Hôm nay,  

Đại Học Hay Học Đại?

13/07/200500:00:00(Xem: 141164)
Người viết: NGUYỄN DUY AN
Bài số 783-1362-208-vb3071205

Tác giả Nguyễn Duy-An là cư dân Virginia, hiện là Vice President, phụ trách Information Technology của National Geographic. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi một tự truyện và một truyện tình, đều bắt đầu từ Bình Giả, một địa danh quen thuộc của Việt Nam thời chiến. Hiện nay, trong số 10 bài có nhiều người đọc nhất, riêng Nguyễn Duy An đã chiếm tới 3 bài, với tổng số gần 12,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông, tâm sự với các bạn trẻ về việc học đại học tại Hoa Kỳ. Tiếp theo, ngày mai, sẽ là một... chuyện tình.

Tôi đến Mỹ một thân một mình vào lúc tuổi đời được xếp vào loại “lỡ thầy, lỡ thợ, lỡ cu li” nhưng đã quyết chí đi học lại để tạo dựng tương lai nơi xứ người. Lúc bấy giờ phong trào làm “Nails” chưa phát triển, và những việc thầu cắt cỏ cũng còn hiếm và khó khăn nên đại đa số chúng tôi chỉ biết tìm tương lai qua việc học. Bây giờ hoàn cảnh đổi thay, nhiều người có bằng đại học nhưng không kiếm được việc làm, và cũng có nhiều kỹ sư đi làm ít tiền hơn những người đi làm “Nails”... Nhìn vào thực tế trước mắt, nhiều bạn trẻ tự hỏi không biết có nên học đại học hay không. Tôi cũng gặp một vài bạn trẻ làm đơn học đại học vì đã học xong trung học; họ không biết sẽ học ngành gì nhưng cứ đi, đó gọi là đi “học đại” chứ không phải là đại học!
Tôi mạo muội viết bài này như một tâm tình chia sẻ với thế hệ đàn em, và hy vọng được các bậc cha anh giúp thêm ý kiến và hướng dẫn để con em chúng ta, những người đang phân vân giữa ngã ba đường, có thể quyết định đúng đắn và sáng suốt cho con đường tương lai của mình.
Có nên học Đại Học hay không"
Tôi luôn luôn trả lời ngay là CÓ mỗi khi có bạn trẻ nào hỏi tôi câu đó. Thường thường tôi bắt đầu với những mau chuyện nhẹ nhàng để giải thích cho các bạn trẻ hiểu được rằng những năm ở đại học sẽ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của họ. Thêm vào đó, với mảnh bằng đại học trong tay, bạn sẽ dễ kiếm được việc làm hơn là không có bằng cấp gì cả; và thường thường là bạn có thể kiếm được loại công việc mình thích tuỳ theo ngành học của mỗi người. Thời gian ở đại học cũng giúp bạn học cách diễn tả tư tưởng (nói cũng như viết) một cách rõ ràng và chính xác hơn; học biết cách sắp xếp và phân tích những dữ kiện liên quan để quyết định đúng trong công việc cũng như xử sự ngoài xã hội; và đương nhiên chúng ta cũng học được những chuyên môn cần thiết cho mỗi ngành nghề.
Bạn cũng phải nhớ rằng không phải tất cả sinh viên đại học đều trở thành người giỏi; và cũng không thiếu những người thành công và nổi tiếng mặc dầu họ chưa bao giờ học đại học hay bỏ ngang nửa chừng. Hầu như ai trong chúng ta cũng biết hoặc nghe nói về Michael Dell (người sáng lập hãng Dell), Larry Ellison (Oracle), Sir Richard Branson (Virgin), Steve Jobs (Apple) và nhất là Bill Gate (Microsoft)... và còn nhiều nữa, nhưng họ là những thiên tài; còn đại đa số chúng ta chỉ là người bình thường nên cách tốt nhất là đi theo con đường đại học.
Học ngành gì và học ở đâu"
Theo tài liệu của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ ấn hành vào tháng giêng năm 2005, hiện nay có 240 trường Đại Học Công và Tư được chính thức công nhận trên nước Mỹ với hàng trăm ngành nghề chuyên môn khác nhau. Do đó, bạn phải suy nghĩ thật chín chắn và chọn lựa cho đúng ngành và trường học, vì nó sẽ có ảnh hưởng suốt cuộc đời của mỗi người. Đại đa số phụ huynh người Việt chúng ta đều mong muốn cho con cháu của mình trở thành bác sĩ, luật sư, hay kỹ sư... và quên tìm hiểu xem con cháu của mình có khả năng và tâm tính thích hợp với những ngành nghề đó không.
Cách đây khoảng 10 năm, tôi được một gia đình người quen mời tham dự lễ ra trường của đứa con trai lớn vừa học xong kỹ sư điện tử. Sau bữa tiệc trà và chụp hình lưu niệm, cậu bé cầm mảnh bằng chưa bóc tem, trao cho mẹ và nói: “Con vâng lời mẹ để học ra kỹ sư điện tử... Con gởi lại mẹ mảnh bằng. Từ nay con sẽ học cái con thích.” Mãi sau này tôi mới hiểu rõ câu chuyện là cậu bé đã giỏi vẽ từ nhỏ, chỉ muốn đi học Nghệ Thuật (Liberal Art) nhưng đã vâng lời mẹ để học kỹ sư điện tử!. Cũng may cậu ta là người con có hiếu và rất thông minh nên đã phối hợp được nghệ thuật với khoa học nên bây giờ là một trong những “graphic designer” rất nổi tiếng cho một hãng lớn trong vùng.


