Hôm nay,  

Ngày Ấy Và Bây Giờ

29/06/200500:00:00(Xem: 105579)
Người viết: JACKDOTE
Bài số 775-1354-200-vb3062805

Người viết tên thật là Jacqueline Doan, sinh năm 1971, cư dân thành phố Concord, California, nghề nghiệp: nurse. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của cô. Tựa đề chính là “Tư tưởng tôi ngày ấy và bây giờ”.
*
Chúng tôi yêu nhau suốt thời sinh viên, mối tình đầu đơn sơ, trong trắng không vướng bận đến tư tưởng chính trị nào. Thế nhưng, vì nghịch cảnh xuất thân của hai gia đình - anh con nhà có công với Cách Mạng; tôi con gia đình ngụy quân, ngụy quyền, gia đình có nợ máu với nhân dân, gia đình phản quốc - Tôi phải xa anh, lấy chồng.
Ngày tôi lên chín, ba tôi dắt theo hai anh tôi vượt biển sau 5 năm cải tạo tập trung. Lần lượt, các cậu, cô, dì, chú, bác tôi cũng bỏ nước ra đi, để lại mẹ tôi bấy giờ chăm sóc hai con dại cùng hai bà mẹ già.
Tôi còn nhớ, có lần với giọng trầm buồn, mẹ nói: "mẹ lấy ba con tới bốn mặt con, nhưng chẵng bao ngày tháng bên nhau, chiến tranh, giặc dã, cải tạo, vượt biên.."
Tôi thương mẹ quá và dường như đọc được những nỗi đau, nỗi cô đơn tiềm ẩn bên trong đôi mắt buồn u uất mà rất ít khi thấy mẹ cười. Tôi tự hỏi : " phải chăng gánh nặng hai vai mẹ đang mang, phải chăng sự chia cắt chồng, con, anh, em bà con ruột thịt đã làm cho mẹ căm hờn Cộng Sản đến thế.
Thế rồi, một hôm mẹ bảo : "mẹ sẽ gả con lấy chồng đi Mỹ, mẹ đã bàn bạc sắp xếp với gia đình người ta rồi, ngày mốt anh ấy về, và đám cưới sẽ tổ chức vào Chủ Nhật tuần tới..". Tôi mắt ngấn nước, ngập ngừng nói: "lấy chồng".. con, con chưa chuẩn bị.." Mẹ nghiêm mặt nói: "con chưa chuẩn bị, hay con còn thương cái thằng vô thần. Cách Mạng đó" Mẹ không bao giờ chấp nhận cái quân đó bước vô gia đình này.”
Sau một lát im lặng, mẹ nhỏ giọng: "ảnh là con nhà có đạo, con sĩ quan cao cấp trước 75, rất xứng xui, xứng gia với gia đình mình".
Tôi khóc, mẹ không khóc, mắt mẹ rộng thênh thang và buồn hun hút.
Thế là tôi ngoan ngoãn vâng lời. Buổi tối trước ngày thành hôn, tôi đốt đi hàng trăm lá thư anh viết từ Sài gòn khi đang theo học kinh tế tài chánh. Chúng vẫn còn mới nguyên, thơm mùi giấy học trò, có cả tấm thiệp Noel mà tôi mới nhận cách đó hai tuần.
Tết Nguyên đán 1994, anh trở về ghé thăm tôi, sau phút giây ngậm ngùi tôi nói: "Xin lỗi anh, em đã lấy chồng" rồi chẳng nói thành lời, để mặc cho nước mắt cứ tuôn dài. Một lát lặng thinh, anh buồn bã nhìn tôi bảo: "Cầu chúc em được hạnh phúc".
Thời gian trôi, tôi định cư ở Mỹ sau gần 3 năm thành hôn. Anh bây giờ cũng đã công thành danh toại, là kế toán trưởng trong một tổng công ty đầu tư với nước ngoài.
Sáu tháng sau ngày định cư, trở lại Việt Nam, gặp lại tôi, anh hỏi: "em có hạnh phúc bên chồng và vui nơi xứ người không"" Tôi mơ hồ lắc đầu: "hạnh phúc hay không thì em không biết, nhưng em không cùng tư tưởng với chồng".
Người chồng tôi thường nói "... Ba năm sống trong tù cải tạo Cộng Sản, anh càng thấy rõ bộ mặt ghê tởm của chế độ Cộng Sản, một lũ lưu manh, lừa bịp, dối trá, gian xảo, là con dao hai lưỡi... là bọn vắt chanh bỏ vỏ. Những năm tháng tha phương, càng nghĩ càng thương dân tộc Việt Nam mình bấy nhiêu.. tại sao người Việt mình phải tha phương xứ người, từ bỏ quê cha đất tổ, cội nguồn, vượt biên chết chóc, dân tộc trong nước đói khổ.. . sống dưới chế độ Cộng Sản, dân tộc mình sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên nổi.." Đó là những tư tưởng và nỗi bâng khuâng không cách nào gột bỏ được từ ý thức và quan điểm của chồng tôi, cứ thế tuôn trào mỗi khi có dịp trò truyện hay tranh luận với tôi.
Phần tôi, ngày ấy, là con gái mới lớn, nhìn vận nước đơn giản lắm: chiến tranh nào chả có người thắng, kẻ bại, người thắng làm vua, kẻ thua làm giặc... nước mình nghèo thì tỵ nạn kinh tế kiếm kế sinh nhai.


Thời gian dần trôi, chồng tôi là người trực tiếp thay đổi tư tưởng, xoay chiều quan điểm và cách nhìn của tôi về chế độ Cộng Sản.
Trong thời gian theo học College, tôi đã thích thú tìm hiểu đường lối và chính sách của Cộng Sản qua nhiều taì liệu tiếng Việt, cũng như tiếng Anh. Nhờ theo dõi các thông tin, từ những "câu chuyện thời sự" đến các bài bình luận, tường thuật trên báo chí, phát thanh Việt ngữ, dấn dà tôi mới thấu hiểu là Việt Nam hiện nay không có tự do, dân chủ và nhân quyền.
Thời gian cứ trôi, cứ trôi. Thỉnh thoảng, tôi vẫn liên lạc với anh qua email hoặc Yahoo Messenger (chatting), những lời thăm hỏi vu vơ dần dần được thay thế bằng các chủ đề về tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận... cho Việt Nam. Điều này mới đầu làm anh rất “dị ứng”. Trong một email gởi đến tôi, anh viết: "Đó là những câu chuyện nhảm nhí,mà anh không bao giờ muốn nghe."
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên cho tôi, anh, khi đó, cũng giống như bao tuổi trẻ Việt Nam bây giơ,ø nào biết quan tâm đến tình hình chính trị xã hội trong nước, nào biết đến cái nhục của một đất nước độc tài, tham nhũng, dân chúng nghèo đói tới mức phải tự nguyện bán thân làm nô lệ đủ kiểu sang Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc... Sống trong vòng bưng bít của chế độ dối trá, làm sao anh biết lên tiếng đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam, nào biết rơi nước mắt thương cho đồng bào đang còn sống trong áp bức, bóc lột của Cộng Sản.
Tôi tự nhủ: "ở bến bờ tự do, em không thể làm ngơ trước sự "lầm lỡ" của anh cũng như tuổi trẻ Việt Nam ngày nay. Với thời gian, bằng mọi cách một phần nào, em sẽ làm thay đổi quan điểm, cách nhìn của anh về chế độ độc Đảng, độc tài, độc quyền của chế độ Cộng Sản Việt Nam."
Mùa Xuân 2004, tôi nhận điện thoại và được biết anh đang công tác ở San Francisco, được biết anh cũng lấy vợ con đảng viên cao cấp. Bây giờ anh đã là phó giám đốc một tổng công ty, đồng thời là một cộng tác viên của tờ báo Tuổi Trẻ. Tôi hỏi: "Anh có hạnh phúc không"", anh trả lời: "Anh không nói là anh đang có cuộc sống hạnh phúc, anh và vợ mâu thuẫn nhau về tư tưởng."
Vào dịp 30 năm tháng Tư đen năm nay, trong email gởi đến, anh thổ lộ: "vào dịp này, anh được nghỉ phép gần 10 ngày, nhớ đến em, nghĩ đến tình hình đất nước hiện nay, cùng một nỗi ray rứt như em thường tâm sự, anh bây giờ mới nhận thức được Việt Nam cần phải có tự do, dân chủ, tự do báo chí, và tôn trọng nhân quyền. anh nào biết rõ tình hình chính trị trong nước. Qua những email và bài viết em gởi, về Luật sư Lê Chí Quang, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh.. đã giúp anh thấy được mặt trái của phiên bản.
Anh nói anh đã đi nhiều nước, học hỏi nhiều điều, giờ đây anh đã hiểu ra được là không có tự do, dân chủ, và nhân quyền, nước Việt Nam không thể vươn lên mạnh mẻ, tiến nhanh, tiến mạnh như chủ trương của Đảng và nhà nước đề ra được; Dân tộc Việt Nam giống như những con chim bị nhốt trong lồng, không tận hưởng được tự do, hạnh phúc thật sự."
Vậy là cũng như tôi, tư tưởng của anh đã thay đổi, đã nhìn ra bộ mặt thật của chế độ đã sinh thành ra anh. Tôi ước mong tuổi trẻ tại Việt Nam bây giờ cũng thức tỉnh như anh, và sẽ không tiếp tục làm ngơ cho chế độ độc tài đàn áp dân tộc Việt Nam.
Là những thanh thiếu niên yêu nước, yêu dân tộc, yêu lý tưởng tự do, chúng ta hãy đại diện cho hơn 80 triệu đồng bào nói lên tiếng nói tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền.
Tôi bây giờ, đã không còn khóc cho một hôn nhân vội vã hay khóc cho mối tình đầu không thành.
Những giọt nước mắt bây giờ đã đọng lại trong đáy tim thổn thức vì vận nước còn đang cần tiếng nói tranh đấu của lớp người trẻ như tôi, để những cánh chim bị nhốt trong lồng sớm được tung bay dưới vòm trời tự do, dân chủ và nhân quyền.

JACKDOTE

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,638,861
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến