trông chừng Jo và Tony cho, mầy có cần gì thì gọi tao.
- Cám ơn mầy, Jo cũng biết coi chừng em rồi, tao đi đây.
*

Aleina ở kế bên nhà tôi, Casa cách đó một căn nữa, hai người thường ngồi sau sân nhà buổi chiều, những ngày mùa hè ấp áp. Lúc tôi dọn nhà về khu nầy thì chỉ có hai căn thôi, năm sau thì cả dãy nhà mới mọc lên. Lúc Aleina dọn vào nhà mới Jo hãy còn baby, mỗi đêm nhìn qua khung cửa sổ, còn trông thấy ánh đèn mù mờ trong phòng ngủ, nghe tiếng Jo trở dạ khóc đêm, vậy đó mà đã bao nhiêu năm qua.
Aleina sang chào chúng tôi khi mới dọn vào nhà mới, cô ta nói tiếng Anh lưu lốt nhưng Roman thì chẳng nói năng gì, anh rất lịch sự bắt tay tôi rồi nâng lên môi hôn, đôi bày tay mới lau hãy còn ướt của tôi đang rữa rau cải chuẩn bị nấu cơm chiều. Họ mời chúng tôi sang dự lễ rửa tội cho cậu bé trai đầu lòng.
Khi vợ chồng tôi đến dự tiệc, nghe Mẹ của Aleina kể lại chuyện tôi mới biết Roman là di dân từ Ba Lan, anh không nói được tiếng Anh nhiều, nhưng mở miệng ra thì chuởi thề liên tuc. Hậu quả của những ngày lăn lóc vào làm công nhân trong hảng trải nhựa đường, tiếng Anh học lỏm bỏm, tiếng lóng và tiếng chuởi nhiều hơn từ ngữ cần dùng. Họ sống trong cộng đồng, chung nhau gần gũi như người Việt tha hương chúng ta. Trẻ con cũng song ngữ, ở nhà dùng tiếng mẹ đẻ, vào trường dùng tiếng Anh. Họ cũng có mối dây liên lạc mật thiết với quê nhà, cũng quà cáp hàng năm, cũng sống tập trung, cũng nói tiếng mẹ với nhau trong mọi sinh hoạt hàng ngày, hội hè, lễ lộc.


Khi ngồi xuống trò chuyện cùng nhau mới thấy mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc thù. Họ đến từ một nước Cộng sản Châu âu khi xưa, dân trong nước cũng chịu chung sự nghèo nàn, cho đến sau cuộc cách mang đổi mới, cuộc sống thay đổi, nhưng Mỹ quốc vẩn là thiên đường quyến rũ mọi hình thức di dân. Roman đến Hoa Kỳ bằng Visa du lịch, kết hôn với Aleina và ở lại. Hai năm sau khi Jo ra đời, Tony nối gót. Hai anh em khác nhau như hai thái cực, Jo cao lớn dạn dĩ, Tony nhỏ hơn và có vẻ rụt rè, tuy Roman nói năng chưởi thề như bắp rang nhưng hai đứa trẻ thật là ngoan ngoãn. Chiều chiều Aleina và Casa dẩn nhau đi bách bộ trong xóm, theo sau là hai đứa bé, luôn chào mọi người thật lễ độ. Khi thấy tôi đang cuốc đất trồng hoa sau nhà, Roman và Jo tự mang cuốc sang phụ, còn bảo tôi:
- Husband job.
Tôi cũng mĩm cười nói lại bằng tiếng Anh đơn giản :
- Husband working, I love flowers, I plant them myseft.
Chỉ cuốc trong chốc lát là tôi có mảnh vườn con, đất xới mịn màng dể trồng một ít Cúc vàng, một ít lily. Roman thì suốt ngày cắm cúi, mảnh vườn nhỏ sau nhà trồng đủ thứ rau, cà chua, ớt, dưa leo…, những hôm thấy tôi ở nhà, lại lễ mễ mang rau quả sang biếu, còn căn dặn muốn ăn gì thì cứ tự nhiên sang hái. Nhà tôi thì lại rất sợ Roman, mỗi lần ra sân cắt cỏ, Roman lại mang theo hai ly đá đổ đầy Volka sang "cheer" mà cứ cheer vài lần như vậy là sân cỏ còn nguyên vẹn và hai ông bạn láng giềng thì ngây ngất, mặc ai nói ai nghe, tôi về không thấy nhà tôi thì biết y như rằng lại bị Roman bắt ngồi hầu rượu.
Có lần Roman giải thích với chúng tôi anh ta muốn về thăm Mẹ ở Ba lan, mà rất ngại vì không quen với thủ tục xuất ngọai ở phi trường, anh chưa đi một mình bao giờ, lần trước có Aleina đi cùng. Nhà tôi hứa sẽ đưa anh lên phi trường khi nào anh lấy phép về thăm Mẹ. Ngày anh lên đường, nhà tôi cẩn thận chở vợ chồng Roman và hai đứa con đi. Vào đến phi trường, làm giúp các thủ tục và trấn an cho anh xong mới từ giã, đưa vợ con anh về. Sau một tháng ở Ba lan thăm gia đình, trở lại Hoa Kỳ anh cẩn thận mang tặng chúng tôi một bình sứ vẽ bằng tay, miệng bình viền vàng 24K là loại sứ đặc sản của Ba lan, không quên cám ơn rối rít.
Trong chuyện kể quê nhà, anh thương gia đình bao nhiêu thì cũng giận bấy nhiêu. Mẹ anh đã già, sống chẳng bao lâu nữa, còn bà chị ở lại trông coi, anh chu cấp tiền bạc, chưa kể đất đai để lại cho chị canh tác, nhưng chị anh không chu toàn mà cứ tiếp tục xin thêm tiền bạc, nghĩ là anh ở Mỹ chắc sướng lắm, ngồi chơi cũng hái ra tiền. Họ đâu có biết là anh làm mười hai tiếng một ngày, có khi làm cả bảy ngày, anh giận quá chưởi thề đòi bỏ mặc, nhưng lại thương mẹ già. Lấn cấn tình cảm, hoàn cảnh khóc cười của anh cũng giống như bao nhiêu chuyện kể lại từ quê nhà của chúng ta.
Tình trạng kinh tế tồi tệ cuốn theo bao nhiêu thất bại khác. Roman mất việc từ đầu năm nay. Những tháng đầu tiên còn thấy anh ta vào ra tươi cười, sang xuân, suốt ngày anh cuốc đất, trồng đầy các thứ hoa chunh quanh nhà, sau lể Memorial là thời gian chính để trồng các thứ hoa hàng năm và rau cải. Mùa hè, anh ra sân từ sáng sớm, lúi húi tưới rau nhổ cỏ, nhìn anh giống như một nông dân chính hiệu, đời sống gắn liền với hoa màu đất đai.
Được ít lâu, tôi thấy anh thường ngồi sau nhà ngất ngưởng tay cầm ly. Sự nhàm chán đã bắt kịp anh, quen hoạt động, anh không thể ăn không ngồi rồi. Anh cần công việc, nhưng trở ngại lớn nhất của anh là ngôn ngữ. Sang đây, anh bắt tay vào việc, đi làm kiếm tiền, anh đã không bỏ thời gian ra học tiếng nói, lại không có khả năng chuyên môn, công việc lao động trong cộng đồng Ba Lan của anh chỉ có thể qua ngày chứ không thể tạo một tương lai lâu dài, dù anh rất chịu khó, cần cù, nhưng điều đó chưa đủ để thích nghi vào xả hội.
Cái thói quen uống rượu đã trở thành cơn bệnh ghiền, chưa kể không phải đi làm hàng ngày, thời gian rỗi rảnh, nhàn cư vi …Aleina nhiều lần than phiền, anh chỉ ngồi chờ tiền thất nghiệp về là đi mua Volka, uống ngày nầy sang ngày nọ, không có bạn bè thì cũng ngồi uống một mình, đã một lần vào bệnh viện, nhưng lần nầy mất việc làm đã lâu, không còn bảo hiểm sức khỏe. Bệnh viện chỉ cấp cứu chứ không thể giúp Roman cai bệnh nghiện rượu, chỉ có chính anh ta, phải tự cứu mình , thì người khác mới giúp được.
Ở Hoa Kỳ có những cơ quan y tế, sức khỏe chuyên giúp đở cho người bệnh tật, hay nghiện ngập, chỉ cần chính mình quyết tâm muốn hồi phục, cố gắng thì họ sẽ có phương cách .
Đất Mỹ, cái thiên đường mơ ước của bao nhiêu người, cái hào quang rực rỡ lôi cuốn của các xứ nghèo đói, trong mỗi cộng đồng di dân đến đây đều cưu mang gia đình ở lại, những quà cáp chắt chiu từ những giọt mồ hôi lao động khó khăn, những kẻ áo gấm về làng, nghênh ngang chỉ làm tăng thêm cái mơ ước xa vời, cơm no áo ấm, đất tiền, đất bạc… Bao nhiêu người thật sự biết rõ tình trạng sinh sống của người dân" Chỉ nhìn thấy cái bề ngoài , nhưng bao nhiêu là khó khăn khác phải chống chọi hàng ngày.
Tình trạng Roman cũng giống như tình trạng của một số người tị nạn trong các cộng đồng thiểu số. Mỗi cộng đồng đều gặp những khó khăn như nhau, khác chăng là những phần tử cố vươn lên mà sống. Đất Mỹ cho mọi người cơ hội, tự do, nhưng không cật lưc làm việc để sinh sống thì cũng không tạo được tương lai cho gia đình. Dù là giống dân nào đi nữa, văn hóa có dị biệt, nhưng chúng ta cũng có những nhu cầu cần thiết như nhau, căn bản gia đình không chối cải được.
Nhìn Aleina cố gắng chống chọi với hoàn cảnh, cố gắng xây dựng một mái ấm, hai đứa con trai lớn lên nhìn thấy cha say sưa suốt ngày, Mẹ lo quơ quào kiếm sống, con dường nào chúng sẽ lựa chọn" Tránh cái gương vấp ngã, hay lại tiếp tục đi vào vết bánh xe"

Vũ thị Thiên Thư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,793,256
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả tuổi lục tuần, cựu sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt, hiện là chuyên viên ngân sách cho Fairfax County, tiểu bang Virginia. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông từ 2004, “Lạc Lối Đến... Thiên Đàng:
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp,
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose từng được cử chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông,sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí Ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Hoàng Nga là tên thật. Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ 1993-2008 rồi sang Mỹ, sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07-2012.
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”,
Nhạc sĩ Cung Tiến