Nếu có những người theo học một ngành nghề nào đó vì ý muốn của cha mẹ, thì cũng có những người theo học một ngành nghề theo ý thích “bốc đồng” của tuổi trẻ, thiếu sự suy nghĩ và bàn hỏi để tìm đúng hướng đi cho tương lai của chính mình. Tôi biết có người rất muốn học làm bác sĩ nhưng lại không thích môn sinh vật (biology), hay có người mơ ước sẽ đi làm trong ngành tài chánh, nhưng lại không thích môn kế toán (accounting)... thì thử hỏi làm sao học khá được; và nếu có học được nhưng phải làm một việc mà mình không thích trong suốt quãng đời còn lại thì khó mà tìm được niềm vui trong công việc và cuộc sống. Điều quan trọng là phải biết mình, phải nhận ra “sở trường và sở đoản” của chính mình rồi bàn hỏi với những người có kinh nghiệm để xin họ hướng dẫn và giúp đỡ. Nếu không thì bạn chỉ đi “học đại” chứ không phải là đại học.
Tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh mỗi người, bạn có thể chọn những trường nổi tiếng để học ngành mình thích, hoặc có thể bắt đầu từ những đại học cộng đồng (community college) rồi từ từ chuyển lên những trường cao hơn. Nếu chưa biết chắc chắn mình sẽ theo ngành nào, bạn có thể dùng năm thứ I để học những môn tổng quát như Toán, Anh Văn, Xã Hội Học... vì ngành nào cũng đòi hỏi phải có những kiến thức phổ thông căn bản. Sau đó, qua sự bàn hỏi với những vị cố vấn trong trường, các bậc cha anh và bạn bè cùng trang lứa, bạn có thể chọn đúng ngành (major) thích hợp cho mình.
Đầu Tiên – Tiền Đâu"
Tiền học phí đại học ở Mỹ mắc nhất thế giới. Có những người nhờ cha mẹ khá giả giúp, nhưng cũng có những người không được may mắn, phải vừa làm vừa học. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ có rất nhiều chương trình trợ giúp cho sinh viên từ Liên Bang, Tiểu Bang, các hãng xưởng và ngay cả của trường bạn theo học nữa.
Những chương trình trợ giúp từ chính phủ Liên Bang như Federal Pell Grants, Federal Supplemental Educational Opportunity Grants (SEOGs), và ngay cả Federal Work-Study đòi hỏi bạn phải điền mẫu đơn FAFSA (Free Application for Federal Student Aid). Bạn có thể lấy mẫu đơn này tại các thư viện, các trường trung học và đại học gần nơi bạn cư ngụ, hoặc có thể vào internet theo địa chỉ website sau: http://www.fafsa.ed.gov để lấy xuống. Cũng có một số trường đòi hỏi bạn phải ghi danh “PROFILE” của mình theo số điện thoại 1-800-778-6888.
Mỗi Tiểu Bang cũng có những chương trình trợ giúp giáo dục riêng. Bạn nên liên lạc với văn phòng giáo dục nơi bạn cư ngụ để tìm hiểu thêm. Và đặc biệt là bạn đến ngay văn phòng Financial Aid (Trợ Giúp Tài Chánh) ở trường bạn muốn học, họ sẽ có đầy đủ đơn từ cũng như điều kiện đòi hỏi cho từng khoản trợ giúp từ Liên Bang tới Tiểu Bang; những học bổng của trường, của các hãng xưởng hay tư nhân cho mỗi ngành nghề được dạy tại trường đó. Ngoài ra, còn có rất nhiều chương trình cho sinh viên mượn tiền để học với phân lời rất thấp, và thường thường bạn không phải trả tiền lời cho tới khi đã ra trường được 6 tháng...
Nói tóm lại, cho dẫu không có tiền, nhưng nếu bạn có chí và kiên trì theo dõi và làm đúng thủ tục cần thiết, bạn vẫn có thể theo học đại học để theo đuổi ngành nghề bạn thích. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bạn chỉ tốn tiền vô ích, và có khi còn mang một món nợ khổng lồ trong thời gian theo học đại học và phải còng lưng đi cày suốt đời để trả lại cả vốn lẫn lời bằng một cái nghề mình không thích vì bạn đã “học đại” cho có bằng cấp với người ta.
Lời Kết: Người xưa thường nói “nhất nghệ tinh – nhất thân vinh”. Học đại học là một trong những phương cách để tạo cho mình một nghề chuyên môn với hy vọng sẽ là phương tiện nuôi thân và gia đình trong tương lai. Tôi viết những dòng này gởi đến thế hệ đàn em của tôi đang sinh sống ở Mỹ cũng như ở khắp nơi trên toàn thế giới để các bạn suy nghĩ chín chắn hơn khi quyết định học đại học, chứ không phải chỉ “học đại” cho qua ngày. Tôi kính mong các bậc cha anh sẽ giúp thêm ý kiến và hướng dẫn để các bạn trẻ có được hành trang cần thiết chuẩn bị vào đời. Tôi cũng tha thiết kêu gọi các bạn trẻ mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của các bạn để chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến về một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguyễn Duy-An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến